VĂN BẢN PHÁP LUẬT

Số 13/2012/TTLT-BLĐTBXH- BYT

Số văn bảnSố 13/2012/TTLT-BLĐTBXH- BYT
Tên văn bảnThông tư liên tịch số 13/2012/TTLT-BLĐTBXH- BYT hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại
Loại văn bản:Thông tư
Nội dung:Điều hành xăng dầu và vấn đề tài chính liên quan
Đơn vị ban hành:Bộ và ngang bộ
Người ký:Nguyễn Thanh Long & Bùi Hồng Lĩnh
Ngày ban hành:30/05/2012
Ngày hiệu lực:15/07/2012
Số lượt xem:1624
File gắn kèm:

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH

VÀ XÃ HỘI - BỘ Y TẾ

__________

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 13/2012/TTLT-BLĐTBXH- BYT

Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2012

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động 

làm việctrong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại

_________________

Căn cứ Điều 104 Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động năm 2002;

Căn cứ Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 củaChính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn và vệsinh lao động; Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2002 của Chínhphủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/CP;

Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấutổ chức của Bộ Y tế và Nghị định số 22/2010/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2010 sửađổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 củaChính phủ;

Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế hướng dẫnviệc tổ chức thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao độnglàm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại như sau:

Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

1. Thông tư này hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trongđiều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại ở các cơ quan, doanh nghiệp và cơ sở sửdụng lao động hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Thông tư này áp dụng đối với:công chức; viên chức; người lao động; học sinh, sinh viên thực tập hay họcnghề, tập nghề (sau đây gọi chung là người lao động) làm việc trong các cơquan, doanh nghiệp và các cơ sở sử dụng lao động hoạt động trên lãnh thổ ViệtNam bao gồm cả người làm công tác cơ yếu; trừ người lao động làm việc trong cácngành, nghề được hưởng chế độ ăn định lượng ban hành kèm theo Quyết định số234/2005/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đặc thù đối với công nhân, nhân viên, viên chức một số ngành,nghề trong các công ty nhà nước và Quyết định số 72/2008/QĐ-TTg ngày 30 tháng 5năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyếtđịnh số 234/2005/QĐ-TTg.

Điều 2. Điều kiện được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và mức bồi dưỡng

1.Người lao động được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ các điềukiện sau:

a)Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độchại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh vàXã hội ban hành;

b) Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất mộttrong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theoquy định của Bộ Y tế hoặc trựctiếp tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm bệnh.

Việc xác định các yếu tố quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải được thực hiệnbởi đơn vị đủ điều kiện đo, kiểm tra môi trường lao động theo quy định tạiThông tư số 19/2011/TT - BYT ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế hướng dẫnquản lý vệ sinh lao động, sức khỏe lao động và bệnh nghề nghiệp (sau đây gọitắt là đơn vị đo, kiểm tra môi trường lao động).

2.Mức bồi dưỡng:

a)Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất và có giá trị bằng tiền tươngứng theo các mức sau:

-Mức 1: 10.000 đồng;

-Mức 2: 15.000 đồng;                         

- Mức 3: 20.000 đồng;

-Mức 4: 25.000 đồng.

b) Việc xác định mức bồi dưỡng bằng hiện vật theo đặc điểm điều kiện lao động thực hiện theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèmtheo Thông tư này.

Điều 3. Nguyên tắc tổ chức bồi dưỡng

1.Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện trong ca hoặc ngày làmviệc, bảo đảm thuận tiện và vệ sinh.

2.Không được trả bằng tiền; không được đưa vào đơn giá tiền lương.

Trường hợp do tổ chức lao động không ổn định, không thể tổ chức bồi dưỡng tập trungtại chỗ được (ví dụ: làm việc lưu động, phân tán, ít người), người sử dụng laođộng phải cấp hiện vật cho người lao động để người lao động có trách nhiệm tựbồi dưỡng theo quy định. Trong trường hợp này, người sử dụng lao động phải lậpdanh sách cấp phát, có ký nhận của người lao động; thường xuyên kiểm tra việcthực hiện của người lao động; hàng năm tổng hợp, báo cáo Sở Lao động - Thươngbinh và Xã hội địa phương.

3.Người lao động làm việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm, độc hại từ 50%thời gian tiêu chuẩn trở lên của ngày làm việc thì được hưởng cả định suất bồidưỡng, nếu làm dưới 50% thời gian tiêu chuẩn của ngày làm việc thì được hưởngnửa định suất bồi dưỡng.

Trong trường hợp phải làm thêm giờ, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật được tăng lêntương ứng với số giờ làm thêm.

4. Chi phí bồi dưỡng bằng hiện vật được hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên, chi phí sản xuất kinhdoanh của cơ sở lao động và là chi phí hợp lý khi tính thuế, nộp thuế thu nhậpdoanh nghiệp của cơ sở lao động theo quy định hiện hành của pháp luật về thuếthu nhập doanh nghiệp; riêng đối với các đối tượng là học sinh, sinh viên thựctập, học nghề, tập nghề thuộc cơ quan nào quản lý thì cơ quan đó cấp kinh phí.

Điều 4. Trách nhiệm của người sử dụnglao động

1. Phảiáp dụng các biện pháp kỹ thuật, tăng cường các thiết bị an toàn và vệ sinh laođộng để cải thiện điều kiện lao động; khi chưa thể khắc phục được hết các yếutố độc hại thì phải tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động để ngănngừa bệnh tật và bảo đảm sức khoẻ cho người lao động.

2. Tổ chức đo môi trường lao động hằng năm. Căn cứ vào kết quả đo môi trường lao động hằng năm của đơn vị đo, kiểm tra môi trường lao động, đối chiếu với chỉ tiêu vềmôi trường lao động, áp dụng mức bồi dưỡng bằng hiện vật tương ứng cho từngnghề, công việc cụ thể theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tưnày.

Đối với các nghề, công việc có điều kiện lao động phức tạp mà chưa thể xác định ngaymức bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thôngtư này, người sử dụng lao động phải tổng hợp các chức danh nghề, công việc đềnghị bồi dưỡng bằng hiện vật gửi Bộ, ngành hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương trực tiếp quản lý (sau đây gọi tắt là cơ quan chủ quản) tổnghợp và có ý kiến để Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp vớiBộ Y tế xem xét quyết định.

3. Tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật, phổ biến nội dung Thôngtư và quy định của cơ sở mình về việc thực hiện chế độ này đến người lao động.

4.Chỉ đạo bộ phận y tế cơ sở xây dựng cơ cấu hiện vật dùng để bồi dưỡng phù hợpvới việc thải độc và tăng cường sức đề kháng của cơ thể ứng với các mức bồidưỡng.

5.Tổ chức việc bồi dưỡng bằng hiện vật bảo đảm cho người lao động được hưởng chếđộ bồi dưỡng đầy đủ, đúng chế độ theo quy định tại Thông tư này.

Điều 5.  Trách nhiệm của các bộ, ngành và địa phương

1. Tổ chức hướng dẫn triển khai các quy định của Thông tư này đến các đơn vị, doanh nghiệp thuộc trách nhiệmquản lý.

2. Tổng hợp các chức danh nghề,công việc cần thực hiện chế độ bồi dưỡng hiện vật trên cơ sở đề nghị của cácđơn vị, doanh nghiệp thuộc quyền quản lý và gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội, Bộ Y tế để xem xét, quyết định, gồm có:

a) Biểu tổng hợp các chức danh nghề, công việc cần thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật của ngành, địaphương theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Kết quả đo môi trường lao độnghằng năm có các yếu tố nguy hiểm, độc hại tại nơi làm việc của đơn vị đo, kiểmtra môi trường lao động. Đối với các nghề, công việc trực tiếp tiếp xúc với cácnguồn lây nhiễm bệnh như quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Thông tư này thì không phải kèm theo kết quả đo môi trường lao động.

3. Tổ chức triển khai và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Thông tư này đến các đơn vị, doanh nghiệp đóngtrên địa bàn theo chức năng, thẩm quyền được giao.

Điều 6. Điều khoản chuyển tiếp

Thỏa thuận bồidưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề, công việc đã được Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội thỏa thuận với cơ quan chủ quảntheo quy định tại Thông tư liên tịch số10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 17 tháng 3 năm 1999 của Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế đượcthực hiện như sau:

1. Từ ngày 15 tháng 7 năm 2012 đến hết ngày 31 tháng 12 năm2012,  thực hiện theo mức bồi dưỡng quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 2 Thông tư này.

2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2013, mức bồi dưỡng bằng hiện vật được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 củaThông tư này.

Điều 7. Điều khoản tham chiếu

Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu trong Thông tư này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổsung thì áp dụng theo các văn bản thay thế hoặc sửa đổi bổ sung.

Điều 8. Điều khoản thi hành

1.Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2012.

2.Bãi bỏ các Thông tư liên tịch: số10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 17 tháng 3 năm 1999 của Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫnthực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trongđiều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại; số 10/2006/TTLT - BLĐTBXH-BYT ngày 12tháng 9 năm 2006 sửa đổi, bổ sung khoản 2, Mục II Thông tư liên tịch số10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 17 tháng 3 năm 1999 của Liên tịch Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế khi Thông tư này có hiệu lực.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị cơ quan, tổ chức, cánhân phản ánh về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế để nghiên cứu giảiquyết./.

KT. BỘ TRƯỞNG

BỘ Y TẾ

THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)

Nguyễn Thanh Long

KT. BỘ TRƯỞNG

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)

Bùi Hồng Lĩnh

Nơi nhận:

- Văn phòng Chính phủ (Vụ KGVX, Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ);
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Bộ trưởng Bộ LĐTBXH, Bộ Y tế (để b/c);

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Sở LĐTBXH, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ LĐTBXH;

- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);

- Cổng TTĐT Bộ LĐTBXH, Bộ Y tế;

- Lưu: VT, PC Bộ LĐTBXH, PC Bộ Y tế.


Phụ lục 1

BẢNG XÁC ĐỊNH MỨC BỒI DƯỠNG BẰNG HIỆN VẬT

THEO ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG

 (Kèm theo Thông tư liên tịch số:  13/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 30 tháng 5 năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binhvà Xã hội - Bộ Y tế )

TT

Điều kiện lao động 

Chỉ tiêu về môi trường lao động

Mức bồi dưỡng

1

Loại IV

(Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy  hiểm)

Có  ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.

Mức 1

Trực tiếp tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm bởi các loại vi sinh vật gây bệnh.

Mức 1

Có ít nhất 02 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.

Mức 2

Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép đồng thời trực tiếp tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm bởi các loại vi sinh vật gây bệnh.

Mức 2

2

Loại V

(Nghề, công việc đặc biệt  nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm)

Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép

Mức 2

Trực tiếp tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm bởi các loại vi sinh vật gây bệnh.

Mức 2

Có ít nhất 02 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép;

Mức 3

Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép đồng thời trực tiếp tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm bởi các loại vi sinh vật gây bệnh.

Mức 3

3

Loại VI

(Nghề, công việc đặc biệt  nặng nhọc, độc hại, nguy  hiểm)

Có it nhất 01 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép

Mức 3

Trực tiếp tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm bởi các loại vi sinh vật gây bệnh.

Mức 3

Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép đồng thời có yếu tố đặc biệt độc hại, nguy hiểm.

Mức 4

Có yếu tố đặc biệt độc hại, nguy hiểm đồng thời trực tiếp tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm bởi các loại vi sinh vật gây bệnh.

Mức 4


Phụ lục 2

MẪU TỔNG HỢP CÁC CHỨC DANH NGHỀ, CÔNG VIỆC

 HƯỞNG CHẾĐỘ BỒI DƯỠNG BẰNG HIỆN VẬT

(Kèm theo Thông tư liên tịch số: 13/2012/TTLT- BLĐTBXH-BYT ngày 30 tháng 5 năm 2012 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC

__________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TỔNG HỢP CÁC CHỨC DANH NGHỀ, CÔNG VIỆC HƯỞNG CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG BẰNG HIỆN VẬT NĂM.....


TT

Chức danh nghề, công việc

Các yếu tố độc hại vượt tiêu chuẩn cho phép

Cơ quan thực hiện  đo và ngày, tháng, năm đo

Mức bồi dưỡng được hưởng

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

1

2

3

4

5

6

...

  ...., ngày.... tháng.... năm ....

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên, đóng dấu)

TIN NÓNG
Giá dầu thô thế giới
WTIBrent
Giá bán lẻ
Sản phẩm
Vùng 1
22.790
23.240
22.010
22.450
20.870
21.280
18.800
19.170
17.940
18.290
17.770
18.120
Loading....

Bản quyền © 2013 Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam
Địa chỉ: Phòng 702 - Tầng 7, Số 39A Ngô Quyền, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: (024) 6278 9258   
Email: hhxd@vinpa.org.vn -  Website: vinpa.org.vn / hiephoixangdau.org - Facebook: hiephoixangdauvietnam

Tổng số lượt truy cập: .
Tổng số người truy cập: .
Số người đang trực tuyến: .