IMF: Kinh tế cần cả giá dầu và lãi suất
02:31 SA @ Thứ Sáu - 25 Tháng Ba, 2016

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng sự sụt giảm của giá dầu khó có thể thúc đẩy nền kinh tế thế giới cho đến khi lãi suất bắt đầu tăng khi giá hàng hóa đã hồi phục một phần.

IMF và nhiều nhà kinh tế tin rằng việc giá dầu giảm 65% là dấu hiệu tích cực cho nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, tác động tích cực đến tiêu thụ ở các nước nhập khẩu dầu mỏ phát triển như Liên minh châu Âu (EU) đã không đạt được như dự báo.

Các đại diện của IMF cho rằng các dự báo tích cực về nền kinh tế thế giới vẫn chưa trở thành hiện thực. Những lợi ích toàn cầu từ giá dầu thấp có thể sẽ xuất hiện sau khi giá của mặt hàng này bắt đầu hồi phục và các nước phát triển cải thiện được môi trường lãi suất thấp.

Không chỉ 1 mà cả 2 yếu tố cần được đáp ứng để thúc đẩy kinh tế

Giá dầu Brent và WTI giao sau hiện đang được giao dịch trên mức 40 USD/thùng sau khi từng rơi xuống mức dưới 30 USD/thùng vào tháng 1. Kể từ tháng 2, giá dầu đã có những bước hồi phục đáng kể nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với mức 110 USD/thùng từng đạt được cách đây 18 tháng.

Trước khi giá dầu giảm mạnh, nền kinh tế giảm tốc đã khiến các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới phải hạ lãi suất xuống mức gần thấp nhất có thể. Sau đó, giá dầu giảm khiến chi phí sản xuất thấp hơn, qua đó gây ra áp lực giảm phát ngăn cản các ngân hàng trung ương tiếp tục cắt giảm lãi suất. Khi lãi suât thực có xu hướng tăng, nhu cầu tiêu dùng giảm nhẹ và khiến tăng trưởng sản lượng và việc làm bị chững lại.

Thời gian gần đây Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã bắt đầu tăng lãi suất từ từ trở lại. Tuy nhiên họ đã hạ số lần tăng lãi suất trong năm nay từ 4 xuống 2 sau cuộc họp diễn ra đầu tháng.