Vì sao các nước chen chân vào Bắc Cực?
02:08 SA @ Thứ Năm - 12 Tháng Mười Hai, 2013

Bắc Cực chứa 30% tổng lượng khí tự nhiên và 15% lượng dầu chưa được khai thác của thế giới.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh cho quân đội Nga tăng cường chú trọng vào vùng Cực. Cuối năm nay họ phải hoàn thành kế hoạch nâng cấp căn cứ quân sự ở vùng giàu tài nguyên này đang bị tranh chấp này.

Tổng thống Putin hoan nghênh công việc của quân đội ở vùng Cực và yêu cầu đặc biệt chú ý tới triển khai hạ tầng cơ sở và các đơn vị quân sự ở vùng Cực. Trong buổi họp Bộ Quốc phòng, tổng thống Putin nói. “Cuối năm nay kế hoạch phải xong … cho việc nâng cấp sân bay Tiksi và hoàn thành công trình xây dựng sân bay Severomorsk 1.”

Nga đã hoàn thành việc phục hồi sân bay trên đảo Novobirsk vốn bị bỏ hoang từ 1993. Đầu năm nay 2013 Moscow đã gửi 10 tàu chiến và 4 tàu phá băng tới quần đảo này để biểu dương lực lượng.

Để thể hiện rõ tính nghiêm túc của Nga về vùng này, Moscow đã bắt giữ 30 người trên tàu Hòa bình xanh (Greenpeace) đến phản đối nước này khoan dầu ở vùng Cực. Người bị bắt đang đối mặt với án tù 7 năm.

Đầu tuần này Putin nói hiện diện quân sự của Nga ở vùng Cực là cần thiết để chống lại hiểm họa tiềm tàng từ Mỹ.

Kho báu kinh tế ở vùng Bắc Cực

Cơ quan Điều tra Địa chất Mỹ cho rằng, Bắc Cực chứa 30% tổng lượng khí tự nhiên và 15% lượng dầu chưa được khai thác của thế giới.

Nhà khai thác dầu lớn nhất của Nga dự báo sản lượng giảm từ các giếng dầu Siberia trong những năm tới và đang tìm kiếm các mỏ vùng Cực tiềm năng.

17 tập đoàn dầu khí lớn đã hợp tác thăm dò đáy biển ngoài khơi vùng Cực, thể hiện sự háo hức tìm dầu ở khu vực xa xôi này. Đó là BP, Chevron, ConocoPhillips , Eni, Royal Dutch Shell, Lukoil, Idemitsu, Repsol, Det norske, Wintershall, Suncor, VNG, PGNiG , Spike, Statoil, GDF Suez và Lundin Petroleum. Hoạt động thăm dò sẽ diễn ra từ tháng 4 tới mùa thu năm 2014.

Sự hiện diện của nhiều nước ở Bắc Cực

Khu vực Bắc Cực do Na Uy tuyên bố chủ quyền lớn bằng nước Thụy Sĩ, đã có biên giới thỏa thuận với Moscow hồi 2010.

Hồi tháng 9/2013 Canada nộp đơn tuyên bố chủ quyền Cực Bắc (North Pole) lên Liên Hợp Quốc. Vùng lãnh thổ sẽ bao gồm một phần lớn Bắc Cực giàu tài nguyên. Tuy nhiên, đơn chưa chính thức do nước này vẫn còn cần thời gian thăm dò toàn diện dãy núi ngầm dưới biển của vùng cực này.

Tàu ngầm của Nga đã cắm cờ Nga dưới đáy biển Bắc Cực hồi 2007.

Cả Nga, Canada và Đan Mạch đều nói dãy núi ngầm dưới đại dương Bắc Cực, có tên là Dải Lomonosov là một phần của lãnh thổ nước họ. Dải Lomonosov kéo dài 1.800 km qua Cực Bắc.

Nhìn chung, trong tương lai không xa khu vực Bắc Cực lạnh lẽo sẽ nóng lên trông thấy với việc các cường quốc kề vai tiến vào vùng này.

Nguồn: