Các biện pháp trừng phạt đẩy Iran vào suy thoái
09:01 SA @ Thứ Ba - 11 Tháng Mười Hai, 2012
Các biện pháp trừng phạt đối với Iran do chương trình hạt nhân đã đẩy đất nước này vào tình trạng suy thoái, một hiệp hội của các dịch vụ tài chính toàn cầu cho biết hôm thứ 2(10/12).

Xuất khẩu dầu thô đã giảm mạnh, đồng Rial của Iran cũng mất giá và lạm phát đã tăng vọt trong năm 2012, Viện tài chính quốc tế có trụ sở tại Washington cho biết trong báo cáo về Trung Đông và Bắc Phi.

GDP vào năm 2012 dự kiến sẽ giảm 3,5%, từ mức tăng trưởng dương 1,2% trong năm 2011.

Các nước phương Tây nghi ngờ Iran đang làm giàu uranium đến mức có thể sử dụng chất này trong vũ khí và Thượng viện Mỹ đang xem xét mở rộng thêm các biện pháp trừng phạt kinh tế lên ngành năng lượng cảng, vận tải biển và các lĩnh vực đóng tàu của Iran.

Tehran khẳng định chương trình hạt nhân của nước này dành cho mục đích dân sự.

Trong năm tài chính 2012/2013 "với giá dầu thô giữ ở khoảng $ 110 một thùng, doanh thu của chính phủ từ dầu (chiếm khoảng một nửa tổng doanh thu trong những năm trước đây) có thể giảm ít nhất 40%,".

Chính phủ Iran đã bắt đầu củng cố chi tiêu công để bù đắp sự sụt giảm doanh thu.

Đồng Rial liên tục mất giá trong năm nay khi các ngân hàng trung ương kiếm dòng ngoại tệ để sử dụng trong thanh toán cho hàng nhập khẩu của chính phủ và đáp ứng nhu cầu nhập khẩu thiết yếu.

Lạm phát sẽ lên mức trung bình khoảng 50% trong năm nay, tăng từ 26,5 % vào năm 2011.

Ban đầu, các quan chức Iran tìm cách để giảm nhẹ tác động của lệnh trừng phạt, nhưng trong những tháng gần đây đã thừa nhận tác động của các biện pháp trừng phạt đó lên nền kinh tế và cho rằng Iran phải sử dụng các biện pháp trừng phạt như một cơ hội để thoát hẳn khỏi sự phụ thuộc nặng nề vào dầu mỏ.

Nghị sĩ quốc hội của Iran, Gholamreza Mesbahi Moghaddam, người giữ vị trí trong ban ngân sách quốc hội, cho biết trong tháng mười một, ngân sách nhà nước cho năm tài chính tiếp theo có thể giả định xuất khẩu chỉ là một triệu thùng dầu mỗi ngày, bằng khoảng 1/2 khối lượng xuất đi trong năm 2011.

Nguyễn Nhung
Theo Reuters