Lãi của Petrolimex không đến từ kinh doanh xăng dầu nội địa!
01:31 SA @ Thứ Ba - 27 Tháng Mười Một, 2012

Sau khi báo cáo tài chính của Petrolimex được công bố đã cónhiều thông tin trái chiều về lỗ, lãi của Petrolimex. Hôm nay (26/11/2012) Tậpđoàn Xăng dầu Việt Nam đã gửi Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin-Truyềnthông tin giải thích rõ về kết quả kinh doanh của mình.

Petrolimex không mua bán chứng khoán.

Thông tin về khoản mà báo chí gọi là "đầu tư khủng gần 3.652 tỷ đồng tại42 công ty con”, Petrolimex giải thích rõ: 42 công ty xăng dầu TNHH một thànhviên là những công ty thuộc danh sách Công ty mẹ, do Petrolimex sở hữu 100% vốnđiều lệ hoạt động tại Việt Nam. Tính đến thời điểm ngày 30/9/2012, số vốn củaPetrolimex đầu tư vào các công ty này gần 3.652 tỷ đồng.

Về bản chất, 42 công ty này là các công ty nhà nước được thành lập trong quátrình lịch sử hình thành và phát triển của Petrolimex (từ năm 1956 đến nay).Theo quy định của chế độ tài chính Việt Nam, trước ngày 1/7/2010 số vốn trênphản ánh chung là vốn của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam; tuy nhiên kể từ ngày1/7/2010 đến nay, thực hiện Luật doanh nghiệp năm 2005 và Nghị định số25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 của Chính phủ về chuyển đổi công ty nhà nước thànhcông ty TNHH một thành viên và tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên donhà nước làm chủ sở hữu, Petrolimex chuyển sang hoạt động theo mô hình Công tymẹ - Công ty con vì thế 42 công ty xăng dầu thành viên này được chuyển thành 42công ty TNHH một thành viên do Petrolimex sở hữu 100% vốn điều lệ (Công ty con)và đương nhiên toàn bộ số vốn của 42 công ty này phải phản ánh là vốn Công tymẹ (Văn phòng Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam trước đây) đầu tư vào công ty con,mà theo định nghĩa của pháp luật hiện nay là đầu tư vào doanh nghiệp khác.

Còn đối với 2 công ty TNHH một thành viên do Petrolimex sở hữu 100% vốn điều lệhoạt tại nước ngoài (Singapore và Lào), theo quy định của chế độ tài chính ViệtNam thì số vốn 380 tỷ đồng tại các công ty này cũng được phản ánh là vốn Côngty mẹ (Petrolimex) đầu tư vào doanh nghiệp khác.

Đối với khoản 3.633 tỷ đồng đầu tư vào 25 công ty cổ phần và công ty TNHH nhiềuthành viên, Petrolimex cho rằng:

Hầu hết các doanh nghiệp này đều là các doanh nghiệp do thực hiện cổ phần hóadoanh nghiệp nhà nước (trước đây là công ty thành viên 100% vốn nhà nước trựcthuộc Petrolimex) theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Theo đó,Petrolimex sở hữu một tỷ lệ vốn nhất định sau khi bán phần vốn nhà nước cho cácnhà đầu tư khác theo phương án cổ phần hóa đã được các cơ quan có thẩm quyềnphê duyệt hoặc Petrolimex tham gia đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp mà lĩnhvực hoạt động của các doanh nghiệp này có liên quan trực tiếp đến hoạt độngkinh doanh xăng dầu.

Như vậy, do sự thay đổi về các quy định của pháp luật trong lĩnh vực tài chínhkế toán nên các khoản vốn đầu tư tại các công ty trên đây được chuyển từ vốnPetrolimex giao cho các công ty thành viên quản lý, sử dụng và có trách nhiệmbảo toàn vốn thành vốn Công ty mẹ (Petrolimex) đầu tư vào Công ty con (hay gọilà doanh nghiệp khác) trên sổ sách kế toán và báo cáo tài chính của Petrolimexđể phù hợp với các quy định hiện hành.

Vì thế, Petrolimex khẳng định, bản chất đây là các khoản đầu tư doanh nghiệpchứ Petrolimex không mua, bán chứng khoán thông qua việc kinh doanh cổ phiếutrên sàn giao dịch chứng khoán hoặc trên thị trường OTC.

Do không hiểu rõ bản chất, nguồn gốc cũng như khái niệm đầu tư vốn vào doanhnghiệp khác nên trong thời gian vừa qua một số thông tin đã đưa ra những bìnhluận không đúng về bản chất sử dụng vốn của doanh nghiệp, tạo tâm lý bức xúc vàcó thể dẫn đến hiểu lầm của bạn đọc thông qua việc sử dụng một số từ “rót”,“đổ”, “bơm tiền”, “khủng”, “đầu tư khổng lồ”...

1.030 tỷ đồng là lợi nhuận hợp nhất trước thuế

Giải thích rõ về khoản lợi nhuận 1.030 tỷ đồng, Petrolimex cho biết: đây là tổnglợi nhuận kế toán hợp nhất trước thuế. Trong đó, kinh doanh mặt hàng xăng dầucủa khối kinh doanh xăng dầu (gồm Công ty mẹ và 42 công ty TNHH một thành viênkinh doanh xăng dầu trong nước) chỉ lãi 58,129 tỷ đồng; nhưng kinh doanh kháccủa hệ thống này lại lãi tới 593,524 tỷ đồng (bao gồm cổ tức, lợi nhuận đượcchia từ công ty con, công ty liên kết là 524, 346 tỷ đồng).

Còn khối các công ty con (gồm 25 công ty cổ phần, 4 công ty TNHH nhiều thànhviên và 2 công ty TNHH một thành viên tại nước ngoài) lãi 591,203 tỷ đồng

Kinh doanh từ hoạt động liên kết của Petrolimex là 355,375tỷ đồng.

Lợi nhuận nội bộ Petrolimex phải loại trừ: 568,159 tỷ đồng.

Từ những phân tích trên cho thấy, lợi nhuận kế toán hợp nhất trước thuế củaPetrolimex chủ yếu tập trung ở các công ty cổ phần, công ty liên kết và cáccông ty ở nước ngoài... là những lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh theo cơ chếthị trường thực sự và không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc điều hành giá củaLiên Bộ Tài chính- Công Thương như: gas, hóa dầu, ngân hàng, bảo hiểm, vậntải... Đây cũng là mức lợi nhuận tương đối ổn định qua các năm gần đây của cáchoạt động này.

Tuy nhiên, theo quy định của chế độ tài chính hiện hành, khi lập báo cáo tàichính hợp nhất, Petrolimex phải thực hiện hợp nhất các chỉ tiêu tài chính củacác công ty này vào báo cáo tài chính của Công ty mẹ để thành báo cáo tài chínhhợp nhất.

Như vậy có thể nói, việc lập báo cáo tài chính hợp nhất của Petrolimex đượcthực hiện trên quy mô rất lớn với nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau trên phạmvi toàn quốc (kinh doanh xăng dầu, gas, bảo hiểm, ngân hàng, vận tải xăng dầu,cơ khí và xây lắp xăng dầu..., trong đó kinh doanh xăng dầu là trục chính) vàtỷ lệ sở hữu vốn tại từng công ty con cũng có sự khác nhau (100%, từ 51 đếndưới 100%, dưới 50%...)...

Kinh doanh xăng dầu nội địa vẫn phát sinh lỗ

Theo Petrolimex, hoạt động kinh doanh xăng dầu 6 tháng đầu năm 2012 củaPetrolimex vẫn còn phát sinh lỗ (ở mức thấp). Theo Quyết định số 1117/QĐ-TTgngày 22/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch sản xuất kinhdoanh và đầu tư phát triển 5 năm 2011- 2015 của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam thìlợi nhuận khối công ty xăng dầu là 1.191 tỷ đồng. Tuy nhiên, do giá xăng dầuthế giới biến động phức tạp, giá bán xăng dầu trong nước nhiều giai đoạn Nhànước vẫn phải can thiệp để bình ổn giá nhằm kiềm chế lạm phát vì vậy hoạt độngkinh doanh xăng dầu nội địa chỉ đạt lợi nhuận 58 tỷ đồng- đây là lợi nhuận saukhi đã bù trừ lãi hoạt động tạm nhập tái xuất cho lỗ kinh doanh ở thị trườngnội địa.

Mức lợi nhuận 58 tỷ đồng trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu nội địa chỉ tươngđương khoảng 9 đồng/lít,kg (trong khi lẽ ra lợi nhuận định mức Petrolimex cóthể đạt được tối đa theo quy định tại Thông tư số 234/TT-BTC ngày 9/12/2009 củaBộ Tài chính là 300 đồng/lít,kg).

Petrolimex cho biết, hiện nay đã chuyển sang hoạt động theo hình thức là côngty cổ phần từ ngày 1/12/2011 với trên 20.000 cổ đông; vì vậy mọi nghiệp vụ kinhtế phát sinh trong hoạt động của Petrolimex đều được thể hiện đầy đủ trên hệthống hóa đơn, chứng từ, sổ sách kế toán và được lưu trữ tại đơn vị theo quyđịnh của pháp luật.

Petrolimex khẳng định, tất cả các thông tin về kết quả hoạt động kinh doanh củaPetrolimex đã được công bố, đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật,chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán Việt Nam và cơ chế điều hành của Chính phủ vềkinh doanh xăng dầu.

ThanhHương

Nguồn: