Triển vọng sản lượng dầu của Nga hậu Crưm
02:20 SA @ Thứ Ba - 08 Tháng Tư, 2014

(VINPA) - Các biện pháp trừng phạt kinh tế liệu có ngăn được Nga tăng sản lượng dầu thô?

Sản lượng dầu thô của Nga luôn được xếp cao hơn cả Ả rập Xê út trong vài năm qua và liên tục tăng trong những tháng gần đây, trung bình 10,53 triệu thùng/ngày vào tháng 2 năm nay. Nước Nga vẫn duy trì việc tìm kiếm phương thức mới để tăng sản lượng dầu bằng cải tiến công nghệ hoặc khai thác tại các khu vực chưa được thăm dò như Đông Siberia. Vậy điều gì có thể cản trở tốc độ tăng trưởng sản lượng của Nga? Yếu tố rõ ràng nhất là việc áp đặt biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Moscow của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ và Liên minh châu Âu.

Ảnh: Internet

Vào ngày 26 tháng 3 vừa qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Anh David Cameron cho biết sẽ xem xét các biện pháp trừng phạt nhằm mục tiêu vào lĩnh vực năng lượng của Nga, nhưng không đi vào các biện pháp cụ thể.

Lệnh cấm mua dầu và khí của Nga dường như khó khả thi bởi sự phụ thuộc của châu Âu vào nguồn năng lượng của Nga, ít nhất là tại thời điểm này.Nhưng các biện pháp trừng phạt có thể bị áp đặt sẽ gây khó khăn hơn cho các nước đang phải trả tiền mua năng lượng từ Nga. Điều này chứng tỏ chính phủ Washington đã có một chiến thuật hiệu quả vào năm 2012 khi đưa ra lệnh trừng phạt trên diện rộng chống lại Iran. Các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Đài Loan đã phải đưa ra các giải pháp sáng tạo để thanh toán hóa đơn mua dầu của Iran. Một biện pháp khác áp đặt với Iran là lệnh cấm đầu tư năng lượng tại nước này. Động thái tương tự chống lại Nga có thể ảnh hưởng đến khả năng Moscow duy trì sản xuất ở mức hiện tại trong tương lai.

Thật khó để tưởng tượng nhiều hãng dầu lớn ở phương Tây có các công ty liên doanh thăm dò ở Nga sẽ bỏ nhiều tiền đầu tư trong khi cuộc khủng hoảng trên bán đảo Crưm vẫn còn tăng thêm và sự đe dọa trừng phạt kinh tế thực sự. Đó là các tên tuổi lớn nhất trong lĩnh vực dầu mỏ như Exxon Mobil, Shell, Chevron, Eni và Statoil. Các công ty này hiện vẫn đang còn kín tiếng về những kế hoạch của họ nhưng chắc chắn có những mối lo ngại.

Một trong những lo ngại lớn là Nga có thể phản ứng với bất kỳ biện pháp trừng phạt kinh tế bằng cách thu giữ tài sản phương Tây ở Nga – các mỏ dầu khí, giàn khoan, giấy phép. Nhưng sự trừng phạt đối với ngành năng lượng của Nga làm sản lượng dầu sụt giảm là khó xảy ra trong ngắn hạn. Các hãng dầu mỏ của Nga có nguồn tài chính vững chắc và nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước, vì vậy lượng dầu thô sẽ không suy giảm. Ngay cả khi các đối tác châu Âu và Mỹ giảm nhập dầu thô trong tương lai, Nga vẫn có khả năng tìm được rất nhiều thị trường khác. Chẳng hạn, vào những ngày cuối tháng 3, Igor Sechin, CEO của Rosneft đã đến New Delhi để bàn luận về việc xuất khối lượng dầu thô đều đặn sang Ấn Độ.

Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có khả năng tăng khối lượng dầu thô nhập từ Nga. Sẽ không có điều gì xảy ra mặc cho bất kỳ biện pháp trừng phạt quốc tế nào trong tương lai chống lại Nga trong nỗ lực làm giảm sức mua dầu thô của Nga trên toàn cầu.

Hiện tại, không có mối nguy hiểm nào cho cỗ máy tạo ra doanh thu chính của Moscow. Hầu như hàng năm kể từ khi sản lượng dầu thô lần đầu tiên đạt mốc 10 triệu thùng/ngày vào năm 2010, các nhà phân tích cho rằng sản xuất đã đạt đỉnh và sẽ dần sụt giảm. Moscow vẫn tiếp tục chứng minh điều này sẽ không xảy ra nhưng bây giờ có lẽ nó đang phải đối mặt với mối đe dọa được cho là lớn nhất từ trước đến nay: cô lập quốc tế, kinh tế trì trệ và viễn cảnh của biện pháp trừng phạt có thể sẽ phá vỡ vũ khí chính trị lớn nhất của họ: dầu và khí đốt.

Nguồn: