Bây giờ, chúng ta có cơ hội biến khí thải thành nhiên liệu!
02:22 SA @ Thứ Sáu - 11 Tháng Ba, 2016

Các nhà khoa học đã thành công trong việc thử nghiệm biến khí thải thành dầu lửa, mở ra triển vọng biến hàng tấn khí thải từ nhà máy điện và rác thải thành năng lượng sử dụng.

Viện Nghiên cứu Công nghệ Massachusetts (Mỹ) đã thực hiện thử nghiệm biến khí thải thành nhiên liệu tại nhà máy nằm ở ngoại ô thành phố Thượng Hải. Cuộc thử nghiệm được thực hiện từ tháng 9/2015.

Hiện nay, nhà máy bán thương mại lớn gấp 20 lần đang được xây dựng để nhóm nghiên cứu biết được hệ thống xử lý khí thải của họ hoạt động với quy mô lớn có hiệu quả không.

Ảnh minh họa:Ống khói nhà máy nhả khí thải.
Ảnh minh họa: Ống khói nhà máy nhả khí thải.

Nhà nghiên cứu Gregory Stephanopoulos nói: “Chúng tôi đã lắp ráp thành một hệ thống hợp nhất cho phép đưa khi thải vào đầu này, nhiên liệu lỏng ra ở đầu kia”.

“Chúng tôi đã thử nghiệm trong phòng thí nghiệm với 1 – 2 lít khí thải, tiến tới thực hiện với 1.000 lít và sắp tới là 20.000 lít khí thải trong nhà máy”.

Hệ thống xử lý khí thải bằng vi khuẩn để biến đổi hỗn hợp khí hydrogen, carbon monoxide và carbon dioxide gọi là”khí tổng hợp” thành axit acetic (dấm cô đặc). Men dấm được biến đổi thành dầu dùng làm nhiên liệu.

Nếu hệ thống xử lý khí thải vận hành tốt ở quy mô lớn bán thương mại và duy trì được hiệu quả thì không chỉ mở ra triển vọng tái chế hàng tấn khí thải độc hại bốc lên từ các nhà máy, mà còn có thêm nguồn nhiên liệu sinh học thay thế nhiên liệu hóa thạch.

Nhà nghiên cứu Damian Carrington nói: “Nhiên liệu lỏng đậm đặc rất cần cho các phương tiện giao thông mà hiện nay chúng ta vẫn phải dùng dầu lửa, nhiên liệu hóa thạch”

“1/4 khi thải carbon làm biến đổi khí hậu toàn cầu là do các phương tiện giao thông thải ra. Nhiên liệu sinh học có thể thay thế nhưng đang phải cạnh tranh với sản xuất lương thực và bị quy kết làm tăng giá lương thực”.

Chưa ai biết đến lợi ích của việc sử dụng năng lượng khí thải. Các nhà máy trên thế giới như nhà máy ở Trung Quốc, nên thử nghiệm biến khí thải thành năng lượng.

Nhưng nhà nghiên cứu Gregory Stephanopoulos cho rằng chi phí vận hành nhà máy cao. Họ đang chờ đợi kết quả vận hành nhà máy ở Trung Quốc xem nhóm nghiên cứu có thành công trong việc biến khí thải thành năng lượng ở quy mô lớn không.

Nếu nhà máy ở Trung Quốc vận hành không hiệu quả thì nhóm nghiên cứu khác sẽ làm việc.

Tờ báo “The Guardian” của Anh trích dẫn nguồn tin cho biết: Hai công ty của Mỹ cũng đang thử nghiệm hệ thống biến khí thảnh thành nhiên liệu lỏng.

Nhu vậy càng góp phần làm cho nhân loại bớt bị phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Nguồn: