Kịch bản nào cho tăng trưởng giá dầu?
02:30 SA @ Thứ Tư - 06 Tháng Năm, 2020

Trong số rất nhiều kịch bản được các nhà quan sát thị trường nhận định có thể xảy ra, chỉ có 3 tình huống có khả năng khiến giá dầu tăng trở trở lại và đạt mức cao nhất...

kich ban nao cho tang truong gia dau

Giá dầu thấp có kích được kinh tế

2 loại dầu chính
Trên thế giới vốn có rất nhiều loại dầu nhưng có 2 loại dầu chính được các nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất là WTI sản xuất ở Mỹ và dầu Brent Biển Bắc ở châu Âu.

2 loại dầu này hầu như luôn có giá gần sát nhau, thậm chí WTI nhiều thời điểm trong lịch sử còn đắt hơn Brent. Tuy vậy, trong 10 năm trở lại đây, Brent luôn cao hơn mà đỉnh điểm là ngày 20/4 khi giá Brent cách giá WTI hơn 70 USD/thùng.

Nguồn gốc của dầu Brent là từ các mỏ dầu được khai thác ở Biển Bắc giữa quần đảo Shetland và Na Uy, nhưng hiện nay đã được mở rộng khai thác ở nhiều khu vực khác tại Trung Đông và cả châu Phi trong khi dầu WTI lại bắt nguồn từ các mỏ dầu tại bang Texas, nhưng khai thác được ở cả Louisiana, Bắc Dakota và nhiều nơi khác tại Mỹ tạo thành chuẩn dầu WTI. Tiêu chuẩn này sau đó bao trùm cả Bắc Mỹ bao gồm luôn Canada và Mexico.

Ở thời điểm hiện tại, giá dầu Brent đang lệch cao hơn nhiều với dầu WTI vì nhiều lý do. Nguồn cung của dầu Brent ít hơn nên khả năng cạn kiệt nhiều hơn khiến giá cao hơn dầu WTI. Trong khi đó, công nghệ khai thác dầu WTI tiến bộ hơn Brent làm cho giá rẻ hơn Brent. WTI khai thác ở Mỹ vốn có chính trị ổn định hơn nhiều với khu vực châu Âu và Trung Đông nhiều bất ổn.

Có một thực tế, những người thực sự mua được dầu tháng 5 ở mức âm là rất ít. Theo một số nguồn không chính thức, chỉ có khoảng 200 hợp đồng loại này được khớp với giá trị chưa tới 10 triệu USD. Nhiều người cho rằng giá cả năng lượng thấp là điều kiện thuận lợi khi chi phí nguyên vật liệu đầu vào của các doanh nghiệp giảm mạnh.

Do đó, việc giá dầu giảm là cơ hội không thể tuyệt vời hơn giúp doanh nghiệp giảm các chi phí khác. Nhiều ý kiến cũng cho rằng, doanh nghiệp nên xây kho để mua vào dự trữ.

Tuy nhiên, dịch COVID-19 đã tác động xấu cả cung lẫn cầu khiến nhiều nền kinh tế đi xuống mạnh và nhu cầu sử dụng năng lượng không phát sinh. Và dù dịch bệnh được kiểm soát thì việc phục hồi kinh tế cũng cần có thời gian dài thay vì vài ngày hay vài tuần.

Theo đó, các doanh nghiệp quay lại hoạt động sản xuất kinh doanh cần tối ưu chi phí và thu hút khách hàng trở lại bằng nhiều khuyến mại, dịch vụ hấp dẫn…

3 kịch bản có thể đẩy giá dầu trên mức 30 USD/thùng

Châu Á là khu vực chiếm 60% dân số toàn cầu và là nơi tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, gồm dầu, than và năng lượng tái tạo. Đây cũng là nơi tiêu thụ khí đốt tự nhiên lớn thứ ba sau châu Âu và Bắc Mỹ.

Khi khí tự nhiên ngày càng được chuyển hóa thành khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và khí đốt nhiều hơn, khu vực này sẽ sớm trở thành nơi tiêu thụ khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới.

Mặc dù là nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, khu vực châu Á Thái Bình Dương chỉ nắm giữ 2,8% trữ lượng dầu toàn cầu và chỉ sản xuất 7,63 triệu thùng/ngày so với mức tiêu thụ dầu là 35,8 triệu thùng/ngày.

kich ban nao cho tang truong gia dau
Nguồn: EIA

Trong số rất nhiều kịch bản có thể xảy ra mà các nhà quan sát thị trường xem xét, 3 tình huống được liệt kê dưới đây có khả năng khiến giá dầu tăng cao nhất.

