Mỹ đang mất vai trò khống chế giá dầu?
03:16 SA @ Thứ Tư - 17 Tháng Hai, 2016

Lâu nay khống chế giá dầu thô trở thành công cụ để đảm bảo vai trò thống soái của Mỹ.

Ngày 14/2, bốn triệu thùng dầu thô của Iran đã lên đường sang châu Âu, đánh dấu sự trở lại chính thức của Iran trên thị trường xuất khẩu dầu mỏ sau khi lệnh cấm vận nhằm vào nước này được dỡ bỏ.

Với việc nguồn cung dầu quá dư thừa như hiện nay, việc Iran tham gia xuất khẩu dầu trở lại được dự báo sẽ khiến cho giá dầu tiếp tục giảm sâu và đang có nguy cơ gây nên một cuộc khủng hoàng thừa dầu trên thế giới.

Mỹ đang mất vai trò khống chế giá dầu?

Iran đang lấy lại vị thế của mình, đặc biệt trong lĩnh vực dầu mỏ.

Trong một bài viết đăng tải ngày 16/2, báo Giáo dục Việt Nam dẫn truyền thông quốc tế cho rằng lần trở lại thị trường xuất khẩu dầu thô thế giới lần này của Iran là một sự mở đầu cho hàng loạt những cái đầu tiên trên thế giới liên quan đến thứ “vàng đen” này, trong đó phải kể đến vai trò của Mỹ đối với giá dầu.

Theo báo này, từ trước đến nay, các cuộc khủng hoảng năng lượng nói chung, khủng hoảng dầu thô nói riêng, hầu hết đều do giới tài phiệt Mỹ cố tình tạo ra và điều tiết theo hướng có lợi cho họ. Có thể đó là công cụ mềm nhằm tấn công và hạ gục một hoặc một vài đối thủ nào đó đang gây nguy hại cho vị thế của nước Mỹ.

Đó cũng có thể là công cụ dằn mặt những kẻ đang nhăm nhe muốn làm hại nước Mỹ, trong đó có cả những kẻ muốn rời khỏi vòng kiểm tỏa của sức mạnh Mỹ. Khống chế giá dầu thô trở thành công cụ để đảm bảo vai trò thống soái của Mỹ.

Mỹ đã kiểm tỏa kinh tế thế giới, mà cụ thể là thành công của kế hoạch Marshall đối với Châu Ấu sau thời Đệ nhị Thế chiến, theo The Marshall Foundation 19/9/1977.

Mặt khác, cũng có thể giới tài phiệt Mỹ dùng giá dầu thô lên xuống để tác động đến cuộc bầu cử người đứng đầu nước Mỹ theo hướng có lợi cho những ứng viên mà khi họ nắm quyền thì lợi ích của giới tài phiệt Mỹ được đảm bảo tối đa. Những chính sách của chính phủ đều phải chịu sự ảnh hưởng của giới tài phiệt nước này.

Nói tóm lại, cuộc khủng hoảng hay những biến động lớn về giá dầu từ trước đến nay đều có đạo diễn được “chỉ mặt gọi tên” là giới tài phiệt xứ Texas ở Mỹ. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng giá dầu thô giảm hiện nay đã không còn được những người cũ đạo diễn nữa, thậm chí họ cũng đang là diễn viên tham gia vào sàn diễn này.

Tác giả bài viết dẫn 3 nguyên chính khiến giới tài phiệt Mỹ lần đầu tiên mất đi vai trò đạo diễn của mình trong khủng hoảng giá dầu hiện nay:

Thứ nhất, Mỹ không còn vai trò độc diễn đối với nền kinh tế toàn cầu, thậm chí có một số lĩnh vực, kinh tế Mỹ đã mất vai trò chi phối vào tay người khác. Điều đó có thể do Mỹ đánh mất vị thế, cũng có thể do Mỹ chủ động nhường lại sân chơi đó cho đối thủ khi thấy không đủ sức hay không có lợi nhiều, nhưng rủi ro lại không ít, theo The New York Times ngày 4/12/2015.

Thứ hai, những “đồng minh dầu lửa” của Mỹ đã dần tách xa vòng kiểm tỏa của Mỹ vì từ trước tới nay phối hợp cùng Mỹ điều chỉnh giá dầu tạo nên cơn sốt hay khủng hoảng giá dầu thì chỉ có lợi cho tài phiệt Mỹ.

Còn với bản thân họ thì “lợi bất cập hại” và khi ngẫm lại mới thấy cay đắng. Bây giờ không kết hợp cùng Mỹ thì họ cũng có những đối tác khác mà kết quả là hai bên cùng có lợi.

Thứ ba, là sự thay đổi trong chiến lược quan hệ đối ngoại của Mỹ. 70 năm sau “Bretton Woods”, những đồng minh bên kia bờ Đại Tây Dương đã bị chính quyền Obama đưa xuống vị trí ưu tiên thứ hai, sau các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có những quốc gia mới vừa trở thành đồng minh hay đồng minh chiến lược của Mỹ.

Lược theo GDVN

Nguồn: