Số 04/2004/TT-BCA
THÔNG TƯ Về việc hướng dẫnthi hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiếtthi hành một số điều của Luật Phòng cháy vàchữa cháy ___________
Ngày04 tháng 4 năm 2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP "Quyđịnh chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy". Đểthực hiện thống nhất trong cả nước, Bộ Công an hướng dẫn chi tiết thi hành mộtsố điều của Nghị định nêu trên như sau: 1.Hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động phòng cháy và chữa cháy gồm: a.Quy định, nội quy, quy trình, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy vàchữa cháy; b.Văn bản thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (nếu có); giấy chứngnhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy (nếu có); c.Phiếu phân loại cơ sở về phòng cháy và chữa cháy; d.Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội dân phòng; đ.Phương án chữa cháy đã được phê duyệt; e.Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; các văn bản đề xuất, kiếnnghị về công tác phòng cháy và chữa cháy; biên bản vi phạm và quyết địnhliên quan đến xử lý vi phạm về phòng cháy và chữa cháy (nếu có); g.Các sổ theo dõi về công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ vàhoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội dân phòng; sổ theo dõiphương tiện phòng cháy và chữa cháy; h.Thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy; hồ sơ vụ cháy (nếu có). 2.Hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động phòng cháy và chữa cháy phải bổ sung thườngxuyên và kịp thời. 3.Hồ sơ thco dõi, quản lý hoạt động phòng cháy và chữa cháy do người đứng đầu cơquan, tổ chức, cơ sở chỉ đạo lập và lưu giữ. II. THỐNG KÊ, BÁO CÁO VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY 1.Thống kê về phòng cháy và chữa cháy gồm: a.Thống kê về số lần kiểm tra an toàn, tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện vềphòng cháy và chữa cháy, xử lý vi phạm về phòng cháy và chữa cháy; b.Thống kê số lượng cán bộ, đội viên dân phòng, đội viên phòng cháy và chữa cháycơ sở; c.Thống kê phương tiện chữa cháy; d.Thống kê về học tập, thực tập phương án chữa cháy; về vụ cháy, công tác chữacháy và những vấn đề khác có liên quan đến hoạt động phòng cháy và chữa cháy. 2.Báo cáo về phòng cháy và chữa cháy gồm: a.Báo cáo về vụ cháy, nổ; b.Báo cáo về hoạt động phòng cháy và chữa cháy 6 tháng, một năm; c.Báo cáo cáo sơ kết, tổng kết phòng cháy và chữa cháy theo chuyên đề. 3.Thống kê, báo cáo về tình hình phòng cháy và chữa cháy định kỳ phải gửi đến cơquan, tổ chức cấp trên trực tiếp. Trường hợp có những thay đổi lớn liên quanđến bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy ở cơ quan, tổ chức thì cơ quan, tổchức đó thông báo kịp thời cho đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trựctiếp quản lý địa bàn đó. III. NỘI QUY AN TOÀN, SƠ ĐỒ CHỈ DẪN, BIỂN CẤM, BIỂNBÁO, BIỂN CHỈ DẪN VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY 1.Nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy gồm các nội dung cơ bản sau: quyđịnh việc quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất dễ cháy và thiết bị,dụng cụ có khả năng sinh lửa, sinh nhiệt; quy định những hành vi bị cấm vànhững việc phải làm để ngăn chặn, phòng ngừa cháy, nổ; quy định việc bảo quản,sử dụng hệ thống, thiết bị, phương tiện phòng cháy và chữa cháy; quy định cụthể những việc phải làm khi có cháy, nổ xảy ra. 2.Sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy phải thể hiện được các hạng mục côngtrình, hệ thống đường nội bộ, lối thoát nạn, hướng thoát nạn, vị trí nguồn nướcchữa cháy và phương tiện chữa cháy; tùy theo tính chất, đặc điểm hoạt động cụthể, sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy có thể tách thành những sơ đồ chỉdẫn riêng thể hiện một hoặc một số nội dung trên. 3.Biển cấm, biển báo và biển chỉ dẫn trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy: a.Biển cấm lửa (biển cấm ngọn lửa trần), biển cấm hút thuốc, biển cấm cản trở lốiđi lại, biển cấm dùng nước làm chất dập cháy. Đối với những nơi sản xuất, bảoquản, sử dụng vật liệu nổ, khí đốt hóa lỏng, xăng dầu và những nơi tương tự kháccó tính chất nguy hiểm cháy, nổ cao cần thiết cấm hành vi mang diêm, bật lửa,điện thoại di động và các thiết bị, vật dụng, chất có khả năng phát sinh ra tialửa hoặc lửa thì có biển phụ ghi rõ những vật cần cấm; b.Biển báo khu vực hoặc vật liệu có nguy hiềm cháy, nổ; c.Biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy là biển chỉ hướng thoát nạn, cửathoát nạn và chỉ vị trí để điện thoại, bình chữa cháy, trụ nước, bến lấy nướcchữa cháy và phương tiện chữa cháy khác. 4.Quy cách, mẫu biển cấm, biển báo và biển chỉ dẫn trong lĩnh vực phòng cháy vàchữa cháy thực hiện theo quy định của tiêu chuẩn TCVN 4897:1989. Phòng cháy -dấu hiệu an toàn về mẫu mã, kích thước. Trong trường hợp cần thiết phảiquy định rõ hiệu lực của các biển cấm, biển báo thì có biển phụ kèm theo. 5.Nội quy, sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy của nơi nào phải được phổbiến cho mọi người ở nơi đó biết và phải niêm yết ở những nơi dễ thấy để mọingười khác có liên quan biết và chấp hành. IV. THẨM DUYỆT VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY 1.Thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, công trình xây dựngquy định lại Phụ lục 3 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP và phương tiện giao thông cơgiới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy là việckiểm tra, đối chiếu các giải pháp và nội dung thiết kế với những quy định trongcác quy chuẩn, tiêu chuẩn và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Nhànước hoặc tiêu chuẩn quốc tế, của nước ngoài được phép áp dụng tại Việt Namnhằm bảo đảm thực hiện đầy đủ các yêu cầu an toàn về phòng cháy và chữa cháy. Khithiết kế kỹ thuật đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy thì cơquan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy sẽ cấp "Giấy chứng nhận thẩm duyệtvề phòng cháy và chữa cháy" theo mẫu PC1 Phụ lục 1 và đóng dấu "Đãthẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy" theo mẫu PC2 Phụ lục 1 Thông tư nàyvào từng bản vẽ đã kiểm tra, đối chiếu. 