Nguyên tắc cơ bản thị trường:Vấn đề hiện nay là nhu cầu dầu toàn cầu thấp hơn đáng kể so với nguồn cung. Ngay cả thỏa thuận OPEC + cắt giảm 10 triệu thùng/ngày cũng không đủ để cân bằng thị trường.

Nếu chênh lệch cán cân cung cầu vẫn tiếp tục, giá dầu sẽ vẫn ở mức 20 USD/thùng hoặc thậm chí thấp hơn. Để đưa thị trường trở lại trạng thái cân bằng, sản xuất dầu phải giảm đáng kể hoặc nhu cầu phải bắt đầu phục hồi trở lại.

Nếu OPEC và các đồng minh gồm các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ, quyết định cắt giảm sản lượng dầu trong khoảng 20 - 25 triệu thùng/ngày trong một vài tháng hoặc cho đến khi hết tình trạng dư cung, giá dầu sẽ phục hồi. Hạn ngạch cắt giảm sâu rộng sẽ tốt cho toàn bộ ngành công nghiệp dầu mỏ, có thể khiến giá tăng trở lại phạm vi 30 - 50 USD/thùng trong một khoảng thời gian tương đối ngắn.

Tuy nhiên, nếu OPEC + thực sự đề xuất cắt giảm bổ sung mà không nhận được ủng hộ từ các nhà sản xuất dầu khác, hạn ngạch cắt giảm vẫn chỉ ở mức 10 triệu thùng/ngày như hiện nay. Thế giới sẽ tiếp tục trải qua sự dư thừa nguồn cung dầu và giá thấp sẽ tồn tại cho đến khi thị trường tìm thấy trạng thái cân bằng mới.

Khi dự trữ toàn cầu đạt tối đa, việc ngừng hoạt động sản xuất ngoài dự kiến sẽ gây tổn hại cho ngành dầu mỏ nói chung và các nhà sản xuất đá phiến nói riêng. Giá dầu sẽ vẫn ở mức thấp trong một thời gian dài cho đến khi nhu cầu dầu toàn cầu quay trở lại và tác động của đại dịch COVID-19 giảm dần.

kich ban nao cho tang truong gia dau

Tác động từ dịch bệnh: Kịch bản thứ hai có thể xảy ra là dịch COVID-19 tấn công trực tiếp vào chuỗi cung ứng - cụ thể tại cơ sở sản xuất hoặc nhà máy lọc dầu - khiến việc hoạt động tạm dừng một phần. Việc này sẽ ngay lập tức khiến giá dầu tăng lên 30 USD/thùng. Và nếu sự cố này kéo dài trong nhiều tuần, giá dầu sẽ tăng lên hơn 40 USD/thùng bất kể tình trạng thặng dư. Tuy nhiên, sự gia tăng như vậy sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn vì nhu cầu sẽ vẫn giảm và cuối cùng sản xuất sẽ vẫn quay trở lại quỹ đạo ban đầu.

Sự can thiệp của con người:Trở lại khoảng thời gian tháng 9/2019, các cơ sở dầu của Saudi Aramco bị tấn công - làm gián đoạn nguồn cung đáng kể, dẫn đến giá dầu đạt mức tăng hàng ngày tương đối lớn và rất nhiều biến động giao dịch trong ngày.

Trong cuộc tấn công này và nhiều vụ tương tự trong quá khứ, kịch bản thứ ba có thể xảy ra là sự can thiệp của con người. Ví dụ, nếu Iran phản ứng với căng thẳng gần đây ở vùng Vịnh và đóng cửa eo biển Hormuz khiến các nhà xuất khẩu dầu vùng Vịnh không thể xuất khẩu, tác động đối với thị trường dầu mỏ sẽ rất lớn.

Iran khó có thể để căng thẳng leo thang đến mức đóng cửa eo biển Hormuz vì sẽ gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế của chính mình.

Tuy nhiên, nếu động thái cực đoan này xảy ra, đây được coi là một thách thức trực tiếp đối với Mỹ, dẫn đến sự leo thang hơn nữa ở vùng Vịnh và thậm chí có thể là một cuộc xung đột. Giá dầu sẽ leo trên mức 30 USD/thùng và thậm chí có thể đạt trên 50 USD/thùng.

Như vậy, tất cả 3 kịch bản trên sẽ dẫn đến sự gia tăng giá dầu khi thị trường buộc phải nhanh chóng thích ứng với một cú sốc cung cầu mới. Mỗi trường hợp sẽ có độ dài thời gian khác nhau tùy thuộc vào tâm lí thị trường và việc nhanh chóng đưa nguồn cung toàn cầu trở lại cân bằng với nhu cầu như thế nào.

Nguồn: