VĂN BẢN PHÁP LUẬT

Số 177/2007/QĐ-TTg

Số văn bảnSố 177/2007/QĐ-TTg
Tên văn bảnQuyết định số 177/QĐ-TTg Về việc phê duyệt “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025”
Loại văn bản:Quyết định
Nội dung:Điều hành xăng dầu và vấn đề tài chính liên quan
Đơn vị ban hành:Thủ tướng Chính phủ
Người ký:Hoàng Trung Hải
Ngày ban hành:20/11/2007
Ngày hiệu lực:12/12/2007
Số lượt xem:65
File gắn kèm:

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

_______ 

Số: 177/QĐ-TTg

                   CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày  20 tháng 11  năm 2007


QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt “Đề án phát triển nhiên liệu sinhhọc

đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025”

_____________

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm2001;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Phê duyệt “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm2025” (sau đây gọi tắt là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát:

Phát triển nhiên liệu sinh học, một dạngnăng lượng mới, tái tạo được để thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch truyềnthống, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường.

2. Mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn:     

a) Giai đoạn đến năm 2010:

- Xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách và văn bản quy phạm pháp luậtnhằm tạo hành lang pháp lý để thu hút đầu tư, khuyến khích sản xuất quy mô côngnghiệp và sử dụng nhiên liệu sinh học. Nâng cao nhận thức cộng đồng về vai tròquan trọng và lợi ích to lớn của nhiên liệu sinh học;

- Xây dựng lộ trình sử dụng nhiên liệu sinh học để thay thế một phầnnhiên liệu hóa thạch đang sử dụng trong ngành giao thông vận tải, các ngànhcông nghiệp khác và mô hình thí điểm phân phối nhiên liệu sinh học tại một sốtỉnh, thành phố;

- Nghiên cứu, tiếp cận và làm chủ được các công nghệ sản xuất nhiên liệusinh học từ sinh khối, công nghệ phối trộn phù hợp và giải quyết vấn đề nângcao hiệu suất chuyển hóa từ sinh khối thành nhiên liệu;

- Quy hoạch và phát triển các vùng nguyên liệu để sản xuất cồn, dầu, mỡ động,thực vật (mía, sắn, ngô, cây có dầu, mỡ động vật tận thu,...) để sản xuất nhiênliệu sinh học;

- Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng bước đầu nhu cầu phát triển nhiên liệusinh học;

- Đến năm 2010, xây dựng và phát triển được các mô hình sản xuất thửnghiệm và sử dụng nhiên liệu sinh học quy mô 100 nghìn tấn E5 và 50 nghìn tấnB5/năm bảo đảm đáp ứng 0,4%  nhu cầu xăngdầu của cả nước;

- Tiếp cận và làm chủ được công nghệ sản xuất giốngcây trồng cho năng suất cao để sản xuất nhiên liệu sinh học. 

b) Giai đoạn 2011 - 2015:

- Nghiên cứu, làm chủ và sản xuất các vật liệu, chất phụ gia phục vụ sảnxuất nhiên liệu sinh học;

- Phát triển sản xuất và sử dụng rộng rãi nhiên liệu sinh học để thaythế một phần nhiên liệu hóa thạch truyền thống. Mở rộng quy mô các cơ sở sảnxuất nhiên liệu sinh học và mạng lưới phân phối cho mục đích giao thông và sảnxuất công nghiệp khác;

- Phát triển các vùng nguyên liệu theo quy hoạch, đưa các giống câynguyên liệu cho năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt vào sản xuấtđại trà, bảo đảm cung cấp đủ nguyên liệu sinh khối cho quá trình chuyển hóathành nhiên liệu sinh học;

- Ứng dụng thành công công nghệ lên men hiện đạiđể đa dạng hóa các nguồn nguyên liệu cho quá trình chuyển hóa sinh khối thànhnhiên liệu sinh học;

- Xây dựng và phát triển các cơ sở sản xuất và sử dụng nhiên liệu sinhhọc trên phạm vi cả nước. Đến năm 2015, sản lượng ethanol và dầu thực vật đạt250 nghìn tấn (pha được 5 triệu tấn E5, B5), đáp ứng 1% nhu cầu xăng dầu của cảnước;

- Đào tạo được một đội ngũ cán bộ chuyên sâu về những lĩnh vực chủ yếuliên quan đến quá trình sản xuất nhiên liệu sinh học và đào tạo phổ cập lựclượng công nhân kỹ thuật đáp ứng nguồn nhân lực cho quá trình phát triển nhiênliệu sinh học.

c) Tầm nhìn đến năm 2025:

Công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học ở nước ta đạttrình độ tiên tiến trên thế giới. Sản lượng ethanol và dầu thực vật đạt 1,8triệu tấn, đáp ứng khoảng 5% nhu cầu xăng dầu của cả nước.

II. CÁCNHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Nghiên cứukhoa học và phát triển công nghệ (R-D), triển khai sản xuất thử sản phẩm (P)phục vụ phát triển nhiên liệu sinh học:

- Nghiên cứu xây dựng và ban hành các cơ chế,chính sách và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến nghiên cứu khoahọc, phát triển công nghệ, chuyển giao, sản xuất và sử dụng nhiên liệu sinhhọc, bao gồm chính sách khuyến khích đầu tư; cơ chế thúc đẩy nghiên cứu khoahọc, chuyển giao công nghệ và phát triển sản xuất; hệ thống tiêu chuẩn và quychuẩn kỹ thuật, lộ trình áp dụng (tiêu chuẩn TCVN, quy chuẩn kỹ thuật liên quanđến sản xuất sử dụng E5, B5, các quy định bắt buộc về môi trường và lộ trình ápdụng đối với các đối tượng sử dụng nhiên liệu theo hướng khuyến khích sử dụngrộng rãi nhiên liệu sinh học);

-Tiếp cận và làm chủ được công nghệ phối trộn xăng, condensat, nafta, diesel dầumỏ với ethanol, diesel sinh học và phụ gia để tạo ra xăng E5 (95% xăng dầu mỏtruyền thống và 5% ethanol) và dầu diesel B5 (95% diesel dầu mỏ truyền thống và5% diesel sinh học) và đưa vào hoạt động các cơ sở pha chế công suất 100 nghìntấn E5 và 50 nghìn tấn B5/năm. Phát triển mạng lưới phân phối và tiêu thụ sảnphẩm trên phạm vi cả nước với hạt nhân là các thành phố lớn như thành phố HồChí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng,...;

- Tiếp cận và áp dụng công nghệ sản xuất ethanol hiện đại từ các nguồnsinh khối khác nhau: sản xuất và sử dụng các hệ enzyme hiệu quả cao cho chuyểnhoá nguyên liệu, các chế phẩm kháng sinh chống tạp nhiễm, các vi sinh vật cókhả năng lên men đa cơ chất, hiệu suất cao, hệ thống lên men liên tục tiết kiệmnăng lượng (tuần hoàn men, nước nấu, tận dụng hơi thừa),.... Làm chủ được côngnghệ sản xuất ethanol hiện đại hiệu suất cao, đạt tiêu chuẩn làm nhiên liệusinh học. Phát triển các cơ sở sản xuất cồn từ quy mô vừa lên quy mô lớn vàđồng bộ, bảo đảm đáp ứng đủ ethanol cho nhu cầu phối chế E5;

- Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và tổ chức sản xuất, tiêuthụ diesel sinh học từ các nguồn dầu, mỡ động, thực vật đạt tiêu chuẩn để phốitrộn với diesel dầu mỏ tạo ra sản phẩm diesel B5. Phát triển các cơ sở sản xuấtdiesel sinh học theo quy mô phù hợp với vùng, nguồn nguyên liệu bảo đảm cungcấp đủ diesel sinh học cho việc phối chế B5;

-Quy hoạch và phát triển các vùng nguyên liệu để sản xuất cồn, dầu, mỡ động,thực vật (mía, sắn, ngô, cây có dầu, mỡ động vật tận thu,...) theo hướng sửdụng triệt để quỹ đất hiện có, đồng thời sử dụng có hiệu quả đất của từng địaphương, phát huy lợi thế của từng vùng nguyên liệu. Chọn tạo được các giốngmía, sắn, ngô, lúa, cây có dầu cho năng suất cao đạt mức khá của thế giới, phùhợp với các vùng đất đã được quy hoạch, đặc biệt là các vùng đất xấu, đất thoáihóa không dùng để sản xuất lương thực cho người;

- Nghiên cứu khoa học, pháttriển công nghệ và triển khai sản xuất các chất phụ gia, hoá chất cần thiếtphục vụ việc pha chế nhiên liệu sinh học với xăng dầu hóa thạch truyền thốngbảo đảm yêu cầu về chất lượng nhiên liệu và an toàn đối với môi trường.

2. Hình thành và phát triển ngành công nghiệpsản xuất nhiên liệu sinh học:

- Thành lập và khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọithành phần kinh tế đầu tư vào hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, tiếp nhận vàứng dụng công nghệ vào sản xuất nhiên liệu sinh học; ứng dụng có hiệu quả cáctiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới để sản xuất, kinh doanh và dịch vụ các sản phẩmnhiên liệu sinh học; 

- Hình thành và phát triển mạnh ngành công nghiệp sảnxuất nhiên liệu sinh học, tạo lập được thị trường thông thoáng và thuận lợi đểthúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án sản xuất, kinh doanh và dịch vụcác sản phẩm nhiên liệu sinh học.    

3.Xây dựng tiềm lực phục vụ phát triển nhiên liệu sinh học:

a)  Đào tạo nguồn nhân lực:

- Đào tạo ngắn hạn với thời gian từ 6 đến 12 tháng đểnâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ khoa học công nghệ chuyên ngành tại cácnước có nền công nghiệp sản xuất nhiên liệu sinh học phát triển;

- Đào tạo trong nước các kỹ sư công nghệ về công nghệ sảnxuất nhiên liệu sinh học từ khâu sản xuất sinh khối đến khâu chuyển hoá thànhnhiên liệu theo các nội dung của Đề án;

- Đào tạo các công nhân kỹ thuật có tay nghề cao về côngnghệ sản xuất nhiên liệu sinh học để triển khai thực hiện các nội dung của Đềán tại các doanh nghiệp và địa phương;

- Bồi dưỡng kiến thức và nâng cao năng lực quản lý nhànước cho cán bộ quản lý cấp Bộ, ngành, các doanh nghiệp về phát triển và ứngdụng nhiên liệu sinh học.

b) Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hiện đại hoá máy móc, thiết bị:

- Đầu tư chiều sâuđể nâng cấp hệ thống các cơ quan nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệtrong lĩnh vực nhiên liệu sinh học; bổ sung máy móc, thiết bị tiên tiến và hiệnđại hoá cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các phòng thí nghiệm hiện có nhằm nâng caonăng lực, trình độ chuyên môn để tiếp cận và tiếp nhận chuyển giao công nghệ vềsản xuất nhiên liệu sinh học từ sinh khối thành các sản phẩm thương mại;

- Đầu tư và đưa vàosử dụng một số phòng thí nghiệm tiên tiến, bảo đảm đủ năng lực, phục vụ có hiệuquả các đối tượng nghiên cứu về nguyên liệu, công nghệ sản xuất và phối chế, đặcbiệt ưu tiên các nghiên cứu định hướng kỹ thuật, nhanh chóng tạo ra sản phẩm vàcó tiềm năng phát triển thành sản xuất lớn công nghiệp;

- Xây dựng, nối mạng và đưa vào hoạt động hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tinquốc gia về nhiên liệu sinh học để cung cấp và chia sẻ kịp thời, đầy đủ cácthông tin cơ bản nhất, mới nhất về thiết bị, công nghệ sản xuất nhiên liệu sinhhọc cho các đơn vị và cá nhân liên quan. 

4. Hợp tác quốc tế:

- Chủ độngtiếp nhận, làm chủ và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, thành tựukhoa học mới trong lĩnh vực sản xuất nhiên liệu sinh học trên thế giới để pháttriển nhanh, mạnh và bền vững ngành công nghiệp sản xuất nhiên liệu sinh học ởViệt Nam;

- Triển khai, thực hiện khoảng 20đề tài, dự án hợp tác quốc tế với các tổ chức, cá nhân nhà khoa học và côngnghệ nước ngoài để phát triển nghiên cứu, sản xuất và sử dụng nhiên liệu sinhhọc ở nước ta. 

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH

1. Đẩy mạnh việc triển khaiứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất, khuyến khích thực hiệnchuyển giao công nghệ và tạo lập môi trường đầu tư phát triển sản xuất nhiênliệu sinh học:

- Đẩy mạnh việctriển khai các đề tài nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu pháttriển (R-D) để tiếp thu và làm chủ công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học, cáchoá chất phụ gia cần thiết, các dự án sản xuất thử nghiệm (dự án P), các dự ánhợp tác quốc tế, dự án chuyển giao công nghệ, dự án sản xuất quy mô công nghiệpcác loại nhiên liệu sinh học;

- Khuyến khích việcứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào sản xuất, đẩymạnh các hoạt động chuyển giao công nghệ trong nước và nhập khẩu các công nghệsản xuất nhiên liệu sinh học, hoá chất phụ gia phục vụ phối chế nhiên liệu từcác nước tiên tiến nhằm thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nhiên liệu sinh học; 

- Tạo lập thị trường thông thoáng, thuận lợi cho phát triển nhiên liệu sinhhọc, thúc đẩy thành lập các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và khuyếnkhích họ đầu tư vào sản xuất nhiên liệu sinh học. Nhà nước có những chính sách ưuđãi về vay vốn tín dụng, thuế, quyền sử dụng đất,... cho các doanh nghiệp đầu tưvào phát triển sản xuất nhiên liệu sinh học.

2. Tăng cường đầu tư và đa dạnghoá các nguồn vốn để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Đề án:

- Tổng kinh phí để thực hiện các nội dung của Đề án được xác định trên cơsở kinh phí của từng dự án, đề tài, nhiệm vụ thành phần cụ thể được cấp có thẩmquyền phê duyệt. Hàng năm, Nhà nước bố trí tăng dần mức vốn đầu tư từ ngân sáchđể thực hiện các nội dung của Đề án. Tăng cường và đa dạng hoá các nguồn vốn đầutư từ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, vốn kinh tế đốingoại (ODA, FDI,...) và các nguồn vốn hợp tác quốc tế khác để phát triển nhiênliệu sinh học ở nước ta;

- Tổng vốn ngân sách nhà nước chi cho việc triển khai,thực hiện các nội dung của Đề án trong 9 năm (2007 - 2015) dự kiến khoảng 259,2tỷ đồng (trung bình mỗi năm 28,8 tỷ đồng). Nguồn vốn này chi cho việc thực hiệncác nhiệm vụ về nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu khoa học vàphát triển công nghệ, nghiên cứu cải tiến, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao sảnlượng, chất lượng và tăng khả năng cạnh tranh của nhiên liệu sinh học, sản xuấtthử sản phẩm, hỗ trợ các dự án chuyển giao công nghệ sản xuất quy mô côngnghiệp các sản phẩm nhiên liệu sinh học; tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật,máy móc, thiết bị; đào tạo nguồn nhân lực; hợp tác quốc tế và một số nội dungkhác có liên quan thuộc Đề án; 

- Vốn đầu tư phát triển ngành công nghiệp sản xuất nhiên liệu sinh học docác doanh nghiệp đảm nhiệm.

3. Tăng cường xây dựng cơ sởvật chất kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu phát triển nhiênliệu sinh học:

- Đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, tăngcường và hiện đại hoá máy móc, thiết bị cho các phòng thí nghiệm và các cơ quannghiên cứu, ứng dụng, phát triển nhiên liệu sinh học;

- Tích cực triển khai quy hoạch và áp dụng các giải pháp đồng bộ phát triểnvùng nguyên liệu sinh khối theo hướng phát triển bền vững khép kín từ khâugiống đến khâu kỹ thuật canh tác, tổ chức sản xuất sinh khối cung cấp cho các cơsở sản xuất nhiên liệu sinh học, đồng thời quy hoạch mới các cơ sở sản xuấtnhiên liệu theo hướng chế biến, kinh doanh và dịch vụ các sản phẩm có chấtlượng tốt, có khả năng cạnh tranh cao đáp ứng yêu cầu thị trường;

- Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao về công nghệtrong lĩnh vực công nghiệp sản xuất nhiên liệu sinh học, bao gồm đào tạo bổsung, đào tạo mới, bồi dưỡng và nâng cao trình độ khoa học, công nghệ ở cáctrình độ cử nhân, kỹ sư công nghệ và kỹ thuật viên; nâng cao năng lực quản lýđể đáp ứng tốt nhu cầu phát triển bền vững ngành công nghiệp sản xuất nhiênliệu sinh học tại Việt Nam.

4. Hoàn thiện hệ thống cơ chế,chính sách, văn bản quy phạm pháp luật để phát triển nhiên liệu sinh học:

- Đổi mới cơ chế, chính sách về thuế, ưu tiên vay vốnvà sử dụng đất đai để hỗ trợ, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho cácdoanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế đầu tư phát triển sảnxuất nhiên liệu sinh học ở Việt Nam. Trong giai đoạn 2007 - 2015, đầu tư sảnxuất nhiên liệu sinh học được xếp vào danh mục lĩnh vực được đặc biệt ưu đãi đầutư. Các doanh nghiệp đầu tư sản xuất nhiên liệu sinh học được miễn, giảm thuếthu nhập đối với sản phẩm là nhiên liệu sinh học theo quy định tại Nghị định       số 24/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2007của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhậpdoanh nghiệp. Các doanh nghiệp sản xuất nhiên liệu sinh học được hưởng các ưu đãitối đa về thuê đất, sử dụng đất trong thời gian 20 năm. Nguyên liệu, linh kiện,máy móc, thiết bị phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệsản xuất nhiên liệu sinh học được miễn thuế nhập khẩu. Nguyên liệu, linh kiện,máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nhiên liệu sinh học được hưởng thuế suấtnhập khẩu ở mức thấp nhất;

- Trong thời gian xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quychuẩn kỹ thuật Việt Nam cho các loại nguyên liệu, phụ gia và sản phẩm nhiênliệu sinh học, khuyến khích các doanh nghiệp tự công bố tiêu chuẩn cơ sở trên cơsở viện dẫn tiêu chuẩn của các nước G7;

- Đẩy mạnh việc xây dựng và ban hành các cơ chế, chínhsách nhằm thu hút đầu tư và khuyến khích nhân tài tham gia nghiên cứu khoa học,phát triển công nghệ, sản xuất và tiêu thụ nhiên liệu sinh học theo hướng bềnvững. Trong giai đoạn 2007 - 2015, sinh viên mới tốt nghiệp được tuyển dụng vàocác cơ sở sản xuất, các cơ quan nghiên cứu về nhiên liệu sinh học được ưu tiênxét tuyển trong các chương trình đào tạo, thực tập nâng cao nghề nghiệp trong nướcvà ở ngoài nước;

- Khuyến khích và hỗ trợ việc nghiên cứu lai tạo cácchủng vi sinh vật, các giống cây công nghiệp mới (bao gồm cả các chủng, giốngcây biến đổi gen) và hoàn thiện quy trình canh tác quy mô công nghiệp để sảnxuất nguyên liệu có sản lượng và chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu phát triểnngành công nghiệp sản xuất nhiên liệu sinh học của nước ta;

- Đẩy mạnh việc thực thi nghiêm chỉnh và đầy đủ các quyđịnh về sở hữu trí tuệ trong việc bảo hộ quyền tác giả và quyền sở hữu côngnghiệp đối với chủng vi sinh vật, giống cây trồng, quy trình công nghệ, máymóc, thiết bị,... của công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học. 

5. Mở rộng và tăng cường hợptác quốc tế để học hỏi kinh nghiệm về phát triển nhiên liệu sinh học:

- Tăng cường hợp tác song phương, mở rộng hợp tác đa phươngvới các nước có ngành công nghiệp nhiên liệu sinh học phát triển, với các tổchức, cá nhân nước ngoài giàu tiềm lực để học hỏi kinh nghiệm trong việc pháttriển nhiên liệu sinh học;

- Chủ động xây dựng và thực hiện các chương trình, đềtài, dự án hợp tác quốc tế để tranh thủ tối đa sự giúp đỡ về kinh nghiệm, trítuệ, sự tài trợ về vốn, trang thiết bị và thu hút đầu tư nhằm phát triển sảnxuất và tiêu thụ nhiên liệu sinh học ở nước ta.

6. Nâng cao nhận thức cộng đồngvề phát triển nhiên liệu sinh học:

Đẩy mạnh tuyên truyền và phổ biến kiến thức cho mọi người hiểuvề vai trò quan trọng và hiệu quả kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường to lớncủa nhiên liệu sinh học trong sự phát triển bền vững. Tuyên truyền rộng rãi vềviệc xây dựng, phát triển thị trường và sử dụng nhiên liệu sinh học ở nước ta.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.Bộ Công Thương: 

-Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân liênquan tổ chức thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nội dung của Đề án, địnhkỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ; chủ trì tổ chức hội nghị tổng kết vàocuối năm 2010 để đánh giá kết quả trong 3 năm đầu thực hiện Đề án nhằm rút ranhững bài học kinh nghiệm, làm cơ sở cho việc triển khai Đề án trong giai đoạn2011 - 2015;

- Chủ trì lập kế hoạch vốn ngân sách nhà nước dài hạn và từng năm để thựchiện các nội dung của Đề án, gửi các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính để tổnghợp, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

- Chủ trì xây dựng danh mục được hưởng ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực pháttriển nhiên liệu sinh học và cơ chế áp dụng chính sách ưu đãi;

-Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thực hiệnnội dung hợp tác quốc tế về phát triển nhiên liệu sinh học;

- Chủ trì, phối hợpvới Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng hệ thốngcung ứng và phân phối sản phẩm nhiên liệu sinh học;

- Chủ trì, phối hợp với cácBộ, ngành và địa phương liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức chocộng đồng về vai trò và lợi ích của nhiên liệu sinh học đối với sự phát triểnbền vững đất nước;

- Bộ trưởng Bộ CôngThương thành lập Ban điều hành liên ngành để tổ chức thực hiện “Đề án pháttriển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” do lãnh đạo BộCông Thương làm Trưởng ban. Thành phần, quy chế hoạt động của Ban Điều hànhliên ngành và Văn phòng giúp việc do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định. 

2. Bộ Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn:

- Chủ trì, phối hợpvới Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng quy hoạch phát triển cácvùng nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất nhiên liệu sinh học;

- Chủ trì, phối hợpvới Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xây dựng và triển khai các chính sách ưuđãi, hỗ trợ cho sản xuất nguyên liệu sinh khối phục vụ sản xuất nhiên liệu sinhhọc.

3. Bộ Khoa học vàCông nghệ:

- Căn cứ vào chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi quản lý nhà nước của ngành mình có trách nhiệmphối hợp với Bộ Công Thương để triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dungliên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sản xuấtnhiên liệu sinh học trong Đề án;

- Chủ trì, phối hợpvới Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành hoặc trìnhcấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi đối với nghiên cứukhoa học và phát triển công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học; các văn bản liênquan đến sở hữu trí tuệ (bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả), cáctiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực này.

4. Bộ Kế hoạch vàĐầu tư, Bộ Tài chính:

- Cân đối, bố trí và hướng dẫn sử dụng kế hoạch vốn hàng năm và dài hạn đểthực hiện có hiệu quả và đúng tiến độ các nội dung, nhiệm vụ của Đề án;

- Chủ trì, phối hợpvới Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành hoặc trìnhcấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi về thuế; về đầu tư,danh mục được hưởng ưu đãi đầu tư và cơ chế áp dụng chính sách ưu đãi đối vớicác dự án sản xuất nhiên liệu sinh học.

5. Bộ Giáo dục vàĐào tạo:

Chủ trì, phối hợpvới Bộ Công Thương và các Bộ,ngành liên quan tổ chức đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triểnnhiên liệu sinh học.

6. Các Bộ, ngành,địa phương, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân: có nhu cầu tham gia thực hiện các nội dung, nhiệm vụ củaĐề án tiến hành đăng ký với Bộ Công Thương để được xem xét, giải quyết.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Bộ trưởng BộCông Thương, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quanthuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương và tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:       

-Ban Bí thư Trung ương Đảng;

-Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; 

-Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơquan thuộc Chính phủ;

-VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;

-HĐND, UBND các tỉnh,

  thành phố trực thuộc Trung ương;

-Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội  

-Văn phòng Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;                                                  

-Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểmtoán Nhà nước;

-Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- Các Tập đoàn kinhtế và Tổng công ty 91;

-VPCP: BTCN, các PCN, Website Chính phủ,

  Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,

  các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

-Lưu: Văn thư, KG (5b). XH

              KT. THỦ TƯỚNG

              PHÓ THỦ TƯỚNG

          (đã ký)

              Hoàng Trung Hải

TIN NÓNG
Giá dầu thô thế giới
WTIBrent
Giá bán lẻ
Sản phẩm
Vùng 1
22.790
23.240
22.010
22.450
20.870
21.280
18.800
19.170
17.940
18.290
17.770
18.120
Loading....

Bản quyền © 2013 Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam
Địa chỉ: Phòng 702 - Tầng 7, Số 39A Ngô Quyền, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: (024) 6278 9258   
Email: hhxd@vinpa.org.vn -  Website: vinpa.org.vn / hiephoixangdau.org - Facebook: hiephoixangdauvietnam

Tổng số lượt truy cập: .
Tổng số người truy cập: .
Số người đang trực tuyến: .