Số 05/2012/TT-BTC
THÔNGTƯ Hướngdẫn thi hành Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2009 và Nghị định số 113/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2009 quyđịnh chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt _____________
Căn cứ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số27/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008; Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày29 tháng 11 năm 2006; Căn cứ Nghị định số26/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hànhmột số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Nghị định số 113 /2011/NĐ-CPngày 8 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị địnhsố 26/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm2009 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt; Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chứccủa Bộ Tài chính; BộTài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2009 và Nghị định số 113 /2011/NĐ-CP ngày 8 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ như sau: Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này hướng dẫn thihành Nghịđịnh số 26/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2009 và Nghị định số113/2011/NĐ-CP ngày 8 tháng 12 năm 2011của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số26/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2009quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Điều 2. Đối tượngchịu thuế Đối tượng chịu thuếtiêu thụ đặc biệt (TTĐB) được thực hiện theo quy định tại Điều 2 Luật thuế tiêuthụ đặc biệt số 27/2008/QH12, Điều 2 Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 3năm 2009 của Chính phủ, khoản 1 Điều 1 Nghị định số 113/2011/NĐ-CP ngày 8 tháng12 năm 2011 của Chính phủ. Đối với mặt hàng điều hoà nhiệt độ công suất từ90.000 BTU trở xuống thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB: Trường hợp cơ sở sản xuấtbán hoặc cơ sở nhập khẩu nhập tách riêng từng bộ phận là cục nóng hoặc cục lạnhthì hàng hóa bán ra hoặc nhập khẩu (cục nóng, cục lạnh) vẫn thuộc đối tượngchịu thuế TTĐB như đối với sản phẩm hoàn chỉnh (máy điều hoà nhiệt độ hoànchỉnh). Điều3. Đối tượng không chịu thuế Hàng hóa quy định tại Điều2 Thông tư này không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trong các trườnghợp sau: 1. Hàng hóa do cơ sở sảnxuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho cơ sở kinh doanh khácđể xuất khẩu bao gồm: 1.1. Hàng hoá do các cơ sở sảnxuất, gia công trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài bao gồm cả hàng hoá bán, gia côngcho doanh nghiệp chế xuất, trừ ô tô dưới 24 chỗ ngồi bán cho doanh nghiệp chếxuất. Cơ sở có hàng hoá thuộc đối tượng không chịuthuế TTĐB quy định tại điểm này phải có hồ sơ chứng minh là hàng đã thực tếxuất khẩu, cụ thể như sau: - Hợp đồng bán hàng hoặc hợp đồng gia côngcho nước ngoài. - Hoá đơn bán hàng hoá xuất khẩu hoặc trảhàng, thanh toán tiền gia công. - Tờ khai hàng hoá xuất khẩu - Chứng từ thanh toán qua Ngân hàng. Thanh toán qua ngân hàng là việc chuyển tiềntừ tài khoản của bên nhập khẩu sang tài khoản mang tên bên xuất khẩu mở tạingân hàng theo các hình thức thanh toán phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồngvà quy định của ngân hàng. Chứng từ thanh toán tiền là giấy báo Có của ngânhàng bên xuất khẩu về số tiền đã nhận được từ tài khoản của ngân hàng bên nhậpkhẩu. Trường hợp thanh toán chậm trả, phải có thỏa thuận ghi trong hợp đồngxuất khẩu, đến thời hạn thanh toán cơ sở kinh doanh phải có chứng từ thanh toánqua ngân hàng. Trường hợp uỷ thác xuất khẩu thì bên nhận uỷ thác xuất khẩu phảithanh toán với nước ngoài qua ngân hàng. 1.2. Cơ sở sản xuất hàng hoá thuộc diện chịuthuế TTĐB nếu tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu theo giấy phép tạm xuất khẩu, táinhập khẩu, trong thời hạn chưa phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo chếđộ quy định thì khi tái nhập khẩu không phải nộp thuế TTĐB, nhưng khi cơ sở sảnxuất bán hàng hoá này phải nộp thuế TTĐB. 1.3. Hàng hóa do cơ sở sản xuất bán hoặc ủythác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu theo hợp đồng kinh tế. Cơ sở sản xuất có hàng hoá thuộc trường hợpkhông phải chịu thuế TTĐB quy định tại điểm này phải có hồ sơ chứng minh làhàng hoá đã thực tế xuất khẩu như sau: - Hợp đồng mua bán hàng hoá để xuất khẩu hoặchợp đồng ủy thác xuất khẩu đối với trường hợp uỷ thác xuất khẩu giữa cơ sở sảnxuất và cơ sở kinh doanh xuất khẩu. - Hóa đơn bán hàng, giao hàng uỷ thác xuấtkhẩu. - Biên bản thanh lý (thanh lý toàn bộ hoặctừng phần) hợp đồng bán hàng hoá để xuất khẩu, biên bản thanh lý hợp đồng uỷthác xuất khẩu thể hiện rõ các nội dung sau: Tên, số lượng, chủng loại, mặt hàng, giá báncủa hàng hoá đã thực tế xuất khẩu; hình thức thanh toán; số tiền và số, ngàychứng từ thanh toán hàng hoá xuất khẩu qua ngân hàng của người mua nước ngoàicho cơ sở xuất khẩu; số tiền và số, ngày của chứng từ thanh toán giữa cơ sở sảnxuất với cơ sở xuất khẩu hoặc cơ sở nhận uỷ thác xuất khẩu; số, ngày của hợpđồng xuất khẩu, bản sao tờ khai Hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu. Đối với hàng hoá cơ sở xuất khẩu mua, nhận uỷthác xuất khẩu để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước, cơ sởkinh doanh xuất khẩu phải kê khai, nộp thuế TTĐB đối với các hàng hoá này khitiêu thụ (bán) trong nước. 1.4. Hàng hoá mang ra nước ngoài để bán tạihội chợ triển lãm ở nước ngoài. Cơ sởcó hàng hoá mang ra nước ngoài để bán tại hội chợ triển lãm phải có đủ thủ tục: - Giấy mời hoặc giấy đăng ký tham gia hội chợtriển lãm ở nước ngoài. - Tờ khai hàng hoá xuất khẩu có xác nhận củacơ quan Hải quan về hàng hoá đã xuất khẩu. - Bảng kê hàng bán tại hội chợ triển lãm. - Chứng từ thanh toán tiền đối với hàng hoábán tại hội chợ triển lãm, trường hợp bán hàng thu tiền mặt có giá trị trên mứcquy định thì phải khai báo với cơ quan Hải quan, có chứng từ nộp tiền vào ngânhàng theo quy định hiện hành. 2. Hàng hóa nhập khẩu trongcác trường hợp sau: 2.1. Hàng viện trợ nhânđạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng, quà biếu bao gồm: a) Hàng viện trợ nhân đạo và hàng viện trợkhông hoàn lại, bao gồm cả hàng nhập khẩu bằng nguồn viện trợ không hoàn lạiđược cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; hàng trợ giúp nhân đạo, cứu trợ khẩn cấpnhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh. b) Quà tặng của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cho các cơ quan nhà nước, tổ chứcchính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghềnghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân. c) Quà biếu, quà tặng cho cánhân tại Việt Nam theo định mức quy định của pháp luật. 2.2. Hàng hóa quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hànghóa chuyển khẩu, bao gồm: a) Hàng hóa được vận chuyểntừ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủtục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. b) Hàng hóa được vận chuyểntừ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoạiquan, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩura khỏi Việt Nam. c) Hàng quá cảnh, mượn đườngqua cửa khẩu, biên giới Việt Nam trên cơ sở Hiệp định đã ký kết giữa Chính phủViệt Nam với Chính phủ nước ngoài hoặc giữa cơ quan, người đại diện được Chínhphủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài ủy quyền. d) Hàng hóa được vận chuyểntừ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam. 2.3. Hàngtạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, nếu thực tái xuất khẩu trong thời hạn không phảinộp thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhậpkhẩu thì không phải nộp thuế TTĐB tương ứng với số hàng thực tái xuất khẩu. Hàng hóa tạm xuất khẩu,tái nhập khẩu, nếu thực tái nhập khẩu trong thời hạn không phải nộp thuế xuất khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuấtkhẩu, thuế nhập khẩu thì không phải nộp thuế TTĐB tương ứng với số hàng thựctái nhập khẩu. 2.4. Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm, nếuthực tái xuất khẩu trong thời hạn chưa phải nộp thuế nhập khẩu theo chế độ quyđịnh. Hết thời gian hội chợ, triển lãm mà tổ chức,cá nhân không tái xuất hàng tạm nhập khẩu thì phải kê khai, nộp thuế TTĐB; nếutổ chức, cá nhân không kê khai mà bị kiểm tra, phát hiện thì ngoài việc truythu thuế TTĐB còn bị xử phạt theo quy định của pháp luật. 2.5.Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về miễn trừ ngoạigiao. 2.6. Hàng mang theo ngườitrong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế nhập khẩu của cá nhân người Việt Nam vàngười nước ngoài khi xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu Việt Nam. 2.7. Hàng nhập khẩuđể bán miễn thuế tại các cửa hàng bán hàng miễn thuế theo quy định của pháp luật. 3. Hànghoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hoá từ nội địa bán vàokhu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá được mua bángiữa các khu phi thuế quan với nhau, trừ xe ô tô chở người dưới 24 chỗ. Hồ sơ, trình tự vàthẩm quyền giải quyết không thu thuế TTĐB đối với các trường hợp quy định tạiKhoản 2, Khoản 3 Điều này được thực hiện như quy định về giải quyết không thu thuế, miễn thuếnhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Cơsở nhập khẩu các mặt hàng thuộc các trường hợp không phải chịu thuế TTĐB khinhập khẩu theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, nếu dùng vào mục đíchkhác thì phải kê khai, nộp thuế TTĐB khâu nhập khẩu với cơ quan hải quan theo hướng dẫncủa Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuấtkhẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. 4.Tàu bay, duthuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách và kinhdoanh du lịch. Trường hợp tàu bay, duthuyền thuộc diện không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng sau đó không sử dụngcho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách và kinh doanh du lịchthì phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Cơ sở kinh doanh có tàu bay,du thuyền nhập khẩu chuyển đổi mục đích nêu trên phải kê khai nộp thuế TTĐB vớicơ quan hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tragiám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hànghoá xuất khẩu, nhập khẩu. Cơ sở kinh doanh có tàu bay,du thuyền được sản xuất trong nước chuyển đổi mục đích nêu trên phải kê khainộp thuế TTĐB theo giá trị còn lại sau khi trừ giá trị đã khấu hao theo quyđịnh với cơ quan thuế quản lý trực tiếp. 5. Đối với xe ô tô quy địnhtại khoản 4 Điều 3 của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là các loại xe theo thiết kếcủa nhà sản xuất được sử dụng làm xe cứu thương, xe chở phạm nhân, xe tang lễ;xe kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện; xe bọc thép phóng thang; xe truyềnhình lưu động; xe thiết kế vừa có chỗ ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24người trở lên; xe ô tô chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăngký lưu hành và không tham gia giao thông và các loại xe chuyên dụng, xe khôngđăng ký lưu hành, không tham gia giao thông do Bộ Tài chính phối hợp với cácBộ, cơ quan liên quan có hướng dẫn cụ thể. Cơ sở kinh doanh nhập khẩu xe ô tô có thiếtkế chỉ dùng để chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưuhành và không tham gia giao thông thuộc đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặcbiệt nêu tại khoản 5 Điều này phải xuất trình cho cơ quan hải quan nơi mở tờkhai nhập khẩu hồ sơ, thủ tục sau: - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanhchứng minh cơ sở nhập khẩu có chức năng kinh doanh khu vui chơi, giải trí, thểthao (có chữ ký, đóng dấu của cơ sở nhập khẩu). - Cơ sở kinh doanh nhập khẩu ghi rõ trên Tờkhai hàng hoá nhập khẩu nội dung: “xe ô tô được thiết kế, chế tạo chỉ dùng chạytrong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không tham giagiao thông”. Cơ sở nhập khẩu phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơnhập khẩu. Cơ quan Hải quan nơi cơ sở kinh doanh nhậpkhẩu đăng ký mở Tờ khai hàng hóa nhập khẩu kiểm tra hàng hóa và không thu thuế TTĐBmặt hàng nêu trên, không cấp Tờ khai xác nhận nguồn gốc xe nhập khẩu cho cơ sởkinh doanh nhập khẩu. Trường hợp xe ô tô có thiết kế chỉ dùng chạytrong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không tham giagiao thông không phải chịu thuế TTĐB, cơ sở nhập khẩu đã làm thủ tục nhập khẩunhư hướng dẫn tại khoản 5 Điều này với cơ quan Hải quan, nếu thay đổi mục đíchsử dụng so với khi nhập khẩu, không sử dụng trong khu vui chơi, giải trí, thểthao và là loại xe ô tô thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB thì cơ sở nhập khẩu phảikê khai, nộp thuế TTĐB với cơ quan hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính vềthủ tục hải quan; kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vàquản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp cơ sở nhập khẩukhông khai báo với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu để nộp thuế TTĐBdo thay đổi mục đích sử dụng so với khi nhập khẩu thì cơ sở nhập khẩu sẽ bị xửphạt theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. 6. Nap-ta (naphtha), condensate, chế phẩm tái hợp (reformade component) vàcác chế phẩm khác dùng làm nguyên liệu để sản xuất sản phẩm (trừ sản xuất xăng)do cơ sở sản xuất sản phẩm trực tiếp nhập khẩu; Nap-ta(naphtha), condensate, chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩmkhác do cơ sở sản xuất ra nap-ta (naphtha), condensate, chế phẩm tái hợp(reformade component) và các chế phẩm khác trực tiếp bán ra cho cơ sở sảnxuất khác để sử dụng làm nguyên liệu sảnxuất sản phẩm (trừ sản xuất xăng). Hàng hóa thuộc đối tượngkhông chịu thuế TTĐB theo quy định tại điểm này phải đáp ứng hồ sơ, thủ tục: a) Đối với trường hợp cơ sở sản xuất sản phẩm trựctiếp nhập khẩu, cơ sở phải xuất trình cho cơ quan hải quan các hồ sơ theo hướngdẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hảiquan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lýthuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (trường hợp uỷ thác nhập khẩu phảicó thêm hợp đồng uỷ thác nhập khẩu); Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh(có chữ ký, đóng dấu của cơ sở sản xuấtnhập khẩu) và Bản cam kết của người đại diện theo pháp luật của cơ sở sản xuấtnhập khẩu về các loại hàng hoá là nap-ta (naptha), condensate, chế phẩm tái hợp(reformade component) và các chế phẩm khác nhậpkhẩu được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất sản phẩm (trừ sản xuất xăng); Đối với trường hợp cơ sởsản xuất trong nước trực tiếp bán ra cho cơ sở khác để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất sảnphẩm (trừ sản xuất xăng) là: Hợp đồngmua bán hàng hóa; Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của bên mua hàng(có chữ ký, đóng dấu của bên mua hàng)và Bản cam kết của người đại diện theopháp luật của bên mua về hàng hoá là nap-ta (naptha), condensate, chế phẩm táihợp (reformade component) và các chế phẩm khác được bên mua hàng sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất sản phẩm (trừ sảnxuất xăng); b) Chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Cơ sở sản xuất nhập khẩu các mặt hàng thuộc trườnghợp không phải chịu thuế TTĐB theo quy định tại khoản 6 Điều này nếu dùng vàomục đích khác thì phải kê khai nộp thuế TTĐB khâu nhập khẩu với cơ quan hảiquan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra giám sát hảiquan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuấtkhẩu, nhập khẩu. Trường hợp cơ sở sản xuấtnap-ta (naphtha), condensate, chế phẩm tái hợp (reformade component) vàcác chế phẩm khác trong nước trực tiếp bán cho cáccơ sở khác để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm (trừ sản xuất xăng) thìkhi xuất hóa đơn, trên hóa đơn ghi rõ hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuếTTĐB. Cơ sở sản xuất sản phẩm mua hàng trực tiếp từ cơ sởsản xuất nap-ta (naphtha), condensate, chế phẩm tái hợp (reformade component)và các chế phẩm khác thuộc trường hợp không phải chịu thuế TTĐB theo quy địnhtại khoản 6 Điều này nếu tiêu thụ (bán ra) trong nước hoặc xuất dùng vào mụcđích khác thì cơ sở mua hàng phải kêkhai, nộp thuế TTĐB đối với các loại hàng hoá này khi tiêu thụ (bán ra) trongnước hoặc xuất dùng vào mục đích khác. Riêng đối với trường hợp cơ sở sản xuất nhập khẩuhoặc mua trực tiếp từ các nhà sản xuất trong nước nap-ta (naphtha), condensate,chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác để làm nguyênliệu sản xuất đồng thời ra xăng, dầu vàcác dung môi hóa dầu thì các cơ sở sản xuất xăng, dầu thực hiện nộp, trả thuếTTĐB khi mua nguyên liệu. Số thuế TTĐB mà cơ sở sản xuất đã nộp hoặc đã trảđược khấu trừ theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này. Ví dụ 1: Côngty cổ phần lọc hoá dầu A nhập khẩu condensate để làm nguyên liệu sản xuất ra xăng,dầu diesel và một số dung môi hoá dầu khác. Công ty A thực hiện nộp thuế TTĐBkhi nhập khẩu condensate. Số thuế TTĐB mà công ty A đã nộp đối với nguyên liệucondensate này được khấu trừ theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này. Ví dụ 2: Công ty cổ phần lọc hoá dầu B muacondensate từ Công ty Dầu khí C trực tiếp sản xuất ra condensate để làm nguyênliệu sản xuất ra xăng, dầu diesel và một số dung môi hoá dầu khác. Công ty Bthanh toán cho Công ty C theo giá đã bao gồm thuế TTĐB. Số thuế TTĐB mà Công tyB đã trả cho Công ty C được Công ty B khấu trừ theo hướng dẫn tại Điều 8 Thôngtư này. 7. Điều hoà nhiệt độ có công suất từ 90.000 BTU trởxuống, theo thiết kế của nhà sản xuất chỉ để lắp trên phương tiện vận tải, baogồm ô tô, toa xe lửa, tàu, thuyền, tàu bay. Trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu; uỷ thác nhập khẩu hệthống điều hoà trung tâm trên 90.000 BTU hoặc cơ sở kinh doanh nhập khẩu ký hợp đồng với nhà thầu lắp đặt thiết bịtrong nước về việc cung cấp hệ thống điều hòa trung tâm trên 90.000 BTU; việcgiao hàng tùy thuộc vào tiến độ thi công công trình (hệ thống điều hòa này đượcnhập khẩu thành nhiều lần nhiều chuyến) để không phải tính nộp thuế TTĐB đốivới từng lần nhập khẩu là các chi tiết của thiết bị nhập khẩu như cục nóng hoặccục lạnh thì hồ sơ cần xuất trình với cơ quan hải quan gồm: - Hợp đồngnhập khẩu (trường hợp uỷ thác nhập khẩu phải có thêm hợp đồng uỷ thác nhậpkhẩu) hoặc hợp đồng mua bán (bản chính hoặc bản sao có đóng dấu của doanhnghiệp nhập khẩu) hệ thống điều hòa trung tâm với nhà thầu thi công trong nước;trong hợp đồng phải thể hiện đây là thiết bị đồng bộ có công suất trên 90.000BTU được nhập khẩu nguyên chiếc theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất kèm theo bảngkê số lượng các chi tiết của thiết bị nhập khẩu. - Sơ đồ kếtnối hệ thống điều hòa trung tâm có xác nhận của đơn vị nhập khẩu và nhà thầuthi công (trong trường hợp có nhà thầu thi công). - Chứng thưgiám định về công suất và tính đồng bộ của thiết bị nhập khẩu, đồng thời các bộphận tách rời (cục nóng, cục lạnh) hoặc nhóm các bộ phận tách rời của thiết bịkhông thể tự hoạt động độc lập do cơ quan giám định có thẩm quyền theo quy địnhcủa pháp luật cấp. Trường hợptừng bộ phận tách rời hoặc một số bộ phận tách rời lắp được thành một máy điềuhòa nhiệt độ hoàn chỉnh, có công suất từ 90.000 BTU trở xuống hoạt động độc lậpkhông cần kết nối với hệ thống thì từng bộ phận này vẫn phải chịu thuế TTĐB. - Bản camkết của cơ sở kinh doanh nhập khẩu về việc sử dụng hàng nhập khẩu đúng mục đíchvà tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết của mình. Căn cứ vào hồ sơ xuất trình của cơ sở kinh doanh, cơquan hải quan lập phiếu theo dõi trừ lùi như phụ lục số 1 kèm theo Thông tư nàyđể theo dõi quản lý. Điều 4. Ngườinộp thuế 1. Người nộp thuế TTĐB làtổ chức, cá nhân có sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộcđối tượng chịu thuế TTĐB, bao gồm: 1.1. Các tổ chức kinh doanh được thành lập vàđăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay làLuật Doanh nghiệp) và Luật Hợp tác xã. 1.2. Các tổ chức kinh tế của tổ chức chínhtrị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp,tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sựnghiệp và các tổ chức khác. 1.3. Các doanh nghiệpcó vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theoLuật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhânnước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tạiViệt Nam. 1.4. Cá nhân, hộ giađình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sảnxuất, kinh doanh, nhập khẩu. 2. Cơ sở kinh doanh xuất khẩumua hàng chịu thuế TTĐB của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụtrong nước thì cơ sở kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế TTĐB. Khi bán hànghóa, cơ sở kinh doanh xuất khẩu phải kê khai và nộp đủ thuế TTĐB. Chương II CĂN CỨ TÍNH THUẾ Điều 5. Giá tính thuế tiêu thụ đặcbiệt Giá tính thuế TTĐB của hànghóa, dịch vụ là giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ của cơ sở sản xuất, kinhdoanh chưa có thuế TTĐB, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và thuế giá trị giatăng, được xác định cụ thể như sau: 1. Đối với hàng hoá sản xuất trong nước, giátính thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định như sau:
Trong đó, giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng được xác định theo quyđịnh của pháp luật về thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường xác địnhtheo pháp luật về thuế bảo vệ môi trường. a)Trường hợp cơ sở sản xuất hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bán hàng qua cáccơ sở trực thuộc hạch toán phụ thuộc, thì giá làm căn cứ xác định giá tính thuếtiêu thụ đặc biệt là giá do cơ sở trực thuộc hạch toán phụ thuộc bán ra chưa cóthuế GTGT và thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Cơ sở sản xuất bán hàng thông quađại lý bán đúng giá do cơ sở quy định và chỉ hưởng hoa hồng thì giá làm căn cứxác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán chưa có thuế GTGT và thuếbảo vệ môi trưòng (nếu có) do cơ sở sản xuất quy định chưa trừ hoa hồng. b)Trường hợp cơ sở sản xuất hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bán hàng qua cáccơ sở kinh doanh thương mại thì giá làm căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt làgiá bán chưa có thuế GTGT và thuế bảo vệ môi trường (nếu có) của cơ sở sản xuấtnhưng không được thấp hơn 10% so với giá bán bình quân của cơ sở kinh doanhthương mại đó bán ra. Riêng mặt hàng xe ô tô, giá bán bình quân của cơ sở kinhdoanh thương mại để so sánh là giá bán xe ô tô theo tiêu chuẩn chất lượng sảnphẩm được nhà sản xuất công bố đối với từng loại xe chưa bao gồm các lựa chọnvề trang thiết bị, phụ tùng mà cơ sở kinh doanh thương mại lắp đặt thêm theoyêu cầu của khách hàng. Trườnghợp giá bán của cơ sở sản xuất thấp hơn 10% so với giá cơ sở kinh doanh thươngmại bán ra thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ quan thuế ấn địnhtheo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành 2. Đối với hàng nhập khẩu:Giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu được xác định như sau: Giá tính thuế TTĐB = Giátính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu. Giá tính thuế nhập khẩu đượcxác định theo các quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩuđược miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế không bao gồm số thuế nhậpkhẩu được miễn, giảm. 3. Đối với hàng hoá chịuthuế TTĐB, giá tính thuế TTĐB là giá chưa có thuế GTGT, thuế bảo vệ môi trường(nếu có) và chưa có thuế TTĐB và không loại trừ giá trị vỏ bao bì. Đối với mặt hàng bia chainếu có đặt tiền cược vỏ chai, định kỳ hàng quý cơ sở sản xuất và khách hàngthực hiện quyết toán số tiền đặt cược vỏ chai thì số tiền đặt cược tương ứnggiá trị số vỏ chai không thu hồi được phải đưa vào doanh thu tính thuếTTĐB. Ví dụ 3: Đối với bia hộp,năm 2012 giá bán của 1lít bia hộp chưa có thuế GTGT là 20.000đ, thuế suất thuếTTĐB mặt hàng bia (từ ngày 01 tháng 01năm 2010 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012) là 45% thì giá tính thuế TTĐB đượcxác định như sau:
Ví dụ 4: Quý II/2012, giá bán của một két biachai Hà Nội chưa có thuế GTGT là 120.000đ/két, thì giá tính thuế TTĐB xác địnhnhư sau:
Ví dụ 5: Quý III/2012, Công ty bia A bán 1.000 chai bia cho khách hàng B vàcó thu tiền cược vỏ chai với mức 1.200đ/vỏ chai, tổng số tiền đặt cược là1.200.000đ. Hết quý Công ty A và khách hàng B thực hiện quyết toán: số vỏ chaithu hồi là 800 vỏ chai, số vỏ chai không thu hồi được là 200 vỏ chai, căn cứ sốlượng vỏ chai thu hồi, Công ty A trả lại cho khách hàng B số tiền là 960.000đ,số tiền đặt cược tương ứng số vỏ chai không thu hồi được là 240.000đ (200 vỏchai x 1.200đ/vỏ chai) Công ty A phải đưa vào doanh thu tính thuế TTĐB. 4. Đối với hàng hoá gia công là giá tính thuế của hàng hoá bán ra của cơ sởgiao gia công hoặc giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc tương đương tại cùngthời điểm bán hàng chưa có thuế GTGT, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và chưacó thuế TTĐB. 5. Đối với hàng hoá sản xuất dưới hình thức hợptác kinh doanh giữa cơ sở sản xuất và cơ sở sử dụng hoặc sở hữu thương hiệu(nhãn hiệu) hàng hoá, công nghệ sản xuất thì giá làm căn cứ tính thuế tiêu thụđặc biệt là giá bán ra chưa có thuế GTGT và thuế bảo vệ môi trường (nếu có) củacơ sở sử dụng hoặc sở hữu thương hiệu hàng hoá, công nghệ sản xuất. Trường hợpcơ sở sản xuất theo giấy phép nhượng quyền và chuyển giao hàng hoá cho chinhánh hoặc đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam để tiêu thụ sản phẩmthì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán ra của chi nhánh, đại diện côngty nước ngoài tại Việt Nam. 6. Đối với hàng hóa bán theo phươngthức trả góp, trả chậm, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán chưa có thuếGTGT, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và chưa có thuế TTĐB của hàng hóa bántheo phương thức trả tiền một lần, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trảchậm. 7. Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùngnội bộ, biếu, tặng, cho, khuyến mại là giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của hànghóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt độngnày. 8. Đốivới cơ sở kinh doanh xuất khẩu mua hàng chịu thuế TTĐB của cơ sở sản xuất đểxuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà bán trong nước thì giá tính thuế TTĐB trongtrường hợp này là bán chưa có thuế TTĐB, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) vàchưa có thuế GTGT được xác định cụ thể như sau:
Trường hợp cơsở kinh doanh xuất khẩu kê khai giá bán (đã có thuế GTGT, thuế bảo vệ môitrường (nếu có) và thuế TTĐB) làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB thấp hơn10% so với giá bán trên thị trường thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giádo cơ quan thuế ấn định theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bảnhướng dẫn thi hành. 9. Đối với dịch vụ, giá tínhthuế TTĐB là giá cung ứng dịch vụ của cơ sở kinh doanh chưa có thuế GTGT vàchưa có thuế TTĐB, được xác định như sau:
Giá dịch vụ chưa có thuế GTGT làm căn cứ xác định giátính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số dịch vụ quy định như sau: a) Đối với kinh doanh gôn (bao gồm cả kinh doanhsân tập gôn) là doanh thu chưa có thuế GTGT về bán thẻ hội viên, bán vé chơigôn, bao gồm cả tiền bán vé tập gôn, tiền bảo dưỡng sân cỏ, hoạt động cho thuê xe (buggy) và thuê ngườigiúp việc trong khi chơi gôn (caddy), tiền ký quỹ (nếu có) và các khoảnthu khác liên quan đến chơi gôn do người chơi gôn, hội viên trả cho cơ sở kinhdoanh gôn. Trường hợp khoản ký quỹ được trả lại người ký quỹ thì cơ sở sẽ đượchoàn lại số thuế đã nộp bằng cách khấu trừ vào số phải nộp của kỳ tiếp theo,nếu không khấu trừ thì cơ sở sẽ được hoàn theo quy định. Trường hợp cơ sở kinhdoanh gôn có kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ khác không thuộc đối tượngchịu thuế tiêu thụ đặc biệt như: khách sạn, ăn uống, bán hàng hóa, hoặc các tròchơi thì các hàng hóa, dịch vụ đó khôngphải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Ví dụ6: cơ sở kinh doanh gôn có tổ chức các hoạt động kinh doanh khách sạn, ăn uống,bán hàng hóa, hoặc các trò chơi không thuộc diện chịu thuế TTĐB thì các hànghóa, dịch vụ này không phải chịu thuếTTĐB. b) Đối với kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng, giá làm căn cứxác định giá tính thuế TTĐB là doanh thu từ kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điệntử có thưởng đã trừ tiền trả thưởng cho khách tức là bằng số tiền thu được(chưa có thuế GTGT) do đổi cho khách trước khi chơi tại quầy đổi tiền hoặc bànchơi, máy chơi trừ đi số tiền đổi trả lại khách hàng. c) Đối với kinh doanh đặt cược, giá làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐBlà doanh thu bán vé đặt cược trừ (-) tiền trả thưởng cho khách hàng (giá chưacó thuế GTGT), không bao gồm doanh số bán vé vào cửa xem các sự kiện giải trígắn với hoạt động đặt cược. d) Đối với kinh doanh vũ trường, mát-xa và ka-ra-ô-kê, giá làm căn cứ xácđịnh giá tính thuế TTĐB là doanh thu chưa có thuế GTGT của các hoạt động trongvũ trường, cơ sở mát-xa và karaoke, bao gồm cả doanh thu của dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác đi kèm(ví dụ tắm, xông hơi trong cơ sở mát-xa). Ví dụ 7: Doanh thu chưa có thuế GTGT kinh doanh vũ trường (bao gồm cả doanhthu dịch vụ ăn uống) của cơ sở kinh doanh A trong kỳ tính thuế là 100.000.000đ.
đ) Đối với kinh doanh xổ số, giá làm căn cứ xác định giátính thuế TTĐB là doanh thu bán vé các loại hình xổ số được phép kinh doanhtheo quy định của pháp luật (doanh thu chưa có thuế GTGT). 10. Giá tính thuế TTĐB đối với hàng hóa, dịch vụ quy định từ khoản 1 đếnkhoản 9 Điều này bao gồm cả khoản thu thêm tính ngoài giá bán hàng hóa, giácung ứng dịch vụ (nếu có) mà cơ sở sản xuất kinh doanh được hưởng. Giá tính thuế được tính bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế códoanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giágiao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhànước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tínhthuế. Đối với hàng hóa nhập khẩu: Việc quy đổi tỷ giágiữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài dùng để xác định trị giá tính thuếđược thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 11. Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiệnkhông đúng chế độ hóa đơn, chứng từ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình sảnxuất kinh doanh thực tế để ấn định doanh thu theo quy định của Luật Quản lýthuế và xác định số thuế TTĐB phải nộp. 12. Thời điểm xác định thuế TTĐB như sau: - Đối với hàng hóa: thời điểm phát sinh doanh thu đối với hàng hóa là thờiđiểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, khôngphân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền; - Đối với dịch vụ: thời điểm phát sinh doanh thu là thời điểm hoàn thànhviệc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ, không phânbiệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. - Đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm đăngký tờ khai hải quan. 13. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanhdịch vụ chịu thuế TTĐB phải thực hiện đúng chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từkhi mua, bán hàng hóa, kinh doanh dịch vụ và vận chuyển hàng hóa theo quy địnhcủa pháp luật. Cơ sở sản xuất khi bán hàng hóa, giao hàng cho cácchi nhánh, cơ sở phụ thuộc, đại lý đều phải sử dụng hóa đơn. Trường hợp chinhánh, cửa hàng trực thuộc đặt trên cùng một tỉnh, thành phố với cơ sở sản xuấthoặc hàng xuất chuyển kho thì cơ sở được sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyểnnội bộ kèm theo lệnh điều động nội bộ. Cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuế TTĐB có sử dụngnhãn hiệu hàng hóa phải đăng ký mẫu nhãn hiệu hàng hóa sử dụng theo quy định. Điều 6.Thuế suất thuế TTĐB 1. Thực hiện theo quy định tại Điều 7Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12, Điều 5 Nghị định số 26/2009/NĐ-CPngày 16/3/2009 của Chính phủ và khoản 4 Điều 1 Nghị định số 113/2011/NĐ-CP ngày8/12/2011 của Chính phủ. 2. Trườnghợp cơ sở sản xuất nhiều loại hàng hóa và kinh doanh nhiều loại dịch vụ chịu thuếTTĐB có các mức thuế suất khác nhau thì phải kê khai nộp thuế TTĐB theo từngmức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ; nếu cơ sở sản xuấthàng hóa, kinh doanh dịch vụ không xác định được theo từng mức thuế suất thìphải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hóa, dịch vụ mà cơsở có sản xuất, kinh doanh.
Chương III HOÀN THUẾ, KHẤUTRỪ, GIẢM THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT Điều 7. Hoàn thuế Ngườinộp thuế TTĐB được hoàn thuế đã nộp trong các trường hợp sau đây: 1. Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu bao gồm: a)Hànghoá nhập khẩu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửakhẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, đượctái xuất ra nước ngoài. b) Hànghoá nhập khẩu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt để giao, bán hàng cho nướcngoài thông qua các đại lý tại Việt Nam; hàng hóa nhập khẩu để báncho các phương tiện của các hãng nước ngoài trên các tuyến đường quốc tế quacảng Việt Nam và các phương tiện của Việt Nam trên các tuyến đường quốc tế theoqui định của Chính phủ. c) Hàng tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh hàng tạmnhập tái xuất khi tái xuất khẩu được hoàn lại số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộptương ứng với số hàng tái xuất khẩu. d) Hàng nhập khẩu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng tái xuất khẩu ra nướcngoài được hoàn lại số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp đối với số hàng xuất trảlại nước ngoài. đ) Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm hoặc đểphục vụ công việc khác trong thời hạn nhất định đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt,khi tái xuất khẩu được hoàn thuế. e) Hàng nhập khẩu đã nộpthuế TTĐB theo khai báo, nhưng thực tế nhập khẩu ít hơn so với khai báo; hàngnhập khẩu trong quá trình nhập khẩu bị hư hỏng, mất có lý do xác đáng, đã nộpthuế TTĐB. g) Đốivới hàng nhập khẩu chưa phù hợp về chất lượng, chủng loại theo hợp đồng, giấyphép nhập khẩu (do phía chủ hàng nước ngoài gửi sai), có giám định của cơ quancó thẩm quyền kiểm nghiệm và xác nhận của chủ hàng nước ngoài mà được phép nhậpkhẩu thì cơ quan Hải quan kiểm tra và xác nhận lại số thuế TTĐB phải nộp, nếucó số thuế đã nộp thừa thì được hoàn lại, nếu nộp thiếu thì phải nộp đủ số phảinộp. Trườnghợp được phép xuất khẩu trả lại nước ngoài thì được hoàn lại số thuế TTĐB đãnộp đối với số hàng xuất trả lại nước ngoài. Trườnghợp trả lại hàng cho bên nước ngoài trong thời hạn chưa phải nộp thuế nhập khẩutheo chế độ quy định thì cơ quan Hải quan kiểm tra thủ tục và thực hiện việckhông thu thuế TTĐB phù hợp với số hàng nhập khẩu trả lại nước ngoài. 2. Hàng hoá là nguyên liệunhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu được hoàn lại số thuế tiêu thụđặc biệt đã nộp tương ứng với số nguyên liệu dùng để sản xuất hàng hoá thực tếxuất khẩu. Việc hoàn thuế TTĐB theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này chỉ thựchiện đối với hàng hóa thực tế xuất khẩu và thủ tục, hồ sơ, trình tự, thẩm quyềngiải quyết hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu được thực hiệntheo quy định như đối với việc giải quyết hoàn thuế nhập khẩu theo quy định củapháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh quyết toán thuế khi sáp nhập, chia, tách,giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu, giao, bán, khoán, cho thuêdoanh nghiệp nhà nước có số thuế tiêu thụ đặc biệt nộp thừa, cơ sở có quyền đềnghị cơ quan thuế hoàn lại số thuế tiêu thụ đặc biệt nộp thừa. 4. Hoàn thuế TTĐB trong các trường hợp: a) Hoàn thuế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định củapháp luật. b) Hoàn thuế theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam làthành viên. c) Hoàn thuế trong trường hợp có số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp lớnhơn số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp theo quy định. Thủ tục, hồ sơ, trình tự, thẩm quyền giải quyết hoàn thuế TTĐB theo quy địnhtại khoản 3, khoản 4 Điều này được thực hiện theo quy định của Luật quản lýthuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. Điều 8. Khấu trừ thuế Người nộp thuế sản xuất hàng hoá thuộc đối tượngchịu thuế tiêu thụ đặc biệt bằng các nguyên liệu chịu thuế tiêu thụ đặc biệtđược khấu trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp đối với nguyên liệu nhập khẩuhoặc đã trả đối với nguyên liệu mua trực tiếp từ cơ sở sản xuất trong nước khixác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp. Số thuế tiêu thụ đặc biệt đượckhấu trừ tương ứng với số thuế tiêu thụ đặc biệt của nguyên liệu đã sử dụng đểsản xuất hàng hóa bán ra. Trường hợp người nộp thuế sản xuất đồng thời raxăng, dầu và các dung môi hóa dầu bằng các nguyên liệu chịu thuế tiêu thụ đặcbiệt được khấu trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp đối với nguyên liệu nhậpkhẩu hoặc đã trả đối với nguyên liệu mua trực tiếp từ cơ sở sản xuất trong nướckhi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp. Số thuế tiêu thụ đặc biệt đượckhấu trừ tương ứng với số thuế tiêu thụ đặc biệt của nguyên liệu đã sử dụng đểsản xuất hàng hóa bán ra. Điều kiệnkhấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt được quyđịnh như sau: - Đối với trường hợp nhập khẩu nguyên liệu chịu thuế TTĐB để sản xuất hànghoá chịu thuế TTĐB thì chứng từ để làm căn cứ khấu trừ thuế TTĐB là chứng từnộp thuế TTĐB khâu nhập khẩu. - Đối với trường hợp mua nguyên liệu trực tiếp của nhà sản xuất trong nước: + Hợp đồng mua bán hàng hoá, tronghợp đồng phải có nội dung thể hiện hàng hoá do cơ sở bán hàng trực tiếp sảnxuất; Bản sao Giấy chứng nhận kinh doanh của cơ sở bán hàng (có chữ ký, đóngdấu của cơ sở bán hàng); + Chứng từ thanh toán qua ngân hàng; + Chứng từ để làm căn cứ khấu trừthuế TTĐB là hoá đơn GTGT khi mua hàng. Số thuế TTĐB mà đơn vị mua hàng đã trảkhi mua nguyên liệu được xác định = giá tính thuế TTĐB nhân (x) thuế suất thuếTTĐB; trong đó:
Số thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ tương ứngvới số thuế tiêu thụ đặc biệt của nguyên liệu đã sử dụng để sản xuất hàng hóabán ra. Việc khấu trừ tiền thuế tiêu thụ đặc biệt được thực hiện khi kê khai thuếtiêu thụ đặc biệt, thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp được xác định theo công thứcsau:
Ví dụ 8: Trong kỳ kê khai thuế, cơ sở A phát sinh cácnghiệp vụ sau: + Nhập khẩu 10.000 lít rượu nước, đã nộp thuếTTĐB khi nhập khẩu 250 triệu đồng (căn cứ biên lai nộp thuế TTĐB ở khâu nhậpkhẩu). + Xuất kho 8.000 lít để sản xuất 12.000 chairượu. + Xuất bán 9.000 chai rượu, số thuế TTĐB phátsinh khi xuất bán của 9.000 chai rượu xuất bán là 350 triệu đồng. + Số thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu nướcrượu phân bổ cho 9.000 chai rượu đã bán ra là 150 triệu đồng. Số thuế TTĐB cơ sở A phải nộp trong kỳ là: 350triệu đồng - 150 triệu đồng = 200 triệu đồng. Trường hợp chưa xác định được chính xác sốthuế TTĐB đã nộp (hoặc đã trả) cho số nguyên vật liệu tương ứng với số sản phẩmtiêu thụ trong kỳ thì có thể căn cứ vào số liệu của kỳ trước để tính số thuếTTĐB được khấu trừ và sẽ xác định theo số thực tế vào cuối quý, cuối năm. Trongmọi trường hợp, số thuế TTĐB được phép khấu trừ tối đa không vượt quá số thuếTTĐB tính cho phần nguyên liệu theo tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật củasản phẩm. Cơ sở sản xuất phải đăng ký định mức kinh tế kỹ thuật của sản phẩmvới cơ quan thuế trực tiếp quản lý cơ sở. Điều 9. Giảmthuế Việc giảm thuế TTĐB được thực hiện theo quyđịnh tại Điều 9 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12. Thủ tục, hồ sơ giảm thuế được thực hiện theoquy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Chương IV ĐIỀUKHOẢN THI HÀNH
Điều 10. Hiệulực thi hành 1. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày Nghịđịnh 113/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (ngày 01/02/2012). 2.Thôngtư này thay thế Thông tư số 64/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài chínhhướng dẫn thi hành Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16/3/2009 quy định chi tiếtthi hành một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệtĐiều 11. Tổchức thực hiện 1. Cơ quan Thuế chịu trách nhiệm tổ chức thựchiện quản lý thu thuế TTĐB và hoàn, giảm thuế TTĐB đối với cơ sở kinh doanh. 2. Cơ quan Hải quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiệnquản lý thu thuế TTĐB, hoàn thuế TTĐB đối với hàng hóa nhập khẩu. 3. Trong quá trình thựchiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị, cơ sở kinh doanh phản ánhvề Bộ Tài chính để được giải quyết kịp thời./.
PHỤ LỤC SỐ 1 (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2012/TT-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thihành Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày16 tháng 3 năm 2009 và Nghị định số 113/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ sửađổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2009 quy định chi tiếtthi hành một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.)
PHIẾU THEO DÕI TRỪLÙI CÁC CHI TIẾT NHẬP KHẨU CỦA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRUNG TÂM CÓ CÔNG SUẤT TRÊN90.000 BTU NHẬP KHẨU Số tờ …. Tờ số….. 1. Kèm theo bảng kê số lượng các chi tiết nhập khẩu của hệ thống điều hòatrung tâm có công suất trên 90.000 BTU nhập khẩu của hợp đồng số…... ; ngày …tháng … năm ………………. 2. Tên tổ chức/cá nhân:.......................................... ; Mã số tổchức/cá nhân ............................. 3. Địa chỉ trụ sở tổ chức/cánhân:...............................................................................................
Ghi chú: - Số tờ, tờ số và các tiêu chí tại các mục 1, 2, 3, 4 do Hải quan nơi cấpphiếu theo dõi, trừ lùi ghi. Khi cấp phiếu theo dõi, trừ lùi, nếu 01 phiếu gồmnhiều tờ thì đơn vị Hải quan phải đóng dấu treo lên tất cả các tờ. - Số liệu tại các cột từ 1 đến 9 của Phiếu do Hải quan nơi làm thủ tục nhậpkhẩu hàng hóa ghi. - Khi doanh nghiệp đã nhập khẩu hết hàng hóa theo Danh mục đã đăng ký thì Chi cục Hải quan cuối cùng thu lại Danh mục và Phiếu theo dõi trừ lùi của doanhnghiệp để nộp lại cho cơ quan hải quan nơi đăng ký ban đầu.
|
Loading.... |