VCCI đề xuất bỏ hạn mức tối thiểu nhập khẩu xăng dầu hàng năm Việt Nam
02:09 SA @ Thứ Ba - 12 Tháng Sáu, 2018

Lo ngại số lượng các doanh nghiệp được cấp phép nhập khẩu không lớn sẽ là một trong những nguy cơ khiến cho nguồn cung của thị trường xăng dầu có thể bị lũng đoạn bởi các thương nhân đầu mối, VCCI đề nghị bỏ “Hạn mức tối thiểu nhập khẩu xăng dầu hàng năm do Bộ Công Thương phân giao”.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có công văn góp ý về hạn mức tối thiểu nhập khẩu xăng dầu hàng năm do Bộ Công Thương phân giao.

VCCI đề nghị bỏ “Hạn mức tối thiểu nhập khẩu xăng dầu hà ng năm do Bộ Công Thương phân giao”.

VCCI đề nghị bỏ “Hạn mức tối thiểu nhập khẩu xăng dầu hàng năm do Bộ Công Thương phân giao”

Theo quy định, trên cơ sở nhu cầu định hướng về xăng dầu nhập khẩu, thực tế tiêu thụ nội địa năm trước liền kề và đăng ký của thương nhân, Bộ Công Thương giao hạn mức nhập khẩu tối thiểu phục vụ tiêu thụ nội địa cả năm theo cơ cấu chủng loại cho từng thương nhân có giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu để làm thủ tục nhập khẩu với cơ quan hải quan.

Dựa trên mức giao tối thiểu của Bộ Công Thương, nhu cầu của thị trường, thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu quyết định khối lượng xăng dầu nhập khẩu các loại để tiêu thụ tại thị trường trong nước và thực hiện đăng ký hạn mức tối thiểu nhập khẩu xăng dầu với Bộ Công Thương.

"Như vậy, có thể hiểu là đối với sản phẩm xăng dầu, Nhà nước quản lý bằng phương thức sử dụng mệnh lệnh hành chính buộc doanh nghiệp phải nhập khẩu một số lượng xăng dầu tối thiểu hàng năm. Suy đoán mục tiêu của phương thức quản lý này là nhằm “đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và tiêu dùng của xã hội”, VCCI đánh giá.

Theo VCCI, trong bối cảnh hiện nay, khi quyền nhập khẩu xăng dầu về nguyên tắc đã được mở cho bất kỳ doanh nghiệp nào đáp ứng các điều kiện để được cấp phép nhập khẩu xăng dầu, và các doanh nghiệp này phải tuân thủ pháp luật cạnh tranh, lo ngại về tình trạng độc quyền gây thiếu hụt nguồn cung là không thỏa đáng và hoàn toàn không thể là căn cứ để sử dụng biện pháp can thiệp quá sâu vào quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp (trong việc xác định số lượng hàng hóa mua vào).

Nhất là khi trên thực tế, số lượng các doanh nghiệp được cấp phép nhập khẩu cũng không lớn, do các điều kiện kinh doanh tại Nghị định 83 là rất cao mà chỉ một số ít thương nhân có tiềm lực tài chính lớn mới có thể tham gia thị trường (điều kiện theo hướng áp đặt quy mô; hệ thống phân phối được thiết kế theo từng cấp bậc (thương nhân nhập khẩu, phân phối, tổng đại lý, đại lý, cửa hàng bán lẻ), tương ứng với mỗi cấp bậc là các điều kiện kinh doanh khá là khắt khe...).

"Đây cũng sẽ là một trong những nguy cơ thực tiễn khiến cho nguồn cung của thị trường xăng dầu có thể bị lũng đoạn bởi các thương nhân đầu mối này", VCCI nhấn mạnh.

Do vậy, VCCI đề nghị bỏ “Hạn mức tối thiểu nhập khẩu xăng dầu hàng năm do Bộ Công Thương phân giao”.

Nguồn: