Không có giấy phép con mọc lại sau khi cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh
02:03 SA @ Thứ Sáu - 02 Tháng Hai, 2018

Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải với báo chí ngày 1-2 tại Hà Nội.

Cổ phần hoá công khai, minh bạch, không có lợi ích nhóm

Trong năm 2017, Bộ Công thương đã nỗ lực, khẩn trương triển khai hiệu quả, đúng kế hoạch Chính phủ giao về công tác tháo vốn, thực hiện cổ phần hoá (CPH), sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thuộc Bộ một cách thực chất và đạt được kết quả khả quan như thoái vốn thành công tại Sabeco, chuẩn bị thoái vốn tại một số doanh nghiệp lớn như Công ty lọc hoá dầu Bình Sơn, PVOil, PV Power…song song với đó là hoàn thiện thành việc rà soát, đánh giá tổng thể thực trạng, mức độ thiệt hại của 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương và phương án xử lý dứt điểm các dự án, doanh nghiệp trình Thủ tướng Chính phủ thông qua Đề án và Kế hoạch hành động vào quý IV năm 2017 và triển khai thực hiện đạt kết quả tốt. Đến nay, 5 nhà máy đã đi vào sản xuất, khắc phục dần thua lỗ, qua đó, góp phần xử lý và khai thông nguồn lực trong phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm quốc gia.

Nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước muốn tham gia mua cổ phần của các tập đoàn nhà nước làm ăn có hiệu quả. (Ảnh Internet).

Phó vụ trưởng Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp (Bộ Công Thương) Tào Thị Kim Vân cho biết, trong giai đoạn 2016-2020, thực hiện kế hoạch sắp xếp đổi mới doanh nghiệp đã được Thủ tướng Phê duyệt, Bộ Công Thương sẽ thực hiện CPH đối với 17 DNNN và thoái vốn nhà nước khỏi 6 tập đoàn/tổng công ty.

Trong năm 2018, Bộ Công Thương có kế hoạch CPH đối với 6 DN và thoái vốn nhà nước đối với 3 tập đoàn/ tổng công ty thuộc Bộ. Đối với lĩnh vực dầu khí và năng lượng, ngay trong tháng 1-2018, Bộ đã thực hiện IPO thành công đối với 3 tổng công ty: Tổng công ty Lọc hoá dầu Bình Sơn, Tổng công ty Điện lực dầu khí, Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV OIL) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Kết quả IPO rất khả quan, số tiền thu về cho nhà nước gấp nhiều lần so với dự kiến trước IPO.

Trong đó, gần 100 nhà đầu tư tổ chức trong và ngoài nước tham gia đấu giá với khối lượng đặt mua gần 270 triệu cổ phần, cao hơn số cổ phần chào bán. Kết quả chỉ có gần một nửa số tổ chức đầu tư trúng đầu giá PV OIL.

Như vậy, diễn biến IPO PV OIL đã diễn ra đúng dự đoán về việc không không chỉ tổ chức đầu tư, mà cả một số nhà đầu tư chiến lược của PV OIL cũng tham gia IPO để sớm sở hữu cổ phần của tổng công ty này mà không chịu bất kỳ điều kiện ràng buộc nào. Giá dầu thành công nằm ở mức cao trong ngưỡng dự đoán.

Bộ Công Thương tập trung đẩy nhanh công tác thoái vốn nhà nước tại các DNNN lớn như Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, Tổng công ty rượu bia nước giải khát Hà Nội (Habeco), Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp và một số tổng công ty do Bộ làm đại diện Chủ sở hữu.

Riêng đối với Habeco trong năm 2018, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Tư Pháp, Bộ KH&ĐT tập trung đàm phán, xử lý dứt điểm các vướng mắc trong thoả thuận hợp tác chiến lược với Caslsberg để làm cơ sở cho việc chuyển nhượng cổ phần nhà nước tại Habeco.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cũng khẳng định, quá trình thực hiện CPH các đơn vị được thực hiện công khai, minh bạch và không có lợi ích nhóm.

Không có tình trạng mọc lại giấy phép con sau cắt giảm

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ Công Thương đã cải cách tổ chức bộ máy, thu gọn đầu mối từ 35 đơn vị xuống còn 30 đơn vị trực thuộc Bộ. Cắt giảm 675 điều kiện đầu tư kinh doanh không còn phù hợp (chiếm 55,3% tổng số điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Công Thương); cắt giảm và đơn giản hoá 183 trong tổng số 451 thủ tục hành chính; triển khai 161 trong tổng số 298 dịch vụ công trực tuyến của Bộ ở cấp độ và và cấp độ 4 thông qua một Cổng dịch vụ công trực tuyến thông nhất của Bộ Công Thương.

Trả lời câu hỏi của PV Báo CADN về việc lo ngại tình trạng “mọc lại” giấy phép con sau khi cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh trên, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định: “Bộ Công thương có đến hơn 1200 điều kiện kinh doanh, tôi không biết rằng những điều kiện đó nó tác động đến đâu nhưng chắc chắn muốn kinh doanh, DN phải có những điều kiện này. DN phải đến Bộ Công thương để xin giấy này, giấy nọ, phải tốn kém thời gian. Khi chúng ta bỏ hàng trăm điều kiện kia đi, có nghĩa là DN không cần phải đến Bộ nữa.

Nguồn: