Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệp hội
03:24 SA @ Thứ Ba - 04 Tháng Mười Hai, 2012

1. Chức năng của Hiệp hội

1. Tuyên truyền, vận động, tập hợp hội viên tham gia tích cực các hoạtđộng liên quan đến lĩnh vực ngành hàng xăng dầucủa Việt Nam theo quyđịnh của pháp luật.

2.Đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên trong các hoạt động liên quan đến ngành, lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội.

3. Tưvấn, phản biện những nội dung liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật; làm cầu nối giữa các hội viên của Hiệp hội với các cơ quan hữu quan nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan đến hoạt động của Hiệp hội trong khuôn khổ pháp luật quy định.

4. Hỗ trợ hội viên trong việc ổn định, mở rộng và phát triển các hoạt động nghiên cứu khoa học - kỹ thuật, tư vấn, đầu tư nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, chuyển giao khoa học công nghệ và dịch vụ thương mại theo quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội.

5.Xúc tiến công tác nghiên cứu, khoa học - kỹ thuật, tư vấn, đầu tư nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ và dịch vụ thương mại; tư vấn, tổ chức, hợp tác tổ chức hội nghị, hội thảo về ngành, lĩnh vực liên quan đến hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.

2. Nhiệm vụ của Hiệp hội

1. Tập hợp, đoàn kết các hội viên trong Hiệp hội để xây dựng, phát triển Hiệp hội vững mạnh, thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội nhằm phát triển ngành, lĩnh vực liên quan đến hoạt động của Hiệp hội, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.

2.Đại diện, làm đầu mối liên hệ cho hội viên trong việc nghiên cứu, tổng hợp ý kiến của các hội viên để tham gia, kiến nghị với các cơ quan nhà nước về các chủ trương, chính sách liên quan đến ngành, lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.

3. Tổ chức tuyên truyền về chủ trương điều hành giá cả xăng dầu của Chính phủ, Bộ ngành để tạo đồng thuận trong xã hội và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng như tôn chỉ mục đích của Hiệp hội và chịu trách nhiệm trước pháp luật và các phát ngôn của Hiệp hội.

4.Bảo vệ quyền lợi hợp pháp và tạo điều kiện để các đơn vị, tổ chức là hội viên tiếp cận với các tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật.

5. Động viên sự giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau giữa các hội viên.

6. Tư vấn pháp luật, hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, các kỹ năng nghề nghiệp cho hội viên theo quy định của pháp luật.

7. Cập nhật và cung cấp cho các hội viên về chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến ngành, lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội giúp các hội viên phòng tránh được các rủi ro trong hoạt động nghiên cứu, khoa học - kỹ thuật, tư vấn, đầu tư nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ và dịch vụ thương mại theo quy định của pháp luật.

8. Hướng dẫn, giám sát các hội viên tuân thủ pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nước và Điều lệ, quy chế, quy định của Hiệp hội.

9. Giới thiệu thành tựu và năng lực của các hội viên.

10. Tổ chức các hoạt động dịch vụ liên quan đến lĩnh vực, phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội để tạo nguồn thu cho Hiệp hội.

11. Mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức trong nước và các tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật nhằm tranh thủ các điều kiện để phát triển ngành, lĩnh vực liên quan đến hoạt động của Hiệp hội.

12. Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí của Hiệp hội theo đúng quy định của pháp luật.

13.Xuấtbản các ấn phẩm (nếu có) của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.

14. Thực hiện các công việc khác khi được cơ quan nhà nước Việt Nam yêu cầu.

3.Quyền hạn của Hiệp hội

1. Tổ chức, hoạt động theo Điều lệ Hiệp hội đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Tuyên truyền mục đích hoạt động của Hiệp hội.

3. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.

4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Hiệp hội, hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.

5. Tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên về lợi ích chung của Hiệp hội; hóa giải tranh chấp trong nội bộ Hiệp hội.

6. Phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên; cung cấp thông tin cần thiết cho hội viên theo quy định của pháp luật.

7. Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước; cung cấp dịch vụ công về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội, tổ chức dạy nghề, truyền nghề theo quy định của pháp luật.

8. Thành lập pháp nhân thuộc Hiệp hội theo quy định của pháp luật.

9. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm phápluật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển Hiệp hộivà lĩnh vực Hiệphội hoạt động. Được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật và được cấp chứng chỉ hành nghề khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

10. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hiệp hội.

11. Được gây quỹ Hiệp hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải kinh phí hoạt động.

12. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ của nhà nước giao.

13. Hiệp hội được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng và ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực Hiệp hội hoạt động, cơ quan quyết định cho phép thành lập Hiệp hội về việc gia nhập tổ chức quốc tế tương ứng, ký kết, thực hiện thoả thuận quốc tế.