Nga đối mặt nguy cơ thiếu hụt nhiên liệu
01:30 SA @ Thứ Hai - 10 Tháng Tám, 2015

Nga có rất nhiều dầu, tuy nhiên, quốc gia này có thể sắp sửa phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhiên liệu.

Nga là quốc gia sản xuất dầu khí lớn thứ hai thế giới

Người đứng đầu công ty dầu khí lớn nhất của Nga cảnh báo rằng quốc gia có ngành công nghiệp sản xuất dầu lớn thứ hai thế giới có thể sẽ sớm phải đối mặt với sự thiếu hụt nhiên liệu.

Ông Igor Sechin, chủ tịch hội đồng quản trị của tập đoàn dầu khí quốc doanh Rosneft, dự đoán rằng tình trạng thiếu hụt xăng dầu của Nga có thể chạm mốc 5 triệu tấn một năm vào năm 2017. Theo Bộ Năng lượng, Nga sản xuất được khoảng 38 triệu tấn xăng dầu trong năm 2014.

Sự thiếu hụt nhiên liệu được dự kiến này là kết quả của nhiều yếu tố, trong đó đáng kế đến nhất là các quy định mới về thuế cùng với một nền kinh tế đang có dấu hiệu đi xuống và phải gánh chịu những biện pháp trừng phạt của phương Tây, đã tác động xấu đến các doanh nghiệp chế biến dầu mỏ của Nga. Điều này đã đẩy giá nhiên liệu cao lên trong khi giá dầu giảm mạnh.

Theo số liệu thống kê chính thức, giá xăng dầu đã tăng 6,3% trong nửa đầu năm 2015.

Trong một bức thư gửi cho Tổng thống Nga Vladimir Putin được trích dẫn bởi các phương tiện truyền thông Nga tuần này, ông Sechin đã kêu gọi Putin giải quyết vấn đề này bằng cách chỉ ra những lợi ích để các nhà máy lọc dầu thấy được. Ông nói điều này sẽ làm gia tăng đầu tư và tăng hiệu quả cho ngành công nghiệp này.

Các quy định mới về thuế của Nga, đưa ra trong tháng 1, đang khiến cho tình hình trở nên trầm trọng hơn. Những quy định này được đưa ra ban đầu nhằm mục đích thúc đẩy việc xuất khẩu dầu thô, khiến cho giá dầu thô trở nên rẻ hơn, trong khi đó tăng thuế đánh vào dầu đã tinh chế. Động thái này có ý nghĩa như là một sự phân chia gánh nặng thuế một cách đồng đều hơn cho các lĩnh vực năng lượng và khai thác mỏ đồng thời tạo động lực sản xuất cho các nhà xuất khẩu dầu thô. Tuy vậy, các quy định trên lại gây bất lợi cho các nhà máy lọc dầu trong nước khi giá dầu thô của họ trở nên đắt hơn một cách tương đối và làm giảm lợi nhuận của họ.

“Giá dầu và các sản phầm từ dầu trên thế giới trở nên rẻ hơn, cùng với sự giảm giá đáng kể của đồng rúp, điều này (các chính sách thuế) đã gây ra các ảnh hưởng chệch đi đáng kế so với những dự tính ban đầu”

Giá dầu đã giảm từ khoảng 107 USD một thùng từ cuối tháng sáu xuống còn 44 USD ở thời điểm hiện tại, đặt gánh nặng lên nền kinh tế Nga, một nền kinh tế mà phụ thuộc chủ yếu vào việc khai thác dầu mỏ.

Các nhà máy lọc dầu trong nước cũng đang phải chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng từ các biện pháp trừng phạt dành cho Nga khi những biện pháp này hạn chế việc họ sử dụng các công nghệ nước ngoài trong sản xuất.

Nguồn: