Mỹ xoay trục xuất khẩu năng lượng Châu Á?
03:41 SA @ Thứ Ba - 31 Tháng Ba, 2015

Xuất khẩu năng lượng của Mỹ có thể hỗ trợ an ninh năng lượng Châu Á - nếu rào cản chính trị đã được khắc phục.

Thập niên vừa qua chứng kiến những thay đổi trên các thị trường năng lượng toàn cầu. Sự bùng nổ nhiên liệu bất ngờ giúp Mỹ giảm phụ thuộc vào dầu nhập khẩu, trong khi tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, các quốc gia có nguồn năng lượng hạn chế đang ngày càng phụ thuộc vào các nguồn cung nước ngoài để đáp ứng nhu cầu tăng cao.

Với việc Mỹ dự kiến sẽ xuất khẩu khí thiên nhiên lỏng (LNG) đến Châu Á vào đầu năm 2017, một kỷ nguyên năng lượng mới đã đến. Tại sự kiện ở Quốc hội Mỹ hôm 24-2, Mikkal E. Herberg, giảng viên cao cấp tại Đại học California, San Diego, Giám đốc nghiên cứu của Chương trình an ninh năng lượng tại Cục Nghiên cứu Châu Á cho biết, những thay đổi này buộc các nước như Nhật, Hàn, Trung phải suy nghĩ lại vấn đề hợp tác năng lượng khu vực, chẳng hạn như các cổ phần dầu chiến lược, phối hợp công nghệ và thể chế.

Còn theo nhà ngoại giao hàng đầu Nhật Yasushi Akahoshi, mở rộng nhập khẩu LNG và dầu thô từ Mỹ là chìa khóa để tăng cường an ninh năng lượng tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và củng cố quan hệ thương mại.

Một giếng dầu của Mỹ. Ảnh: Diplomat

Mỹ đem đến nhiều lợi nhuận cho Châu Á

Sản xuất khí tự nhiên trong nước của Mỹ tăng gấp đôi tốc độ tiêu thụ trong những năm gần đây, giảm 2/3 lượng nhập khẩu kể từ năm 2007. Sản xuất khí đá phiến tăng vọt biến Washington trở thành nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên triển vọng vào năm 2020.

Các nước Châu Á, đặc biệt là Nhật-Trung, rất hoan nghênh việc Mỹ xuất khẩu năng lượng. Lý do chính khiến khí tự nhiên trở nên hấp dẫn đối với các nhà nhập khẩu Châu Á là nguồn cung cấp đa dạng hơn rất nhiều so với dầu thô. Hiện nay, giá LNG cho các nhà nhập khẩu Châu Á cao hơn gần 4 lần giá ở Mỹ, nhưng ông Akashoshi tin tưởng, việc nhập khẩu khí đốt của Mỹ sẽ khuyến khích phát triển hệ thống định giá theo thị trường tiến bộ hơn.

Theo nhà nghiên cứu Kei Shimogori, Nhật, Hàn sẽ nhập khẩu LNG từ Mỹ sớm hơn so với các nước khác trong khu vực nhờ những giao dịch về đường mốc trên bờ biển vùng Vịnh. Cty Cổ phần Gas Hàn Quốc đã ký kết một thỏa thuận 20 năm về việc nhập khẩu khí đốt bắt đầu từ năm 2017, và các Cty Nhật nắm chắc khoảng 28 tỷ m3 LNG thông qua các hợp đồng dài hạn cho đến năm 2020. Mặt khác, Trung Quốc không nhập khẩu khí từ Mỹ trong 3 năm qua và vẫn chưa thực hiện bất kỳ giao dịch nào.

Xuất khẩu dầu đối mặt nhiều rào cản

Không giống như LNG, xuất khẩu dầu thô từ Mỹ đến Châu Á vẫn chưa được lên kế hoạch cụ thể.

Cùng với gia tăng sản xuất khí đốt, Mỹ tăng gấp đôi sản lượng dầu thô và giảm nửa lượng nhập khẩu so với năm 2008. Tuy nhiên, lượng nhiên liệu dư này không thể xuất khẩu sang Châu Á do lệnh cấm xuất khẩu dầu thô được đặt ra từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ những năm 1970. Khi giá dầu thế giới giảm mạnh, Nhật-Trung tích cực dự trữ nguồn năng lượng này. Nhu cầu dầu của Châu Á dự kiến sẽ tăng 60% vào năm 2035, các nước nhập khẩu đang lo lắng tìm kiếm các nguồn cung cấp khác ngoài Trung Đông.

Tuy nhiên, không giống như Liên minh Châu Âu (EU), các nước Châu Á-Thái Bình Dương, thậm chí các quốc gia ASEAN không cần quá lo trong việc nhập khẩu nhiên liệu. Do đó, Mỹ có khả năng trở thành đối tác chiến lược về dự trữ năng lượng với các nước Châu Á.

Hệ thống mới

Bên cạnh việc phát triển cơ chế dự trữ dầu chiến lược, kỷ nguyên năng lượng mới còn kêu gọi hợp tác về kỹ thuật giữa các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương thông qua các diễn đàn như APEC, ASEAN và IEA.

Một số khuôn khổ hợp tác khu vực tư nhân được thiết lập. Cty điện tử Chubu của Nhật và Cty Cổ phần Gas Hàn Quốc ký kết thỏa thuận để cùng nhau nhập khẩu LNG của Mỹ. Bên cạnh đó, Trung-Nhật tiếp tục tổ chức diễn đàn bảo tồn năng lượng hàng năm vào năm 2014, sau 1 năm trì hoãn do bất ổn về chính trị. Tuy nhiên, sự hợp tác giữa các quốc gia vẫn còn tồn tại các mối quan hệ chính trị "không lành mạnh" giữa các nhà nhập khẩu dầu Châu Á.

Mối quan tâm chung khác là sự ổn định của các nhà xuất khẩu ở Vịnh Ba Tư. Khu vực này hiện đang cung cấp hơn một nửa lượng nhiên liệu của Trung Quốc và gần 80% lượng dầu nhập khẩu của Nhật và là mặt hàng mà nhập khẩu từ Mỹ sẽ không hoàn toàn thay thế được. Khi nhu cầu ngày một tăng lên, các nước Châu Á-Thái Bình Dương sẽ tiếp tục tìm kiếm năng lượng từ cả Mỹ và vùng Vịnh. Giá dầu xuống thấp hiện nay là thời cơ cho các nước Châu Á dự trữ năng lượng và Mỹ sẽ là nhà nhập khẩu đáng tin cậy cho các quốc gia này.

Nguồn: