Chính sách năng lượng châu Âu bị chia rẽ vì khí đốt Nga
03:16 SA @ Thứ Hai - 21 Tháng Tư, 2014

Dự án đường ống Dòng chảy Phương Nam đang là yếu tố gây chia rẽ về chính sách giữa nhiều nước thành viên EU, với Thổ Nhĩ Kỳ cũng muốn tham gia.

Một số nhà lãnh đạo EU muốn chặn dự án lại trong khi vài nước khác coi đây là giải pháp cho sự gián đoạn nguồn cung qua Ukraine.

EU đã nhiều năm tìm kiếm cách giảm lệ thuộc vào nguồn khí đốt nhập khẩu từ Nga và vụ Nga sáp nhập Crimea lại càng tăng tính quan trọng của vấn đề.

Dù vậy một số nước trong khối cho rằng Nga đã là một nhà cung cấp năng lượng đáng tin cậy và đổ trách nhiệm cho việc họ cắt nguồn cung năm 2006 và 2009 lên Ukraine. Gần một nửa lượng khí đốt Nga nhập vào EU đi qua nước này.

Dự án Dòng chảy Phương Nam

Dự án Dòng chảy Phương Nam, kế hoạch có trước khi xẩy ra khủng hoảng Ukraine và Nga sáp nhập bán đảo Crimea

Tổng thống Nga Putin vừa cảnh báo Nga có thể sẽ lại cắt nguồn cung khí đốt vào Ukraine do khoản nợ tiền gas chưa trả lên đến hơn 2 tỉ USD.

Hai nước đã tranh cãi nhiều năm về chuyện thanh toán dẫn đến việc Moscow tìm đường đi vòng qua Ukraine.

Sau khi hoàn thành đường ống Dòng chảy Phương Bắc đến Đức hồi 2011, Nga vạch ra kế hoạch cho dự án Dòng chảy Phương Nam dài 2.400 km. Đường ống sẽ băng qua Biển Đen đến Bulgaria và các nước thành viên EU khác.

Dòng chảy Phương Nam có thể cung ứng 60 tỉ mét khối khí cho châu Âu vào cuối thập kỷ này, tức 15% nhu cầu năng lượng EU.

Đường ống đang xây ở Bulgaria

Nhiều nước ủng hộ dự án

Sau khủng hoảng Ukraine, EU tuyên bố tạm ngưng quá trình xem xét cấp phép kế hoạch và nêu lại các mối bận tâm về dự án từ trước đó.

Các nước thành viên EU khác như Đức, Italy và Bulgaria tiếp tục ủng hộ dự án.

Một số nước châu Âu khác cũng có lợi ích kinh tế khi dự án triển khai là Đức, Italy và Pháp. Consortium thực hiện dự án là Gazprom, Wintershall, ENI và EDF.

Tập đòan hóa chất BASF sở hữu Wintershall nói vẫn tiếp tục cam kết tham gia vào Dòng chảy Phương Nam và khí đốt Nga bất chấp khủng hoảng Ukraine đang sâu sắc thêm.

Một số nhà ngoại giao cho rằng Dòng chảy Bắc Âu đã đem đến cải thiện lớn nhất trong an ninh khí đốt EU từ hồi tranh chấp giá cả 2009. Vụ việc năm đó đã dẫn tới nguồn cung khí đốt cho châu Âu từ Nga bị tạm ngưng.

“Điểm quan trọng của Dòng chảy Phương Nam là nó loại bỏ điểm yếu của châu Âu nằm ở các rắc rối và gián đoạn tại Ukraine hiện đang là mối đe dọa thật sự… Đường ống xây xong thì Gazprom có thể thực hiện mọi nghĩa vụ hợp đồng với châu Âu không cần dùng đến hệ thống ống Ukraine.” Theo Viện nghiên cứu Năng lượng Oxford, chương trình Nghiên cứu khí đốt tự nhiên.

Hệ thống ống chuyển khí của Ukraine có từ thời Liên Xô được nâng cấp lên.

Hệ thống ống chuyển khí của Ukraine có từ thời Liên Xô được nâng cấp lên.

Không đồng thuận

Bộ trưởng năng lượng Bulgariaông Dragomir Stoynev hôm 17/4 cho biếtcông việc dự án sẽ vẫn tiến hành trong năm nay. “Ủy ban châu Âu nên xem xét tới ảnh hưởng tiêu cực lên các thành viên khác trước khi hành động trong tương lai,”.

Quan điểm của Sofia làm Brussel nổi giận, và nói các nước thành viên không thể một mình đưa ra quyết định mà không có sự cho phép của Ủy ban châu Âu.

Bulgaria dựa hòan toàn vào nguồn khí đốt Nga nhập khẩu và đã chịu ảnh hưởng nặng từ hai đợt gián đoạn trước giữa mùa đông lạnh lẽo.

Các công ty có được hợp đồng xây đường ống như Saipem của Italy và Europipe của Đức cũng nói họ định cứ tiến hành theo kế hoạch.

Trong trường hợp Dòng chảy PhươngNam không có được sự cho phép của các thủ tục cấp phép ở EU, Thổ Nhĩ Kỳ ngỏ ý muốn có đường ống chạy qua lãnh thổ mình.

Nhu cầu khí đốt của Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang tăng và có thể vượt qua Italy hiện là thị trường châu Âu lớn thứ hai sau Đức trong vòng một thập kỷ tới.

Nguồn: