Lò lửa Trung Đông và giá dầu thế giới
03:06 SA @ Thứ Sáu - 26 Tháng Tám, 2016

Giá dầu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và luôn khó đoán. Tuy nhiên, mỗi động thái hoặc tích cực hoặc tiêu cực của các “ông lớn” dầu mỏ đều tác động tới giá dầu. Quyết định tăng sản lượng của Arập Xê-út và sự trỗi dậy của Iran sau khi được xả bỏ cấm vận ảnh hưởng như thế nào đến giá dầu?

tin nhap 20160825091112
Một cơ sở sản xuất dầu mỏ ở Iran

Trong thời gian gần đây, các nhà phân tích của cả Nga lẫn phương Tây ngày càng nói nhiều về việc giá dầu sẽ tăng trong vài năm tới. Các dự đoán chỉ khác nhau ở con số cụ thể. Có người nói về mức 55 - 60 USD mỗi thùng, trong khi những người khác khẳng định giá dầu sẽ cán mốc 100. Trên sàn giao dịch chứng khoán có hợp đồng trên giá ở mức 150 USD trong năm 2020, và các quỹ đầu tư đang tích cực chọn mua những cổ phiếu mà sẽ mang lại lợi nhuận lớn khi giá dầu chỉ cần nhỉnh hơn 100 USD một thùng.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng mọi chuyện không đơn giản như vậy. Vì vậy, một vài ngày trước, Iraq đã thông báo ý định gia tăng sản xuất 5%, trong khi Nigeria đã có một thỏa thuận ngừng bắn với phiến quân, cho phép các thợ mỏ và các công ty vận chuyển dầu ở nước này thở phào nhẹ nhõm. Nhưng đó chưa phải là điều chủ yếu. Tất cả chuyện đó đều lu mờ so với những kỷ lục của các đại gia chủ chốt như Saudi Arabia và Iran.

Riyadh, theo Bloomberg, đã tăng sản lượng dầu từ 10,55 lên 10,67 triệu thùng mỗi ngày, theo đúng lời hứa hẹn của chính quyền là sẽ đáng kể sản lượng và tăng cường sự hiện diện của dầu Arập Xê-út trên thị trường toàn cầu. Được biết, tập đoàn nhà nước Saudi Aramco tuyên bố sẽ tăng sản lượng 33% tại mỏ Shaybah, mỏ dầu chính của đất nước.

Sản lượng dầu của Tehran cũng đã đạt mức trước cấm vận. Phó Tổng thống thứ nhất của Iran, Eskhak Jahangiri cho biết: "Xuất khẩu dầu tăng lên 2,5 triệu thùng/ngày. Iran đã có thể phục hồi mức khai thác dầu ngang bằng với thời trước cấm vận, và do đó đã khôi phục lại thị phần cũ".

Thời gian gần đây có tin đồn rằng tại diễn đàn ở Algiers vào tháng Chín năm nay, các thành viên OPEC có thể sẽ đồng ý đóng băng khai thác dầu. Tuy nhiên, sau khi xuất hiện thông tin về sự gia tăng số lượng giàn khoan ở Mỹ, ý đồ đóng băng của OPEC trở nên có vẻ như vô tác dụng.

Giá dầu vẫn chưa ổn định, và mọi dự báo cũng là… dự đoán. Do đó, việc liên hệ giá dầu với sự xuống dốc của nền kinh tế Nga không phải là một thực tế tích cực. Cần phải dần dần rời bỏ ý tưởng phi thực tế này. Để làm điều đó, vẫn còn có đủ thời gian.

Nguồn: