Ngành công nghiệp dầu mỏ Indonesia
03:05 SA @ Thứ Tư - 22 Tháng Năm, 2013
Indonesia là nước chiếm vị trí quan trọng và lâu đời trong ngành công nghiệp dầu khí quốc tế, mặc dù sản xuất đã không theo kịp với nhu cầu trong những năm gần đây.

Indonesia xếp hạng thứ 20 trong số các nước sản xuất dầu mỏ trên thế giới năm 2011, chiếm khoảng 1% sản lượng của thế giới mỗi ngày về nhiên liệu lỏng. Với việc phát hiện dầu lần đầu tiên vào năm 1885, lĩnh vực dầu mỏ đã trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế Indonesia. Ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt, bao gồm cả quá trình lọc dầu, đóng góp khoảng 7% GDP trong năm 2010, theo số liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Indonesia.

Indonesia là thành viên của OPEC từ năm 1962 đến 2009. Tuy nhiên, lượng dầu tiêu thụ nội địa ngày càng tăng, sự trưởng thành tự nhiên của các mỏ dầu ở Indonesia và  hạn chế đầu tư vào dự trữ thay thế khiến Indonesia trở thành nước nhập khẩu ròng cả về dầu thô và các sản phẩm lọc dầu vào năm 2004. Indonesia không còn là thành viên OPEC vào tháng 1/2009 để tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu trong nước.


Sản xuất và tiêu thụ dầu mỏ ở Indonesia từ 2001-2011

Cơ cấu ngành

Các công ty dầu mỏ quốc tế, đặc biệt là Chevron, thống trị ngành dầu mỏ hạ nguồn. Công ty năng lượng thuộc sở hữu nhà nước PT Pertamina phải cân bằng giữa các nhu cầu cơ bản của mình so với chức năng là một công ty dầu mỏ quốc gia để đáp ứng nhu cầu trong nước.

Một số công ty dầu mỏ quốc tế thống trị ngành dầu mỏ thượng nguồn của Indonesia, đặc biệt là Chevron, Total, ConocoPhiliips, Exxon và BP. Các công ty dầu mỏ quốc gia khác như Tập đoàn CNOOC của Trung Quốc và KNOC của Hàn Quốc cũng có cổ phần đáng kể ở thượng nguồn.
Chevron là nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất ở Indonesia, chiếm khoảng hơn 45% tổng sản lượng dầu thô của nước này trong năm 2012. PT Pertamina, công ty cung cấp năng lượng thuộc sở hữu nhà nước Indonesia, chiếm khoảng 17% sản lượng dầu thô và condensate trong nước tính đến tháng 3/2012 theo báo cáo của PwC về dầu mỏ và khí đốt ở Indonesia, trở thành hãng sản xuất lớn thứ hai trong nước, theo sau là Total và ConocoPhillips.

Bộ Tài nguyên và Năng lượng Indonesia chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng phân chia sản lượng với các công ty dầu mỏ. Luật Dầu mỏ và khí đốt 2001 của Indonesia đã cơ cấu lại đáng kể lĩnh vực dầu và khí ở thượng nguồn của Indonesia, chuyển giao vai trò điều tiết thượng nguồn từ PT Pertamina sang BPMigas, một pháp nhân thuộc sở hữu nhà nước quản lý và triển khai thực hiện các hợp đồng phân chia sản lượng. Mặc dù PT Pertamina vẫn hoàn toàn thuộc sở hữu nhà nước, nhưng Luật năm 2011 cũng đã thiết lập tập đoàn này như một công ty trách nhiệm hữu hạn vào năm 2003. Các quan chức cấp cao của Pertamina đã chỉ ra các kế hoạch thoái vốn hai công ty con là  Pertamina Geothermal Energy và Pertamina Drilling Services, chào bán công khai lần đầu từ 20 đến 30%, nhưng họ chưa khẳng định thông tin chi tiết và thời gian.
Ngoài các hoạt động thượng nguồn, PT Pertamina hoạt động gần như toàn bộ công suất của nhà máy lọc dầu ở Indonesia, thu mua dầu thô và các sản phẩm nhập khẩu, và cung cấp các sản phẩm xăng dầu cho thị trường trong nước. Mặc dù việc độc quyền của Pertamina trên thị trường bán lẻ kết thúc vào năm 2004 nhưng công ty này vẫn tiếp tục là nhà phân phối duy nhất trợ cấp nhiên liệu cho đến đầu năm 2010. Với quyết định tháng 12/2010 xóa bỏ trợ cấp nhiên liệu dần dần đối với phương tiện cá nhân, công ty này hiện nay cạnh tranh trực tiếp với các nhà bán lẻ sản phẩm. Pertamina phải cân bằng các nhu cầu của mình, bao gồm gia tăng lợi nhuận xuất khẩu so với nhiệm vụ là một công ty dầu mỏ quốc gia chịu trách nhiệm đáp ứng nhu cầu trong nước.

Tháng 1/2012, Tòa án Hiến pháp Indonesia cho rằng BPMigas điều tiết thượng nguồn là trái pháp luật dựa vào Luật Dầu mỏ và Khí đốt năm 2001 và yêu cầu công ty giải thể. Bộ Tài nguyên và Năng lượng tạm thời tiếp quản chức năng điều tiết thông qua một đơn vị công tác đặc biệt được gọi là SKSP. Đơn vị này sẽ hoạt động đến khi chính phủ sửa đổi luật năm 2001. Cho đến nay, SKSP đã có các hợp đồng uy tín với các nhà khai thác nước ngoài, mặc dù điều này chưa rõ ảnh hưởng như thế nào tới quyết định sẽ cho phép đầu tư nước ngoài sau này.

Thăm dò và khai thác

Indonesia có 3,9 tỷ thùng trữ lượng dầu tính đến tháng 1/2012. Cơ sở hạ tầng và các mỏ dầu lão hóa cho thấy quốc gia này sẽ phải vật lộn để đáp ứng mục tiêu sản lượng trong ngắn hạn.

Theo Oil & Gas Journal (OGJ), Indonesia có 3,9 tỷ thùng trữ lượng dầu cho đến tháng 1/2012. Tổng sản lượng dầu tiếp tục giảm từ mức cao gần 1,7 triệu thùng/ngày vào năm 1991 xuống dưới 1 triệu thùng/ngày trong năm 2011. Trong đó, khoảng 900.000 thùng/ngày là dầu thô và condensate, làm giảm mục tiêu sản lượng ngắn hạn của chính phủ là 945.000 thùng/ngày trong năm đó (đã được giảm từ mục tiêu ban đầu là 970.000 thùng/ngày). Trong khi sản lượng các sản phẩm lọc dầu tăng lên từ năm 1998 thì sản lượng dầu thô và condensate đã giảm với tốc độ hàng năm là 3,8% từ năm 1998 đến 2011.

Hai mỏ dầu lâu đời và sản lượng lớn nhất ở Indonesia là Duri và Minas, nằm trên bờ biển phía đông Sumatra ở lưu vực Nam Sumatra. Duri bắt đầu cho sản lượng vào năm 1952 và hiện nay trung bình khoảng 185.000 thùng/ngày. Mỏ Minas đi vào hoạt động năm 1955 và hiện đang sản xuất khoảng 70.000 thùng/ngày. Chervon điều hành cả hai mỏ dầu này. Sản lượng ở cả hai mỏ đang suy giảm, ngay cả với kỹ thuật tăng cường thu hồi dầu (EOR) để thúc đẩy sản lượng. Chervon sử dụng kỹ thuật tăng cường thu hồi dầu bơm ép hơi nước cho 80% mỏ dầu Duri, một trong những dự án steamflood lớn nhất thế giới. Chervon công bố kế hoạch tăng gấp đôi sản lượng dầu ở mỏ Minas thông qua sử dụng  EOR  đến 140.000 thùng/ngày vào năm 2014.

Phát hiện quan trọng nhất gần đây để đối phó suy giảm sản lượng ở Indonesia là Khối Cepu  ở Đông và Trung Java, trong đó có 3 mỏ lớn là Banyu Urip, Jambaran và Cendana. Hơn nữa, trong tháng 11/2011, ExxonMobil đã công bố một phát hiện mỏ dầu mới tại một giếng dầu trong khối. ExxonMobil điều hành hợp đồng phân chia sản lượng Cepu với 45% lợi tức trong liên doanh với đơn vị thăm dò và phát triển của PT Pertamina (45% lợi tức) và bốn công ty của chính quyền địa phương (10% lợi tức). Các đối tác ước tính rằng Cepu chứa 600 triệu thùng chất lỏng thu hồi được và sản lượng sẽ đạt đỉnh 165.000 thùng/ngày.

Mặc dù được phát hiện vào năm 2001, dự án này đã bị nhiều lần trì hoãn trong quá trình phát triển. Banyu Urip hiện là mỏ dầu sản xuất duy nhất trong hợp đồng phân chia sản lượng Cepu và đạt mức độ sản xuất khoảng 20.000 thùng/ngày cho đến tháng 8/2012. BPMigas dự kiến Cepu sẽ bắt đầu cho sản lượng 90.000 thùng/ngày vào giữa năm 2014, tăng dần công suất vào cuối năm 2014.
Ngoài lưu vực Sumatra, Indonesia còn sản xuất lượng dầu lớn từ lưu vực Đông Java với thỏa thuận hợp tác giữa PT Pertamina và PetroChina, sản xuất khoảng 43.000 thùng/ngày vào cuối năm 2011 và cả hai công ty này đã công bố kế hoạch tăng sản lượng lên thêm 10.000 thùng/ngày trong vài năm tới.
Cơ sở hạ tầng và các khu mỏ lão hóa dần cho thấy trong ngắn hạn, quốc gia này sẽ tiếp tục phải cố gắng hết sức để đạt được mục tiêu sản lượng. BPMigas và chính phủ Indonesia đưa ra các chính sách nhằm mục đích tăng cường đầu tư trong lĩnh vực thượng nguồn của nước này, đặc biệt bằng cách tạo ra các ưu đãi đầu tư và cải thiện tính linh hoạt trong quá trình đấu thấu hợp đồng phân chia sản lượng. Tuy nhiên, các nhà phân tích thị trường phương Tây vẫn cho rằng môi trường đầu tư thượng nguồn là rủi ro, và các đợt cấp phép từ ba năm qua đã gây thất vọng. Chính phủ chỉ sử dụng để cấp phép 21 khối trong số 43 khối  năm 2009, và 10 khối trong số 36 khối năm 2011.

Diễn biến gần đây đã gây ra mối quan tâm đặc biệt đối với các hãng đầu tư nước ngoài là những nỗ lực của Quốc hội yêu cầu mức thu hồi chi phí  cho các hợp đồng phân chia sản lượng, cũng như quy tắc vận tải ven bờ của chính phủ yêu cầu tất cả tàu biển phải mang cờ Indonesia. Chính phủ đã công bố rằng  cost  recovery caps – chi phí thu hồi sẽ được xóa bỏ và quy tắc vận tải ven biển sẽ không áp dụng cho các tàu chở dầu và khí đốt. Moody’s (cơ quan xếp hạng tín dụng) liệt kê quyết định của toàn án giải thể BPMigas là “tín dụng xấu” đối với Indonesia, với lý do lo ngại chính phủ ngăn chặn đầu tư nước ngoài trong tương lai.

Lọc dầu
Đầu ra của các nhà máy lọc dầu ở Indonesia chủ yếu phục vụ thị trường nội địa.

Công suất nhà máy lọc dầu Indonesia chỉ hơn 1 triệu thùng/ngày, theo OGJ. Tám nhà máy lọc dầu thuộc sở hữu của PT Pertamina, phần lớn trong số đó nằm ở đảo Java và Sumatra. Ba nhà máy lọc dầu lớn nhất là Cilacap (348.000 thùng/ngày) ở Trung Java, Balikpapan (260.000 thùng/ngày) ở Đông Kalimantan, và Bolongan (125.000 thùng/ngày) ở Tây Java.

Đầu ra của nhà máy lọc dầu chủ yếu cho thị trường trong nước nhưng chỉ đáp ứng khoảng 70% tiêu thụ nội địa. Năm 2011, Pertamina chỉ có thể đáp ứng 54% nhu cầu xăng và 86% nhu cầu dầu diesel nội địa. Pertamina có kế hoạch loại bỏ nhu cầu nhập khẩu sản phẩm vào năm 2019, và trong vài năm gần đây đã công bố nâng cấp, mở rộng một số nhà máy lọc dầu, và các dự án Greenfield hỗ trợ mục đích này. Tuy nhiên, hầu hết các dự án đều bị trì hoãn do lợi nhuận lọc dầu thấp và thiếu các ưu đãi tài chính của chính phủ làm cản trở đầu tư từ các đối tác nước ngoài.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Năng lượng đã công bố kế hoạch xây dựng hai nhà máy lọc dầu ở thành phố Bontang, Đông Kalimantan. Ngày 10/8/2012, Tổng thống Indonesia thông qua kế hoạch cho một nhà máy thứ ba. Mỗi nhà máy sẽ có công suất 300.000 thùng/ngày. Bộ này cũng đã nghiên cứu một nhà máy 300.000 thùng/ngày ở Sumatra để đi vào hoạt động vào năm 2018. Nếu Indonesia không thể đảo ngược việc giảm sản lượng dầu thô, thì nước này có khả năng đầu tư vào các nhà máy lọc dầu để nhập khẩu dầu thô và lọc dầu ở trong nước. Nếu chính phủ không thể tìm được các hãng đầu tư tư nhân để tài trợ cho các dự án hàng tỷ đô la thì sẽ xem xét việc sử dụng các quỹ của nhà nước để hoàn thành các nhà máy này

Địa điểm và công suất lọc dầu của các nhà máy lọc dầu ở Indonesia năm 2011

Tiêu thụ và phân phối
Một nền kinh tế mạnh cùng với dân số gia tăng và việc tiếp tục trợ cấp nhiên liệu của nhà nước thúc đẩy nhu cầu xăng dầu trong nước vượt quá nguồn cung. Lượng tiêu thụ các sản phẩm lọc dầu tăng trưởng hàng năm khá ổn định ở tỷ lệ 4,5% từ năm 1991 đến 2005.
BPMigas thông báo rằng trợ cấp nhiên liệu làm méo mó việc phân bổ hiệu quả năng lượng và các nguồn tài nguyên gây trở ngại cho đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng. Các khoản trợ cấp gây tổn thất cho chính phủ Indonesia gần 100 nghìn tỷ rupiah (IDR) (khoảng 10 tỷ USD) trong năm 2005, hơn 10% các khoản thu thuế của chính phủ. Chính phủ Indonesia đã tăng giá nhiên liệu được trợ cấp năm 2005 lên 126% , dẫn đến tiêu thụ giảm trung bình 2% trong hai năm 2006 và 2007.
Sau khi giảm năm 2006, lượng tiêu thụ lại tăng sau năm 2008 và vượt mức 1,3 triệu thùng/ngày vào năm 2009. Tháng 12/2010, Quốc hội Indonesia thông qua một biện pháp để loại bỏ trợ cấp nhiên liệu đối với tất cả các loại xe, ngoại trừ xe máy và các phương tiện giao thông công cộng. Chính phủ lên kế hoạch sử dụng việc trợ cấp chuyển sang tiền mặt để giảm bớt tác động  khó khăn về kinh tế. Các quan chức dự kiến thực hiện thí điểm chương trình bắt đầu từ tháng 4/2011 tại khu vực Jakarta và dần mở rộng trên toàn quốc vào năm 2013. Tuy nhiên, mối lo ngại của công chúng về tác động của chính sách này đối với tỷ lệ lạm phát khiến chương trình bị trì hoãn vô thời hạn vào tháng 3/2011.
Đến cuối năm 2011, chính phủ Indonesia đã dành một mức kỷ lục 160 nghìn tỷ IDR (~17 tỷ USD) về trợ cấp nhiên liệu, theo Bộ Năng lượng và Tài nguyên. Tháng 9/2012, chính phủ đã đạt được một thỏa thuận sơ bộ để tăng giá năng lượng trong năm tới, nhưng vẫn chưa hoàn tất các chi tiết của việc gia tăng này.


Giao dịch
Indonesia không có đường ống dẫn dầu quốc tế và chỉ có một vài đường ống trong nước. Quốc gia này xuất khẩu một số lại dầu nhiên liệu, đặc biệt là tới Fukushima, nhà máy phát điện của Nhật. Hầu hết giao dịch về xăng dầu là nhập khẩu, chủ yếu là xăng động cơ và dầu diesel cho lĩnh vực giao thông vận tải ở Indonesia.
Trong năm 2011, Indonesia nhập khẩu khoảng 460 nghìn thùng/ngày dầu thô và condensate, theo  Lloyd's List Intelligence (dịch vụ theo dõi tàu chở dầu). Hơn ¼  hàng nhập khẩu đến từ Ả rập Xê út. Các nguồn cung quan trọng khác bao gồm Malaysia (13%), Nigeria (11%), và Australia (7%).


Nhập khẩu dầu mỏ của Indonesia

Theo phân tích của EIA tính đến tháng 1/2013