2.Việc thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy: a.Đối với các dự án quy hoạch xây dựng, dự án đầu tư xây dựng công trình: cơ quanCảnh sát phòng cháy và chữa cháy thực hiện thẩm duyệt về phòng cháy và chữacháy và có văn bản trả lời kết quả thẩm duyệt; b.Đối với thiết kế công trình: nội dung thẩm duyệt thực hiện theo quy định tạikhoản 2 Điều 16 Nghị định 35/2003/NĐ-CP; c.Đối với các công trình quy định tại các mục 14, 15, 19 Phụ lục 3 Nghị định số35/2003/NĐ-CP không thuộc diện phải lập dự án quy hoạch xây dựng và dự án đầutư thì phải được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chấp thuận về địađiểm trước khi tiến hành thiết kế công trình; d.Đối với phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an toànphòng cháy và chữa cháy khi chế tạo mới hoặc hoán cải được thẩm duyệt về cácnội dung sau: -Giải pháp đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các chất cháy dựkiến bố trí trên phương tiện; -Điều kiện ngăn cháy, chống cháy lan: -Giải pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hệ thống điện, hệthống nhiên liệu và động cơ; -Điều kiện thoát nạn, cứu người khi có cháy xảy ra; -Hệ thống báo cháy, hệ thống chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác. -Hệ thống, thiết bị phát hiện và xử lý sự cố rò rỉ các chất khí, chất lỏng nguyhiểm về cháy, nổ. 3.Hồ sơ thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy gồm 03 bộ phải có xác nhận của chủđầu tư, nếu hồ sơ thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải có hạn dịch ra tiếngViệt và cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm duyệt phải chịu trách nhiệm vềtính chính xác của bản dịch đó; Nộidung hồ sơ thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy được quy định như sau: a.Đối với việc chấp thuận địa điểm xây dựng công trình gồm: -Văn bản của chủ đầu tư đề nghị chấp thuận địa điểm xây dựng, trong đó nêu rõđặc điểm, quy mô, tính chất của công trình dự kiến xây dựng; -Tài liệu hoặc bản vẽ thể hiện rõ địa điểm, hướng gió chủ đạo, các thông tin vềđịa hình của khu đất, về khí hậu, thuỷ văn, khoảng cách từ công trình dự kiếnxây dựng đến các cơ sở, công trình xung quanh. b.Đối với thiết kế công trình thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghịđịnh 35/2003/NĐ-CP. c)Đốt với phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an toànphòng cháy và chữa cháy gồm: -Văn bản đề nghị thẩm duyệt của chủ đầu tư, trường hợp chủ đầu tư ủy quyền chomột đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo; -Bản sao quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép chế tạo mới hoặc hoán cảiphương tiện (có xác nhận của chủ đầu tư); -Các bản vẽ và thuyết minh thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy và chữacháy quy định tại điểm d khoản 2 mục này; -Tài liệu về thông số kỹ thuật của các thiết bị, phương tiện phòng cháy và chữacháy được thiết kế lắp đặt và trang bị. d.Các bản vẽ và bản thuyết minh, sau khi đã thẩm duyệt, được trả lại cho chủ đầutư 02 bộ, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trực tiếp thẩm duyệt giữ lại01 bộ để kiểm tra thi công, nghiệm thu công trình về phòng cháy và chữa cháy vàtrả lại chủ đầu tư lưu theo quy định sau khi công trình được nghiệm thu và đưavào hoạt động. 4.Thời gian thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy được tính kể từ khi nhận đủ hồsơ hợp lệ và được quy định như sau: a.Đối với việc chấp thuận địa điểm xây dựng công trình: không quá 10 ngày làmviệc, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xem xét và có vănbản trả lời chủ đầu tư về địa điểm xây dựng đó. b.Đối với các dự án, thiết kế công trình: thực hiện theo quy định tại khoản 4Điều 16 Nghị định 35/2003/NĐ-CP. c.Đối với phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an toànphòng cháy và chữa cháy: không quá 20 ngày làm việc. 5.Phân cấp thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy: a.Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đốivới các dự án đầu tư và thiết kế kỹ thuật công trình quan trọng quốc gia do Thủtướng Chính phủ phê duyệt, quyết định đầu tư; hồ sơ thiết kế chế tạo mới hoặchoán cải phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an toànphòng cháy và chữa cháy; những dự án đầu tư và thiết kế kỹ thuật do Phòng Cảnhsát phòng cháy và chữa cháy Công an cấp tỉnh đề nghị hoặc những công trình khácdo Tổng cục Cảnh sát quyết định theo yêu cầu nghiệp vụ. Trong trường hợp doTổng cục Cánh sát quyết định thì Tổng cục Cảnh sát phải có văn bản thông báocho chủ đầu tư biết; b.Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Công an cấp tỉnh thẩm duyệt về phòng cháyvà chữa cháy các dự án đầu tư và thiết kế kỹ thuật đối với những trường hợpkhông thuộc thẩm quyền của Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và những trườnghợp do Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy uỷ quyền. Trong trường hợp uỷquyền. Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phải có văn bản uỷ quyền của Cụctrưởng. V. KIỂM TRA THI CÔNG VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY 1.Kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháy gồm kiểm tra thi công các hạng mụcvề phòng cháy và chữa cháy và lắp đặt thiết bị phòng cháy và chữa cháy theothiết kế đã được thẩm duyệt. Việc kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháyđược thực hiện ít nhất một lần ở giai đoạn thi công, lắp đặt các thiết bị nàyvà kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu thi công, lắp đặt sai thiết kế được duyệt. 2.Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thực hiện kiểm tra thi công về phòng cháyvà chữa cháy những công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặcbiệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy do mình thẩm duyệt. 3.Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thực hiện kiểm tra việc thi công vềphòng cháy và chữa cháy đối với những công trình do mình thẩm duyệt và nhữngcông trình được Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy uỷ quyền hoặc yêu cầu. Trongtrường hợp xét thấy cần thiết, Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy sẽ cùng vớiPhòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tiến hành kiểm tra thi công về phòngcháy và chữa cháy. 4.Khi kiểm tra thi công về phòng cháy và chữa cháy, đại diện của chủ đầu tư, chủphương tiện, đại diện đơn vị thi công phải có mặt tham gia, đồng thời chủ đầu tưcó thể mời các thành phần khác có liên quan trực tiếp tham gia nếu thấy cầnthiết. Chủ đầu tư, chủ phương tiện và nhà thầu phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tàiliệu và đảm bảo các điều kiện cần thiết phục vụ cho việc kiểm tra. Hồ sơ phụcvụ kiểm tra thi công bao gồm hồ sơ thiết kế được duyệt và các chứng chỉ, tàiliệu cần thiết liên quan đến chất lượng thi công, lắp đặt các thiết bị phòngcháy và chữa cháy. 5.Chủ đầu tư, chủ phương tiện có trách nhiệm thông báo tiến độ thi công côngtrình, lắp đặt thiết bị phòng cháy và chữa cháy cho Phòng Cảnh sát phòng cháyvà chữa cháy ở địa phương nơi có công trình xây dựng. 6.Trước khi tiến hành kiểm tra thi công ít nhất 3 ngày làm việc, cơ quan Cảnh sátphòng cháy và chữa cháy phải thông báo cho chủ đầu tư, chủ phương tiện về thờigian, nội dung, kế hoạch kiểm tra. 7.Kết quả kiểm tra được ghi vào biên bản theo mẫu PC3 Phụ lục 1 Thông tư này. Chủđầu tư, chủ phương tiện có trách nhiệm thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn nhữngkiến nghị của cơ quan kiểm tra đã nêu trong biên bản. VI. NGHIỆM THU VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY 1.Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy là một phần việc trong nghiệm thu tổngthể công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảman toàn phòng cháy và chữa cháy. 2.Hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy do chủ đầu tư, chủ phương tiệnchuẩn bị gồm: a.Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy và Biên bản kiểm tra thicông về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy. b.Báo cáo của chủ đầu tư, chủ phương tiện về tình hình kết quả thi công, kiểmtra, kiểm định, thử nghiệm và nghiệm thu các hệ thống, thiết bị và kết cấuphòng cháy và chữa cháy; c.Văn bản, chứng chỉ kiểm định thiết bị, phương tiện phòng cháy chữa cháy đã lắpđặt trong công trình; d.Biên bản thử nghiệm và nghiệm thu từng phần và tổng thể các hạng mục, hệ thốngphòng cháy và chữa cháy; đ.Các bản vẽ hoàn công hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hạng mục liên quanđến phòng cháy và chữa cháy; e.Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống phòngcháy và chữa cháy của công trình, của phương tiện; g.Văn bản nghiệm thu các hạng mục, hệ thống, thiết bị kỹ thuật khác có liên quanđến phòng cháy và chữa cháy. Cácvăn bản và hồ sơ nêu trên phải có đủ dấu, chữ ký của chủ đầu tư, chủ phươngtiện, nhà thầu, đơn vị thiết kế, nếu thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phảidịch ra tiếng Việt; riêng các bản vẽ hoàn công của hệ thống phòng cháy và chữacháy và của các hạng mục có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy chỉ dịch ratiếng Việt những nội dung cơ bản theo yêu cầu của cơ quan Cảnh sát phòng cháyvà chữa cháy. 3.Nội dung và trình tự kiểm tra nghiệm thu: a.Kiểm tra nội dung và tính pháp lý của hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và chữacháy do chủ đầu tư, chủ phương tiện chuẩn bị; b.Kiểm tra thực tế các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy của công trình theothiết kế đã thẩm duyệt; c)Tổ chức thử nghiệm hoạt động thực tế các hệ thống, thiết bị phòng cháy chữacháy của công trình khi xét thấy cần thiết. 4.Kết quả kiểm tra và thử nghiệm được lập thành biên bản theo mẫu PC3 Phụ lục 1Thông tư này. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày các bên liên quan thôngqua biên bản, cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xem xét,nếu đạt các yêu cầu thì ra văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy. 5.Phân cấp kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy: a.Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy kiểm tra nghiệm thu và ra văn bản nghiệmthu về phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình, phương tiện giao thôngcơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy do CụcCảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt; b.Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy kiểm tra nghiệm thu và ra văn bản nghiệmthu về phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình do Phòng Cảnh sát phòngcháy và chữa cháy thẩm duyệt và các công trình do Cục Cảnh sát phòng cháy vàchữa cháy ủy quyền. VII. CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮACHÁY 1.Cơ sở quy định tại Phụ lục 2 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP và phương tiện giaothông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháytrước khi đưa vào hoạt động mà có đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy quyđịnh tại Điều 9 hoặc khoản 1 Điều 12 của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP thìđược xem xét cấp "Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữacháy" theo mẫu PC4 Phụ lục 1 Thông tư này. Trong quá trình hoạt động nếucó sự thay đổi về công năng, tính chất sử dụng thì phải làm thủ tục cấp lại nhưlần đầu; nếu không duy trì đầy đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy như tạithời điểm cấp giấy thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. 2.Thủ tục cấp "Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữacháy": a.Hồ sơ đề nghị cấp "Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữacháy" gồm: -Đơn đề nghị cấp "Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữacháy" theo mẫu PC5 Phụ lục 1 Thông tư này; -Bản sao "Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy" vàvăn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở xây dựng mới hoặccải tạo, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toànphòng cháy và chữa cháy khi đóng mới hay hoán cải hoặc bản sao biên bản kiểmtra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở và phương tiện giao thôngcơ giới khác; -Bản thống kê các phương tiện phòng cháy và chữa cháy, phương tiện thiết bị cứungười đã trang bị theo mẫu PC6 Phụ lục 1 Thông tư này; -Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở kèm theo danh sách nhữngngười đã qua huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy; -Phương án chữa cháy. b.Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Cảnhsát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xem xét cấp "Giấy chứng nhận đủđiều kiện về phòng cháy và chữa cháy"; trường hợp không đủ điều kiện vềphòng cháy và chữa cháy để cấp giấy chứng nhận thì cơ quan Cảnh sát phòng cháyvà chữa cháy phải thông báo rõ lý do cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghịbiết. 3.Thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữacháy": a.Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp giấy "Giấy chứng nhận đủ điềukiện về phòng cháy và chữa cháy" cho các đối tượng do Cục Cảnh sát phòngcháy và chữa cháy thẩm duyệt và nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; b.Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp "Giấy chứng nhận đủ điều kiệnvề phòng cháy và chữa cháy" đối với các đối tượng còn lại quy định tại phụlục 2 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP và các đối tượng do Cục Cảnh sát phòng cháy vàchữa cháy ủy quyền. VIII. CẤP PHÉP VẬN CHUYỂN CHẤT, HÀNG NGUY HIỂM VỀCHÁY, NỔ 1.Phương tiện giao thông cơ giới khi vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổquy định tại Phụ lục 2 Thông tư này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòngcháy và chữa cháy theo quy định và phải có giấy phép vận chuyển do cơ quan Cảnhsát Phòng cháy và chữa cháy cấp. "Giấyphép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ" được ban hành thống nhấttrong toàn quốc theo mẫu PC7 Phụ lục 1 Thông tư này và phải có biểu trưng chất,hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo mẫu PC7a Phụ lục 1 Thông tư này dán trên kínhchắn gió phía trước của phương tiện. Riêng việc cấp giấy phép vận chuyển vậtliệu nổ công nghiệp và chất nổ thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số47/CP ngày 12 tháng 8 năm1996 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn. 2.Thủ tục cấp "Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ": a.Hồ sơ của chủ phương tiện đề nghị cấp "Giấy phép vận chuyển chất, hàngnguy hiểm về cháy, nổ" gồm: -Đơn đề nghị cấp "Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy,nổ" theo mẫu PC8 Phụ lục 1 Thông tư này; -Bản sao "Giấy chứng nhận đủ điều kiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm vềcháy, nổ" đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do cơ quan đăngkiểm cấp; biên bản kiểm tra điều kiện về phòng cháy và chữa cháy đối với phươngtiện cơ giới đường thuỷ, đường sắt; -Bản sao hợp đồng cung ứng hoặc hợp đồng vận chuyển chất, hàng nguy hiểm vềcháy, nổ; -Bản sao các giấy tờ cần thiết đảm bảo phương tiện được phép lưu hành theo quyđịnh của pháp luật (khi nộp hồ sơ phải có bản chính để đối chiếu); b.Trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ theoquy định tại điểm a khoản này, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cótrách nhiệm xem xét cấp giấy phép vận chuyển; trường hợp không đủ điều kiện đểcấp giấy phép thì cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phải thông báo rõ lýdo cho chủ phương tiện biết. c.Thời hạn "Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ" quyđịnh như sau: -Có giá trị một lần đối với phương tiện có hợp đồng vận chuyển từng chuyến; -Có giá trị 6 tháng đối với phương tiện chuyên dùng vận chuyển chất, hàng nguyhiểm về cháy, nổ; 3.Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thuộc Công an cấp tỉnh nơi chủ phươngtiện có hộ khẩu thường trú hoặc có trụ sở có trách nhiệm xem xét cấp giấy phépvận chuyển cho các phương tiện. IX. THỦ TỤC KIỂM TRA AN TOÀN VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮACHÁY 1.Kiểm tra định kỳ: a.Người có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy, khi tiến hànhkiểm tra định kỳ phải thông báo trước 3 ngày làm việc cho đối tượng được kiểm travề thời gian, nội dung và thành phần đoàn kiểm tra. Tuỳ theo tình hình và yêucầu mà việc kiểm tra có thể tiến hành theo từng nội dung hoặc kiểm tra toàndiện; b.Đối tượng được kiểm tra khi nhận được thông báo kiểm tra phải chuẩn bị đầy đủcác nội dung theo yêu cầu, bố trí người có trách nhiệm và thẩm quyền để làmviệc với đoàn kiểm tra; c.Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên khi tổ chức kiểm tra hoặc trực tiếpkiểm tra về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở, địa bàn do cấp dưới quản lýthì phải thông báo cho cấp quản lý cơ sở, địa bàn đó biết, nếu thấy cần thiếtthì yêu cầu cấp quản lý cơ sở, địa bàn tham gia đoàn kiểm tra cung cấp tài liệuvà tình hình liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy của cơ sở, địa bànđược kiểm tra. Kết quả kiểm tra được thông báo cho cấp quản lý cơ sở, địa bànbiết. 2.Kiểm tra đột xuất: a.Người có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy, khi kiểm trađột xuất phải thông báo rõ lý do cho đối tượng được kiểm tra biết. Riêng ngườicó trách nhiệm kiểm tra theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 19 Nghị định35/2003/NĐ-CP phải có giấy giới thiệu của cơ quan; b.Đối tượng được kiểm tra khi nhận được thông báo phải chấp hành theo yêu cầu,chuẩn bị đầy đủ các nội dung và bố trí người có trách nhiệm và thẩm quyền đểlàm việc với người có trách nhiệm kiểm tra. 3.Việc kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất an toàn về phòng cháy và chữa cháy đềuphải lập biên bản kiểm tra theo mẫu PC3 Phụ lục 1 Thông tư này. X. TẠM ĐÌNH CHỈ, GIA HẠN TẠM ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG VÀPHỤC HỒI HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ, PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI, HỘ GIA ĐÌNHVÀ CÁ NHÂN KHÔNG ĐẢM BẢO AN TOÀN VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY 1.Việc tạm đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định35/2003/NĐ-CP được tiến hành theo trình tự như sau: a.Lập biên bản vi phạm theo mẫu PC9 Phụ lục 1 Thông tư này; biên bản vi phạm quiđịnh an toàn về phòng cháy và chữa cháy phải có chữ ký của người lập biên bảnvà của người vi phạm hoặc người đại diện cơ quan, tổ chức vi phạm (nếu người viphạm hoặc người đại diện cơ quan, tổ chức vi phạm không ký thì phải ghi rõ lýdo vào biên bản) và chữ ký của người làm chứng (nếu có). Biên bản lập xong phảitrao hoặc gửi cho cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức vi phạm, cơ quan, tổ chức cóliên quan và người lập biên bản lưu giữ một bản; b.Căn cứ biên bản vi phạm, người có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoạtđộng theo mẫu PC10 Phụ lục 1 Thông tư này; trường hợp xét thấy nguy cơ cháy, nổở mức cao cần phải ngăn chặn kịp thời ngay thì người có thẩm quyền có thể raquyết định tạm đình chỉ bằng lời và trong thời hạn không quá 3 ngày làm việcphải thể hiện quyết định đó bằng văn bản trừ trường hợp nguy cơ cháy, nổ đó đãđược khắc phục ngay; c.Quyết định tạm đình chỉ hoạt động được gửi cho đối tượng bị tạm đình chỉ hoạtđộng, cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người ra quyết định, cơ quan, tổchức cấp trên trực tiếp quản lý đối tượng bị tạm đình chỉ (nếu có) và lưu hồsơ. 2.Gia hạn tạm đình chỉ hoạt động: a.Trước khi hết thời hạn tạm đình chỉ mà nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổhoặc các vi phạm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng về phòng cháy và chữacháy vẫn chưa khắc phục được vì lý do khách quan và cần có thêm thời gian đểkhắc phục thì cơ quan, tổ chức, cá nhân bị tạm đình chỉ hoạt động phải có đơnđề nghị gia hạn tạm đình chỉ hoạt động theo mẫu PC11 Phụ lục 1 Thông tư này gửicơ quan đã ra quyết định tạm đình chỉ để xem xét quyết định việc gia hạn; b.Trong thời hạn không quá 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị gia hạn,người có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, giải quyết việc gia hạn tạm đìnhchỉ hoạt động. Quyết định gia hạn tạm đình hoạt động được thể hiện bằng văn bảntheo mẫu PC12 Phụ lục 1 Thông tư này và được gửi cho các đối tượng như quy địnhtại điểm c khoản 1 mục này. 3.Phục hồi hoạt động: a.Cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình, chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ rừngvà cá nhân bị tạm đình chỉ hoạt động khi đã loại trừ được nguy cơ trực tiếpphát sinh cháy, nổ hoặc đã khắc phục được vi phạm về phòng cháy và chữa cháythì có đơn đề nghị cho phục hồi hoạt động trở lại theo mẫu PC13 phụ lục1 Thông tư này gửi tới cơ quan đã ra quyết định tạm đình chỉ để xem xét chophục hồi hoạt động trở lại. Đốivới các đối tượng bị tạm đình chỉ hoạt động trong trường hợp có nguy cơ trựctiếp phát sinh cháy, nổ do bị tác động, ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan,khi xét thấy nguy cơ đó không còn nữa thì làm văn bản thông báo cho người đã raquyết định tạm đình chỉ hoạt động biết để tiến hành kiểm tra, xem xét quyếtđịnh việc phục hồi hoạt động. Đối với trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động bằnglời mà ngay sau đó nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ đã được khắc phục vàđược người ra quyết định tạm đình chỉ xác nhận thì cơ quan, tổ chức, cá nhân bịtạm đình chỉ không nhất thiết phải làm đơn hoặc công văn đề nghị cho phục hồihoạt động; b.Trong thời hạn không quá 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn hoặc văn bảnthông báo đề nghị cho phục hồi hoạt động thì người đã ra quyết định tạm đìnhchỉ hoạt động phải tổ chức kiểm tra, xem xét kết quả khắc phục và các điều kiệnbảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy và lập biên bản kiểm tra theo mẫuPC3 Phụ lục 1 Thông tư này. Nếu nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ đã đượcloại trừ hoặc các vi phạm về phòng cháy và chữa cháy đã được khắc phục thì raquyết định phục hồi hoạt động bằng văn bản theo mẫu PC14 Phụ lục 1 Thông tưnày. Riêngtrường hợp quyết định tạm đình chỉ bằng lời mà nguy cơ trực tiếp phát sinhcháy, nổ được khắc phục hoặc loại trừ ngay sau đó thì việc quyết định phục hồihoạt động được thực hiện bằng lời; c.Quyết định phục hồi hoạt động phải được gửi cho các đối tượng qui định tại điểmc khoản 1 mục này. XI. THỦ TỤC ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ, PHƯƠNGTIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI, HỘ GIA ĐÌNH VÀ CÁ NHÂN KHÔNG ĐẢM BẢO AN TOÀN VỀ PHÒNGCHÁY VÀ CHỮA CHÁY Cáctrường hợp bị tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định35/2003/NĐ-CP đã hết thời hạn tạm đình chỉ hoạt động (bao gồm cả thời gian giahạn nếu có) mà cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình, chủ phương tiện giao thông cơgiới, chủ rừng và cá nhân bị tạm đình chỉ hoạt động không khắc phục hoặc khôngthể khắc phục được nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc vi phạm về phòngcháy và chữa cháy và có nguy cơ cháy, nổ gây hậu quả nghiêm trọng thì người cóthẩm quyền có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, xem xét để quyết định việc đình chỉhoạt động theo trình tự như sau: 1.Kiểm tra và lập biên bản theo mẫu PC3 Phụ lục 1 Thông tư này; biên bản kiểm traphải có chữ ký của người lập biên bản và của người vi phạm hoặc người đại diệncơ quan, tổ chức vi phạm (nếu người vi phạm hoặc người đại diện cơ quan, tổchức vi phạm không ký thì phải ghi rõ lý do vào biên bản) và người làm chứng(nếu có). Biên bản lập xong phải trao hoặc gửi cho cá nhân, cơ quan, tổ chức cóliên quan; 2.Căn cứ biên bản kiểm tra, xét thấy phải đình chỉ hoạt động thì người có thẩmquyền ra quyết định đình chỉ hoạt động theo mẫu PC15 Phụ lục 1 Thông tư này;Quyết định đình chỉ hoạt động được gửi cho đối tượng bị đình chỉ hoạt động, cơquan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người ra quyết định, cơ quan, tổ chức cấptrên trực tiếp quản lý đối tượng bị đình chỉ (nếu có) và lưu hồ sơ. XII. THÀNH LẬP ĐỘI CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY Khicó yêu cầu thành lập Đội Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, Giám đốc Công antỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập đề án trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dâncùng cấp phê duyệt, sau đó báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an xem xét quyết định. XIII. ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG DOANH TRẠI ĐƠN VỊ CẢNH SÁTPHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY Việcbố trí Đội Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ở các đô thị hoặc khu vực cần bảovệ thực hiên theo quy định tại các Điều 5.16 và Điều 7.16 Quy chuẩn Xâydựng Việt XIV. PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY 1.Phương án chữa cháy được xây dựng theo mẫu PC16 Phụ lục 1 Thông tư này; 2.Thời hạn phê duyệt phương án chữa cháy được quy định như sau: a.Đối với phương án chữa cháy thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Uỷ ban nhândân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Trưởng phòng Cánh sát phòng cháyvà chữa cháy, Giám đốc, Công an cấp tỉnh: thời hạn phê duyệt không quá 10 ngàylàm việc; b.Đối với phương án chữa cháy thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Côngan, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát, Cụctrưởng Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy: thời hạn phê duyệt không quá 15ngày làm việc. 3.Thực tập phương án chữa cháy: a.Phương án chữa cháy phải được tổ chức thực tập định kỳ ít nhất mỗi năm một lần;mỗi lần thực tập phương án chữa cháy có thể xử lý theo một hoặc nhiều tìnhhuống khác nhau, nhưng phải bảo đảm cho tất cả các tình huống trong phương ánđều lần lượt được thực tập. Khi tổ chức thực tập thì người phê duyệt phương ánchữa cháy có thẩm quyền được huy động lực lượng, phương tiện tham gia thực tậpphương án chữa cháy và quyết định quy mô của cuộc thực tập; b.Phương án chữa cháy được tổ chức thực tập đột xuất khi có yêu cầu bảo đảm antoàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các sự kiện đặc biệt về chính trị, kinhtế, văn hóa, xã hội của địa phương hoặc quốc gia hoặc theo yêu cầu của ngườiđứng đầu cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy XV. THỦ TỤC HUY ĐỘNG LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN VÀ TÀISẢN ĐỂ CHỮA CHÁY Việchuy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy phải theo đúng thẩmquyền quy định tại Điều 25 Nghị định 35/2003/NĐ-CP và được thực hiện như sau: 1.Việc huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy được thực hiệnbằng Lệnh theo mẫu PC17 Phụ lục 1 Thông tư này; trong trường hợp khẩn cấp đểchữa cháy thì có thể được huy động bằng lời nhưng chậm nhất sau 3 ngày làm việcphải thể hiện lệnh đó bằng văn bản; 2.Khi huy động bằng lời, người huy động phải xưng rõ họ tên, chức vụ, đồng thờiphải nói rõ yêu cầu về người, phương tiện và tài sản cần huy động, thời gian vàđịa điểm tập kết. XVI. TỔ CHỨC, QUẢN LÝ, DUY TRÌ HOẠT ĐỘNG CỦA LỰCLUỢNG DÂN PHÒNG, PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CƠ SỞ VÀ CHUYÊN NGÀNH 1.Tổ chức, biên chế của đội dân phòng: a.Đội dân phòng được biên chế từ 10 đến 30 người hoặc nhiều hơn khi thấy cầnthiết, trong đó có 1 đội trưởng và các đội phó giúp việc. Đội dân phòng có thểđược chia thành nhiều tổ theo cụm dân cư, khu vực; biên chế của tổ dân phòng từ5 đến 10 người hoặc nhiều hơn khi thấy cần thiết, trong đó có 1 tổ trưởng vàcác tổ phó giúp việc; b.Cán bộ, đội viên đội dân phòng là những người thường xuyên có mặt tại nơi cưtrú; c.Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ra quyết định bổ nhiệm đội trưởng, đội phó độidân phòng, tổ trưởng, tổ phó tổ dân phòng. d.Công an cấp xã có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các đội dânphòng. 2.Tổ chức, biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở; a.Biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được quy định như sau: -Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có dưới 10 người thường xuyên làm việcthì tất cả những người làm việc tại cơ sở đó là thành viên đội phòng cháy vàchữa cháy cơ sở và do những người lãnh đạo cơ sở, phương tiện giao thông cơgiới đó làm đội trưởng, đội phó; -Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có từ 10 người đến 50 người thường xuyênlàm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu là 10 người,trong đó có 1 đội trưởng và các đội phó giúp việc; -Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có trên 50 người đến 100 người thườngxuyên làm việc thì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu là15 người, trong đó có 1 đội trưởng và các đội phó giúp việc; -Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có trên 100 người thường xuyên làm việcthì biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu là 25 người, trongđó có 1 đội trưởng và các đội phó giúp việc; -Phương tiện giao thông cơ giới, cơ sở có nhiều phân xưởng, bộ phận làm việc độclập hoặc làm việc theo ca thì mỗi bộ phận, phân xưởng, mỗi ca làm việc có 1 tổphòng cháy và chữa cháy cơ sở; biên chế của tổ phòng cháy và chữa cháy cơ sởtối thiểu từ 5 đến 7 người, trong đó có 1 tổ trưởng và các tổ phó giúp việc. b.Cán bộ, đội viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở là những người thường xuyênlàm việc tại cơ sở hoặc trên phương tiện giao thông cơ giới đó. c.Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở, phương tiện giao thôngcơ giới ra quyết định bổ nhiệm đội trưởng, đội phó đội phòng cháy và chữa cháycơ sở, tổ trưởng, tổ phó tổ phòng cháy và chữa cháy cơ sở. 3.Tổ chức, biên chế đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoạt động theo chế độchuyên trách: a.Biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoạt động theo chế độ chuyêntrách phải bảo đảm đủ quân số bố trí phù hợp với phương tiện chữa cháy đã trangbị, làm việc theo ca bảo đảm thường trực 24/24 giờ trong ngày. Ban Lãnh đạo độigồm có 1 đội trưởng và các đội phó giúp việc; b.Người đứng đầu Ban quản lý đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khucông nghệ cao ra quyết định thành lập, quyết định bổ nhiệm đội trưởng, đội phóđội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoạt động theo chế độ chuyên trách. 4.Tổ chức, biên chế đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở chuyên ngành có quy địnhriêng. 5.Người ra quyết định thành lập đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sởvà chuyên ngành có trách nhiệm duy trì hoạt động, định kỳ hàng năm tổ chức phânloại và có kế hoạch huấn luyện, bồi dưỡng nâng cao chất lượng hoạt động của độidân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành. GiaoTổng Cục Cảnh sát hướng dẫn cụ thể về phân loại đội dân phòng và đội phòng cháyvà chữa cháy cơ sở và chuyên ngành. XVII. HUẤN LUYỆN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ PHÒNG CHÁY VÀCHỮA CHÁY 1.Đối tượng huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy gồm: a.Người có chức danh chỉ huy chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Phòngcháy và chữa cháy; b.Cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyênngành; c.Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếpxúc với các chất nguy hiểm về cháy, nổ. d.Người chỉ huy tàu thuỷ, tàu hỏa, tàu bay, người điều khiển phương tiện giaothông cơ giới có phụ cấp trách nhiệm, người điều khiển phương tiện, người làmviệc và phục vụ trên phương tiện giao thông cơ giới có từ 30 chỗ ngồi trở lênvà trên phương tiện giao thông cơ giới chuyên dùng để vận chuyển các chất, hàngnguy hiểm về cháy, nổ; đ.Người làm việc trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh phương tiện phòng cháy vàchữa cháy; e.Các đối tượng khác có yêu cầu được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữacháy. 2.Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức và cơ sở cótrách nhiệm tổ chức các lớp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữacháy cho các đối tượng quy định tại khoản 1 mục này. Người đứng đầu cơ sở đàotạo người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới từ 4 chỗ ngồi trở lên cótrách nhiệm đưa nội dung kiến thức phòng cháy và chữa cháy vào trong chươngtrình đào tạo. 3.Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy: a.Thời gian huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy lần đầu được quy địnhnhư sau: -Từ 32 đến 48 giờ đối với đối tượng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 1 mụcnày; -Từ 16 đến 32 giờ đối với đối tượng quy định tại các điềm đ, e khoản 1 mục này; b.Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy chocác đối tượng quy định tại khoản 1 mục này tối thiểu là 16 giờ. 4.Cấp "Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy": a.Các đối tượng quy định tại khoản 1 mục này, sau khi hoàn thành chương trìnhhuấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và có kết quả kiểm tra đạt yêu cầutrở lên thì được cấp "Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy vàchữa cháy" theo mẫu PC18 Phụ lục 1 Thông tư này; b.Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy do Cục trưởng CụcCảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy và chữacháy Công an cấp tỉnh cấp. Phôi "Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụphòng cháy và chữa cháy" do Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tổ chứcin và phát hành. 5.Giao Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy biên soạn tài liệu, giáo trình huấnluyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy phù hợp cho từng đối tượngquy định tại khoản 1 mục này. XVIII. ĐIỀU ĐỘNG LỰC LƯỢNG DÂN PHÒNG, LỰC LƯỢNGPHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CƠ SỞ VÀ CHUYÊN NGÀNH THAM GIA HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHÁY VÀCHỮA CHÁY 1.Đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành được điềuđộng tham gia tuyên truyền, cổ động, mít tinh, diễu hành, hội thao về phòngcháy và chữa cháy, thực tập phương án chữa cháy, bảo vệ liên quan đến cháy, nổ;tham gia khắc phục nguy cơ phát sinh cháy, nổ; khắc phục hậu quả vụ cháy vànhững hoạt động phòng cháy và chữa cháy khác theo yêu cầu của người có thẩmquyền. 2.Việc điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở vàchuyên ngành tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy phải có quyết định bằngvăn bản theo mẫu PC19 Phụ lục 1 Thông tư này; trong trường hợp khẩn cấp thìđược điều động bằng lời, nhưng chậm nhất sau 3 ngày làm việc phải có quyết địnhbằng văn bản. Khi điều động bằng lời, người điều động phải xưng rõ họ tên, chứcvụ; đơn vị công tác, địa chỉ, số điện thoại liên lạc và nêu rõ yêu cầu về sốlượng người, phương tiện cần điều động, thời gian, địa điểm có mặt và nội dunghoạt động. 3.Quyết định điều động được gửi cho đối tượng có nghĩa vụ chấp hành và lưu hồ sơ. XIX. ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, KINH DOANH PHƯƠNG TIỆN VÀTHIẾT KẾ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY 1.Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh phương tiện phòng cháy và chữacháy phải có đủ điều kiện về cơ sở vật chất và chuyên môn kỹ thuật sau đây: a.Có nhà xưởng, thiết bị công nghệ đáp ứng được yêu cầu sản xuất, kiểm tra chấtlượng sản phẩm đối với cơ sở sản xuất; b.Trong mỗi lĩnh vực sản xuất phải có cán bộ, công nhân có trình độ chuyên môn kỹthuật phù hợp; c.Cán bộ, công nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh phải có giấy chứng nhậnhuấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy. 2.Cơ quan, tổ chức, cá nhân hành nghề thiết kế về phòng cháy và chữa cháy phải cóđủ năng lực thiết kế sau đây: a.Chủ nhiệm thiết kế, Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phải có đủ năng lực thiết kế xâydựng theo quy định hoặc có trình độ đại học phòng cháy chữa cháy trở lên; b.Các thành viên trực tiếp thiết kế phải có trình độ đại học chuyên ngành trở lênphù hợp với nhiệm vụ thiết kế đảm nhiệm XX. KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY 1.Nội dung kiểm định: a.Kiểm định chủng loại, mẫu mã phương tiện phòng cháy và chữa cháy; b.Kiểm định các thông số kỹ thuật liên quan đến chất lượng phương tiện phòng cháyvà chữa cháy. 2.Phương thức kiểm định: a.Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, thời gian sản xuất, số seri và các thông số kỹthuật của phương tiện phòng cháy và chữa cháy; b.Kiểm tra chủng loại, mẫu mã; c.Kiểm tra, thử nghiệm, thực nghiệm theo phương pháp lấy mẫu xác suất; đối vớimỗi lô hàng cùng chủng loại, mẫu mã tiền hành kiểm định mẫu không quá 5% sốlượng phương tiện cần kiểm định, nhung không ít hơn 10 mẫu; trường hợp số lượngphương tiện cần kiểm định dưới 10 thì kiểm định toàn bộ; . d.Đánh giá kết quả và lập biên bản kiểm định theo mẫu PC2O Phụ lục 1 Thông tư này; đ.Cấp "Giấy chứng nhận kiểm định" theo mẫu PC21 Phụ lục 1 hoặc dán tem,đóng dấu kiểm định theo mẫu PC22 Phụ lục 1 Thông tư này. 3.Thủ tục kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy: a.Hồ sơ đề nghị kiểm định gồm: -Đơn đề nghị kiểm định của chủ phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo mẫu PC23 Phụ lục 1 Thông tư này; -Các tài liệu kỹ thuật của phương tiện phòng cháy và chữa cháy; -Chứng nhận chất lượng phương tiện phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩmquyền (nếu có); -Chứng nhận xuất xưởng của phương tiện phòng cháy và chữa cháy. Hồ sơ đề nghịkiểm định nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt và cơquan, tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm định phải chịu trách nhiệm về tính chínhxác của bản dịch đó. b.Chủ phương tiện chuẩn bị 02 bộ hồ sơ và cung cấp mẫu phương tiện cần kiểm địnhtheo yêu cầu của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy. XXI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1.Tổng Cục Cảnh sát có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốcviệc thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP và Thông tư này. TổngCục trưởng các Tổng cục, Vụ trưởng, Cục trưởng các Vụ, Cục trực thuộc Bộtrưởng, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng,nhiệm vụ của mình có nhiệm vụ phối hợp với Tổng Cục Cảnh sát tổ chức thực hiệnThông tư này. 2.Đề nghị Thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Uỷban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi, chứcnăng, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Công an trong việc quản lý, kiểm trahoạt động của các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân do Bộ, ngành, địaphương mình quản lý. 3.Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Trongquá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Công An (qua TổngCục Cảnh sát) để nghiên cứu hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời.
|
Loading.... |