Nga sắp thâu tóm công ty dầu mỏ Mỹ
03:30 SA @ Thứ Năm - 13 Tháng Tư, 2017

Rosneft, công ty dầu mỏ của Nga có thể kiểm soát Citgo, một công ty dầu mỏ điều hành đường ống và các nhà máy lọc dầu trên toàn nước Mỹ.

Công ty dầu khí quốc doanh của Venezuela, Petroleos de Venezuela, sở hữu Citgo từ những năm 1980. Để đổi lấy một khoản vay từ Rosneft, công ty đã đưa 49,9% cổ phần trong Citgo làm tài sản thế chấp. Rosneft chỉ cần mua thêm một vài trái phiếu của Petroleos de Venezuela để có hơn 50% quyền sở hữu.

“Tình hình là công ty dầu mỏ của Venezuela sẽ chưa phải bàn giao Citgo trong tuần này, nhưng họ có thể vỡ nợ với khoản thanh toán tiếp theo vào tháng 10 hoặc tháng 11 tới”, Francisco Monaldi, một thành viên của Chính sách Năng lượng Mỹ Latin tại Viện Baker của Đại học Rice (Mỹ) cho hay.

Nga sẽ thâu tóm Citgo nếu Petroleos de Venezuela không sớm trả nợ

Đây không phải là một sự thâu tóm trực tiếp, nhưng đó là lý do khiến một số nhà lập pháp lo lắng vì một cuộc thâu tóm bởi Rosneft sẽ làm cho Nga "trở thành chủ sở hữu nước ngoài lớn thứ hai đối với lọc dầu trong nước Mỹ", "kiểm soát nhiều hơn về giá dầu và giá gas trên toàn thế giới", Jeff Duncan và Albio Sires, Ủy viên Bộ Ngoại giao Mỹ, viết như vậy trong bức thư gửi cho Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin.

Thượng nghị sĩ Marco Rubio và Bob Menendez cũng bày tỏ mối quan ngại: "Chúng tôi rất quan ngại trước việc Rosneft sẽ kiểm soát một nhà cung cấp năng lượng lớn của Mỹ. Điều này có thể trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh năng lượng quốc gia, ảnh hưởng đến dòng chảy và giá xăng dầu đối với người tiêu dùng Mỹ. Không những thế, còn phơi bày cơ sở hạ tầng quan trọng của đất nước cho đối thủ".

Trong khi đó, chuyên gia về năng lượng tại Wells Fargo, John LaForge lại tỏ ra lạc quan hơn khi phát biểu với CNNMonney: "Người Nga không thể giữ Citgo làm con tin.

Dù Citgo xử lý khoảng 800.000 thùng dầu mỗi ngày nhưng đó chỉ là một phần nhỏ trong số gần 20 triệu thùng dầu mà Mỹ tiêu thụ hàng ngày.

Nếu Rosneft ngừng sản xuất dầu tại ba nhà máy lọc dầu của nó thì Mỹ vẫn còn các nhà máy lọc dầu khác sẵn sàng hoạt động".

Nguồn: