Số 42/2005/QH11
LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT HẢI QUAN Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi,bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hộikhóa X, kỳ họp thứ 10; Luật này sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hải quan đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namthông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001. Điều 1 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hải quan: 1. Điều2 được sửa đổi, bổ sung như sau: "Điều 2. Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa được xuấtkhẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh củatổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong lãnh thổ hải quan; về tổ chứcvà hoạt động của hải quan." 2. Bổ sung khoản 18 vào Điều 4 như sau: “18. Lãnh thổ hải quan gồm những khu vực trong lãnh thổ nước Cộng hoà Xã hội Chủnghĩa Việt Nam, trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, nơi Luậthải quan được áp dụng.” 3. Bổ sungĐiều 5a sau Điều 5 như sau: “Điều 5a. Hoạt động hợp tác quốc tế của Hải quan Theo chức năng và quy định của pháp luật, trong phạm vithẩm quyền được phân cấp, Hải quan Việt Nam có trách nhiệm: 1. Thực hiện quyền, nghĩa vụ và lợi ích của Nhà nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Tổ chức Hải quan thế giới; 2. Đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện thỏa thuận quốc tế song phương với Hải quan nước ngoài. 3. Tổ chức khai thác, trao đổi thông tin và hợp tác nghiệpvụ với Hải quan các nước, các tổ chức quốc tế có liên quan.” 4. Điều 8được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 8. Hiện đại hoá quản lýhải quan 1. Nhà nước ưu tiên đầu tư, khuyến khích tổ chức, cá nhântham gia phát triển công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến để bảo đảm áp dụngphương pháp quản lý hải quan hiện đại; khuyến khích tổ chức, cá nhân có hoạt độngxuất khẩu, nhập khẩu tham gia xây dựng, thực hiện giao dịch điện tử và thủ tụchải quan điện tử. 2. Chính phủ quy định cụ thể về hệ thống tiêu chuẩn kỹthuật trao đổi số liệu điện tử, giá trị pháp lý của chứng từ điện tử phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịchđiện tử; trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan hải quan các cấp, cơ quan nhà nướchữu quan, tổ chức, cá nhân hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnhtrong việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử; các biện pháp khuyến khích quy địnhtại khoản 1 Điều này.” 5. Điều 11được sửa đổi, bổ sung như sau: "Điều 11. Nhiệmvụ của Hải quan Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giámsát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phéphàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuấtkhẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương,biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu,xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu,nhập khẩu." 6. Khoản 1 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau: "1. Hệ thống tổ chức của Hảiquan Việt Nam gồm có: a) Tổngcục Hải quan; b) CụcHải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; c) Chicục Hải quan cửa khẩu, Đội kiểm soát hải quan và đơn vị tương đương." 7. Bổ sung khoản 3 vào Điều 14 như sau: "3.Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để buôn lậu, gian lận thương mại, gian lận thuế; gây phiềnhà, khó khăn trong việc làm thủ tục hải quan; nhận hối lộ; chiếm dụng, biển thủhàng hoá tạm giữ và thực hiện các hành vi khác nhằm mục đích vụ lợi." 8. Bổ sung khoản 1a sau khoản 1 Điều 15 như sau: “1a. Kiểm tra hảiquan được thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, đánh giá việc chấp hànhpháp luật của chủ hàng, mức độ rủi ro về vi phạm pháp luật hải quan để bảo đảmquản lý nhà nước về hải quan và không gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu, nhậpkhẩu;” 9. Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau: "Điều 16. Thủ tục hải quan 1. Khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan phải: a) Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp, xuất trình chứng từthuộc hồ sơ hải quan; trong trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử, ngườikhai hải quan được khai và gửi hồ sơ hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệuđiện tử của Hải quan; b) Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm đượcquy định cho việc kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải. c) Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theocác quy định của pháp luật. 2. Khi làm thủ tục hải quan, công chức hải quan phải: a) Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan; trong trường hợpthực hiện thủ tục hải quan điện tử, việc tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan đượcthực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của Hải quan; b) Kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa,phương tiện vận tải; c) Thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của phápluật; d) Quyết định việc thông quan hàng hóa, phương tiện vận tải" 10. Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 17. Địa điểm làm thủ tục hải quan Địa điểm làm thủ tục hải quan là trụ sở Chi cục Hải quancửa khẩu, trụ sở Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu. Trong trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử thìnơi tiếp nhận, xử lý hồ sơ hải quan có thể là trụ sở Hải quan tỉnh, liên tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương. Trongtrường hợp cần thiết, việc kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có thểđược thực hiện tại địa điểm khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định." 11. Khoản 1 và khoản 2 Điều 18 được sửa đổi, bổ sung nhưsau: “1. Hàng hoá nhập khẩu được thực hiện trước ngày hàng hoáđến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hàng hoá đến cửa khẩu; tờkhai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày, kể từngày đăng ký; 2. Hàng hoá xuất khẩu được thực hiện chậm nhất là 08 giờtrước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tụchải quan trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày đăng ký;” 12. Khoản 1 Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau: “1. Khai hải quan được thực hiện thống nhất theo quy địnhcủa Bộ Tài chính.” 13. Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau: "Điều 22. Hồ sơ hải quan 1. Hồ sơ hải quan gồm có: a) Tờ khai hải quan; b) Hóa đơn thương mại; c) Hợp đồng mua bán hàng hóa; d) Giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối vớihàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh,quá cảnh mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép; đ) Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật đối vớitừng mặt hàng mà người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hảiquan. Hồ sơ hải quan là hồ sơ giấy hoặchồ sơ điện tử. Hồ sơ hải quan điện tử phảibảo đảm tính toàn vẹn và khuôn dạng theo quy định của pháp luật. 2. Hồ sơ hải quan được nộp, xuất trình cho cơquan hải quan tại trụ sở Hải quan. Trong trường hợp có lý do chính đáng, đượcthủ trưởng cơ quan hải quan nơi tiếp nhận hồ sơ hải quan đồng ý, người khai hảiquan được gia hạn thời gian phải nộp, xuất trình một số chứng từ thuộc hồ sơ hải quan; bổ sung; sửa chữa, thaythế tờ khai hải quan đã đăng ký đến trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hóa,phương tiện vận tải hoặc trước thời điểm miễn kiểm tra thực tế hàng hóa; nộp tờlược khai hải quan và hoàn chỉnh tờ khai trong thời hạn quy định; khai một lầnđể xuất khẩu, nhập khẩu nhiều lần trong một thời gian nhất định đối với mặthàng nhất định." 14. Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau: "Điều 23. Quyền và nghĩa vụ của người khaihải quan 1. Ngườikhai hải quan có quyền: a) Được cơ quan hải quancung cấp thông tin liên quan đến việc khải hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu,nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và hướngdẫn làm thủ tục hải quan; b) Xem trước hàng hoá, lấy mẫu hàng hoá dưới sự giámsát của công chức hải quan trước khi khai hảiquan để bảo đảm việc khai hải quan được chính xác; c) Đề nghị cơ quan hải quan kiểm tra lại thực tế hànghoá đã kiểm tra, nếu không đồng ý với quyết định của cơ quan hải quan trong trườnghợp hàng hoá chưa được thông quan; d) Khiếu nại, tố cáo việc làm trái pháp luật của cơquan hải quan, công chức hải quan; đ) Yêu cầu bồi thường thiệt hại do cơ quan hải quan,công chức hải quan gây ra theo quy định của pháp luật; e) Sử dụng hồ sơ hải quan điện tử để thông quan hànghoá; g) Yêu cầu cơ quan hải quan xác nhận bằng văn bản khicó yêu cầu xuất trình, bổ sung hồ sơ, chứng từ ngoài hồ sơ, chứng từ theo quy địnhcủa pháp luật về hải quan. 2. Người khai hải quan có nghĩa vụ: a) Khai hải quan và thực hiện đúng quy định tại khoản1 Điều 16, các điều 18, 20 và 68 của Luật này; b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự xác thực củanội dung đó khai và các chứng từ đó nộp, xuất trình, về sự thống nhất nội dungthông tin giữa hồ sơ giấy lưu tại doanh nghiệp với hồ sơ điện tử; c) Thực hiện các quyết định và yêu cầu của cơ quan hảiquan, công chức hải quan trong việc làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá,phương tiện vận tải theo quy định của Luật này; d) Lưu giữ hồ sơ hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan trong thời hạn 5 năm, kểtừ ngày đăng ký tờ khai hải quan; lưu giữ sổ sách, chứng từ kế toán và các chứng từ khác có liên quan đến hàng hoáxuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan trong thời hạn do pháp luật quy định;xuất trình hồ sơ, cung cấp thông tin, chứng từ liên quan khi cơ quan hải quanyêu cầu kiểm tra theo quy định tại các điều 28, 32 và 68 của Luật này; đ) Bố trí người phục vụ việc kiểmtra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải; e) Nộp thuế và thực hiện các nghĩavụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; g) Không được thực hiện hành vi buôn lậu, gian lậnthương mại, gian lận thuế, đưa hối lộ hoặc các hành vi khác nhằm mưu lợi bấtchính.” 15. Khoản4 Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau: “4.Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải giám định để xác định có được xuấtkhẩu, nhập khẩu hay không mà chủ hàng có yêu cầu đưa hàng hoá về bảo quản thìcơ quan hải quan chỉ chấp nhận trong trường hợp đã đáp ứng các điều kiện vềgiám sát hải quan. Đối với hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu nhưng phải xác định giá,trưng cầu giám định, phân tích, phân loại để xác định số thuế phải nộp thì đượcthông quan sau khi chủ hàng thực hiện các nghĩa vụ về thuế trên cơ sở tự kê khai, tính thuế, đáp ứngcác điều kiện quy định tại điểm b khoản 2, khoản 3 Điều này. Số thuế chính thứcphải nộp được xác định sau khi có kết quả xác định giá, giám định, phân tích,phân loại.” 16. Bổ sung khoản 2a sau khoản 2 Điều 27 như sau: “2a. Xác nhận bằng văn bản khi yêu cầu người khai hảiquan xuất trình, bổ sung hồ sơ, chứng từ ngoài hồ sơ, chứng từ theo quy định của pháp luật về hải quan;” 17. Điều 28 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 28. Kiểm tra, đăng ký hồ sơ hải quan Việc kiểm tra, đăng ký hồ sơ hải quan được thực hiện nhưsau: "1. Hồ sơ giấy được kiểm tra, đăng ký theo một trongcác hình thức sau đây: a) Hồ sơ hải quan của chủ hàng chấp hành tốt pháp luật hảiquan được đăng ký sau khi cơ quan hải quan kiểm tra việc ghi đủ nội dung yêu cầutrên tờ khai hải quan, số lượng các chứng từ kèm theo tờ khai hải quan; b) Hồ sơ hải quan không thuộc quy địnhtại điểm a khoản 1 Điều này được đăng ký sau khi cơ quan hải quan đã tiến hành kiểm tra chi tiết. Khi tiếp nhận hồsơ hải quan, công chức hải quan kiểm tra việc khai theo nội dung yêu cầu trên tờkhai hải quan, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, sự phù hợp của nội dung khai hảiquan và chứng từ thuộc hồ sơ hải quan; đăng ký hồ sơ hải quan theo quy định củapháp luật; trong trường hợp không chấp nhận đăng ký hồ sơ hải quan thì phảithông báo lý do cho người khai hải quan biết. 2. Hồ sơ điện tử được kiểm tra, đăng ký, phân loại thôngqua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của Hải quan.” 18. Khoản 2 Điều 29 được sửa đổi, bổ sung như sau: “2. Thủ trưởng cơquan hải quan nơi tiếp nhận và xử lý hồ sơ hải quan quyết định hình thức kiểmtra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và thay đổi hình thức kiểm tra đượcquy định tại Điều 30 của Luật này.” 19. Điều 30 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 30.Các hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thông quan 1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc mộttrong các trường hợp sau đây được miễn kiểm tra thực tế: a) Hàng hoá xuất khẩu, trừ hàng hoá xuất khẩu sản xuất từnguyên liệu nhập khẩu và hàng hoá xuất khẩu cã điều kiện; b) Hàng hoá từ nước ngoài đưa vào khu thương mại tự do, cảngtrung chuyển, kho ngoại quan; hàng hoá quá cảnh; hàng hoá cứu trợ khẩn cấp;hàng hoá chuyên dùng trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh; hàng hoá viện trợnhân đạo và hàng hoá tạm nhập tái xuất có thời hạn; c) Hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị tạo tài sản cốđịnh thuộc diện được miễn thuế của dự án đầu tư. 2. Ngoài những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này,hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan,hàng hoá thuộc các trường hợp đặc biệt khác theo quyết định của Thủ tướng Chínhphủ cũng được miễn kiểm tra thực tế. 3. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng đã nhiều lầnvi phạm pháp luật về hải quan; hàng hóa thuộc diện miễn kiểm tra thực tế quy địnhtại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hảiquan phải được kiểm tra thực tế. 4. Hàng hoá không thuộc quy định tại khoản 1 và khoản 2Điều này, căn cứ vào kết quả phân tích thông tin từ cơ sở dữ liệu, từ trinh sát hải quan, từcơ quan, tổ chức, cá nhân và Hải quan các nước mà xác định có khả năng vi phạmpháp luật về hải quan phải được kiểm tra thực tế. 5. Việc kiểm tra thực tế hàng hoá do công chức hải quankiểm tra trực tiếp hoặc kiểm tra bằng máy móc, thiết bị kỹ thuật, các biện phápnghiệp vụ khác với sự có mặt của người khai hải quan hoặc người đại diện hợppháp của họ sau khi đăng ký hồ sơ hải quan và hàng hoá đã được đưa đến địa điểmkiểm tra. 6. Hàng hoálà động vật, thực vật sống, khó bảo quản, hàng hoá đặc biệt khác được ưu tiênkiểm tra trước. Chính phủquy định cụ thể mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá quy định tại khoản 3 và khoản4 Điều này.” 20. Điều 32 được sửa đổi, bổ sung như sau: "Điều 31. Kiểm tra sau thôngquan 1. Kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơquan hải quan nhằm: a) Thẩm định tính chính xác, trung thực nội dung các chứngtừ mà chủ hàng, người được chủ hàng uỷ quyền, tổ chức, cá nhân trực tiếp xuấtkhẩu, nhập khẩu đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan đối với hàng hoáxuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan; b) Thẩm định việc tuân thủ pháp luật trong quá trình làmthủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. 2. Kiểm tra sau thông quan được thực hiện trong các trườnghợp sau đây: a) Có dấu hiệu gian lận thuế, gian lận thương mại, vi phạmquy định về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu; b) Đối với các trường hợp không thuộc quy định tại điểm akhoản 2 Điều này thì căn cứ vào kết quả phân tích thông tin từ cơ sở dữ liệu, từtrinh sát hải quan, từ các cơ quan, tổchức, cá nhân, Hải quan nước ngoài để quyết định kiểm tra sau thông quan. 3. Trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày đăng ký tờ khai hảiquan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đó được thông quan, Cục trưởng Cục Hảiquan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được quyền ra quyết địnhkiểm tra sau thông quan. Trong trường hợp cần thiết, Tổng cục trưởng Tổng cục Hảiquan ra quyết định kiểm tra sau thông quan. 4. Căn cứ quyết định kiểm tra sau thông quan, công chức hảiquan trực tiếp kiểm tra sổ sách, chứng từ kế toán và các chứng từ khác có liênquan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan tại doanh nghiệp để đốichiếu với tờ khai hải quan và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan; trong trường hợpcần thiết và còn điều kiện thì kiểm tra thực tế hàng hoá. 5. Trong quá trình kiểm tra, theo yêu cầu của cơ quan hảiquan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện, cungcấp chứng từ kế toán, thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc kiểm tra củacơ quan hải quan. Chính phủ quy định cụ thể về kiểm tra sau thông quan.” 21. Điều 57 được sửa đổi, bổ sung như sau: “ Điều 57. Nguyên tắc tạm dừng làm thủ tục hải quan 1. Chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ đã được bảo hộ theoquy định của pháp luật Việt Nam có quyền đề nghị dài hạn hoặc trong từng trườnghợp cụ thể để cơ quan hải quan tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. 2. Cơ quan hải quan chỉ được quyết định tạm dừng làm thủtục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu khi có đủ các điều kiện quyđịnh tại Điều 58 của Luật này. 3. Các quy định về việc tạm dừng làmthủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu vi phạm quyền sở hữu trítuệ quy định tại Luật này không áp dụng đối với vật phẩm không mang tính thươngmại; hàng hoá quá cảnh.” 22. Điều 69 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 69. Trách nhiệm của cơ quan hải quan trong việctổ chức thu thuế và các khoản thu khác 1. Tổng cục Hải quan tổ chức thực hiện thống nhất việcthu thuế và các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; việc áp dụngcác biện pháp để bảo đảm thu đúng, thu đủ thuế và các khoản thu khác theo quy địnhcủa pháp luật. 2. Cơ quan hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩuhàng hoá theo chức năng và thẩm quyền được phân cấp kiểm tra việc kê khai, tínhthuế, thực hiện miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, truy thu thuếcủa người khai hải quan; thu thuế và quản lý việc nộp thuế; trong trường hợpphát hiện người khai hải quan tính sai số thuế phải nộp thì sau khi điều chỉnhphải thông báo cho người khai hải quan biết. Thời hạn truy thu, truy hoàn sốthuế phải nộp được thực hiện theo các quy định của pháp luật về thuế.” 23. Điều 71 được sửa đổi, bổ sung như sau: "Điều 71. Trị giá hải quan Trị giá hải quan được sử dụng làm cơ sở cho việc tính thuếvà thống kê hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đượcxác định theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Chính phủ quy định cụ thể về trị giá hải quan đối vớihàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.” 24. Khoản 2 và khoản 3 Điều 74 được sửa đổi, bổ sung nhưsau: “2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiệnthống nhất quản lý nhà nước về hải quan. 3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạncủa mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính trong việc quản lý nhà nước vềhải quan.” Điều 2 Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm2006. Điều 3 Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luậtnày. Luật nàyđã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005. CHỦ TỊCH QUỐC HỘI (Đã ký) Nguyễn VănAn
|
Loading.... |