1.Sựkiểm soát giá của các tổ chức xuất khẩu dầu mỏ.
a, Sự kiểm soát của Mỹ và các nước khác trong giai đoạn trước năm 1973
Trước năm 1973, bảy công ty dầu khí Mỹ - Anh – Hà Lankiểm soát phần lớn trữ lượng dầu mỏ thế giới và Mỹ là nước đứng đầu về khaithác – chế biến dầu. The hệ thống giá bán đồng nhất toàn cầu thì giá dầu tại bấtcứ giếng dầu nào trên thế giới cũng tính theo công thức sau:
a + f = x +f1
·alà giá dầu Mỹ từ vịnh Mehico (theo chất lượng dầu)
·flà phí chuyên chở từ Vịnh Mexico về New York
·xlà giá dầu của giếng x của một nước nào bất kỳ trên thế giới có cùng chất lượngvới dầu Mỹ.
·f1là phí chuyên chở từ nơi x tới New York.
Vì f1 lớn hơn rất nhiều f nên x bao giờ cũng thấp đáng kể so với a. Hệthống giá này có tác dụng đảm bảo tính khống chế độc quyền của Mỹ trong lĩnh vựcdầu khí. Với tầm ảnh hưởng to lớn của Mỹ về mọi mặt nên thời kỳ này giá dầukhông có nhiều biến động mạnh. Vai trò của 7 công ty dầu khí là vai trò quyết địnhđến giá dầu chung của thế giới, mỗi khi có biến động gây ảnh hưởng đến nguồncung hoặc cầu thì 7 công ty này vẫn có thể kiểm soát giá dầu theo ý định củamình.
b, Chính sách của OPEC có vai trò quan trọng trong việc điều tiết giá dầutừ sau 1973
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC là một tổ chứcđa chính phủ, khai thác vào khoảng 40% tổng sản lượng dầu mỏ thế giới và nắm giữkhoảng ¾ trữ lượng dầu thế giới, bao gồm các nước: Algerie, Libya, Nigeria,Angola, Iran, Iraq, Kuwait, Quatar, Ả rập Xê út, Các tiểu vương quốc Ả rập Thốngnhất, Venezuela, Ecuado.
OPEC dựa vào việc phân bổ hạn ngạch cho các thành viênđể điều chỉnh lượng khai thác dầu mỏ, tạo ra khan hiếm hoặc dư dầu nhằm tăng,giảm hoặc giữ giá dầu, nói chung là khống chế giá dầu ở mức có lợi nhất cho cácthành viên.
Một số chính sách của OPEC:
·Năm1973: khủng hoảng dầu lần thứ nhất khi OPEC quyết định ngừng cung cấp nhiên liệusang Mỹ, Nhật và Tây Âu nhằm trừng phạt sự ủng hộ của nhóm này với Israel trongcuộc xung đột giữa Israel và liên quân Ai Cập – Syria. Lượng dầu bị cắt giảmtương đương 7% sản lượng của cả thế giới thời kỳ đó. Ngày 16/10/1973, giá dầu mỏtừ 3,01 USD nhảy lên 5,11USD một thùng, và tăng đến gần 12 USD vào giữa 1974.
·Năm1979: khủng hoảng dầu lần 2, sau cuộc cách mạng hồi giáo, giá dầu tăng từ khoảng16 $ lên 24 $ /thùng. Các nước Lybia, Iraq thậm chí đòi 30 $/thùng.
·Từ1988 đến 1990, giá dầu ở mức trên 20$/ thùng do OPEC duy trì mức sản lượng thấp.Tuy nhiên từ sau 1990, do OPEC tăng sản lượng liên tục và nhất là sau cuộc chiếnvùng vịnh giải phóng Kuwait, giá dầu bước vào giai đoạn giảm giá liên tục, ở mứcgần 15 $ năm 1994.
·Năm2001, nền kinh tế Mỹ yếu đi cùng với sự gia tăng sản lượng của các nước ngoàiOPEC đã gây áp lực giảm giá dầu. Do đó, OPEC liên tiếp cắt giảm sản lượng, vàtính tới ngày 1/9/2001 đã cắt giảm 3,5 triệu thùng/ngày.
2.Tìnhhình bất ổn ở khu vực Trung Đông – Bắc Phi, nơi có trữ lượng dầu mỏ lớn của thếgiới
2.1. Chiến tranh Yom Kippur – Lệnh cấm dầu
Cuộcchiến bắtđầu bằngcuộc tấncông vào Israel bởiAi cập và Syria năm 1973. Mỹvà nhiều nước phươngTây khácủng hộIsrael. Do đó mộtvài quốc giaẢrậpxuất khẩudầu đã áp đặtlệnh cấmvận vớicác quốc gia này. Sản lượngcắt giảmtừcác nướcẢrậplà 5 triệu thùng/ngày,trong khi các nước còn lại tăng sảnlượng lên 1 triệuthùng/ngày. Hao hụtsản lượng4 triệu thùng/ngày kéo dài tớitháng 3/1974. Sựthiếu hụtnguồn cung trong mộtthời gian dài đã đẩygiá dầu tăng 400% (từ khoảng3$/ thùng năm 1972 lên đến 12$/ thùng cuốinăm 1974).
2.2. Các cuộc khủng hoảngởIran và Iraq
a)Cách mạng hồi giáo Iran
Trước Cách mạng hồi giáo năm 1979, sản lượng của Iranluôn ở mức từ 5-6 triệu thùng/ngày. Cuộc Cách mạng hồi giáo đã khiến Iran tổnthất khoảng 2 đến 2,5 triệu thùng dầu/ngày từ 11/1978 đến 6/1979. Trong nỗ lựckìm giá dầu, Ảrập Xê út và các nước thuộc OPEC khác đã nhất loạt tăng sản lượngnên lượng khai thác chỉ giảm 4% so với trước Cách mạng Hồi giáo Iran.
Tuy nhiên, giá dầu vẫn bốc lên ngất ngưởng do nỗi sợhãi của thị trường, cộng thêm việc việc Tổng thống Mỹ ra lệnh ngừng nhập khẩu dầutừ Iran khiến mỗi thùng dầu nhảy vọt từ 16 USD lên 40 USD chỉ trong vòng 12tháng.
b)Chiến tranh Iran và Iraq
Tháng 9/1980, Iran tấn công Iraq khiến sản lượng cả 2 nướcchỉ khoảng 1 triệu thùng/ngày khiến sản lượng thế giới thấp hơn 10% so với năm1979, giữ giá dầu lúc đó vẫn ở mức cao, 35 $/thùng năm 1981.
c)Chiến tranh vùng Vịnh
Tháng 8/1990 đánh dấu sự bùng nổ cuộc chiến tranh vùngVịnh giữa Iraq và liên quân hơn 30 quốc gia do Mỹ lãnh đạo để giải phóngKuwait.
Nhữnggiếng dầu bốc cháy trong cuộc chiến vùng Vịnh thời kỳ 1990, vốn là nguyên nhângây ra cuộc khủng hoảng giá nhiên liệu thời kỳ đó. Ảnh:openlearn.open.ac.uk
Thời điểm này, Liên Hợp Quốc áp dụng lệnh cấm xuất khẩudầu toàn phần đối với Iraq và Kuwait. Chính lệnh cấm vận này đã lấy đi của thịtrường dầu mỏ thế giới gần 5 triệu thùng mỗi ngày tạo ra cơn sốt dầu, khiến giátăng cao, mỗi thùng dầu đắt gấp đôi chỉ trong vòng 2 tháng, từ 17 USD lên 36USD mỗi thùng. Chỉ khi lực lượng Liên quân do Mỹ lãnh đạo đưa quân vào giảiphóng Kuwait, tình trạng thiếu nguồn cung mới chấm dứt và giá bắt đầu hạ.
2.3.Cuộc nội chiến Lybia năm 2011
Năm 2011 là năm đầy biến động của thị trường dầu thếgiới. Giá dầu đạt ngưỡng cao kỉ lục. Dầu WTI tăng tới hơn 100 $/thùng, trongkhi dầu Brent chạm mức 120 $/thùng, mức cao nhất kể từ thời điểm bắt đầu khủnghoảng tài chính toàn cầu 9/2008.
Lý do: sản lượng khai thác của Lybia giảm hơn một nửado bạo động và sự mất kiểm soát của chính quyền tổng thống Cadafi đã đẩy các mỏdầu mỏ và khí đốt ở đây vào tay phe đối lập. Lực lượng đối lập đã kiểm soát cáccổng xuất khẩu dầu mỏ quan trọng Tobruk và Duetina.
Với sản lượng khai thác 1,8 triệu thùng/ngày, Lybia xuấtkhẩu 90% lượng dầu khai thác, xuất khẩu sang nhiều nước châu Âu, trong đó cónhiều nước đang bên bờ khủng hoảng chính trị. Sự thiếu hụt dầu mỏ ở Lybia khiếncác công ty dầu khí sẽ phải tìm nguồn cung tương tự của các nước có chất lượngdầu tốt tương tự Lybia như Nigeria, Angieri và vùng Biển Bắc để thay thế. Phươngán này có thể làm tăng giá của các loại dầu chất lượng cao.
3.Nhucầu dầu mỏ của thế giới ngày càng tăng, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi
Các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ,các quốc gia Trung Đông, Châu Á, và châu Phi là nhân tố thúc đẩy nhu cầu sử dụngdầu, khiến giá dầu ngày càng có xu hướng tăng cao. Hiện nay, thế giới tiêu thụkhoảng hơn 90 triệu thùng dầu/ngày.
Dẫn đầu về mức độ tiêu thụ dầu là Trung Quốc, sau đólà các quốc gia có nền kinh tế mới nổi đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh. Tạiquốc gia đông dân nhất thế giới này, mỗi tháng có hơn 2 triệu người chuyển từxe đạp hay xe máy sang xe ô tô nhỏ, 2 hay 3% người giàu chuyển sang sử dụng cácloại xe ô tô phương Tây sang trọng. Do đó, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tăng lênnhanh chóng. Trung Quốc tiêu thụ 357.000 thùng nhiên liệu máy bay/ngày trongnăm 2010, năm 2012 con số này là khoảng 403.000 thùng/ngày. Năm 2012, mức độ lệthuộc vào dầu mỏ nhập khẩu của nước này là 57% (theo Sách Trắng). Dự đoán tớinăm 2015, Trung Quốc có thể phải nhập khẩu 370 triệu tấn dầu thô, tương đương với65% lượng tiêu thụ dự kiến (570 triệu tấn dầu thô).
Tính đến cuối tháng 7/2012, Ấn Độ đứng thứ 4 thế giớivề tiêu dùng dầu mỏ và khí đốt, sau Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản.
IEA đánh giá trong năm năm 2013nhu cầu dầu sẽ tăng nhanh nhất tại châu Phi, nơi nền kinh tế đang ghi nhậntốc độ tăng trưởng ổn định.
4.Sựphát triển của các nguồn năng lượng mới thay thế
Trong bối cảnh nguồn tài nguyên dầu mỏ, khí thiênnhiên, than đá ngày một cạn kiệt, các nguồn năng lượng mới như: quang năng,phong năng, thủy năng, năng lượng sinh học đang là giải pháp xanh mà con ngườihướng đến.
Các nước đi đầu trong ngành nhiên liệu sinh học như Mỹ,Brazil, EU, Canada đã có những bước tiến vượt bậc trong việc sản xuất và sử dụngnhiên liệu sinh học thay thế cho nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, than đá. Cụthể, Mỹ dự kiến đến năm 2022, nhiên liệu tái tạo phục vụ giao thông ở Mỹ mỗinăm phải đạt tới 36 tỷ Gallon (1gallon = 3,785 lít); Liên minh Châu Âu (EU) thựchiện mục tiêu thay thế 10% nhiên liệu dùng trong vận tải bằng các nhiên liệutái tạo; Canada yêu cầu trong xăng phải có 5% các nhiên liệu có thể tái tạo; TạiBrazil có tới 90% các ô tô mới được đã được lắp thiết bị sử dụng xăng ethanolvà hướng tới cung cáp 64 tỷ lít nhiên liệu xanh vào năm 2019.
Tại Đông Nam Á, thị trường nhiên liệu sinh học dànhcho ôtô năm 2011 đã tăng lên hơn 1,78 tỷ USD -theo Oil price (25/9/2012). Hiệnnay, tỷ lệ nhiên liệu sinh học chiếm khoảng 1,8% tổng thị trường nhiên liệudành cho ôtô và dự kiến sẽ tăng lên 3,3% vào năm 2017, với giá trị thị trườngkhoảng 4,3 tỷ USD.
Sự phát triển của các nguồn năng lượng thay thế sẽ gópphần làm giảm áp lực về giá của các loại nhiên liệu hóa thạch đang có xu hướngtăng cao như hiện nay.
5.Sựtác động của các nhân tố tài chính
5.1. Sự ảnh hưởng của thị trường chứng khoán
- Năm 1973-1974, chỉ số FT30 Sở giao dịch chứng khoán London bốc hơi 73%giá trị, khiến đôla Mỹ mất giá. Thị trường chứng khoán Mỹ bốc hơi 97 tỷ đôla, sốtiền khổng lồ thời điểm đó, chỉ sau một tháng rưỡi, làm cuộc khủng hoảng dầu mỏthêm tồi tệ, đẩy giá dầu tăng trung bình 86% chỉ trong vòng một năm từ 1973 đến1974.
- Từ 2002-2008, giá dầu từ mức 20$/thùng lên 147$/thùng nhưng sau khủnghoảng, một lượng vốn lớn lại rút khỏi thị trường dầu thô khiến giá dầu sụt giảmnghiêm trọng. Đến 12/2/2009 WTI xuống mức thấp nhất, còn 33,98 $/thùng.
Chiều hướng của giá dầu thô ngày càng chịu ảnh hưởng bởi nhân tố tàichính, dầu thô đang trở thành một lựa chọn quan trọng của các nhà đầu tư, hoạtđộng tương hỗ giữa giá dầu và thị trường cổ phiếu ngày một rõ rệt, thị trườngchứng khoán tăng điểm thường sẽ đẩy giá dầu tăng lên.
5.2. Sự tác động của đồng đôla
Từ 3/2009, tỷ giá đồng USD sụt giảm khiến thị trường dầumỏ liên tục có những phản ứng dây chuyền. Khi đồng USD mất giá, đối với nhữngnhà đầu tư sở hữu các đơn vị tiền tệ khác mạnh hơn, giá dầu thô trở nên rẻ hơn,do đó họ sẽ mua nhiều dầu thô hơn, đẩy giá dầu lên cao.
Từ khi dầu mỏ được định giá bằng đồng USD, một sự yếu đi của đồng tiềnnày có thể bắt buộc những nhà xuất khẩu dầu mỏ tăng giá sản phẩm của họ, nhằmthu lại giá trị mất đi do đồng USD mất giá khi xuất khẩu dầu. Như một hệ quả tấtyếu, giá dầu được cho là giảm khi đồng đôla Mỹ trong xu thế tăng giá so với cácđồng tiền mạnh khác như Euro hay Yên Nhật.
5.3. Sự tác động của khủng hoảng tài chính
Bong bóng nhà ở cùng với sự giám sát tài chính thiếuchặt chẽ của Mỹ đã dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính bùng phát vào giữa năm2007. Sự đổ vỡ tín dụng lên đến cực điểm vào tháng 10/2008, lan rộng và đẩy nềnkinh thế giới vào cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng nhất kể từ cuộc Đại suythoái 1929 - 1933. Tại thời điểm này, có lúc giá dầu lên đến mức kỷ lục 145 USDmỗi thùng.
6.Cácyếu tố khác
6.1. Các nhân tố tự nhiên
Bão, động đất, sóng thần và sự cản trở nguồn nguyên liệu cho quá trình lọcdầu và công suất lọc dầu.
Ví dụ: năm 2005,bão Katrina tấn công vào những giàn khoan dầu ở vịnh Mehico, sản lượng các nhàmáy lọc dầu tại Mỹ giảm 4,5 triệu thùng/ ngày, đẩy giá dầu WTI lên tới mức 70.8$/thùng.
6.2. Các hoạt động mua bán trao đổi và đầu cơ tích trữ trên thị trườngxăng dầu
Giá dầu mỏ cũng bị ảnh hưởng thông qua việc đầu cơ của những người giaodịch hàng hóa.
Ví dụ: vào năm 2008, giá dầu đạt mức 140 $/thùng. Nhiều dự đoán cho rằngnhững nhà đầu cơ đang cố gắng đưa giá dầu lên và tạo ra bong bóng giá dầu. Đếnsau năm 2009, giá dầu đã giảm xuống hơn 70% còn 30$/thùng bởi nhu cầu là khôngtồn tại đến mức gây ra cơn sốt về giá dầu như vậy.
6.3. Tâm lý lo lắng về dầu mỏ
Tâm lý lo lắng về sự bất ổn của giá dầu trên toàn cầuđược xem là nguyên nhân lớn nhất làm phát sinh thêm chi phí, gây sức ép tănggiá của dầu mỏ.
Các lo ngại về nguồn cung dầu như những bất ổn chính trị khu vực TrungĐông, xung đột giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria tiếp tục leo thang, nội chiến Lybia, longại về sự suy thoái toàn cầu, sự suy yếu của đồng đôla,… là những nguyên nhângây biến động giá dầu.
Tháng 1/2012, giá dầu đã tăng tới 100 $/thùng, mức kỉ lục trong 9 thángtrước đó. Ngày 24/2 giá dầu WTI giao hàng tháng 4/2012 tới 109,77 $/thùng trongkhi Brent được giao với mức 125,47 $/thùng.
6.4. Chính sách về xăng dầu của các quốc gia sản xuất dầu mỏ
Một quyết định tăng hoặc giảm dự trữ dầu, lệnh cấm vậnđối với những quốc gia sản xuất dầu mỏ hàng đầu cũng ảnh hưởng tới giá của mặthàng này.
-Siêubão Sandy làm đình trệ 70% nhà máy lọc dầu tại một số bang của nước Mỹ gây giánđoạn nguồn cung trầm trọng. Lúc này, Mỹ buộc phải sử dụng chính sách bù đắp thiếuhụt nguồn cung sau bão và kìm hãm sự tăng đột biến của giá dầu bằng cách mua khẩncấp 80 triệu lit nhiên liệu, và mở kho dự trữ dầu đốt nóng phía Đông Bắc để bơmthêm khoảng 20 triệu gallon nhiên liệu.
-Lệnhcấm vận của Mỹ và EU đánh vào ngành công nghiệp dầu mỏ Iran là nguyên nhân khiếnnguồn cung bị sụt giảm; các nước thành viên OPEC chưa đủ thời gian để bù đắp lượngthiếu hụt dầu mỏ của Iran và Lybia sang các nước.
Xuất khẩu dầu mỏ của Iran đã giảmxuống còn 1 triệu thùng/ngày trong tháng 7/2012. Tháng 12/2012, Iran cho biết nếuphương Tây thực hiện lệnh cấm một cách nghiêm túc, giá dầu có thể sẽ tăng đếntrên 250$/thùng.
Nguồn tin:
tamnhin.net, dantri.com.vn, vef.vn,vnexpress.net, tailieu.vn, petrolimex.com.vn, gafin, vietnam+.
TIN KHÁC
Dung Quất - nơi bắt nguồn cho khát vọng phát triển ngành lọc hóa dầu Việt Nam(17/07/2024)
Hệ thống thu gom dầu tràn trên biển(15/07/2024)
Cách nhận biết xe ô tô đang sử dụng xăng không đạt tiêu chuẩn(23/05/2024)
Vì sao nên đổ nhiên liệu Euro 5 cho xe diesel thế hệ mới?(12/04/2024)
Nhật Bản thử nghiệm thành công tàu hybrid sử dụng pin hydro và diesel sinh học(08/04/2024)