Số 194/2010/TT-BTC
THÔNG TƯ Hướng dẫn vềthủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuấtkhẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hànghoá xuất khẩu, nhập khẩu ____________
Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14tháng 06 năm 2005; Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006; Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm2002; Căn cứ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chínhphủ quy định thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan; Căn cứ Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chínhphủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Căn cứ Nghị định số 66/2002/NĐ-CP ngày 1 tháng 7 năm 2002 của Chính phủquy định về định mức hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh và quà biếu, tặngnhập khẩu được miễn thuế; Căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chínhphủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốctế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nướcngoài; Căn cứ Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chínhphủ quy định chi tiết thi hành Luật Quản lý thuế và Nghị định số 106/2010/NĐ-CPngày 28 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghịđịnh số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hànhLuật Quản lý thuế và Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủquy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân; Căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chínhphủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; Căn cứ Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg ngày 2 tháng 3 năm 2009 của Thủtướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửakhẩu; Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chínhphủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Thực hiện Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Chính phủvề việc đơn giản hoá 258 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý củaBộ, Ngành; Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quanđối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh,nhập cảnh, quá cảnh; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối vớihàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu như sau: Phần I HƯỚNG DẪNCHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quanđối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh,nhập cảnh, quá cảnh và quy định về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; quản lý thuếđối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Điều 2. Đối tượng không chịuthuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Các loại hàng hóa quy định tại Điều 2 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế xuấtkhẩu, thuế nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Điều 3. Nguyên tắc tiến hànhthủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, quản lý thuế 1. Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, quản lý thuế đượcthực hiện theo nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra,giám sát hải quan; Điều 4 Luật Quản lý thuế. 2. Cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra hải quan đốivới hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh,nhập cảnh, quá cảnh trên cơ sở kết quả phân tích thông tin, đánh giá quá trìnhchấp hành pháp luật của người khai hải quan, người nộp thuế; có ưu tiên và tạothuận lợi theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP đối vớichủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan. 3. Các hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa a) Miễn kiểm tra thực tế hàng hóa áp dụng đối với các đối tượng nêu tạikhoản 1, khoản 2 Điều 30 Luật Hải quan, trừ các trường hợp nêu tại điểm b.2,b.3 khoản này. b) Kiểm tra thực tế hàng hóa áp dụng đối với các đối tượng sau: b.1) Hàng hóa nêu tại khoản 3 và khoản 4 Điều 30 Luật Hải quan; b.2) Hàng hóa có mức độ rủi ro cao trên cơ sở kết quả đánh giá mức độrủi ro của cơ quan hải quan; b.3) Hàng hóa được lựa chọn ngẫu nhiên để đánh giá mức độ tuân thủ củachủ hàng. Việc áp dụng quản lý rủi ro thực hiện theo quy định tại Quyết định số48/2008/QĐ-BTC ngày 4 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định ápdụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan. 4. Chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan là người đáp ứng các điềukiện: a) Có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tối thiểu ba trăm sáu mươi lămngày tính đến ngày đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu.Trong thời gian ba trăm sáu mươi lăm ngày trở về trước, kể từ ngày đăng ký tờkhai hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu được cơ quan hải quan xác địnhlà: a.1) Không bị xử lý về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoáqua biên giới; a.2) Không bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế; a.3) Không quá hai lần bị xử lý về các hành vi vi phạm khác về hải quan(bao gồm cả hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng sốtiền thuế được miễn, giảm, hoàn) với mức phạt tiền vượt thẩm quyền của Chi cụctrưởng Chi cục Hải quan theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính; b) Không còn nợ thuế quá hạn quá chín mươi ngày, kể từ ngày hết thờihạn nộp thuế tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan; c) Thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. 5. Người nộp thuế đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 4 Điều 42Luật Quản lý thuế là người: a) Chấp hành tốt pháp luật về hải quan nêu tại khoản 4 Điều này; b) Không còn nợ tiền thuế quá hạn, không còn nợ tiền phạt tại thời điểmđăng ký tờ khai hải quan. 6. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng đã nhiều lần vi phạm phápluật về hải quan bị áp dụng mức độ kiểm tra quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11Nghị định số 154/2005/NĐ-CP. Chủ hàng nhiều lần vi phạm pháp luật về hải quan là người xuất khẩu,nhập khẩu trong thời gian ba trăm sáu mươi lăm ngày tính đến ngày đăng ký tờkhai hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu đã ba lần bị xử lý về hành vi viphạm hành chính về hải quan (bao gồm cả hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiềnthuế phải nộp hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn), với mức phạt tiền mỗilần vượt thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan theo quy địnhcủa Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính hoặc đã một lần bị xử phạt vi phạm hànhchính về hải quan với mức phạt vượt thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục Hảiquan. Điều 4. Kiểm tra sau thông quan Hàng hóa xuất khẩu, nhậpkhẩu đã thông quan là đối tượng kiểm tra sau thông quan theo quy định tạiChương VI Nghị định số 154/2005/NĐ-CP và hướng dẫn tại Phần VI Thông tư này. Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan, người nộp thuế; tráchnhiệm và quyền hạn của cơ quan hải quan, công chức hải quan 1. Người khai hải quan,người nộp thuế thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 23 LuậtHải quan; Điều 6, Điều 7, Điều 30 Luật Quản lý thuế; Điều 56 Nghị định số154/2005/NĐ-CP; Điều 4 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 củaChính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Quản lý thuế đã được bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị địnhsố 106/2010/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung mộtsố điều của Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy địnhchi tiết thi hành Luật Quản lý thuế và Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cánhân. 2. Việc kế thừa các quyền vàhoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp hình thành sau khi tổ chức lạithực hiện theo quy định tại Điều 55 Luật Quản lý thuế, được hướng dẫn cụ thểnhư sau: a) Doanh nghiệp chuyển đổicó trách nhiệm kế thừa nghĩa vụ, quyền lợi trách nhiệm về thuế; các ưu đãi vềthủ tục hải quan và thủ tục nộp thuế hàng nhập khẩu của doanh nghiệp cũ. b) Doanh nghiệp chấp hànhtốt pháp luật hải quan mà hợp nhất, sáp nhập với doanh nghiệp chấp hành tốtpháp luật hải quan thì được đánh giá là doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luậthải quan. Doanh nghiệp không thuộc diện chấp hành tốt pháp luật hải quan mà hợpnhất, sáp nhập với doanh nghiệp không thuộc diện chấp hành tốt pháp luật hảiquan thì doanh nghiệp sau hợp nhất, sáp nhập được đánh giá là không thuộc diệnchấp hành tốt pháp luật hải quan. Doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quanmà hợp nhất, sáp nhập với doanh nghiệp không thuộc diện chấp hành tốt pháp luậthải quan thì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố xem xét thực tế để quyếtđịnh việc đánh giá doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việcđánh giá này. Việc áp dụng thời hạn nộpthuế được căn cứ vào kết quả đánh giá doanh nghiệp chấp hành tốt hay khôngthuộc diện chấp hành tốt pháp luật hải quan tương tự như trên. c) Đối với doanh nghiệp mớihình thành từ doanh nghiệp bị chia thì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phốxem xét thực tế để quyết định việc doanh nghiệp mới hình thành từ doanh nghiệpbị chia được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp về thuế và ưu đãi thủ tục nộpthuế như doanh nghiệp bị chia. d) Doanh nghiệp mới hìnhthành từ doanh nghiệp bị tách được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp về thuếvà ưu đãi thủ tục hải quan và thủ tục nộp thuế hàng nhập khẩu như doanh nghiệpbị tách nếu trong Quyết định tách doanh nghiệp có ghi rõ nội dung về quyền đượcchuyển từ doanh nghiệp bị tách sang doanh nghiệp được tách. Doanh nghiệp bịtách được kế thừa các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm, các ưu đãi về thủ tục hảiquan, quản lý thuế. 3. Người khai hải quan,người nộp thuế phải xác nhận, ký tên, đóng dấu vào các chứng từ, tài liệu domình lập thuộc hồ sơ hải quan, hồ sơ khai bổ sung, hồ sơ thanh khoản, hồ sơđăng ký Danh mục hàng hoá miễn thuế, hồ sơ quyết toán hàng miễn thuế, hồ sơ xétmiễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, hồ sơ đề nghị xử lý tiền thuếnộp thừa, hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế, hồ sơ đề nghị xoá nợ tiền thuế, tiềnphạt; các giấy tờ là bản sao (bản chụp từ bản chính), bản dịch, hồ sơ khác, cácchứng từ do người nước ngoài phát hành bằng hình thức điện tử, fax, telex....nộp cho cơ quan hải quan theo hướng dẫn tại Thông tư này và chịu trách nhiệmtrước pháp luật về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của các giấy tờ đó.Trường hợp bản sao có nhiều trang thì người khai hải quan, người nộp thuế xácnhận, ký tên, đóng dấu lên trang đầu và đóng dấu giáp lai toàn bộ văn bản. 4. Cơ quan hải quan, côngchức hải quan thực hiện trách nhiệm và quyền hạn quy định tại Điều 27 Luật Hảiquan; Điều 8, Điều 9 Luật Quản lý thuế; Điều 57 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP. 5. Cơ quan hải quan có thểxem xét, chấp thuận việc kiểm tra thực tế và thông quan hàng hoá ngoài giờ hànhchính trên cơ sở đăng ký trước bằng văn bản (chấp nhận cả bản fax) của ngườikhai hải quan và điều kiện thực tế của cơ quan hải quan. Trường hợp lô hàngđang kiểm tra thực tế hàng hóa mà hết giờ hành chính thì được thực hiện kiểmtra tiếp, không cần có văn bản đề nghị của người khai hải quan. 6. Phối hợp giữa cơ quan hảiquan và người khai hải quan, người nộp thuế. a) Cơ quan hải quan có trách nhiệm hướng dẫnthủ tục hải quan, cung cấp thông tin, tài liệu, công khai các thủ tục hải quan,thủ tục thuế để người khai hải quan, người nộp thuế thực hiện đúng các quy địnhcủa pháp luật hải quan, pháp luật thuế, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mìnhtheo đúng quy định của pháp luật. b) Người khai hải quan,người nộp thuế có trách nhiệm cung cấp kịp thời cho cơ quan hải quan nhữngthông tin liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiệnvận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, về vi phạm pháp luật hải quan nhằm gópphần bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh trong thương mại. c) Việc phối hợp, trao đổicung cấp thông tin giữa cơ quan hải quan với người khai hải quan, người nộpthuế có thể thực hiện thông qua biên bản ghi nhớ để bảo đảm tuân thủ nghĩa vụ,trách nhiệm của các bên tham gia ký kết. Phần II THỦ TỤC HẢI QUAN; KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN; QUẢN LÝTHUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI Chương I HƯỚNG DẪN CHUNG VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN, QUẢN LÝ THUẾ Điều 6. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại Hàng hoá xuất khẩu, nhậpkhẩu thương mại quy định tại mục 1 Chương II Nghị định số 154/2005/NĐ-CP baogồm: 1. Hàng hoá xuất khẩu, nhậpkhẩu theo hợp đồng mua bán hàng hoá; 2. Hàng hoá kinh doanh theophương thức tạm nhập tái xuất; 3. Hàng hoá kinh doanhchuyển khẩu; 4. Hàng hoá xuất khẩu, nhậpkhẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu; 5. Hàng hoá xuất khẩu, nhậpkhẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài; 6. Hàng hoá xuất khẩu, nhậpkhẩu để thực hiện các dự án đầu tư; 7. Hàng hoá xuất nhập khẩuqua biên giới theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt độngthương mại biên giới với các nước có chung biên giới; 8. Hàng hoá xuất khẩu, nhậpkhẩu nhằm mục đích thương mại của tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân; 9. Hàng hoá xuất khẩu, nhậpkhẩu của doanh nghiệp chế xuất; 10. Hàng hoá đưa vào, đưa rakho bảo thuế; 11. Hàng hóa tạm nhập-táixuất, tạm xuất-tái nhập dự hội chợ, triển lãm; 12. Hàng hoá tạm nhập-táixuất, tạm xuất-tái nhập là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải phục vụ thicông công trình, phục vụ các dự án đầu tư, là tài sản đi thuê, cho thuê. Điều 7. Phân loại trước hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Thủ tục, trình tự, thẩmquyền phân loại trước đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo Thôngtư số 49/2010/TT-BTC ngày 12/4/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân loại,áp dụng mức thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Điều 8. Xác nhận trước xuất xứ hàng hoá nhập khẩu 1. Thủ tục xác nhận trướcxuất xứ hàng hoá nhập khẩu quy định tại Điều 14 Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày20 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứhàng hoá được thực hiện như sau: a) Hồ sơ đề nghị xác nhậntrước xuất xứ hàng hoá gồm: a.1) Đơn đề nghị xác nhậntrước xuất xứ hàng hoá nhập khẩu (theo mẫu 01-ĐXX/2010 Phụ lục III ban hành kèmtheo Thông tư này), trong đó mô tả rõ tên hàng, mã số H.S, nước và cơ sở sảnxuất hay gia công, lắp ráp, nước xuất khẩu, giá FOB, dự kiến thời gian và hànhtrình của hàng hoá khi vận chuyển vào Việt Nam; a.2) Bản kê các nguyên vậtliệu dùng để sản xuất ra hàng hoá gồm các thông tin như: tên hàng, mã số H.S,xuất xứ nguyên vật liệu cấu thành sản phẩm, giá CIF của nguyên vật liệu; a.3) Hoá đơn mua bán cácnguyên vật liệu dùng để sản xuất ra hàng hoá; a.4) Các chứng từ khác: Bảnmô tả sơ bộ quy trình sản xuất ra hàng hoá, giấy chứng nhận giám định, giấychứng nhận gia công lắp ráp, giấy chứng nhận phân tích thành phần, catalogue,mẫu hàng, ảnh chụp được yêu cầu xuất trình trong những trường hợp các giấy tờtrên chưa có đủ thông tin để xác nhận trước xuất xứ. b) Trong thời gian sớm nhất,không quá một trăm năm mươi ngày làm việc kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ đầy đủvà hợp lệ, Tổng cục Hải quan xem xét, ban hành phiếu xác nhận trước xuất xứ. 2. Phiếu xác nhận trước xuấtxứ có hiệu lực trong thời hạn một năm kể từ ngày ban hành và được áp dụng đốivới hàng hoá cùng loại, cùng nhà sản xuất và xuất khẩu, do chính người nộp đơnđề nghị xác nhận trước xuất xứ làm thủ tục nhập khẩu. 3. Trong thời hạn hiệu lựccủa phiếu xác nhận trước xuất xứ hàng nhập khẩu, cơ quan hải quan sẽ xem xétlại hoặc huỷ bỏ giá trị của phiếu này và thông báo cho người nộp đơn đề nghịxác nhận trước xuất xứ khi xảy ra một trong các trường hợp sau: a) Các văn bản quy phạm phápluật có liên quan được bổ sung sửa đổi; b) Các yếu tố đánh giá xuấtxứ hàng hoá đã thay đổi; c) Có sự khác nhau giữa kếtquả xác nhận trước xuất xứ với xuất xứ thực tế của hàng hoá; d) Người nộp đơn đề nghị xácnhận trước xuất xứ cung cấp thông tin sai lệch, giả mạo; e) Có sự khác nhau về kếtquả xác nhận trước xuất xứ đối với cùng một mặt hàng, cùng một nhà sản xuất. 4. Khi có sự thay đổi về cácyếu tố đánh giá xuất xứ hàng hoá, người nộp đơn đề nghị phải kịp thời thông báocho cơ quan hải quan nơi tiến hành xác nhận trước xuất xứ. 5. Hồ sơ chứng từ xác nhậntrước xuất xứ được lưu giữ trong ba năm kể từ ngày cấp phiếu xác nhận trướcxuất xứ hàng nhập khẩu. 6. Việc xác nhận trước xuấtxứ đối với hàng hoá hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt theo các Hiệp định thươngmại tự do mà Việt Nam đã ký kết thì thực hiện theo quy tắc xác định xuất xứ đểthực hiện Hiệp định đó. 7. Việc thu, nộp lệ phí đốivới việc xác nhận trước xuất xứ hàng hoá thực hiện theo quy định của Bộ Tàichính. 8. Trường hợp người nộp đơnđề nghị xác nhận trước xuất xứ không cung cấp đủ thông tin cần thiết, cơ quanhải quan sẽ từ chối xác định trước xuất xứ và thông báo bằng văn bản. 9. Thông tin về xác nhậntrước xuất xứ hàng hoá được cơ quan hải quan lưu giữ và bảo mật theo quy địnhtại Điều 16 Nghị định số 19/2006/NĐ-CP. 10. Phiếu xác nhận trướcxuất xứ hàng hóa chỉ có giá trị làm thủ tục thông quan, không có giá trị đểhưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Điều 9. Xem hàng hoá trước khi khai hải quan Việc xem hàng hoá trước khikhai hải quan quy định tại điểm b khoản 1 Điều 23 Luật Hải quan được thực hiệnnhư sau: 1. Chủ hàng có đơn đề nghịxem hàng hoá trước khi làm thủ tục hải quan gửi người đang giữ hàng hoá, đồngthời thông báo cho Chi cục Hải quan để giám sát theo quy định. 2. Việc xem trước hàng hoáphải được sự chấp thuận của người đang giữ hàng hóa và chịu sự giám sát của cơquan hải quan. 3. Khi xem trước hàng hoá,người giữ hàng hoá phải lập biên bản chứng nhận, có xác nhận của người đang giữhàng hoá, chủ hàng và công chức hải quan giám sát, mỗi bên tham gia giữ 01 bản. 4. Sau khi chủ hàng xem hànghoá, hải quan niêm phong hàng hoá. Trường hợp hàng hoá không thể niêm phongđược thì trong biên bản chứng nhận nêu tại khoản 3 Điều này phải thể hiện đượctình trạng hàng hoá và ghi rõ người giữ hàng hoá chịu trách nhiệm giữ nguyêntrạng hàng hoá. Điều 10. Khai hải quan 1. Việc khai hải quan (baogồm cả khai thuế khi làm thủ tục hải quan) được thực hiện theo mẫu Tờ khai hảiquan. 2. Hàng hoá xuất khẩu, nhậpkhẩu theo các loại hình khác nhau hoặc theo một loại hình nhưng có thời hạn nộpthuế khác nhau thì phải khai trên tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu khácnhau theo từng loại hình tương ứng hoặc từng thời hạn nộp thuế tương ứng (trừtrường hợp một mặt hàng nhập khẩu nhưng có thời hạn nộp thuế nhập khẩu, thuếgiá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt khác nhau thì thực hiện khai trên cùngmột tờ khai hải quan). 3. Đối với hàng hoá nhậpkhẩu, khai hải quan được thực hiện trước hoặc trong thời hạn ba mươi ngày, kểtừ ngày hàng hoá đến cửa khẩu. Ngày hàng hoá đến cửa khẩu là ngày ghi trên dấucủa cơ quan hải quan đóng lên bản khai hàng hoá (bản lược khai hàng hoá) tronghồ sơ phương tiện vận tải nhập cảnh (đường biển, đường hàng không, đường sắt)hoặc ngày ghi trên tờ khai phương tiện vận tải qua cửa khẩu hoặc sổ theo dõiphương tiện vận tải. 4. Khai hải quan đối vớihàng hoá có nhiều hợp đồng/đơn hàng: a) Một mặt hàng nhập khẩu cónhiều hợp đồng/đơn hàng, có một hoặc nhiều hoá đơn của một người bán hàng, cùngđiều kiện giao hàng, giao hàng một lần, có một vận đơn thì khai trên một tờkhai hải quan. b) Một mặt hàng xuất khẩu có nhiều hợpđồng/đơn hàng, cùng điều kiện giao hàng, cùng bán cho một khách hàng và giaohàng một lần thì khai trên một tờ khai hải quan. c) Khi khai hải quan, người khai hải quan phảikhai đầy đủ số, ngày, tháng, năm của hợp đồng/đơn hàng trên tờ khai hải quan;trường hợp không thể khai hết trên tờ khai hải quan thì lập bản kê chi tiết kèmtheo tờ khai hải quan; về lượng hàng thì chỉ cần khai tổng lượng hàng của cáchợp đồng/đơn hàng trên tờ khai hàng hoá xuất khẩu/nhập khẩu. 5. Hàng hóa nhập khẩu thuộcnhiều loại hình, có chung vận đơn, hóa đơn thương mại…, khai trên nhiều tờ khai theo từng loại hìnhhàng hóa nhập khẩu thì các chứng từ bản chính được lưu kèm một tờ khai hảiquan, các chứng từ kèm tờ khai hải quan khác sử dụng bản sao và ghi rõ trênchứng từ “bản chính được lưu kèm tờ khai hải quan số…, ngày…”. 6. Hàng hoá xuất khẩu, nhậpkhẩu thuộc diện được giảm mức thuế suất so với quy định thì khi khai thuế suấtphải khai cả mức thuế suất trước khi giảm và tỷ lệ phần trăm giảm. 7. Trách nhiệm của ngườikhai hải quan, người nộp thuế trong việc khai hải quan và sử dụng hàng hoá theomục đích kê khai: a) Tự kê khai đầy đủ, chínhxác, trung thực các tiêu chí trên tờ khai, các yếu tố làm căn cứ tính thuế hoặcmiễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế, xét hoàn thuế, không thu thuế xuấtkhẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng. b) Tự xác định, chịu tráchnhiệm trước pháp luật về việc kê khai số tiền thuế phải nộp; số tiền thuế đượcmiễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng theo đúng quyđịnh của pháp luật; kê khai số tiền thuế phải nộp trên một giấy nộp tiền chotoàn bộ số thuế của tờ khai hải quan; 8. Đối với hàng hoá đã đượcxác định thuộc đối tượng không chịu thuế hoặc đã được miễn thuế, xét miễn thuếxuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng nhưngthay đổi mục đích sử dụng hoặc được phép thay đổi mục đích sử dụng (đối vớitrường hợp phải có sự cho phép thay đổi mục đích sử dụng của cơ quan có thẩmquyền) thì xử lý như sau: a) Trừ trường hợp thay đổi mục đích sử dụngbằng hình thức tái xuất hoặc chuyển nhượng cho đối tượng thuộc diện không chịuthuế, miễn thuế thì chậm nhất trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thực tế chuyểnđổi mục đích sử dụng, người nộp thuế có trách nhiệm kê khai số tiền thuế phảinộp, số tiền phạt chậm nộp (nếu có) theo quy định của pháp luật với cơ quan hảiquan theo mẫu 01 Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này; b) Người nộp thuế có tráchnhiệm nộp đủ số tiền thuế, tiền phạt chậm nộp, tiền phạt vi phạm hành chính(nếu có) cho hàng hoá đã thay đổi mục đích sử dụng trong thời hạn theo hướngdẫn tại điểm h khoản 3 Điều 18 Thông tư này; trường hợp có nghi ngờ cơ quan hảiquan quyết định kiểm tra việc thay đổi mục đích sử dụng và kê khai nộp thuế,nộp phạt của người nộp thuế theo qui định của pháp luật; c) Trường hợp người nộp thuếthay đổi mục đích sử dụng nhưng không tự giác kê khai nộp thuế với cơ quan hảiquan, cơ quan hải quan hoặc cơ quan chức năng khác kiểm tra, phát hiện thì bịấn định số tiền thuế, tiền phạt phải nộp và tuỳ theo hành vi, mức độ vi phạm sẽbị xử lý theo quy định hiện hành. Người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ số tiềnthuế còn thiếu và số tiền phạt (nếu có) theo quyết định của cơ quan hải quan. 9. Trường hợp hàng hóa làvật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu, hàng hoá kinhdoanh theo phương thức tạm nhập - tái xuất, khi được tiêu thụ nội địa phải: a) Kê khai, nộp thuế giá trịgia tăng với cơ quan hải quan; b) Xác định lại trị giá tínhthuế; c) Xác định lại thời hạn nộpthuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) theohướng dẫn tại Điều 18 Thông tư này. Điều 11. Hồ sơ hải quan 1. Khi làm thủ tục hải quanđối với hàng hoá xuất khẩu, người khai hải quan nộp, xuất trình cho cơ quan hảiquan hồ sơ hải quan, gồm các chứng từ sau: a) Tờ khai hải quan: nộp 02bản chính; b) Hợp đồng mua bán hàng hóa(hợp đồng được xác lập bằng văn bản hoặc bằng các hình thức có giá trị tươngđương văn bản bao gồm: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu) đối với hànghóa xuất khẩu có thuế xuất khẩu, hàng xuất khẩu có yêu cầu thanh khoản, hànghóa có quy định về thời điểm liên quan đến hợp đồng xuất khẩu: nộp 01 bản chínhhoặc 01 bản sao. Hợp đồng mua bán hàng hoáphải là bản tiếng Việt hoặc bản tiếng Anh, nếu là ngôn ngữ khác thì người khaihải quan phải nộp kèm bản dịch ra tiếng Việt và chịu trách nhiệm trước phápluật về nội dung bản dịch. c) Tuỳ trường hợp cụ thểdưới đây, người khai hải quan nộp thêm, xuất trình các chứng từ sau: c.1) Bản kê chi tiết hànghoá đối với trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồngnhất: nộp 01 bản chính; c.2) Giấy phép xuất khẩu đốivới hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu theo quy định của pháp luật: nộp 01bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc bản sao khi xuất khẩu nhiều lần và phảixuất trình bản chính để đối chiếu, lập phiếu theo dõi trừ lùi; c.3) Các chứng từ khác theoquy định cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, Ngành có liênquan; c.4) Trường hợp hàng hoáthuộc đối tượng được miễn thuế xuất khẩu, ngoài các giấy tờ nêu trên, phải cóthêm: c.4.1) Giấy báo trúng thầuhoặc giấy chỉ định thầu kèm theo hợp đồng cung cấp hàng hoá, trong đó có quyđịnh giá trúng thầu hoặc giá cung cấp hàng hoá không bao gồm thuế xuất khẩu(đối với trường hợp tổ chức, cá nhân trúng thầu xuất khẩu); hợp đồng uỷ thácxuất khẩu hàng hoá, trong đó có quy định giá cung cấp theo hợp đồng uỷ tháckhông bao gồm thuế xuất khẩu (đối với trường hợp uỷ thác xuất khẩu): nộp 01 bảnsao, xuất trình bản chính trong lần xuất khẩu đầu tiên tại Chi cục Hải quan nơilàm thủ tục xuất khẩu để đối chiếu; c.4.2) Giấy tờ khác chứngminh hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng miễn thuế; c.4.3) Bảng kê danh mục, tàiliệu của hồ sơ đề nghị miễn thuế. 2. Khi làm thủ tục hải quanđối với hàng hoá nhập khẩu, người khai hải quan nộp, xuất trình cho cơ quan hảiquan hồ sơ hải quan, gồm các chứng từ sau: a) Tờ khai hải quan: nộp 02bản chính; b) Hợp đồng mua bán hàng hoá(hợp đồng được xác lập bằng văn bản hoặc bằng các hình thức có giá trị tươngđương văn bản bao gồm: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu): nộp 01 bảnsao (trừ hàng hoá nêu tại khoản 5, khoản 7, khoản 8, khoản 11 Điều 6 Thông tưnày); hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (nếu nhập khẩu uỷ thác): nộp 01 bản sao; Hợp đồng mua bán hàng hoáphải là bản tiếng Việt hoặc bản tiếng Anh, nếu là ngôn ngữ khác thì người khaihải quan phải nộp kèm bản dịch ra tiếng Việt và chịu trách nhiệm trước phápluật về nội dung bản dịch. c) Hóa đơn thương mại: nộp01 bản chính. d) Vận đơn hoặc các chứng từvận tải khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật (trừ hàng hoánêu tại khoản 7 Điều 6 Thông tư này, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan vànội địa): nộp 01 bản sao. Đối với hàng hoá nhập khẩuqua bưu điện quốc tế nếu không có vận đơn thì người khai hải quan ghi mã số góibưu kiện, bưu phẩm lên tờ khai hải quan hoặc nộp danh mục bưu kiện, bưu phẩm doBưu điện lập. Đối với hàng hóa nhập khẩuphục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí được vận chuyển trên các tàudịch vụ (không phải là tàu thương mại) thì nộp bản khai hàng hoá (cargomanifest) thay cho vận đơn. e) Tuỳ từng trường hợp cụthể dưới đây, người khai hải quan nộp thêm, xuất trình các chứng từ sau: e.1) Bản kê chi tiết hànghoá đối với hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất: nộp 01bản chính hoặc bản có giá trị tương đương như điện báo, bản fax, telex, thôngđiệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật; e.2) Giấy đăng ký kiểm trahoặc giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của tổchức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra chất lượng, của cơ quan kiểm tra an toànthực phẩm, cơ quan kiểm dịch (sau đây gọi tắt là cơ quan kiểm tra) đối với hànghóa nhập khẩu thuộc danh mục sản phẩm, hàng hoá phải kiểm tra về chất lượng, vềan toàn thực phẩm; về kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật: nộp 01 bản chính; e.3) Chứng thư giám định đốivới hàng hoá được thông quan trên cơ sở kết quả giám định: nộp 01 bản chính; e.4) Tờ khai trị giá hàngnhập khẩu đối với hàng hoá thuộc diện phải khai tờ khai trị giá theo quy địnhtại Quyết định số 30/2008/QĐ-BTC ngày 21 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tàichính về việc ban hành tờ khai trị giá tính thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩuvà hướng dẫn khai báo và Thông tư 163/2009/TT-BTC ngày 13 tháng 8 năm 2009 củaBộ trưởng Bộ tài chính sửa đổi, bổ sung một số quy định của Quyết định số30/2008/QĐ-BTC: nộp 02 bản chính; e.5) Giấy phép nhập khẩu đốivới hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật: nộp 01bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc bản sao khi nhập khẩu nhiều lần và phảixuất trình bản chính để đối chiếu, lập phiếu theo dõi trừ lùi; e.6) Nộp 01 bản gốc giấychứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) trong các trường hợp: e.6.1) Hàng hoá có xuất xứtừ nước hoặc nhóm nước nước có thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệtvới Việt Nam (trừ hàng hoá nhập khẩu có trị giá FOB không vượt quá 200 USD)theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo các Điều ước quốc tế mà Việt Namký kết hoặc gia nhập, nếu người nhập khẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó; e.6.2) Hàng hoá nhập khẩuđược Việt Nam và các tổ chức quốc tế thông báo đang ở trong thời điểm có nguy cơgây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cầnđược kiểm soát; e.6.3) Hàng hoá nhập khẩu từcác nước thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp dụng thuếchống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phần biệt đối xử, các biệnpháp về thuế để tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan; e.6.4) Hàng hoá nhập khẩuphải tuân thủ các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Namhoặc các Điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương mà Việt Nam là thành viên; C/O đã nộp cho cơ quan hảiquan thì không được sửa chữa nội dung hoặc thay thế, trừ trường hợp do chính cơquan hay tổ chức có thẩm quyền cấp C/O sửa đổi, thay thế trong thời hạn quyđịnh của pháp luật. e.7) Trường hợp hàng hoáthuộc đối tượng được miễn thuế nhập khẩu nêu tại Điều 101 Thông tư này phải có: e.7.1) Danh mục hàng hóamiễn thuế kèm theo phiếu theo dõi trừ lùi đã được đăng ký tại cơ quan hải quan,đối với các trường hợp phải đăng ký danh mục theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều102 Thông tư này: nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu và trừ lùi; e.7.2) Giấy báo trúng thầuhoặc giấy chỉ định thầu (ghi rõ nội dung trúng thầu hoặc chỉ định thầu) kèmtheo hợp đồng bán hàng cho các doanh nghiệp theo kết quả đấu thầu hoặc hợp đồngcung cấp hàng hoá, trong đó có quy định giá trúng thầu hoặc giá cung cấp hànghoá không bao gồm thuế nhập khẩu (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân trúngthầu nhập khẩu); hợp đồng uỷ thác nhập khẩu hàng hoá, hợp đồng cung cấp dịch vụtrong đó có quy định giá cung cấp theo hợp đồng uỷ thác, hợp đồng dịch vụ khôngbao gồm thuế nhập khẩu (đối với trường hợp uỷ thác nhập khẩu hoặc cung cấp dịchvụ): nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính trong lần nhập khẩu đầu tiên tại Chicục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu để đối chiếu; e.7.3) Giấy tờ chuyển nhượnghàng hoá thuộc đối tượng miễn thuế đối với trường hợp hàng hoá của đối tượngmiễn thuế chuyển nhượng cho đối tượng miễn thuế khác: nộp 01 bản sao; e.7.4) Giấy chứng nhận đủđiều kiện kinh doanh cửa hàng miễn thuế đối với hàng hoá nhập khẩu để bán tạicửa hàng miễn thuế: nộp 01 bản sao; e.7.5) Giấy tờ khác chứngminh hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế; e.7.6) Bảng kê danh mục, tàiliệu của hồ sơ đề nghị miễn thuế. e.8) Tờ khai xác nhận việntrợ không hoàn lại của cơ quan tài chính theo quy định tại Thông tư số82/2007/TT-BTC ngày 12 tháng 7 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quảnlý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộcnguồn thu ngân sách Nhà nước, đối với hàng hoá là hàng viện trợ không hoàn lạithuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trịgia tăng: nộp 01 bản chính; Trường hợp chủ dự án ODAkhông hoàn lại, nhà thầu chính thực hiện dự án ODA không hoàn lại thuộc đốitượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuếtiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật về thuế thì phải có thêm giấy báotrúng thầu hoặc giấy chỉ định thầu kèm theo hợp đồng cung cấp hàng hoá, trongđó quy định giá trúng thầu hoặc giá cung cấp hàng hoá không bao gồm thuế nhậpkhẩu (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân trúng thầu nhập khẩu); hợp đồng uỷthác nhập khẩu hàng hoá, trong đó quy định giá cung cấp theo hợp đồng uỷ tháckhông bao gồm thuế nhập khẩu (đối với trường hợp uỷ thác nhập khẩu): nộp 01 bảnsao, xuất trình bản chính để đối chiếu. e.9) Giấy đăng ký kinh doanhgiống vật nuôi, giống cây trồng do cơ quan quản lý nhà nước cấp đối với giốngvật nuôi, giống cây trồng thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng: nộp01 bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu; e.10) Hàng hoá thuộc đốitượng không chịu thuế giá trị gia tăng là máy móc, thiết bị, vật tư thuộc loạitrong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt độngnghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; máy móc, thiết bị, phụ tùng thaythế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sảnxuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏdầu, khí đốt; tàu bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại trong nước chưa sản xuấtđược cần nhập khẩu tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, thuê của nước ngoài sửdụng cho sản xuất, kinh doanh và để cho thuê, phải có: e.10.1) Giấy báo trúng thầuhoặc giấy chỉ định thầu (ghi rõ nội dung trúng thầu hoặc chỉ định thầu) và hợpđồng bán hàng cho các doanh nghiệp theo kết quả đấu thầu hoặc hợp đồng cung cấphàng hoá hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ (ghi rõ giá hàng hoá phải thanh toánkhông bao gồm thuế giá trị gia tăng) đối với hàng hoá thuộc đối tượng khôngchịu thuế giá trị gia tăng do cơ sở trúng thầu hoặc được chỉ định thầu hoặc đơnvị cung cấp dịch vụ nhập khẩu: nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính trong lầnnhập khẩu đầu tiên tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu để đối chiếu; e.10.2) Hợp đồng uỷ thácnhập khẩu hàng hoá, trong đó ghi rõ giá cung cấp theo hợp đồng uỷ thác khôngbao gồm thuế giá trị gia tăng (đối với trường hợp nhập khẩu uỷ thác): nộp 01bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu; e.10.3) Văn bản của cơ quancó thẩm quyền giao nhiệm vụ cho các tổ chức thực hiện các chương trình, dự án,đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hoặc hợp đồng khoa học vàcông nghệ giữa bên đặt hàng với bên nhận đặt hàng thực hiện hợp đồng khoa họcvà công nghệ kèm theo bản xác nhận của đại diện doanh nghiệp hoặc thủ trưởng cơquan nghiên cứu khoa học và cam kết sử dụng trực tiếp hàng hoá nhập khẩu chohoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ đối với trường hợp nhậpkhẩu để nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ: nộp 01 bản chính; e.10.4) Xác nhận và cam kếtcủa đại diện doanh nghiệp về việc sử dụng máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế,phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuấtđược cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu,khí đốt: nộp 01 bản chính; e.10.5) Xác nhận và cam kếtcủa đại diện doanh nghiệp về việc sử dụng tàu bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuộcloại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định củadoanh nghiệp, thuê của nước ngoài sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và để chothuê: nộp 01 bản chính; e.10.6) Hợp đồng thuê ký vớinước ngoài đối với trường hợp thuê tàu bay, giàn khoan, tàu thuỷ; loại trongnước chưa sản xuất được của nước ngoài dùng cho sản xuất, kinh doanh và để chothuê: xuất trình 01 bản chính; e.11) Giấy xác nhận hàng hóanhập khẩu phục vụ trực tiếp cho quốc phòng của Bộ Quốc phòng hoặc phục vụ trựctiếp cho an ninh của Bộ Công an đối với hàng hoá nhập khẩu là vũ khí, khí tàichuyên dùng phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh thuộc đối tượng khôngchịu thuế giá trị giá tăng: nộp 01 bản chính; e.12) Bản đăng ký vật tư,nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng hoá xuất khẩu của doanh nghiệp(doanh nghiệp nộp khi đăng ký nguyên liệu, vật tư sản xuất hàng hóa xuất khẩutheo hướng dẫn tại Điều 32 Thông tư này. Khi làm thủ tục hải quan, doanh nghiệpkhông phải nộp bản này, cơ quan hải quan sử dụng bản lưu tại cơ quan hải quan); e.13) Bản đăng ký vật tư,nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng hoá tiêu thụ trong nước đốivới trường hợp nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục hàng tiêu dùng do Bộ Côngthương công bố nhưng sử dụng làm vật tư, nguyên liệu để trực tiếp sản xuất hànghoá tiêu thụ trong nước (doanh nghiệp muốn được áp dụng thời hạn nộp thuế 30ngày cho hàng hóa này thì phải đăng ký trước khi nhập khẩu với cơ quan hải quantương tự như cách đăng ký nguyên liệu, vật tư sản xuất hàng hóa xuất khẩu hướngdẫn tại Điều 32 Thông tư này. Khi làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp không phảinộp bản này, cơ quan hải quan sử dụng bản lưu tại cơ quan hải quan). e.14) Các chứng từ khác cóliên quan theo quy định của pháp luật đối với từng mặt hàng cụ thể: nộp 01 bảnchính. 3. Hồ sơ để xác định hànghóa xuất khẩu, nhập khẩu nhằm mục đích thương mại thuộc đối tượng không chịuthuế là hồ sơ hải quan quy định tại Điều này. Điều 12. Sửa chữa tờ khai, khai bổ sung hồ sơ hải quan 1. Việc sửa chữa tờ khai,khai bổ sung hồ sơ hải quan được thực hiện trong các trường hợp sau đây: a) Sửa chữa tờ khai hảiquan, khai bổ sung hồ sơ hải quan trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hoáhoặc trước khi quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hoá theo quy định tạikhoản 3, Điều 9 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP; b) Khai bổ sung hồ sơ hảiquan trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan đối vớicác nội dung có sai sót gây ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp, nếu đáp ứngđầy đủ các điều kiện sau đây: b.1) Sai sót do người nộpthuế, người khai hải quan tự phát hiện, khai báo với cơ quan hải quan; b.2) Thời điểm khai báotrong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhưng trướckhi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở củangười nộp thuế; b.3) Có sai sót về tính toánsố tiền thuế phải nộp; sai sót về trị giá, xuất xứ, mã số, mức thuế suất, sốtiền thuế phải nộp theo hồ sơ hải quan đã nộp cho cơ quan hải quan; b.4) Người khai hải quan,người nộp thuế phải có đủ cơ sở chứng minh và cơ quan hải quan có đủ cơ sở,điều kiện kiểm tra, xác định tính trung thực, chính xác và hợp pháp của việckhai bổ sung. 2. Nội dung sửa chữa, khaibổ sung bao gồm: a) Khai bổ sung thông tinlàm cơ sở xác định các yếu tố, căn cứ tính thuế hoặc xác định đối tượng khôngchịu thuế; hoặc xác định đối tượng miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế, hoànthuế, không thu thuế; b) Khai bổ sung số tiền thuếphải nộp, số tiền thuế đã nộp, số tiền thuế chênh lệch còn phải nộp hoặc sốtiền thuế chênh lệch nộp thừa (nếu có), số tiền phạt chậm nộp của số tiền thuếkhai bổ sung (nếu người nộp thuế đã nộp tiền thuế khai bổ sung quá thời hạn nộpthuế) đối với từng mặt hàng và của cả tờ khai hải quan; cam kết về tính chínhxác, hợp pháp của chứng từ, hồ sơ khai bổ sung; c) Sửa chữa, khai bổ sungthông tin khác trên tờ khai hải quan. 3. Hồ sơ sửa chữa, khai bổsung gồm: a) Văn bản sửa chữa, khai bổsung (mẫu 02 Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này): nộp 02 bản chính; b) Các giấy tờ kèm theo đểchứng minh việc sửa chữa, khai bổ sung. 4. Xử lý hồ sơ sửa chữa,khai bổ sung a) Trách nhiệm của ngườikhai hải quan: a.1) Khai chính xác, trungthực, đầy đủ các yếu tố, căn cứ khai bổ sung trong văn bản khai bổ sung; a.2) Tính số tiền thuế khaibổ sung, số tiền phạt chậm nộp (nếu có) phải nộp do khai bổ sung; a.3) Nộp đủ hồ sơ cho cơquan hải quan trong thời hạn được sửa chữa, khai bổ sung theo quy định tại Điều34 Luật Quản lý thuế, khoản 2 Điều 22 Luật Hải quan; a.4) Thực hiện thông báo củacơ quan hải quan trên văn bản sửa chữa, khai bổ sung; a.5) Trường hợp khai bổ sunglàm tăng số tiền thuế phải nộp, người nộp thuế phải nộp đầy đủ, đúng thời hạnsố tiền thuế, tiền phạt chậm nộp (nếu có) theo đúng quy định; a.6) Trường hợp khai bổ sunglàm giảm số tiền thuế phải nộp, người nộp thuế có quyền đề nghị cơ quan hảiquan nơi khai bổ sung xử lý số tiền nộp thừa theo hướng dẫn tại Điều 24 Thôngtư này. b) Trách nhiệm của cơ quanhải quan: b.1) Ghi rõ ngày, giờ tiếpnhận hồ sơ sửa chữa, khai bổ sung đối với trường hợp sửa chữa, khai bổ sungtheo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 34 Luật Quản lý thuế, khoản 2 Điều 22Luật Hải quan. Ghi rõ ngày tiếp nhận hồ sơ khai bổ sung đối với trường hợp khaibổ sung theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 34 Luật Quản lý thuế; b.2) Kiểm tra tính đầy đủ,chính xác của hồ sơ sửa chữa, khai bổ sung và thông báo kết quả kiểm tra trênvăn bản sửa chữa, khai bổ sung; trả cho người khai hải quan 01 bản, lưu 01 bản; b.3) Thông báo kết quả kiểmtra hồ sơ sửa chữa, khai bổ sung trong thời hạn sau đây: b.3.1) Trong thời hạn támgiờ làm việc kể từ khi tiếp nhận đủ hồ sơ sửa chữa, khai bổ sung đối với trườnghợp sửa chữa, khai bổ sung trước thời điểm cơ quan hải quan kiểm tra thực tếhàng hóa hoặc quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hóa; b.3.2) Trong thời hạn nămngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ khai bổ sung đối với trường hợpkhai bổ sung trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quannhưng trước khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra thuế, thanh tra thuế tạitrụ sở của người nộp thuế. 5. Trường hợp người khai hảiquan, người nộp thuế tự phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp có sai sót (sai sót vềtính toán số tiền thuế phải nộp; sai sót về trị giá, xuất xứ, mã số, mức thuếsuất, số tiền thuế phải nộp); tự giác khai báo trước khi cơ quan hải quan thựchiện kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế nhưng quá thờihạn sáu mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan; người khai hải quan,người nộp thuế có đủ cơ sở chứng minh và cơ quan hải quan có đủ cơ sở, điềukiện kiểm tra, xác định tính chính xác và hợp pháp của việc khai báo thì xử lýnhư sau: a) Người khai hải quan,người nộp thuế thực hiện việc kê khai như trường hợp khai bổ sung hướng dẫn tạikhoản 2, khoản 3, điểm a khoản 4 Điều này; nộp đủ số tiền thuế thiếu theo thờihạn nộp thuế như đối với số tiền thuế tự khai, tự tính khi làm thủ tục hảiquan, số tiền phạt chậm nộp (nếu có), chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hànhchính của cơ quan hải quan; b) Cơ quan hải quan có tráchnhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ kê khai của người khai hải quan, người nộp thuếnhư trường hợp khai bổ sung hướng dẫn tại điểm b khoản 4 Điều này; xử lý viphạm hành chính theo quy định và ghi chú vào văn bản khai bổ sung về việc xửphạt. Trường hợp tiền thuế đã nộp lớn hơn số tiền thuế phải nộp thì cơ quan hảiquan xử lý lại số tiền thuế nộp thừa theo quy định của Luật Quản lý thuế và cácvăn bản hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế. Điều 13. Thay tờ khai hải quan Thay tờ khai hải quan chỉthực hiện khi thay đổi loại hình xuất khẩu, nhập khẩu và phải thực hiện trướcthời điểm kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc trước thời điểm quyết định miễn kiểmtra thực tế hàng hóa. Thủ tục hải quan thực hiện như sau: 1. Người khai hải quan cóvăn bản gửi Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai giải trình lý do đề nghị thaytờ khai hải quan khác; 2. Lãnh đạo Chi cục Hải quannơi đăng ký tờ khai có trách nhiệm xem xét lý do, giải trình của người khai hảiquan; nếu thấy hợp lý và không phát hiện dấu hiệu gian lận thương mại thì chấpnhận đề nghị của người khai hải quan, phân công công chức hải quan thực hiện: a) Thu hồi tờ khai đã đăngký; b) Thực hiện việc huỷ tờkhai hải quan đã đăng ký: gạch chéo bằng mực đỏ, ký tên, đóng dấu công chức lêncả hai tờ khai hải quan được huỷ; c) Đăng ký tờ khai hải quanmới. Hồ sơ hải quan mới bao gồm: tờ khai hải quan mới và các chứng từ của lôhàng cùng tờ khai hải quan được huỷ (bản lưu của người khai hải quan); d) Ghi chú trên hệ thống: tờkhai này đã được thay bằng tờ khai số; ngày, tháng, năm…; e) Lưu tờ khai hải quan đượchuỷ (bản lưu của hải quan), văn bản đề nghị thay tờ khai của người khai hảiquan theo thứ tự số đăng ký tờ khai hải quan. Điều 14. Kiểm tra hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan 1. Kiểm tra trong quá trìnhlàm thủ tục hải quan bao gồm: kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thuế và kiểmtra thực tế hàng hoá. 2. Nội dung kiểm tra trongquá trình làm thủ tục hải quan a) Kiểm tra tên hàng, mã sốhàng hoá theo quy định tại Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn phân loại hànghoá xuất khẩu, nhập khẩu. b) Kiểm tra về lượng hànghoá. Đối với những mặt hàng mà bằng phương pháp thủ công hoặc thiết bị của cơquan hải quan không xác định được lượng hàng (như hàng lỏng, hàng rời, lô hàngcó lượng hàng lớn...) thì cơ quan hải quan căn cứ vào kết quả giám định củathương nhân kinh doanh dịch vụ giám định (dưới đây gọi tắt là thương nhân giámđịnh) để xác định. c) Kiểm tra về chất lượnghàng hoá (bao gồm cả kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm), cụ thể: c.1) Hàng hoá thuộc Danh mụchàng hoá phải kiểm tra chất lượng c.1.1) Đối với hàng hoá nhậpkhẩu: cơ quan hải quan căn cứ giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hoặc giấy thôngbáo miễn kiểm tra lô hàng hoặc giấy thông báo kết luận lô hàng đạt chất lượnghàng nhập khẩu của cơ quan kiểm tra để làm thủ tục hải quan. c.1.2) Đối với hàng hoá xuấtkhẩu: cơ quan hải quan căn cứ giấy thông báo kết luận lô hàng đạt chất lượnghàng xuất khẩu của cơ quan kiểm tra để làm thủ tục hải quan. c.2) Hàng hoá không thuộcDanh mục hàng hoá phải kiểm tra chất lượng c.2.1) Trường hợp bằngphương tiện và thiết bị của mình, cơ quan hải quan không xác định được chấtlượng hàng hoá để thực hiện quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thì cùng vớichủ hàng lấy mẫu hoặc yêu cầu chủ hàng cung cấp tài liệu kỹ thuật (catalô…),thống nhất lựa chọn thương nhân giám định thực hiện giám định. Kết luận củathương nhân giám định có giá trị để các bên thực hiện. c.2.2) Trường hợp người khaihải quan và cơ quan hải quan không thống nhất được trong việc lựa chọn thươngnhân giám định thì cơ quan hải quan lựa chọn tổ chức kỹ thuật được chỉ địnhkiểm tra phục vụ quản lý nhà nước hoặc thương nhân giám định (đối với trườnghợp tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra có văn bản từ chối). Kết luận củatổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra phục vụ quản lý nhà nước hoặc thươngnhân giám định có giá trị để các bên thực hiện. Nếu người khai hải quan khôngđồng ý với kết luận này thì thực hiện khiếu nại theo quy định của pháp luật. d) Kiểm tra xuất xứ hàng hoácăn cứ vào thực tế hàng hoá, hồ sơ hải quan, những thông tin có liên quan đếnhàng hoá và quy định tại Điều 15 Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 củaChính phủ, các văn bản hướng dẫn có liên quan. Kết quả kiểm tra xử lý nhưsau: d.1) Trường hợp xuất xứ thựctế của hàng hoá nhập khẩu khác với xuất xứ khai báo của người khai hải quan,nhưng vẫn thuộc nước, vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc với Việt Namthì cơ quan hải quan vẫn áp dụng thuế suất ưu đãi theo quy định, nhưng sẽ tuỳtính chất, mức độ vi phạm để xem xét xử lý theo quy định của pháp luật; d.2) Trong trường hợp cónghi ngờ về xuất xứ hàng hoá, cơ quan Hải quan yêu cầu người khai hải quan cungcấp thêm các chứng từ để chứng minh hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nướcxuất khẩu xác nhận. Việc kiểm tra xác minh xuất xứ hàng hoá phải được hoànthành trong vòng một trăm năm mươi ngày, kể từ ngày người khai hải quan nộp bộhồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Trong khi chờ kết quả kiểm tra, hàng hoá không được hưởngưu đãi thuế quan nhưng vẫn được thông quan theo thủ tục hải quan thông thường; Thời gian xem xét giải quyếtcác vướng mắc về xuất xứ hàng hoá, xem xét chấp nhận C/O không quá ba trăm sáumươi lăm ngày kể từ ngày C/O được nộp cho cơ quan hải quan hoặc kể từ ngày cơquan hải quan nghi ngờ có sự gian lận vi phạm về xuất xứ hàng hoá. Trường hợp người khai hảiquan nộp C/O cấp cho cả lô hàng nhưng chỉ nhập khẩu một phần của lô hàng thì cơquan hải quan chấp nhận C/O đó đối với phần hàng hoá thực nhập. e) Kiểm tra thuế, bao gồmcác nội dung: e.1) Kiểm tra điều kiện đểáp dụng biện pháp cưỡng chế, thời hạn nộp thuế theo quy định; e.2) Kiểm tra các căn cứ đểxác định hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế trong trường hợp người khaihải quan khai hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhậpkhẩu, hoặc thuế giá trị gia tăng, hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt; e.3) Kiểm tra các căn cứ đểxác định hàng hoá thuộc đối tượng miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế trongtrường hợp người khai hải quan khai hàng hoá thuộc đối tượng miễn thuế, xétmiễn thuế, giảm thuế; e.4) Kiểm tra các căn cứtính thuế để xác định số tiền thuế phải nộp, việc tính toán số tiền thuế phảinộp trong trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuếtrên cơ sở kết quả kiểm tra nêu tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản này,kết quả kiểm tra, xác định trị giá tính thuế theo hướng dẫn tại Thông tư số40/2008/TT-BTC ngày 21 tháng 5 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định về việc xác địnhtrị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và các căn cứ khác cóliên quan. 3. Thẩm quyền quyết địnhhình thức và mức độ kiểm tra do Lãnh đạo Cục Hải quan, Lãnh đạo Chi cục Hảiquan nơi tiếp nhận và xử lý hồ sơ hải quan quyết định. 4. Trong quá trình làm thủtục hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, căn cứ vào tình hình thực tế củalô hàng và thông tin mới thu nhận được, Lãnh đạo Cục Hải quan, Lãnh đạo Chi cụcHải quan quyết định thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra đã quyết định trước đó;chịu trách nhiệm về việc thay đổi quyết định hình thức, mức độ kiểm tra. 5. Kết thúc kiểm tra thực tếhàng hoá, công chức hải quan thực hiện kiểm tra ghi kết quả kiểm tra theo hướngdẫn của Tổng cục Hải quan. Điều 15. Lấy mẫu, lưu mẫu, lưu hình ảnh hàng hoá nhập khẩu 1. Việc lấy mẫu hàng hoánhập khẩu thực hiện trong các trường hợp sau: a) Người khai hải quan cóyêu cầu lấy mẫu để phục vụ việc khai hải quan; b) Hàng hoá phải lấy mẫutheo yêu cầu quản lý của cơ quan hải quan, gồm: nguyên vật liệu nhập khẩu đểgia công, để sản xuất hàng xuất khẩu; nguyên vật liệu xuất khẩu để gia công ởnước ngoài, sản phẩm gia công xuất khẩu; hàng xuất khẩu bị trả lại để tái chế(trừ hàng hoá không thể lấy mẫu được, hàng tươi sống, kim khí quý, đá quý); c) Hàng hóa nhập khẩu phảilấy mẫu để phục vụ giám định, phân tích, phân loại theo yêu cầu của cơ quan hảiquan. 2. Lãnh đạo Chi cục Hải quanquyết định cụ thể trường hợp lấy mẫu. 3. Thủ tục lấy mẫu a) Trường hợp lấy mẫu theoyêu cầu của người khai hải quan hoặc cơ quan hải quan thì thực hiện theo Phiếulấy mẫu hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (mẫu 02-PLM/2010 Phụ lục III kèm theoThông tư này) . b) Trường hợp lấy mẫu theoyêu cầu phân tích, phân loại hàng hoá xuất nhập khẩu thì thực hiện theo Điều 20Thông tư số 49/2010/TT-BTC ngày 12/4/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việcphân loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. c) Khi lấy mẫu phải có đạidiện chủ hàng và đại diện cơ quan hải quan; mẫu phải được hai bên ký xác nhậnvà niêm phong. 4. Kỹ thuật lấy mẫu thựchiện theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan. 5. Nơi lưu mẫu a) Đối với mẫu do Trung tâmPhân tích, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tiến hành phân tích thì nơilưu mẫu là Trung tâm Phân tích, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. b) Đối với trường hợp Chicục lấy mẫu để giải quyết các nghiệp vụ có liên quan thì nơi lưu mẫu là Chi cụcHải quan. c) Đối với mẫu nguyên liệunhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu; hàng tái chế thì doanh nghiệp chịutrách nhiệm lưu mẫu theo quy định. 6. Thời gian lưu mẫu a) Mẫu lưu tại Trung tâmPhân tích, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và/hoặc Chi cục Hải quanđược lưu trong thời hạn chín mươi ngày tính từ ngày thông quan hàng hoá. Trườnghợp có tranh chấp, khiếu nại thì lưu đến khi giải quyết xong tranh chấp, khiếunại. b) Mẫu nguyên liệu gia công,nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu được lưu tại doanh nghiệp cho đến khi cơquan hải quan thanh khoản xong hợp đồng gia công, tờ khai nhập khẩu nguyên liệusản xuất xuất khẩu. 7. Việc lưu ảnh của hàng hoánhập khẩu do Lãnh đạo Chi cục Hải quan quyết định từng trường hợp cụ thể theoyêu cầu quản lý hải quan. Ảnh lưu phải ghi số tờ khai hải quan, có chữ ký vàđóng dấu số hiệu của công chức hải quan và chữ ký của chủ hàng vào mặt sau củaảnh, lưu cùng hồ sơ hải quan. Điều 16. Giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiệnvận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh 1. Việc giám sát hải quanđối hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tại xuất cảnh,nhập cảnh, quá cảnh qua biên giới thực hiện theo quy định tại Điều 26 Luật Hảiquan và Điều 13, Điều 14 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP. 2. Tổng cục trưởng Tổng cụcHải quan hướng dẫn cụ thể các biện pháp và thời gian giám sát đối với từng loạicửa khẩu, từng loại hình hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiệnvận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Điều 17. Đồng tiền nộp thuế Thuế đối với hàng hoá xuấtkhẩu, nhập khẩu được nộp bằng đồng tiền Việt Nam. Trường hợp nộp thuế bằngngoại tệ thì người nộp thuế phải nộp bằng loại ngoại tệ tự do chuyển đổi theoquy định. Việc quy đổi từ ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bìnhquân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Namcông bố tại thời điểm tính thuế. Điều 18. Thời hạn nộp thuế 1. Đối với hàng hoá xuấtkhẩu theo hợp đồng mua bán, thời hạn nộp thuế là ba mươi ngày, kể từ ngày đăngký tờ khai hải quan (trừ thời hạn nộp thuế đối với dầu thô xuất khẩu thực hiệntheo Thông tư số 32/2009/TT-BTC ngày 19 tháng 2 năm 2009 của Bộ Tài chính hướngdẫn về thuế đối với các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dòvà khai thác dầu khí theo quy định của Luật Dầu khí). 2. Đối với hàng hoá nhậpkhẩu a) Hàng hoá nhập khẩu thuộcDanh mục hàng tiêu dùng do Bộ Công thương công bố, phải nộp xong thuế trước khinhận hàng; trừ các trường hợp sau: a.1) Người nộp thuế có bảolãnh về số tiền thuế phải nộp, thì thời hạn nộp thuế là thời hạn bảo lãnh,nhưng không quá ba mươi ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan; Việc bảo lãnh thực hiện theohướng dẫn tại Điều 19 Thông tư này. a.2) Hàng hóa thuộc Danh mụchàng tiêu dùng nhưng doanh nghiệp đáp ứng điều kiện nêu tại khoản 5 Điều 3Thông tư này nhập khẩu để làm vật tư sản xuất hàng hoá tiêu thụ trong nước hoặcvật tư, nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu thì thực hiện theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều này. Hàng hoá thuộc Danh mục hàngtiêu dùng nhưng nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, nghiên cứukhoa học, giáo dục, đào tạo thực hiện theo hướng dẫn tại điểm c.3 khoản 2 Điềunày. b) Trường hợp người nộp thuế đáp ứng điều kiệnnêu tại khoản 5 Điều 3 Thông tư này b.1) Vật tư, nguyên liệunhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng hóa xuất khẩu (bao gồm cả hàng hoá thuộcdanh mục hàng tiêu dùng do Bộ Công thương công bố nhưng là vật tư, nguyên liệuđể trực tiếp sản xuất hàng hóa xuất khẩu) thời hạn nộp thuế là hai trăm bảymươi lăm ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan. Trường hợp đặc biệt do chukỳ sản xuất, dự trữ vật tư, nguyên liệu phải kéo dài hơn hai trăm bảy mươi lămngày như đóng tàu, sản xuất sản phẩm cơ khí, nuôi trồng thuỷ hải sản, ngọctrai; chế biến các loại nông sản thu hoạch theo mùa vụ, thì thời hạn nộp thuếđược kéo dài hơn hai trăm bảy mươi lăm ngày. Thời gian được kéo dài tối đakhông quá thời hạn phải giao hàng ghi trên hợp đồng xuất khẩu sản phẩm sản xuấttừ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đề nghị kéo dài thời hạn nộp thuế hoặc khôngquá chu kỳ sản xuất sản phẩm. b.1.1) Để được áp dụng thờihạn nộp thuế dài hơn hai trăm bảy mươi lăm ngày, ngoài hồ sơ hải quan theohướng dẫn tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này (sử dụng bản lưu tại cơ quan hảiquan) người nộp thuế phải nộp cho cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hảiquan, các giấy tờ sau đây: - Công văn đề nghị áp dụngthời hạn nộp thuế dài hơn hai trăm bảy mươi lăm ngày đối với từng trường hợp cụthể, phù hợp với thực tế của việc dự trữ nguyên liệu, vật tư; trong đó nêu rõlý do, số tiền thuế đề nghị, thời hạn đề nghị được kéo dài, mô tả quy trình,thời gian sản xuất: 01 bản chính; - Giấy tờ chứng minh việckéo dài thời hạn giao hàng trên hợp đồng xuất khẩu sản phẩm nếu hàng hóa thuộcđối tượng được kéo dài thời hạn nộp thuế dài hơn hai trăm bảy mươi lăm ngày cónguyên nhân do thời hạn giao hàng trên hợp đồng xuất khẩu sản phẩm phải kéo dàihơn: nộp 01 bản sao. b.1.2) Chi cục Hải quan nơiđăng ký tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu tiếp nhận, kiểm tra sơ bộ hồ sơ vàxử lý như sau: - Trường hợp hồ sơ không đầyđủ, không đúng đối tượng thì Chi cục có văn bản thông báo với người nộp thuếnêu rõ lý do. Thời hạn xử lý đối với trường hợp này trong vòng năm ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ. - Trường hợp hồ sơ đầy đủ,đúng đối tượng Chi cục phải báo cáo để Cục Hải quan xem xét, quyết định chấpthuận việc kéo dài thời hạn nộp thuế hơn hai trăm bảy mươi lăm ngày. Thời hạnxử lý đối với trường hợp này trong vòng mười ngày làm việc kể từ ngày nhận đủhồ sơ. - Trường hợp cần kiểm traxác định chu kỳ sản xuất, dự trữ vật tư, nguyên liệu, Cục Hải quan tỉnh, thànhphố thực hiện kiểm tra thực tế. Việc kiểm tra và giải quyết kéo dài thời hạnnộp thuế không quá ba mươi ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Việc kiểmtra phải lập thành biên bản trong đó nêu rõ chu kỳ sản xuất sản phẩm từ nguyênliệu, vật tư đề nghị kéo dài thời hạn nộp thuế. Kết quả kiểm tra xử lý như sau: + Trường hợp không đủ điềukiện để áp dụng thời hạn nộp thuế dài hơn hai trăm bảy mươi lăm ngày thì trongthời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản về kết quả kiểm tra Cục Hải quan có văn bản chính thứcthông báo cho người nộp thuế biết; + Trường hợp đủ điều kiệnthì trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản về kết quả kiểmtra, Cục Hải quan có văn bản chấp thuận việc kéo dài thời hạn nộp thuế hơn haitrăm bảy mươi lăm ngày, phù hợp với chu kỳ sản xuất, dự trữ vật tư, nguyên liệucủa người nộp thuế. b.2) Hàng hóa kinh doanh tạmnhập-tái xuất thì thời hạn nộp thuế là mười lăm ngày, kể từ ngày hết thời hạntạm nhập-tái xuất (áp dụng cho cả trường hợp được phép gia hạn). b.3) Trường hợp người nộpthuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu nhưng tái xuấtnguyên liệu, vật tư hoặc chuyển sang tiêu thụ nội địa hoặc không xuất khẩu sảnphẩm; nhập khẩu theo loại hình kinh doanh tạm nhập-tái xuất nhưng chuyển sangtiêu thụ nội địa; thì tính lại thời hạn nộp thuế như hàng tiêu dùng (nếu làhàng tiêu dùng) hoặc thời hạn nộp thuế là ba mươi ngày đối với các trường hợpkhác và phạt chậm nộp (nếu có). Trường hợp nhập khẩu nguyênliệu, vật tư để sản xuất hàng hoá xuất khẩu nhưng xuất khẩu sản phẩm ngoài thờihạn nộp thuế; nhập khẩu theo loại hình kinh doanh tạm nhập-tái xuất nhưng táixuất ngoài thời hạn nộp thuế thì tính phạt chậm nộp kể từ ngày quá thời hạn nộpthuế đến ngày thực xuất khẩu sản phẩm/tái xuất hoặc đến ngày thực nộp thuế (nếungày thực nộp thuế trước ngày thực xuất khẩu sản phẩm/tái xuất). b.4) Đối với các trường hợpkhác (bao gồm cả hàng hoá thuộc Danh mục hàng tiêu dùng do Bộ Công thương côngbố nhưng là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp dùng cho sản xuất) thìthời hạn nộp thuế là ba mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan. Điều kiện để xác định hànghóa nhập khẩu thuộc Danh mục hàng tiêu dùng do Bộ Công thương công bố nhưng làvật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp dùng cho sản xuất của doanh nghiệp: b.4.1) Do doanh nghiệp sảnxuất trực tiếp nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu; b.4.2) Hàng hóa nhập khẩuphải phù hợp với ngành nghề, nhu cầu sử dụng để sản xuất về số lượng, chủngloại sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất. Ví dụ: doanh nghiệp sản xuất bánh, kẹonhập khẩu đường, sữa; doanh nghiệp may quần áo nhập khẩu vải. c) Trường hợp người nộp thuếkhông đáp ứng điều kiện nêu tại khoản 5 Điều 3 Thông tư này c.1) Nếu được bảo lãnh về sốtiền thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế thực hiện theo thời hạn bảo lãnh,nhưng không quá thời hạn đối với từng trường hợp hướng dẫn tại điểm b khoảnnày. Việc bảo lãnh thực hiện theohướng dẫn tại Điều 19 Thông tư này. c.2) Nếu không được bảo lãnhvề số tiền thuế phải nộp, người nộp thuế phải nộp xong thuế trước khi nhậnhàng. c.3) Đối với hàng hoá nhậpkhẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, nghiên cứu khoa học, giáo dục,đào tạo thuộc đối tượng được xét miễn thuế, trong thời gian chờ làm thủ tục xétmiễn thuế được áp dụng thời hạn nộp thuế là ba mươi ngày kể từ ngày đăng ký tờkhai hải quan hoặc kể từ ngày nhận hàng (đối với hàng hoá thuộc danh mục hàngtiêu dùng) nếu có văn bản của lãnh đạo Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ quản lýchuyên ngành xác nhận hàng hóa nhập khẩu là lô hàng phục vụ trực tiếp cho anninh, quốc phòng, nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo thuộc đối tượng đượcxét miễn thuế. Trường hợp kiểm tra, xácđịnh hàng hóa không thuộc đối tượng được xét miễn thuế, người nộp thuếphải tính lại thời hạn nộp thuế kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan hoặc ngàynhận hàng (đối với hàng tiêu dùng) và xác định, nộp số tiền phạt chậm nộp thuếtheo quy định. 3. Đối với hàng hoá xuấtkhẩu, nhập khẩu trong các trường hợp khác a) Hàng hoá xuất khẩu, nhậpkhẩu không theo hợp đồng mua bán; hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của cư dân biêngiới, phải nộp xong thuế trước khi xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài hoặc nhậpkhẩu hàng hoá vào Việt Nam. b) Hàng hoá xuất khẩu, nhậpkhẩu còn trong sự giám sát của cơ quan hải quan, nhưng bị cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền tạm giữ để điều tra, chờ xử lý thì thời hạn nộp thuế đối với từngtrường hợp thực hiện theo hướng dẫn tương ứng nêu tại Điều này và được tính từngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản cho phép giải toả hàng hoá đãtạm giữ. c) Hàng hóa xuất khẩu, nhậpkhẩu đăng ký tờ khai hải quan một lần để xuất khẩu, nhập khẩu nhiều lần thìthời hạn nộp thuế đối với từng trường hợp thực hiện theo hướng dẫn tương ứngnêu tại Điều này và tính từ ngày hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu. d) Đối với trường hợp phảicó giám định về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, lượng hàng, chủng loại để đảmbảo chính xác cho việc tính thuế (như xác định tên mặt hàng, mã số hàng hoátheo danh mục Biểu thuế, chất lượng, lượng hàng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tìnhtrạng cũ, mới của hàng hóa nhập khẩu...), thì thời hạn nộp thuế của số tiềnthuế theo khai báo được thực hiện theo hướng dẫn tương ứng nêu tại Điều này. e) Đối với số tiền thuế docơ quan hải quan ấn định thuế e.1) Trường hợp hàng hóa đãđược thông quan thì thời hạn nộp thuế của phần chênh lệch giữa số tiền thuế docơ quan hải quan ấn định với số tiền thuế do người nộp thuế tự tính, tự khaikhi làm thủ tục hải quan là mười ngày kể từ ngày cơ quan hải quan ký văn bản ấnđịnh thuế. e.2) Trường hợp hàng hóachưa được thông quan thì thời hạn nộp thuế đối với số tiền thuế ấn định (baogồm cả số tiền thuế chênh lệch giữa số tiền thuế do cơ quan hải quan ấn địnhvới số tiền thuế do người nộp thuế tự tính, tự khai khi làm thủ tục hải quan)thực hiện theo hướng dẫn tương ứng nêu tại Điều này. g) Trường hợp khai bổ sunghồ sơ khai thuế; khai báo nộp bổ sung tiền thuế thiếu theo hướng dẫn tại Điều12 Thông tư này thì thời hạn nộp thuế được thực hiện theo hướng dẫn tương ứngnêu tại Điều này như đối với số tiền thuế khai báo khi làm thủ tục hải quan. h) Đối với hàng hoá xuấtkhẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế (trừ hàng hóa nhập khẩu từ nướcngoài vào khu phi thuế quan sau đó nhập khẩu vào thị trường nội địa áp dụngthời hạn nộp thuế theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều này) hoặc đã được miễn thuế,xét miễn thuế sau đó sử dụng hoặc được phép sử dụng (nếu thuộc diện phải xinphép cơ quan có thẩm quyền) vào mục đích khác với mục đích đã được xác địnhkhông chịu thuế, được miễn thuế, xét miễn thuế trước đây; thì thời hạn phải nộpsố tiền thuế đã được không thu, miễn, xét miễn, tiền phạt (nếu có) là mười ngàykể từ ngày bắt đầu hết thời hạn phải kê khai số tiền thuế phải nộp do việc thayđổi mục đích sử dụng theo hướng dẫn tại khoản 8 Điều 10 Thông tư này. Trường hợp không có cơ sở đểxác định thời điểm thay đổi mục đích sử dụng của hàng hóa thì thời hạn phải nộptiền thuế và xác định tiền phạt chậm nộp tính từ ngày đăng ký tờ khai hải quanlần đầu. Quá thời hạn nộp thuế màngười nộp thuế chưa nộp đủ tiền thuế vào ngân sách Nhà nước sẽ bị phạt chậm nộpthuế. Trường hợp quá hạn quá chín mươi ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế,ngoài việc bị xử phạt chậm nộp người nộp thuế còn bị áp dụng các biện phápcưỡng chế theo quy định. Điều 19. Bảo lãnh số tiền thuế phải nộp 1. Việc bảo lãnh số tiềnthuế phải nộp được thực hiện theo một trong hai hình thức: bảo lãnh riêng hoặcbảo lãnh chung. a) Bảo lãnh riêng là việc tổchức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của luật các tổ chứctín dụng cam kết bảo lãnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp số tiền thuế cho một tờkhai hàng hoá nhập khẩu. Trường hợp hết thời hạn nộp thuế mà người nộp thuếchưa nộp thuế thì tổ chức nhận bảo lãnh sẽ có trách nhiệm nộp thay người nộpthuế theo quy định tại khoản 2 Điều 114 Luật Quản lý thuế. b) Bảo lãnh chung là việccam kết bảo lãnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp số tiền thuế cho hai tờ khaihàng hoá nhập khẩu trở lên tại một Chi Cục Hải quan. Trường hợp hết thời hạnnộp thuế mà người nộp thuế chưa nộp thuế thì tổ chức nhận bảo lãnh sẽ có tráchnhiệm nộp thay người nộp thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 114 Luật Quản lý thuế. 2. Cơ quan hải quan chấpnhận áp dụng bảo lãnh nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: a) Tổ chức bảo lãnh là tổchức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và phảichịu trách nhiệm về việc đáp ứng đủ điều kiện thực hiện bảo lãnh theo quy địnhcủa pháp luật; b) Có Thư bảo lãnh của bênbảo lãnh ghi rõ số tiền thuế thực hiện bảo lãnh và cam kết với cơ quan hải quanliên quan về việc bảo đảm khả năng thực hiện và chịu trách nhiệm nộp thuế vàtiền phạt chậm nộp thay cho người nộp thuế khi hết thời hạn nộp thuế nhưngngười nộp thuế chưa nộp xong thuế; 3. Thủ tục đối với hình thứcbảo lãnh riêng a) Khi làm thủ tục cho lôhàng nhập khẩu, người nộp thuế nộp Thư bảo lãnh của bên bảo lãnh. b) Nội dung Thư bảo lãnhphải bao gồm các nội dung chính sau đây: b.1) Tên, mã số thuế, địachỉ, số điện thoại, số fax của người nộp thuế được bảo lãnh, của tổ chức bảolãnh và của cơ quan hải quan nhận bảo lãnh. b.2) Mục đích bảo lãnh. b.3) Phạm vi bảo lãnh: tờkhai hải quan được bảo lãnh hoặc số hợp đồng, hoá đơn, vận đơn của lô hàng đượcbảo lãnh đối với trường hợp thực hiện bảo lãnh trước khi làm thủ tục hải quan. b.4) Ngày phát hành bảolãnh, số tiền bảo lãnh. b.5) Cam kết của tổ chức bảolãnh, nêu rõ tổ chức bảo lãnh nộp thuế và nộp phạt chậm nộp thay cho người nộpthuế như hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều này. b.6) Thời hạn nộp thuế đượcbảo lãnh. c) Cơ quan hải quan kiểm tracác điều kiện bảo lãnh theo hướng dẫn tại khoản 2 nêu trên và xử lý việc bảolãnh như sau: c.1) Xác định thời hạn nộpthuế cho số hàng hoá được bảo lãnh theo qui định nhưng không được quá thời hạnnộp thuế theo hướng dẫn tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 18 Thông tư này; c.2) Trường hợp số tiền thuếbảo lãnh nhỏ hơn số tiền thuế phải nộp, cơ quan hải quan thực hiện thông quansố lượng hàng hóa tương ứng với số tiền thuế được bảo lãnh, trường hợp muốnthông quan cho toàn bộ lô hàng, người nộp thuế phải nộp số tiền thuế chênh lệchchưa được bão lãnh trước khi nhận hàng; Trường hợp hàng hóa nhậpkhẩu được bảo lãnh là hàng rời, hàng khí hóa lỏng có số tiền bảo lãnh ít hơn sốtiền thuế phải nộp, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định thông quan sốlượng hàng hóa tối đa không quá số lượng tương ứng với số tiền được bảo lãnh. c.3) Trường hợp không đápứng đầy đủ các điều kiện bảo lãnh, cơ quan hải quan có văn bản thông báo từchối áp dụng bảo lãnh cho người nộp thuế biết. Trường hợp nghi ngờ tính trungthực của Thư bảo lãnh thì có văn bản trao đổi với tổ chức tín dụng bảo lãnh đểxác minh. d) Theo dõi, xử lý việc bảolãnh d.1) Hết thời hạn nộp thuếnhưng người nộp thuế chưa nộp xong thuế đối với số tiền thuế được bảo lãnh thìtổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp số tiền thuế và tiền phạt chậm nộp thuế(nếu có) thay cho người nộp thuế. d.2) Trường hợp quá thời hạnnộp thuế mà người nộp thuế hoặc tổ chức bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ nộpthuế và nộp phạt (nếu có) thay người nộp thuế, trong thời hạn 10 ngày kể từngày hết thời hạn nộp thuế cơ quan hải quan có văn bản gửi tổ chức bảo lãnh yêucầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh (theo mẫu 04 Phụ lục VI ban hành kèm theo Thôngtư này), đồng thời từ chối chấp nhận áp dụng bảo lãnh của tổ chức bảo lãnh đóđối với các lô hàng nhập khẩu tiếp theo của tất cả các tổ chức, cá nhân trênphạm vi toàn quốc; tổ chức bảo lãnh sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Cơ quan hải quan nơi pháthiện vi phạm của tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hoặctrên hệ thống dữ liệu điện tử (nếu đã có hệ thống dữ liệu điện tử) cho các đơnvị hải quan trên phạm vi toàn quốc để thực hiện theo đúng quy định; đối chiếuvới các cam kết của tổ chức bảo lãnh để xử lý theo qui định của pháp luật. d.3) Trường hợp người nộpthuế và tổ chức bảo lãnh cùng đồng thời nộp thuế, nộp phạt thì tiền thuế nộpthừa được hoàn trả cho tổ chức bảo lãnh. 4. Thủ tục đối với hình thứcbảo lãnh chung a) Trước khi làm thủ tục chohàng hoá nhập khẩu, người nộp thuế có văn bản gửi Chi cục Hải quan đề nghị đượcbảo lãnh chung cho hàng hoá nhập khẩu theo mẫu 03 Phụ lục VI ban hành kèm theoThông tư này. b) Nội dung của Thư bảo lãnhphải bao gồm các nội dung chính sau đây: b.1) Tên, mã số thuế, địachỉ, số điện thoại, số fax của người nộp thuế được bảo lãnh, của tổ chức bảolãnh và của cơ quan hải quan nhận bảo lãnh; b.2) Mục đích bảo lãnh; b.3) Số tiền thuế bảo lãnh; b.4) Phạm vi bảo lãnh: ghirõ việc bảo lãnh cho các lô hàng nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan từngày...đến ngày... của người nộp thuế; b.5) Ngày phát hành bảolãnh; b.6) Chi cục Hải quan nơithực hiện bảo lãnh; b.7) Cam kết của tổ chức bảolãnh như hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều này. c) Cơ quan hải quan kiểm tracác điều kiện bảo lãnh hướng dẫn tại khoản 2 Điều này. Trường hợp đáp ứng đầyđủ các điều kiện bảo lãnh thì chấp nhận bảo lãnh chung cho các tờ khai hàng hoánhập khẩu của người nộp thuế đăng ký trong khoảng thời gian người nộp thuế đềnghị được bảo lãnh ghi trên thư bảo lãnh, xác định thời hạn nộp thuế đối vớitừng lô hàng theo qui định. Trường hợp không đáp ứng cácđiều kiện bảo lãnh, cơ quan hải quan có văn bản từ chối áp dụng bảo lãnh vàthông báo cho người nộp thuế biết. Trường hợp nghi ngờ tínhtrung thực của Thư bảo lãnh, cơ quan hải quan có văn bản trao đổi với tổ chứctín dụng bảo lãnh để xác minh, xử lý theo quy định. d) Việc theo dõi, xử lý bảolãnh thực hiện tương tự như điểm d khoản 3 Điều này và phải theo dõi trừ lùi,cân đối giữa số tiền bảo lãnh và tổng số tiền thuế phải nộp. Trường hợp số tiềnbảo lãnh còn lại nhỏ hơn số tiền thuế phải nộp, cơ quan hải quan thực hiệnthông quan số hàng hóa tương ứng với số tiền thuế được bảo lãnh, đồng thời dừngviệc bảo lãnh chung và thông báo cho người nộp thuế, tổ chức bảo lãnh biết. Nếumuốn thông quan cho toàn bộ lô hàng, người nộp thuế phải nộp số tiền thuế chênhlệch chưa được bão lãnh trước khi nhận hàng. Điều 20. Địa điểm, hình thức nộp thuế 1. Người nộp thuế nộp tiềnthuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp vào kho bạc Nhà nước hoặcthông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng và tổ chức dịch vụ khác theoquy định tại khoản 13 Điều 1 Nghị định số 106/2010/NĐ-CP của Chính phủ. 2. Trường hợp người nộp thuếnộp thuế bằng tiền mặt nhưng kho bạc Nhà nước không tổ chức điểm thu tại địađiểm làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thựchiện thu số tiền thuế do người nộp thuế nộp và chuyển toàn bộ số tiền thuế đãthu vào kho bạc Nhà nước theo quy định. 3. Trường hợp tại thời điểmđăng ký tờ khai hải quan, người nộp thuế có nợ tiền thuế, nợ tiền phạt tại cáccơ quan hải quan khác và muốn nộp ngay số tiền nợ đó tại cơ quan hải quan nơiđang làm thủ tục hải quan; người nộp thuế tự khai báo và nộp tiền tại điểm thukho bạc hoặc cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục (nếu kho bạc Nhà nước khôngbố trí điểm thu). 4. Kho bạc Nhà nước, ngânhàng thương mại, tổ chức tín dụng, tổ chức dịch vụ khác có trách nhiệm cấp giấynộp tiền vào ngân sách Nhà nước cho người nộp thuế theo mẫu quy định của Bộ Tàichính. Cơ quan hải quan có tráchnhiệm cấp biên lai thu cho người nộp thuế theo mẫu quy định của Bộ Tài chínhtrong trường hợp thu thuế bằng tiền mặt. Trường hợp thu hộ tiền thuế, Chi cụcHải quan nơi thu hộ có trách nhiệm fax biên lai thu thuế cho Chi cục Hải quannơi doanh nghiệp nợ thuế để Chi cục hải quan nơi doanh nghiệp nợ thuế có vănbản nhờ thu hộ và xử lý theo quy định. 5. Trong thời hạn tám giờlàm việc, kể từ khi thu tiền thuế của người nộp thuế; kho bạc Nhà nước, ngânhàng thương mại, tổ chức tín dụng, tổ chức dịch vụ khác, cơ quan hải quan phảithực hiện chuyển số tiền thuế đã thu của người nộp thuế vào tài khoản tiền gửicủa cơ quan hải quan tại kho bạc Nhà nước đối với số tiền thuế của nguyên liệunhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, hàng tạm nhập – tái xuất, hàng tạm xuất –tái nhập, hoặc nộp vào ngân sách Nhà nước đối với các trường hợp khác. Trường hợp thu thuế bằngtiền mặt tại vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng đi lại khó khăn thì thời hạn nêutrên là năm ngày làm việc, kể từ khi thu tiền thuế của người nộp thuế. Đối với số tiền thuế đã nộpvào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại kho bạc Nhà nước, quá một trămba mươi lăm ngày kể từ ngày đã thực nộp thuế nhưng người nộp thuế chưa nộp hồsơ thanh khoản, thì cơ quan hải quan làm thủ tục chuyển tiền vào ngân sách Nhànước theo quy định. Điều 21. Nộp thuế đối với trường hợp phải giám định, phân tích, phânloại hàng hoá Đối với trường hợp phải cógiám định, phân tích, phân loại hàng hóa về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng,lượng hàng, chủng loại để đảm bảo chính xác cho việc tính thuế (như xác địnhtên hàng, mã số hàng hoá theo danh mục Biểu thuế, chất lượng, lượng hàng, tiêuchuẩn kỹ thuật, tình trạng cũ, mới của hàng hóa nhập khẩu...), thì người nộpthuế vẫn phải nộp thuế theo như khai báo tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quanvà thực hiện thời hạn nộp thuế theo hướng dẫn tại điểm d khoản 3 Điều 18 Thôngtư này. Nếu kết quả giám định, phân tích, phân loại hàng hóa khác so với khaibáo của người nộp thuế dẫn đến có thay đổi về số tiền thuế phải nộp thì ngườinộp thuế phải nộp thuế theo kết quả giám định, phân tích, phân loại hàng hóa vàthực hiện thời hạn nộp thuế đối với khoản tiền chênh lệch giữa số tiền thuếphải nộp theo kết quả giám định, phân tích, phân loại hàng hóa và số tiền thuếtheo khai báo thực hiện theo hướng dẫn tại điểm e khoản 3 Điều 18 Thông tưnày. Điều 22. Thứ tự thanh toán tiền thuế 1. Thứ tự thanh toán tiềnthuế, tiền phạt được thực hiện đối với các khoản tiền thuế, tiền phạt đã đếnhạn nộp và phải thực hiện theo thứ tự quy định tại Điều 45 Luật Quản lý thuế; 2. Kho bạc Nhà nước, cơ quanhải quan phối hợp trao đổi thông tin về thu tiền thuế, tiền phạt để xác địnhthứ tự và thu theo đúng thứ tự quy định, cụ thể như sau: a) Cơ quan hải quan theo dõitình hình nợ thuế của người nộp thuế, hướng dẫn người nộp thuế nộp theo đúngthứ tự, xây dựng hệ thống tra cứu dữ liệu để người nộp thuế tự tra cứu và chấphành nộp thuế theo đúng thứ tự quy định; b) Căn cứ chứng từ nộp tiềnthuế của người nộp thuế, kho bạc Nhà nước hạch toán thu ngân sách Nhà nước vàluân chuyển chứng từ, thông tin chi tiết các khoản nộp cho cơ quan hải quanbiết để theo dõi và quản lý; c) Trường hợp người nộp thuếnộp tiền thuế không đúng thứ tự, cơ quan hải quan lập lệnh điều chỉnh số tiềnthuế đã thu, gửi kho bạc Nhà nước để điều chỉnh, đồng thời thông báo cho ngườinộp thuế biết về số tiền thuế, số tiền phạt được điều chỉnh; d) Trường hợp người nộp thuếkhông ghi cụ thể số tiền nộp cho từng loại tiền thuế trên chứng từ nộp thuế, cơquan hải quan hạch toán số tiền thuế đã thu theo thứ tự, đồng thời thông báocho kho bạc Nhà nước biết để hạch toán thu ngân sách Nhà nước và thông báo chongười nộp thuế biết. Điều 23. Ấn định thuế 1. Ấn định thuế theo hướngdẫn tại Thông tư này là việc cơ quan hải quan thực hiện quyền hạn xác định cácyếu tố, căn cứ tính thuế và tính thuế, thông báo, yêu cầu người nộp thuế phảinộp số tiền thuế do cơ quan hải quan xác định thuộc các trường hợp nêu tạikhoản 2 Điều này. 2. Cơ quan hải quan thựchiện ấn định thuế trong các trường hợp quy định tại khoản 16 Điều 1 Nghị địnhsố 106/2010/NĐ-CP của Chính phủ. 3. Việc ấn định thuế phảitheo đúng các nguyên tắc quy định tại Điều 36 Luật Quản lý thuế. 4. Căn cứ để cơ quan hải quanấn định thuế là lượng, trị giá tính thuế, xuất xứ hàng hoá, mức thuế suất thuếxuất khẩu, nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng của hànghóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu; tỷ giá tính thuế; phương pháp tính thuế theoquy định và các thông tin, cơ sở dữ liệu khác quy định tại khoản 2 Điều 39 LuậtQuản lý thuế, Điều 27 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung khoản17 Điều 1 Nghị định số 106/2010/NĐ-CP và hướng dẫn tại mục 1 Phần V Thông tưnày. 5. Thẩm quyền ấn định thuếlà Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh,thành phố; Chi Cục trưởng Chi cục Hải quan. 6. Thủ tục, trình tự ấn địnhthuế a) Ấn định thuế đối với hànghóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện trong quá trình làm thủ tục hải quanhoặc sau khi hàng hóa đã được thông quan. b) Khi thực hiện ấn địnhthuế, cơ quan hải quan phải ấn định số tiền thuế phải nộp hoặc ấn định từng yếutố liên quan (lượng hàng, trị giá tính thuế, mã số, thuế suất, xuất xứ, tỷ giá,định mức…) làm cơ sở xác định tổng số tiền thuế phải nộp, được miễn, giảm, hoàncủa từng mặt hàng, tờ khai hải quan theo quy định tại khoản 16 Điều 1 Nghị địnhsố 106/2010/NĐ-CP, Điều 26 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP. Trường hợp ấn định từng yếutố liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp, cơ quan hải quan phảitính số tiền thuế phải nộp tương ứng với yếu tố ấn định và thông báo cho ngườinộp thuế biết cùng với kết quả ấn định yếu tố liên quan đến việc xác định sốtiền thuế phải nộp. c) Thủ tục, trình tự cụ thể: - Xác định hàng hoá thuộcđối tượng phải ấn định thuế theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều này; - Xác định cách thức ấn địnhthuế theo quy định tại khoản 16 Điều 1 Nghị định số 106/2010/NĐ-CP, Điều 26Nghị định số 85/2007/NĐ-CP và thực hiện tiếp như sau: c.1) Trường hợp ấn định tổngsố tiền thuế phải nộp: c.1.1) Kiểm tra, xác địnhcác căn cứ tính thuế (lượng hàng, trị giá, tỷ giá, xuất xứ, mã số, thuế suất)theo quy định của pháp luật về thuế và pháp luật khác có liên quan; c.1.2) Tính tổng số tiềnthuế phải nộp; số tiền thuế chênh lệch giữa số tiền thuế phải nộp với số tiềnthuế do người khai thuế đã khai, đã tính và đã nộp (nếu đã nộp); c.1.3) Ban hành quyết địnhấn định thuế, ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu có). c.2) Trường hợp ấn định từngyếu tố liên quan làm cơ sở xác định tổng số tiền thuế phải nộp: c.2.1) Kiểm tra, xác địnhyếu tố liên quan đảm bảo chính xác, hợp pháp; c.2.2) Xác định thời điểmtính thuế và/hoặc các căn cứ tính thuế (lượng hàng, trị giá, thuế suất…) trêncơ sở yếu tố liên quan được ấn định và quy định của pháp luật về thuế, phápluật khác có liên quan. Trường hợp không xác định được thời điểm tính thuếvà/hoặc các căn cứ tính thuế cho hàng hóa cùng loại chuyển đổi mục đích sử dụngthuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau, thì số tiền thuế ấn định là số tiềnthuế trung bình tính theo quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực tạithời điểm đăng ký tờ khai hải quan và thời điểm ấn định thuế; c.2.3) Tính số tiền thuếphải nộp; số tiền thuế chênh lệch giữa số tiền thuế phải nộp với số tiền thuếdo người khai thuế đã khai, đã tính và đã nộp (nếu đã nộp); c.2.4) Ban hành quyết địnhấn định thuế, ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu có). 7. Trách nhiệm của cơ quanhải quan a) Khi ấn định thuế cơ quanhải quan phải ban hành quyết định ấn định thuế theo mẫu 05 Phụ lục VI ban hànhkèm theo Thông tư này, đồng thời gửi cho người nộp thuế biết trong thời hạn támgiờ làm việc kể từ khi ký quyết định ấn định thuế. b) Trường hợp số tiền thuếdo cơ quan hải quan ấn định lớn hơn số tiền thuế thực tế phải nộp theo quyđịnh, cơ quan hải quan phải hoàn trả lại số tiền nộp thừa và bồi thường thiệthại cho người nộp thuế theo quy định hoặc quyết định giải quyết khiếu nại củacơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Toà án. c) Trường hợp cơ quan hảiquan có cơ sở xác định quyết định ấn định không đúng thì ban hành quyết địnhhuỷ quyết định ấn định theo mẫu số 06 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tưnày. 8. Trách nhiệm của người nộpthuế a) Người nộp thuế có tráchnhiệm nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận do cơquan hải quan ấn định, không giới hạn thời hiệu theo đúng quy định tại Điều107, 108 và 110 Luật Quản lý thuế. Người nộp thuế có hành vi viphạm pháp luật về thuế thì bị xử phạt theo quy định. Thời hiệu xử phạt vi phạmpháp luật về thuế thực hiện theo quy định tại Điều 110 Luật quản lý thuế vàNghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định việcxử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnhvực hải quan. b) Trường hợp không đồng ývới quyết định ấn định thuế của cơ quan hải quan, người nộp thuế vẫn phải nộpsố tiền thuế đó, đồng thời có quyền yêu cầu cơ quan hải quan giải thích, khiếunại, hoặc khởi kiện về việc ấn định thuế theo quy định của pháp luật về khiếunại, khởi kiện. Điều 24. Xử lý tiền thuế, tiền phạt nộp thừa 1. Tiền thuế, tiền phạt đốivới hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được coi là nộp thừa trong các trường hợp: a) Người nộp thuế có số tiềnthuế, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền phạt phải nộp; trừ trường hợpkhông được miễn xử phạt do đã thực hiện quyết định xử phạt vi phạm pháp luật vềthuế của cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tạikhoản 2 Điều 111 Luật Quản lý thuế. b) Người nộp thuế có số tiềnthuế được hoàn theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng, thuế tiêuthụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 2. Hồ sơ, thủ tục xử lý đốivới số tiền thuế được hoàn quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thực hiện theohướng dẫn tại mục 6 Phần V Thông tư này. 3. Việc xử lý đối với sốtiền thuế, tiền phạt nộp thừa quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được hướngdẫn như sau: a) Hồ sơ bao gồm: a.1) Công văn đề nghị xử lýtiền thuế nộp thừa, tiền phạt nêu rõ số tiền thuế, tiền phạt nộp thừa; số tiềnthuế, tiền phạt phải nộp, số tiền thuế, tiền phạt thực tế đã nộp; lý do nộpthừa, cách đề nghị xử lý: 01 bản chính; a.2) Hồ sơ hải quan và cácgiấy tờ, tài liệu khác liên quan đến số tiền thuế, tiền phạt nộp thừa: 01 bảnsao; a.3) Chứng từ nộp thuế, nộpphạt: 01 bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu. b) Cơ quan hải quan nơingười nộp thuế có số tiền thuế, tiền phạt nộp thừa có trách nhiệm tiếp nhận,kiểm tra hồ sơ do người nộp thuế nộp, đối chiếu với hồ sơ hải quan gốc lưu tạiđơn vị, xác định tính thống nhất, hợp lệ và tính chính xác, đúng quy định củahồ sơ và xử lý như sau: b.1) Trường hợp xác địnhthực tế số tiền thuế, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền phạt phảinộp; kê khai của người nộp thuế là chính xác thì ban hành quyết định hoàn tiềnthuế, tiền phạt nộp thừa theo mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tưnày; b.2) Trường hợp xác địnhthực tế số tiền thuế, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền phạt phải nộpnhưng kê khai của người nộp thuế về số tiền thuế, tiền phạt nộp thừa chưa chínhxác thì thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế biết và ban hành quyết địnhhoàn tiền thuế, tiền phạt nộp thừa phù hợp với số tiền thuế, tiền phạt nộp thừađúng theo quy định; b.3) Trường hợp xác địnhthực tế không có số tiền thuế, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền phạtphải nộp; cơ quan hải quan thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế biết, nêurõ cơ sở xác định không có số tiền thuế, tiền phạt nộp thừa. c) Thời hạn cơ quan hải quanxử lý hồ sơ nêu tại điểm b khoản này là năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đượcđủ hồ sơ đề nghị trả lại tiền thuế, tiền phạt nộp thừa. d) Trên cơ sở quyết địnhhoàn tiền thuế, tiền phạt nộp thừa; cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có sốtiền thuế, tiền phạt nộp thừa phải thanh khoản số tiền thuế, tiền phạt nộp thừavà đóng dấu trên tờ khai hải quan gốc do người nộp thuế nộp: "Hoàn tiềnthuế, tiền phạt nộp thừa... đồng, theo Quyết định số... ngày... tháng... năm...của..." (theo mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này) và sao01 bản tờ khai đã thanh khoản này để lưu vào hồ sơ hoàn thuế, trả lại tờ khaihải quan gốc cho người nộp thuế đồng thời thực hiện theo trình tự hướng dẫn tạiĐiều 131 Thông tư này. 4. Thẩm quyền quyết địnhhoàn tiền thuế, tiền phạt nộp thừa Cơ quan hải quan nơi có phátsinh tiền thuế, tiền phạt nộp thừa quyết định hoàn tiền thuế, tiền phạt nộpthừa cho người nộp thuế theo quy định. 5. Việc xử lý đối với sốtiền thuế giá trị gia tăng nộp thừa thực hiện theo hướng dẫn tại điểm c khoản 2Điều 131 Thông tư này. Điều 25. Thông quan hàng hoá 1. Trường hợp hàng hoá đượcthông quan theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Hải quan, điểm a, điểm b,điểm d, điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 12 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP; công chứchải quan có thẩm quyền (do Tổng cục Hải quan quy định) quyết định thông quansau khi hàng hoá đã được nộp thuế (đối với hàng hoá phải nộp thuế trước khithông quan) và làm xong thủ tục hải quan. 2. Thông quan đối với hànghoá nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 12Nghị định số 154/2005/NĐ-CP a) Đối với lô hàng được miễnkiểm tra thì căn cứ vào Thông báo miễn kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩmquyền cấp. b) Đối với lô hàng phải kiểmtra trước khi thông quan thì căn cứ vào kết quả kiểm tra của cơ quan nhà nướccó thẩm quyền cấp. c) Đối với lô hàng được ápdụng thông quan theo phương thức đăng ký trước, kiểm tra sau quy định tại Quyếtđịnh số 36/2010/QĐ-TTg ngày 15/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chếphối hợp kiểm tra chất lượng, sản phẩm hàng hoá thì thực hiện theo hướng dẫntại Thông tư liên tịch của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ. 3. Trường hợp thông quan cóđiều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Hải quan, khoản 15 Điều 1 Luậtsửa đổi, bổ sung một số điều Luật Hải quan và khoản 2, khoản 3 Điều 12 Nghịđịnh 154/2005/NĐ-CP được thực hiện như sau: a) Hàng hoá nhập khẩu trongthời gian chờ kết quả giám định để xác định có được nhập khẩu hay không mà chủhàng có văn bản đề nghị được đưa hàng hoá về bảo quản thì Lãnh đạo Chi cục Hảiquan chỉ chấp nhận trong trường hợp đã đáp ứng các điều kiện về giám sát hảiquan; b) Hàng hoá được xuất khẩu,nhập khẩu nhưng phải xác định giá, trưng cầu giám định, phân tích phân loại đểxác định chính xác số tiền thuế phải nộp thì được thông quan với điều kiện chủhàng thực hiện nộp thuế trên cơ sở tự kê khai, tính thuế và nộp thuế hoặc đượctổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác được phép thực hiện một số hoạt động ngânhàng bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp, trừ trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhậpkhẩu được áp dụng thời hạn nộp thuế theo hướng dẫn tại khoản 1, điểm b khoản 2Điều 18 Thông tư này. 4. Trường hợp hàng hoá đượcthông quan trên cơ sở kết quả giám định thì kết quả giám định này được áp dụngcho các lô hàng của chính loại hàng đó, do các doanh nghiệp làm thủ tục nhậpkhẩu sau đó tại cùng Chi cục Hải quan. Hướng dẫn này không áp dụng cho việcgiám định để xác định lượng hàng. 5. Đối với hàng hóa xuấtkhẩu, nhập khẩu phải kiểm dịch động, thực vật, thủy sản thực hiện thông quantheo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính. 6. Đối với hàng hoá phảikiểm tra an toàn thực phẩm Hàng thực phẩm nhập khẩuđược thông quan khi có Giấy đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm theo quy địnhtại khoản 3, Điều 9 Nghị định 163/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 của Chính phủ quyđịnh chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm. Trường hợp hàng hoá phảikiểm tra an toàn thực phẩm trước khi thông quan thì thực hiện theo thông báokiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành quy định tại khoản 5, Điều 15 Quyếtđịnh số 23/2007/QĐ-BYT ngày 29/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hànhQuy chế kiểm tra nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm nhậpkhẩu. 7. Đối với hàng hoá xuấtkhẩu phải kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm, kiểm dịch theo yêu cầu củanước nhập khẩu thì thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngànhViệt Nam. 8. Hàng hoá nhập khẩu phụcvụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng thuộc đối tượng xét miễn thuế, nếu tạithời điểm đăng ký tờ khai nhập khẩu, doanh nghiệp thuộc đối tượng bị ápdụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủtục hải quan thì được thông quan với điều kiện phải có văn bản của lãnh đạo BộCông an, Bộ Quốc phòng xác nhận hàng hóa nhập khẩu đang bị cưỡng chế là hànghóa nhập khẩu để phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, thuộc đối tượngđược xét miễn thuế. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước pháp luậtvề việc xác nhận này. Trường hợp kiểm tra, xácđịnh hàng hóa không thuộc đối tượng được xét miễn thuế, cơ quan hải quan khôngthực hiện thông quan cho số hàng hóa được lãnh đạo Bộ Công an, Bộ Quốc phòngxác nhận là hàng hoá nhập khẩu phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng thuộc đốitượng xét miễn thuế tiếp theo của doanh nghiệp và xử phạt doanh nghiệp theo quyđịnh (nếu có). Điều 26. Cơ sở để xác định hàng hoá đã xuất khẩu 1. Đối với hàng hoá xuấtkhẩu qua cửa khẩu đường biển (bao gồm cả hàng qua CFS), đường thuỷ nội địa làtờ khai hàng hoá xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan, vận đơn xếp hàng lênphương tiện vận tải xuất cảnh. 2. Đối với hàng hoá xuấtkhẩu qua cửa khẩu đường hàng không, đường sắt là tờ khai hàng hoá xuất khẩu đãlàm xong thủ tục hải quan, chứng từ vận chuyển xác định hàng đã xếp lên phươngtiện vận tải xuất cảnh. 3. Đối với hàng hoá xuấtkhẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, cảng chuyển tải, khu chuyển tải hoặchàng hóa xuất khẩu được vận chuyển cùng với hành khách xuất cảnh qua cửa khẩuhàng không (không có vận đơn) là tờ khai hàng hoá xuất khẩu đã làm xong thủ tụchải quan, có xác nhận của Hải quan cửa khẩu xuất: “HÀNG HÓA ĐÃ XUẤT KHẨU”. 4. Đối với hàng hoá xuấtkhẩu đưa vào kho ngoại quan, là tờ khai hàng hoá xuất khẩu đã làm xong thủ tụchải quan, có xác nhận của Hải quan kho ngoại quan: “HÀNG ĐÃ ĐƯA VÀO KHO NGOẠIQUAN”. 5. Đối với hàng hoá từ nộiđịa bán vào khu phi thuế quan là tờ khai hàng hoá xuất khẩu đã làm xong thủ tụchải quan, có xác nhận của Hải quan khu phi thuế quan: “HÀNG ĐÃ ĐƯA VÀO KHU PHITHUẾ QUAN”. 6. Đối với hàng hóa củadoanh nghiệp chế xuất bán cho doanh nghiệp nội địa và hàng hoá của doanh nghiệpnội địa bán cho doanh nghiệp chế xuất là tờ khai hàng hoá xuất nhập khẩu tạichỗ đã làm xong thủ tục hải quan. 7. Đối với hàng hoá xuấtkhẩu, nhập khẩu tại chỗ là tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ đã làm xong thủ tụchải quan. Điều 27. Huỷ tờ khai hải quan 1. Các trường hợp huỷ tờkhai hải quan: a) Tờ khai hàng hoá xuấtkhẩu, nhập khẩu quá 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai theo quy định tại khoản1, 2 Điều 18 Luật Hải quan mà chưa làm xong thủ tục hải quan, trừ trường hợphàng hóa nhập khẩu phải chờ kết quả kiểm tra/giám định của cơ quan quản lýchuyên ngành; b) Tờ khai hàng hoá xuấtkhẩu, nhập khẩu đã đăng ký nhưng người khai hải quan có văn bản đề nghị huỷ vìkhông có hàng hoá để xuất khẩu, nhập khẩu. 2. Trình tự thủ tục huỷ tờkhai hải quan thực hiện như sau: a) Thực hiện việc huỷ tờkhai hải quan: gạch chéo bằng mực đỏ, ký tên, đóng dấu công chức lên tờ khaihải quan được huỷ; b) Ghi chú trên hệ thống: tờkhai này đã được huỷ; c) Lưu tờ khai hải quan đượchuỷ theo thứ tự số đăng ký tờ khai. Điều 28. Phúc tập hồ sơ hải quan Việc phúc tập hồ sơ hải quanđược thực hiện sau khi lô hàng đã được thông quan và hoàn thành phúc tập trongvòng sáu mươi ngày kể từ ngày ký thông quan lô hàng. Điều 29. Kiểm tra sau thông quan Việc kiểm tra sau thông quanđược thực hiện theo hướng dẫn tại Phần VI Thông tư này. Chương II MỘT SỐ HƯỚNG DẪN KHÁC VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU Mục 1 THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨUTHEO LOẠI HÌNH NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU, VẬT TƯ ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU Điều 30. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu Nguyên liệu, vật tư nhậpkhẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu (sau đây viết tắt là SXXK) bao gồm: 1. Nguyên liệu, bán thànhphẩm, linh kiện, cụm linh kiện trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất để cấuthành sản phẩm xuất khẩu; 2. Nguyên liệu, vật tư trựctiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu nhưng không trực tiếpchuyển hoá thành sản phẩm hoặc không cấu thành thực thể sản phẩm; 3. Sản phẩm hoàn chỉnh dodoanh nghiệp nhập khẩu để gắn vào sản phẩm xuất khẩu, để đóng chung với sảnphẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu hoặc để đóngchung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư mua trongnước thành mặt hàng đồng bộ để xuất khẩu ra nước ngoài; 4. Vật tư làm bao bì hoặcbao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu; 5. Nguyên liệu, vật tư nhậpkhẩu để bảo hành, sửa chữa, tái chế sản phẩm xuất khẩu; 6. Hàng mẫu nhập khẩu để sảnxuất hàng hóa xuất khẩu sau khi hoàn thành hợp đồng phải tái xuất trả lại kháchhàng nước ngoài. Điều 31. Sản phẩm xuất khẩu theo loại hình SXXK 1. Sản phẩm xuất khẩu đượcquản lý theo loại hình SXXK bao gồm: a) Sản phẩm được sản xuất từtoàn bộ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình SXXK; b) Sản phẩm được sản xuất từhai nguồn: b.1) Nguyên liệu, vật tưnhập khẩu theo loại hình SXXK và nguyên liệu, vật tư có nguồn gốc trong nước;hoặc b.2) Nguyên liệu, vật tưnhập khẩu theo loại hình SXXK và nguyên liệu vật tư nhập khẩu theo loại hìnhkinh doanh nội địa. c) Sản phẩm được sản xuất từtoàn bộ nguyên liệu nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh nội địa. 2. Nguyên liệu, vật tư nhậpkhẩu theo loại hình nhập kinh doanh nội địa được làm nguyên liệu, vật tư theoloại hình SXXK với điều kiện thời gian nhập khẩu không quá hai năm kể từ ngàyđăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư đó đến ngày đăng ký tờkhai xuất khẩu sản phẩm cuối cùng có sử dụng nguyên liệu, vật tư của tờ khainhập khẩu. 3. Sản phẩm sản xuất từnguyên liệu nhập khẩu theo loại hình SXXK có thể do doanh nghiệp nhập khẩunguyên liệu, vật tư sản xuất sản phẩm trực tiếp xuất khẩu hoặc bán sản phẩm chodoanh nghiệp khác xuất khẩu. Điều 32. Thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư 1. Doanh nghiệp đăng kýnguyên liệu, vật tư nhập khẩu SXXK và làm thủ tục hải quan để nhập khẩu nguyênliệu, vật tư theo danh mục đã đăng ký tại một Chi cục Hải quan (nơi doanhnghiệp thấy thuận tiện nhất). 2. Thủ tục đăng ký nguyênliệu, vật tư nhập khẩu a) Doanh nghiệp căn cứ kếhoạch sản xuất sản phẩm xuất khẩu để đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu SXXKvới cơ quan hải quan theo Bảng đăng ký (mẫu 06/DMNVL-SXXK Phụ lục VI ban hànhkèm theo Thông tư này). b) Thời điểm đăng ký là khilàm thủ tục nhập khẩu lô hàng nguyên liệu, vật tư đầu tiên thuộc Bảng đăng ký. c) Doanh nghiệp kê khai đầyđủ các nội dung nêu trong Bảng đăng ký nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; trong đó: c.1) Tên gọi là tên của toànbộ nguyên liệu, vật tư sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Nguyên liệu, vậttư này có thể nhập khẩu theo một hợp đồng hoặc nhiều hợp đồng. c.2) Mã số H.S là mã sốnguyên liệu, vật tư theo Biểu thuế nhập khẩu hiện hành. c.3) Mã nguyên liệu, vật tưdo doanh nghiệp tự xác định theo hướng dẫn của Chi cục Hải quan làm thủ tụcnhập khẩu. Mã này chỉ áp dụng khi doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu nguyênliệu, vật tư tại Chi cục Hải quan áp dụng công nghệ thông tin để theo dõi,thanh khoản hàng hoá của loại hình SXXK. c.4) Đơn vị tính theo Danhmục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. c.5) Nguyên liệu chính là nguyênliệu tạo nên thành phần chính của sản phẩm. Doanh nghiệp phải khai thốngnhất tất cả các tiêu chí về tên gọi nguyên liệu, vật tư, mã số H.S, mã nguyênliệu, vật tư, loại nguyên liệu chính đăng ký trong bảng đăng ký nguyên liệu,vật tư nhập khẩu; trong hồ sơ hải quan từ khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư đếnkhi thanh khoản, hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu. 3. Thủ tục hải quan thựchiện theo quy định đối với hàng hoá nhập khẩu thương mại hướng dẫn tại Chương IPhần II Thông tư này. Điều 33. Thủ tục thông báo, điều chỉnh định mức nguyên liệu, vật tư vàđăng ký sản phẩm xuất khẩu 1. Việc thông báo, điềuchỉnh định mức và đăng ký sản phẩm xuất khẩu thực hiện tại Chi cục Hải quan làmthủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư. 2. Thông báo định mức nguyênliệu, vật tư a) Doanh nghiệp thông báođịnh mức của sản phẩm xuất khẩu theo loại hình SXXK đúng với định mức thực tếthực hiện. b) Việc thông báo định mứcphải thực hiện cho từng mã sản phẩm theo mẫu 07/ĐKĐM-SXXK Phụ lục VI ban hànhkèm theo Thông tư này. c) Định mức phải được thôngbáo với cơ quan hải quan trước khi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên củamã sản phẩm trong bảng thông báo định mức. d) Định mức nguyên liệu, vậttư là định mức thực tế sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu, bao gồm cả phầntỷ lệ phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức tiêu hao thu được trong quá trìnhsản xuất hàng hóa xuất khẩu từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu. Giám đốc doanhnghiệp tự khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc nhập khẩu, sửdụng nguyên liệu vật tư nhập khẩu sản xuất hàng hoá xuất khẩu và tính chính xáccủa định mức đã thông báo. Trường hợp kê khai không đúng thì ngoài việc phảinộp đủ số tiền thuế thiếu người nộp thuế còn bị xử phạt vi phạm theo quy định. Cách tính định mức như sau: d.1) Đối với nguyên liệu cấuthành sản phẩm hoặc chuyển hoá thành sản phẩm: định mức nguyênliệu là lượng nguyên liệu cấu thành một đơn vị sản phẩm hoặc chuyển hoáthành một đơn vị sản phẩm; tỷ lệ hao hụt là lượng nguyên liệu hao hụt (bao gồmcả phần tạo thành phế liệu, phế phẩm) tính theo tỷ lệ % so với nguyên vật liệucấu thành sản phẩm hoặc chuyển hoá thành sản phẩm; d.2) Đối với nguyên liệu,vật tư tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất nhưng không cấu thành sản phẩmhoặc chuyển hoá thành sản phẩm: định mức nguyên liệu, vật tư là lượng nguyênliệu, vật tư tiêu hao trong quá trình sản xuất ra một đơn vị sản phẩm; tỷ lệhao hụt là lượng nguyên liệu, vật tư hao hụt tính theo tỷ lệ % so với lượngnguyên liệu, vật tư tiêu hao trong quá trình sản xuất. 3. Điều chỉnh định mức a) Trong quá trình sản xuấtnếu có thay đổi định mức thực tế thì doanh nghiệp được điều chỉnh định mức mãhàng đã thông báo với cơ quan hải quan phù hợp với định mức thực tế mới nhưngphải có văn bản giải trình lý do cụ thể cho từng trường hợp điều chỉnh. b) Việc điều chỉnh định mứcphải thực hiện trước khi làm thủ tục xuất khẩu lô sản phẩm có định mức điềuchỉnh. Trường hợp do thay đổi mẫumã chủng loại hàng hoá xuất khẩu trong quá trình sản xuất làm phát sinh thêmloại nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu khác với địnhmức tiêu hao đã thông báo thì doanh nghiệp phải khai báo và điều chỉnh lại địnhmức với cơ quan hải quan chậm nhất mười lăm ngày trước khi làm thủ tục xuấtkhẩu sản phẩm. 4. Trường hợp làm thủ tụcnhập khẩu nguyên liệu, vật tư tại Chi cục Hải quan áp dụng công nghệ thông tinđể thanh khoản, doanh nghiệp đăng ký sản phẩm xuất khẩu theo mẫu 08/DMSP-SXXKPhụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này. Nơi đăng ký và thời điểm đăng kýthực hiện như thông báo định mức. 5. Nhiệm vụ của cơ quan hảiquan: a) Tiếp nhận bảng thông báođịnh mức, bảng đăng ký sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp; b) Tiến hành kiểm tra địnhmức doanh nghiệp đã thông báo như hướng dẫn về kiểm tra định mức đối với hànggia công xuất khẩu theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. 6. Trường hợp nhập khẩunguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng tiêu thụ trong nước, sau đó tìm được thịtrường xuất khẩu và đưa số nguyên liệu, vật tư này vào sản xuất hàng hoá xuấtkhẩu, đã thực xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài thì việc thông báo, điều chỉnhđịnh mức thực hiện theo hướng dẫn tại Điều này. Điều 34. Thủ tục hải quan xuất khẩu sản phẩm 1. Địa điểm làm thủ tục xuấtkhẩu sản phẩm được thực hiện tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩunguyên liệu hoặc Chi cục Hải quan khác nhưng trước khi làm thủ tục xuất khẩu,doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản (theo mẫu 09/HQXKSP-SXXK Phụ lục VIban hành kèm theo Thông tư này) cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩunguyên liệu, vật tư biết để theo dõi và thanh khoản. Riêng đối với sản phẩm đượcxuất khẩu từ hai nguồn nguyên liệu nhập kinh doanh và nhập sản xuất xuất khẩu,khi đăng ký tờ khai xuất khẩu sản phẩm, doanh nghiệp đăng ký tại Chi cục Hảiquan nơi đăng ký tờ khai nhập nguyên liệu để sản xuất xuất khẩu thì không phải thông báo bằng văn bản cho Chi cụcHải quan nơi đăng ký tờ khai nhập kinh doanh. Đối với sản phẩm được xuấtkhẩu từ hai nguồn nguyên liệu nhập kinh doanh và nhập sản xuất xuất khẩu, khiđăng ký tờ khai xuất khẩu doanh nghiệp đăng ký tại Chi cục Hải quan khác Chicục Hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu để kinh doanh và nhập sản xuất xuất khẩuthì chỉ cần có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai nhậpkhẩu SXXK biết. 2. Thủ tục hải quan thựchiện theo thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu thương mại hướng dẫn tạiChương I Phần II Thông tư này. Khi tiến hành kiểm tra thựctế hàng hoá, doanh nghiệp phải xuất trình mẫu nguyên liệu lấy khi nhập khẩu vàbảng định mức đã thông báo với cơ quan hải quan để công chức hải quan kiểm tra,đối chiếu với sản phẩm xuất khẩu. Điều 35. Thanh khoản tờ khai nhập khẩu 1. Thủ tục thanh khoản tờkhai nhập khẩu thực hiện tại Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu nguyênliệu, vật tư. 2. Nguyên tắc thanh khoản a) Trường hợp cơ quan hảiquan áp dụng công nghệ thông tin để thanh khoản thì Tờ khai nhập khẩu trước, tờkhai xuất khẩu trước phải được thanh khoản trước; trường hợp tờ khai nhập khẩutrước nhưng do nguyên liệu, vật tư của tờ khai này chưa đưa vào sản xuất nênchưa thanh khoản được thì doanh nghiệp phải có văn bản giải trình với cơ quanhải quan khi làm thủ tục thanh khoản. b) Tờ khai nhập khẩu nguyênliệu, vật tư phải có trước tờ khai xuất khẩu sản phẩm. c) Một tờ khai nhập khẩunguyên liệu, vật tư có thể được thanh khoản nhiều lần. d) Một tờ khai xuất khẩu chỉđược thanh khoản một lần. Riêng một số trường hợp nhưmột lô hàng được thanh khoản làm nhiều lần, sản phẩm sản xuất xuất khẩu có sửdụng nguyên liệu nhập kinh doanh làm thủ tục nhập khẩu tại Chi cục Hải quankhác thì một tờ khai xuất khẩu có thể được thanh khoản từng phần. Cơ quan hảiquan khi tiến hành thanh khoản phải đóng dấu “đã thanh khoản” trên tờ khai xuấtkhẩu; đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu có thuế suất bằng 0 % thì đóng dấu“đã thanh khoản” lên bản chính tờ khai nhập khẩu lưu tại đơn vị và tờ khaingười khai hải quan lưu, trường hợp thanh khoản từng phần thì phải lập phụ lụcghi rõ nội dung đã thanh khoản (tờ khai nhập khẩu, nguyên vật liệu, tiền thuế…)để làm cơ sở cho việc thanh khoản phần tiếp theo. 3. Hồ sơ thanh khoản, thờihạn nộp hồ sơ thanh khoản thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 118, khoản 2 Điều132 Thông tư này. 4. Chi cục Hải quan làm thủtục thanh khoản thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ thanh khoản, xử lý hồ sơ thanhkhoản, xử lý vi phạm theo quy định pháp luật (nếu có). 5. Trường hợp hàng hoá lànguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu nhưng không đưa vào sản xuấtvà xuất khẩu hết, doanh nghiệp đề nghị được chuyển tiêu thụ nội địa thì phải cóvăn bản gửi Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục để chuyển tiêu thụ nội địa vàthanh khoản trên cơ sở tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, không đăng ký tờ khai mớimà chỉ khai và nộp thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị giatăng (nếu có) theo quy định. Thời hạn nộp thuế, phạt chậm nộp thuế thực hiệntheo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 18 Thông tư này. Điều 36. Thủ tục đối với trường hợp sản phẩm được bán cho doanh nghiệpkhác để trực tiếp xuất khẩu 1. Doanh nghiệp nhập khẩunguyên liệu, vật tư để sản xuất sản phẩm xuất khẩu thực hiện thủ tục nhập khẩu,thông báo định mức, thanh khoản theo quy định tại Thông tư này. 2. Doanh nghiệp trực tiếpxuất khẩu sản phẩm làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm theo quy định tại Thông tưnày. Tờ khai xuất khẩu đăng ký theo loại hình SXXK; trên tờ khai xuất khẩu ghirõ “sản phẩm được sản xuất từ nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuấtkhẩu” và ghi tên doanh nghiệp bán sản phẩm. Mục 2 THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ KINH DOANH TẠM NHẬP-TÁI XUẤT, CHUYỂN KHẨU Điều 37. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh tạm nhập-tái xuất Thủ tục hải quan đối vớihàng hoá kinh doanh tạm nhập-tái xuất thực hiện theo quy định đối với hàng hoáxuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Ngoài ra do tính đặc thù của loại hình này,một số nội dung được hướng dẫn thêm như sau: 1. Địa điểm làm thủ tục hảiquan a) Hàng hoá kinh doanh tạmnhập-tái xuất chỉ được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu. b) Hàng hoá khi tái xuấtđược làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập hoặc cửa khẩu tái xuất. c) Hàng hoá tạm nhập-táixuất là hàng hoá thuộc danh mục cấm nhập khẩu thì phải lưu giữ trong khu vựccửa khẩu nhập, phải làm thủ tục tái xuất tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhậphàng. Trường hợp hàng tái xuất được phép đi qua cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhậpthì việc giám sát hàng hoá trong quá trình vận chuyển đến cửa khẩu xuất áp dụngnhư đối với hàng chuyển cửa khẩu. 2. Quản lý hàng tạm nhập-táixuất a) Khi làm thủ tục tái xuất,ngoài những chứng từ như đối với hàng hoá xuất khẩu thương mại, người khai hảiquan phải nộp một bản sao và xuất trình bản chính tờ khai hàng tạm nhập. b) Hàng hoá tạm nhập có thểđược chia thành nhiều lô hàng để tái xuất. Khi tái xuất, doanh nghiệp phải táixuất một lần hết lượng hàng khai trên một tờ khai tái xuất. c) Hàng hóa tạm nhập phảichịu sự giám sát của cơ quan hải quan c.1) Việc giám sát hải quan đốivới hàng hóa tạm nhập để tái xuất thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu thực hiệntheo điểm c khoản 1 Điều này. c.2) Giám sát hải quan đốivới hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất không thuộc danh mục hàng cấm nhậpkhẩu: c.2.1) Thương nhân chịutrách nhiệm đảm bảo nguyên trạng hàng hoá, niêm phong trong thời hạn lưu lạitại Việt Nam và vận chuyển tới cửa khẩu xuất hàng; c.2.2) Trường hợp nguời khaihải quan làm thủ tục tái xuất tại cửa khẩu tạm nhập hàng nhưng hàng hoá đượctái xuất tại cửa khẩu khác thì Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập lập Biên bảnbàn giao hàng hoá kinh doanh tạm nhập tái xuất (mẫu 03/BBBG-TNTX/2010 ban hànhkèm theo Phụ lục III kèm theo Thông tư này); việc giám sát hàng hoá được thựchiện bằng niêm phong hải quan; c.2.3) Trường hợp người khaihải quan làm thủ tục tái xuất tại cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập thì sau khihoàn thành thủ tục tái xuất hàng, Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất fax tờ khaitái xuất (bản lưu Hải quan) cho Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập để theo dõi,thanh khoản tờ khai theo quy định. d) Hàng hoá tái xuất đã hoànthành thủ tục hải quan phải được xuất khẩu qua cửa khẩu trong thời hạn tám giờlàm việc kể từ khi hàng đến cửa khẩu xuất; trường hợp chưa xuất hết, nếu có lýdo chính đáng và còn trong thời hạn lưu giữ tại Việt Nam theo quy định tại Điều12 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiếtthi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt độngđại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài thì Lãnh đạo Chicục Hải quan cửa khẩu xuất xem xét, gia hạn để xuất khẩu hết trong các ngày kếtiếp. e) Việc gia hạn thời hạn tạm nhập tái xuất đốivới hàng hóa tạm nhập tái xuất quy định tại khoản 2, Điều 12 Nghị định số12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ được thực hiện như sau: e.1) Thời hạn ghi trong giấyphép tạm nhập tái xuất của Bộ Công thương là thời hạn để thương nhân làm thủtục hải quan cho lô hàng tạm nhập vào Việt Nam. e.2) Trường hợp hàng hoákinh doanh tạm nhập tái xuất đã hoàn thành thủ tục tạm nhập vào Việt Nam đượclưu lại tại Việt Nam theo thời hạn quy định. Nếu thương nhân cần kéo dài thời hạn lưu lại tại Việt Nam thì cóvăn bản đề nghị gửi Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục tạm nhập hànghóa, lãnh đạo Chi cục Hải quan xem xét, chấp nhận thời gian gia hạn theo quyđịnh, ký, đóng dấu Chi cục trên văn bản đề nghị của thương nhân và trả lạithưong nhân để làm thủ tục tái xuất hàng hóa; lưu hồ sơ hải quan 01 bản sao;không yêu cầu thương nhân phải xin phép bổ sung của Bộ Công thương. 3. Thanh khoản tờ khai tạmnhập a) Chi cục Hải quan làm thủtục tạm nhập hàng hoá chịu trách nhiệm thanh khoản tờ khai tạm nhập. b) Hồ sơ thanh khoản thựchiện theo hướng dẫn tại Điều 119 Thông tư này. c) Thời hạn nộp hồ sơ thanhkhoản thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 132 Thông tư này. d) Trường hợp hàng hoá tạmnhập nhưng không tái xuất hết, doanh nghiệp đề nghị được chuyển tiêu thụ nộiđịa thì phải có văn bản gửi cơ quan hải quan. Chi cục Hải quan nơi làm thủ tụctạm nhập hàng giải quyết thủ tục nhập khẩu và thanh khoản tờ khai tạm nhập,không đăng ký tờ khai mới, doanh nghiệp chỉ khai và nộp thuế nhập khẩu, tiêuthụ đặc biệt, giá trị gia tăng (nếu có) theo quy định. Thời hạn nộp thuế, phạtchậm nộp thuế thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 18 Thông tư này. Hàng hoá tạm nhập chuyển tiêu thụ nội địa phảituân thủ chính sách thuế, chính sách quản lý nhập khẩu như hàng hoá nhập khẩutheo loại hình nhập kinh doanh. Điều 38. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu 1. Hàng hoá kinh doanhchuyển khẩu được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu khôngqua cửa khẩu Việt Nam thì không phải làm thủ tục hải quan. 2. Hàng hoá kinh doanhchuyển khẩu được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, có qua cửakhẩu Việt Nam nhưng không đưa vào kho ngoại quan, không đưa vào khu vực trungchuyển hàng hoá tại các cảng Việt Nam: cơ quan hải quan thực hiện việc giám sáthàng hoá cho đến khi hàng hoá thực xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. 3. Hàng hoá được vận chuyểntừ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào khongoại quan, khu vực trung chuyển hàng hoá tại các cảng Việt Nam thì làm thủ tụchải quan theo quy định đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho ngoại quan, khu vựctrung chuyển hàng hóa tại các cảng Việt Nam. 4. Hàng hóa kinh doanh theophương thức chuyển khẩu phải đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam tại cửa khẩu nhập. 5. Hàng hoá kinh doanhchuyển khẩu thuộc đối tượng được miễn kiểm tra. Trường hợp phát hiện có dấuhiệu vi phạm pháp luật thì phải kiểm tra hải quan theo quy định tại Điều 14Thông tư này. Mục 3 THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP KHÁC Điều 39. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thựchiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài Thủ tục hải quan đối vớihàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhânnước ngoài thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Điều 40. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đăng kýtờ khai hải quan một lần 1. Hình thức đăng ký tờ khaimột lần được áp dụng đối với tất cả các loại hình hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩuđáp ứng được các điều kiện sau: a) Tên hàng hóa trên tờ khaihải quan không thay đổi trong thời hạn hiệu lực của tờ khai đăng ký một lần; b) Hàng hoá khai trên tờkhai thuộc cùng một hợp đồng; hợp đồng mua bán hàng hoá có điều khoản quy địnhgiao hàng nhiều lần; c) Doanh nghiệp là chủ hàngchấp hành tốt pháp luật hải quan. 2. Hiệu lực của tờ khai đãđăng ký a) Tờ khai có hiệu lực trongthời hạn hiệu lực của hợp đồng. Đối với hàng gia công có phụ lục hợp đồng thìtờ khai có hiệu lực trong thời hạn hiệu lực của phụ lục hợp đồng. b) Tờ khai chấm dứt hiệu lựctrước thời hạn trong các trường hợp: b.1) Có sự thay đổi chínhsách thuế, chính sách quản lý xuất, nhập khẩu đối với mặt hàng khai trên tờkhai; b.2) Giấy phép xuất khẩuhoặc nhập khẩu hoặc hợp đồng hết hiệu lực; b.3) Doanh nghiệp đã xuấtkhẩu hoặc nhập khẩu hết lượng hàng khai trên tờ khai; b.4) Doanh nghiệp thông báokhông tiếp tục làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hết lượng hàng đã khai trên tờkhai hải quan; b.5) Doanh nghiệp xuất khẩuhoặc nhập khẩu hàng hoá từng lần không đúng về tên hàng, mã số hàng hoá đã khaitrên tờ khai hải quan đăng ký một lần; b.6) Doanh nghiệp bị áp dụngbiện pháp cưỡng chế trong thời gian hiệu lực của tờ khai đăng ký một lần. b.7) Trong thời gian hiệulực của tờ khai đăng ký một lần, doanh nghiệp vi phạm pháp luật dẫn đến khôngđáp ứng điều kiện nêu tại điểm c khoản 1 Điều này. 3. Việc làm thủ tục xuấtkhẩu hoặc nhập khẩu theo hình thức đăng ký tờ khai một lần được thực hiện tạimột Chi cục Hải quan. 4. Thủ tục đăng ký tờ khaimột lần a) Người khai hải quan phảikhai vào tờ khai hải quan và sổ theo dõi hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Một sốtiêu chí trên tờ khai tương ứng với từng lần xuất khẩu, nhập khẩu (chứng từ vậntải, phương tiện vận tải...) thì không phải khai khi đăng ký tờ khai một lần. b) Hồ sơ hải quan gồm: b.1) Tờ khai hải quan hànghoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu: nộp 02 bản chính; b.2) Hợp đồng mua bán hànghoá được xác lập bằng văn bản hoặc bằng các hình thức có giá trị tương đươngvăn bản bao gồm: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu: nộp 01 bản sao; b.3) Giấy phép xuất khẩuhoặc nhập khẩu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (đối với hàng hoáphải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật): nộp 01 bảnsao và xuất trình bản chính để đối chiếu và cấp phiếu theo dõi, trừ lùi hoặcnộp 01 bản chính (nếu hàng hoá khai trên tờ khai một lần là toàn bộ hàng hoáđược phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu ghi trên giấy phép); b.4) Sổ và Phiếu theo dõihàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu: 02 quyển (Sổ theo mẫu 04-STD/2010; Phiếutheo mẫu 04A-PTD/2010 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này). c) Chi cục Hải quan tiếpnhận hồ sơ, đăng ký tờ khai, trả 01 tờ khai và 01 sổ theo dõi hàng hoá xuấtkhẩu hoặc nhập khẩu cho doanh nghiệp. 5. Thủ tục khi xuất khẩu,nhập khẩu từng lần a) Người khai hải quan nộpcác giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định đối với từng loại hình xuấtkhẩu, nhập khẩu (trừ những giấy tờ đã nộp khi đăng ký tờ khai); xuất trình tờkhai hải quan đã đăng ký, sổ theo dõi hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu. b) Lãnh đạo Chi cục Hải quancăn cứ hình thức, mức độ kiểm tra do hệ thống quản lý rủi ro thông báo khi đăngký tờ khai hải quan và tình hình thực tế tại thời điểm xuất khẩu, nhập khẩutừng lần để quyết định hình thức, mức độ kiểm tra hải quan đối với từng lầnxuất khẩu, nhập khẩu cho phù hợp. 6. Thủ tục thanh khoản tờkhai a) Trách nhiệm của doanhnghiệp: a.1) Chậm nhất mười lăm ngàylàm việc kể từ ngày tờ khai hết hiệu lực, doanh nghiệp phải làm thủ tục thanhkhoản tờ khai hải quan với Chi cục Hải quan; a.2) Nộp hồ sơ thanh khoảngồm: tờ khai hải quan, sổ theo dõi hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu. b) Chi cục Hải quan thựchiện việc kiểm tra, đối chiếu, xác nhận tổng lượng hàng thực xuất khẩu hoặcnhập khẩu vào tờ khai hải quan. Điều 41. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ 1. Giải thích từ ngữ: a) “Hàng hoá xuất khẩu, nhậpkhẩu tại chỗ” là hàng hoá do thương nhân Việt Nam (bao gồm cả thương nhân cóvốn đầu tư nước ngoài; doanh nghiệp chế xuất) xuất khẩu cho thương nhân nướcngoài nhưng thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hoá đó tại Việt Namcho thương nhân Việt Nam khác. b) “Người xuất khẩu tại chỗ”(sau đây gọi tắt là “doanh nghiệp xuất khẩu”): là người được thương nhân nướcngoài chỉ định giao hàng tại Việt Nam. c) “Người nhập khẩu tại chỗ”(sau đây gọi tắt là “doanh nghiệp nhập khẩu”): là người mua hàng của thươngnhân nước ngoài nhưng được thương nhân nước ngoài chỉ định nhận hàng tại ViệtNam từ người xuất khẩu tại chỗ. 2. Căn cứ để xác định hànghoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ a) Đối với sản phẩm giacông; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa;phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công: thực hiện theo quy định tại khoản 3Điều 33 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ. b) Đối với hàng hoá củadoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Côngthương. c) Đối với các loại hàng hoákhác: thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP. 3. Thủ tục hải quan xuấtkhẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục Hải quan thuận tiện nhất do doanhnghiệp lựa chọn và theo quy định của từng loại hình. 4. Hồ sơ hải quan gồm: a) Tờ khai xuất khẩu-nhậpkhẩu tại chỗ (theo Phụ lục IV, hướng dẫn sử dụng theo Phụ lục V ban hành kèmtheo Thông tư này): nộp 04 bản chính; b) Hợp đồng mua bán hàng hoáhoặc hợp đồng gia công có chỉ định giao hàng tại Việt Nam (đối với người xuấtkhẩu), hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc hợp đồng gia công có chỉ định nhận hàngtại Việt Nam (đối với người nhập khẩu), hợp đồng thuê, mượn: nộp 01 bản sao; c) Hoá đơn giá trị gia tăngdo doanh nghiệp xuất khẩu lập (liên giao khách hàng): nộp 01 bản sao; d) Các giấy tờ khác theo quyđịnh đối với từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu (trừ vận đơn - B/L). 5. Trong thời hạn ba mươingày kể từ ngày doanh nghiệp xuất khẩu ký xác nhận giao hàng cho doanh nghiệpnhập khẩu vào 04 tờ khai hải quan, doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ và doanhnghiệp xuất khẩu tại chỗ phải làm thủ tục hải quan. Nếu quá thời hạn trên, doanhnghiệp nhập khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng doanh nghiệp xuấtkhẩu tại chỗ chưa làm thủ tục hải quan thì hải quan làm thủ tục xuất khẩu tạichỗ lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính về hải quan đối với doanh nghiệpxuất khẩu tại chỗ, làm tiếp thủ tục hải quan, không huỷ tờ khai. 6. Thủ tục hải quan nhậpkhẩu tại chỗ a) Trách nhiệm của doanhnghiệp xuất khẩu: a.1) Kê khai đầy đủ các tiêuchí dành cho doanh nghiệp xuất khẩu trên 04 tờ khai, ký tên, đóng dấu; a.2) Giao 04 tờ khai hảiquan, hàng hoá và hoá đơn giá trị gia tăng (liên giao cho người mua, trên hoáđơn ghi rõ tên thương nhân nước ngoài, tên doanh nghiệp nhập khẩu) cho doanhnghiệp nhập khẩu. b) Trách nhiệm của doanhnghiệp nhập khẩu: b.1) Sau khi đã nhận đủ 04tờ khai hải quan, doanh nghiệp nhập khẩu khai đầy đủ các tiêu chí dành chodoanh nghiệp này trên 04 tờ khai hải quan; b.2) Nhận và bảo quản hànghoá do doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ giao cho đến khi Chi cục Hải quan làm thủtục nhập khẩu tại chỗ quyết định hình thức, mức độ kiểm tra hải quan; Đối với trường hợp hàng hoáthuộc diện miễn kiểm tra thực tế thì được đưa ngay vào sản xuất; đối với trườnghợp hàng hoá thuộc diện phải kiểm tra thực tế thì sau khi kiểm tra xong mớiđược đưa vào sản xuất. b.3) Nộp hồ sơ hải quan vàmẫu hàng hoá nhập khẩu tại chỗ (đối với hàng nhập khẩu tại chỗ làm nguyên liệuđể gia công, sản xuất xuất khẩu) cho Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp làm thủtục nhập khẩu để làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ theo quy định, phù hợp với từngloại hình nhập khẩu; b.4) Sau khi làm xong thủtục nhập khẩu tại chỗ, doanh nghiệp nhập khẩu lưu 01 tờ khai; chuyển 02 tờ khaicòn lại cho doanh nghiệp xuất khẩu. c) Trách nhiệm của Chi cụcHải quan làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ: c.1) Tiếp nhận, đăng ký tờkhai, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra theo quy định phù hợp với từng loạihình, kiểm tra tính thuế (đối với hàng có thuế) theo quy định hiện hành đối vớihàng nhập khẩu. Niêm phong mẫu (nếu có) giao doanh nghiệp tự bảo quản để xuấttrình cho cơ quan hải quan khi có yêu cầu; c.2) Tiến hành kiểm tra hànghoá đối với trường hợp phải kiểm tra; c.3) Xác nhận đã làm thủ tụchải quan, ký tên và đóng dấu công chức vào cả 04 tờ khai; c.4) Lưu 01 tờ khai và chứngtừ doanh nghiệp phải nộp, trả lại cho doanh nghiệp nhập khẩu 03 tờ khai và cácchứng từ doanh nghiệp xuất trình; c.5) Có văn bản thông báo(mẫu 05-TBXNKTC/2010 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này) cho cơ quanthuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ biết để theo dõi hoặcthông báo gửi qua mạng máy tính nếu giữa Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩuvà cơ quan thuế địa phương đã nối mạng. 7. Thủ tục hải quan xuấtkhẩu tại chỗ a) Sau khi nhận được 02 tờkhai xuất khẩu-nhập khẩu tại chỗ đã có xác nhận của Hải quan làm thủ tục nhậpkhẩu, doanh nghiệp xuất khẩu nộp hồ sơ hải quan cho Chi cục Hải quan nơi doanhnghiệp làm thủ tục xuất khẩu để làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ. b) Trách nhiệm của Chi cụcHải quan làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ: b.1) Tiếp nhận hồ sơ hảiquan xuất khẩu tại chỗ; b.2) Tiến hành các bước đăngký tờ khai theo quy định, phù hợp từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tratính thuế (nếu có). Xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan, ký, đóng dấu công chứcvào tờ khai hải quan; b.3) Lưu 01 tờ khai cùng cácchứng từ doanh nghiệp nộp, trả doanh nghiệp 01 tờ khai và các chứng từ do doanhnghiệp xuất trình. 8. Trường hợp doanh nghiệpxuất khẩu tại chỗ và doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ đều làm thủ tục tại một Chicục Hải quan, thì Chi cục Hải quan này ký xác nhận cả phần hải quan làm thủ tụcxuất khẩu và hải quan làm thủ tục nhập khẩu. 9. Đối với sản phẩm gia côngnhập khẩu tại chỗ để kinh doanh nội địa thì thủ tục hải quan không thực hiệntheo hướng dẫn tại Điều này mà thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. 10. Việc thanh khoản, hoànthuế (không thu thuế) thực hiện theo hướng dẫn tại mục 6 phần V Thông tư này. Điều 42. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thựchiện dự án đầu tư 1. Thủ tục hải quan đối vớihàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ hoạt động của doanh nghiệp thực hiện theoquy định đối với từng loại hình xuất nhập khẩu hướng dẫn tại Thông tư này. 2. Thủ tục hải quan đối vớihàng hoá nhập khẩu tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bánthành phẩm phục vụ sản xuất của dự án ưu đãi đầu tư a) Đăng ký danh mục hàng hoánhập khẩu được miễn thuế với cơ quan hải quan đối với trường hợp nhập khẩu hànghoá tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm phục vụsản xuất của dự án ưu đãi đầu tư thuộc đối tượng được miễn thuế nhập khẩu. Thủ tục đăng ký thực hiệntheo hướng dẫn tại Điều 102 Thông tư này. b) Thủ tục nhập khẩu b.1) Doanh nghiệp làm thủtục hải quan để nhập khẩu hàng hoá tại Chi cục Hải quan nơi có hàng nhập khẩuhoặc Chi cục Hải quan nơi xây dựng dự án đầu tư. b.2) Thủ tục hải quan thựchiện như hướng dẫn đối với hàng xuất nhập khẩu thương mại tại Chương I phần IIThông tư này; ngoài ra phải thực hiện thêm một số công việc theo hướng dẫntại Điều 102, Điều 103 và Điều 104 Thông tư này. 3. Thanh lý hàng hoá nhậpkhẩu a) Các hình thức thanh lý,hàng hoá thuộc diện thanh lý, điều kiện thanh lý, hồ sơ thanh lý hàng hoá nhậpkhẩu miễn thuế thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 04/2007/TT-BTM ngày 04 tháng4 năm 2007 của Bộ Thương mại hướng dẫn hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, giacông, thanh lý hàng nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có vốn đầutư nước ngoài. Đối với hàng hóa nhập khẩumiễn thuế của doanh nghiệp đầu tư trong nước khi thanh lý được áp dụng theohướng dẫn tại Thông tư số 04/2007/TT-BTM. b) Thủ tục thanh lý thựchiện tại cơ quan hải quan nơi đăng ký danh mục hàng nhập khẩu được miễn thuế. c) Thủ tục thanh lý c.1) Doanh nghiệp hoặc Banthanh lý có văn bản nêu rõ lý do thanh lý, tên gọi, ký mã hiệu, lượng hàng cầnthanh lý, thuộc tờ khai nhập khẩu số, ngày, tháng, năm gửi cơ quan hải quan nơiđăng ký danh mục hàng nhập khẩu được miễn thuế. c.2) Trường hợp thanh lýtheo hình thức xuất khẩu thì doanh nghiệp mở tờ khai xuất khẩu; trường hợpthanh lý theo hình thức nhượng bán tại thị trường Việt Nam cho doanh nghiệpkhông thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu, cho, biếu, tặng, tiêu huỷ thì khôngphải mở tờ khai mới, nhưng phải thực hiện việc kê khai, tính thuế theo hướngdẫn tại khoản 8 Điều 10 Thông tư này. Trường hợp thanh lý theo hình thức nhượngbán tại thị trường Việt Nam cho doanh nghiệp thuộc đối tượng miễn thuế nhậpkhẩu thì làm thủ tục hải quan theo các bước và sử dụng tờ khai xuất nhập khẩutại chỗ. Khi tiêu huỷ, doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện theo quy địnhcủa cơ quan quản lý môi trường. Điều 43. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa ra, đưa vào cảng trungchuyển 1. Thủ tục hải quan đối vớihàng hoá đưa vào, đưa ra cảng trung chuyển để vận chuyển ra nước ngoài a) Hàng hoá đưa vào, đưa racảng trung chuyển: Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trung chuyển hàng hoá lậpBản kê hàng hoá đóng trong container trung chuyển theo mẫu 06/BKTrC/2010 phụlục III ban hành kèm theo Thông tư này. b) Hồ sơ hải quan gồm: 02bản chính Bản kê hàng hoá đóng trong container trung chuyển. c) Hàng hoá đưa vào, đưa racảng trung chuyển thuộc đối tượng được miễn kiểm tra, cơ quan hải quan chỉ kiểmtra số lượng container; đối chiếu số, ký hiệu của container với nội dung Bảnkê. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì cơ quan hải quanphải tiến hành kiểm tra theo quy định. 2. Thanh khoản Bản kê hàng hoá đóng trong container trung chuyển a) Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày hàng hoá đưa hết ra khỏi cảngtrung chuyển, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trung chuyển phải thực hiện thanhkhoản Bản kê hàng hoá đóng trong container trung chuyển. b) Định kỳ hàng quý, chậm nhất không quá mười lăm ngày sau kỳ báo cáodoanh nghiệp làm dịch vụ trung chuyển phải báo cáo và đối chiếu với hải quan khutrung chuyển về lượng hàng hoá đưa vào, đưa ra, hàng còn lưu tại khu vực trungchuyển. 3. Việc giải quyết hàng tồn đọng tại cảng trung chuyển thực hiện nhưviệc giải quyết hàng nhập khẩu tồn đọng tại cảng biển hướng dẫn tại Thông tưcủa Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý hàng hoá tồn đọng tại cảng biển Việt 4. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan hướng dẫn Quy trình thủ tục hảiquan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra cảng trung chuyển. Điều 44. Thủ tục hải quanđối với hàng hoá đưa vào, đưa ra khu phi thuế quan trong khu kinh tế, khu kinhtế cửa khẩu; phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh qua khu phithuế quan 1. Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quanđối với hàng hoá đưa vào, đưa ra khu phi thuế quan a) Hàng hoá đưa vào, đưa ra khu phi thuế quan phải được làm thủ tục hảiquan, chịu sự kiểm tra giám sát hải quan. Hàng hoá thuộc loại hình nào thì ápdụng quy trình thủ tục hải quan hiện hành theo loại hình đó. b) Hàng hoá sau đây được lựa chọn làm hoặc không làm thủ tục hải quantheo quy định tại khoản 2 Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số100/2009/QĐ-TTg ngày 30/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chếhoạt động của khu phi thuế quan trong khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu: Vănphòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng do doanh nghiệp trong khu phithuế quan mua từ nội địa để phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạtcủa cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp. c) Hàng hoá sau đây không phải làm thủ tục hải quan: c.1) Hàng hóa do cư dân đưa từ nội địa vào khu kinh tế thương mại đặcbiệt Lao Bảo và khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo thuộc đối tượng không ápdụng mức thuế suất giá trị gia tăng 0% theo quy định tại điểm 1.3, mục II, phầnB Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thihành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thi hành Nghị định123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ; c.2) Hàng hoá là sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản chưa qua chếbiến thành sản phẩm khác hoặc qua sơ chế thông thường của cư dân tự sản xuất,đánh bắt đưa từ khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo và khu kinh tế cửa khẩuquốc tế Cầu Treo vào nội địa thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định tại điểm 1, mục II, phầnA Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính. d) Hàng hoá từ nội địa Việt Nam hoặc từ các khu chức năng khác trongkhu kinh tế cửa khẩu đưa vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu khôngđược mở tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu theo quy định tại Thông tư116/2010/TT-BTC ngày 04/08/2010 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư137/2009/TT-BTC ngày 03/7/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điềucủa Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg ngày 02/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hànhcơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu. 2. Khi đưa hàng hoá từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, người khai hảiquan phải khai trên tờ khai hải quan theo đúng quy định đối với từng loại hìnhnhập khẩu tại Chi cục Hải quan quản lý khu phi thuế quan, khai thuộc đối tượngkhông chịu thuế (trừ mặt hàng không được hưởng ưu đãi thuế đối với hàng nhậpkhẩu). Doanh nghiệp trong khu phi thuế quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư đểsản xuất kinh doanh phải đăng ký tên sản phẩm sản xuất, tên nguyên liệu, vật tưnhập khẩu, định mức nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất sản phẩm với cơquan hải quan. Việc thông báo định mức nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sảnxuất hàng bán trong khu phi thuế quan thực hiện trước khi báo cáo thanh khoản.Thông báo định mức đối với loại hình gia công, nhập nguyên liệu, vật tư để sảnxuất hàng xuất khẩu thực hiện theo quy định đối với hai loại hình này. Trường hợp doanh nghiệp trong khu phi thuế quan nhập khẩu nguyên liệu,vật tư, linh kiện để sản xuất hàng hóa bán vào thị trường nội địa thì khi đăngký tờ khai nhập khẩu, người khai hải quan phải đăng ký và khai tên, lượng hàng,chủng loại, trị giá nhập khẩu của từng loại nguyên liệu, vật tư, linh kiện; tênsản phẩm sản xuất tại khu phi thuế quan để bán vào thị trường nội địa có sửdụng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài. 3. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ nội địa đưa vào khu phi thuếquan a) Doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định đối với từngloại hình xuất khẩu tại Chi cục Hải quan ở nội địa hoặc Chi cục Hải quan quảnlý khu phi thuế quan. Trường hợp thủ tục hải quan được làm tại Chi cục Hải quanở nội địa thì việc vận chuyển hàng đến khu phi thuế quan được thực hiện theoquy định đối với hàng xuất khẩu chuyển cửa khẩu. Doanh nghiệp trong khu phi thuế quan làm thủ tục hải quan theo quy địnhđối với từng loại hình nhập khẩu tại Chi cục Hải quan quản lý khu phi thuếquan. b) Việc kiểm tra thực tế hànghoá thực hiện theo quy định đối với hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài. Trườnghợp hàng hoá đưa vào khu phi thuế quan do Chi cục Hải quan khác Chi cục Hảiquan quản lý khu phi thuế quan làm thủ tục, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạmthì Chi cục Hải quan quản lý khu phi thuế quan thực hiện kiểm tra lại hàng hoátheo quy định. 4. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ khu phi thuế quan xuất khẩu ranước ngoài a) Hàng hoá từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài làm thủ tụchải quan theo quy định đối với từng loại hình xuất khẩu. b) Hàng hoá do doanh nghiệp trong khu phi thuế quan nhập khẩu từ nướcngoài hoặc từ nội địa sau đó xuất khẩu nguyên trạng ra nước ngoài thì khi làmthủ tục xuất khẩu ra nước ngoài, doanh nghiệp khai cụ thể trên tờ khai xuấtkhẩu "xuất khẩu nguyên trạng hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài tại tờ khaisố..." hoặc "xuất khẩu nguyên trạng hàng hoá nhập khẩu từ nội địa tạitờ khai số..." kèm theo tờ khai nhập khẩu ban đầu, bản kê chi tiết (nếucó). 5. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá từ khu phi thuế quan đưa vào nộiđịa a) Doanh nghiệp trong khu phi thuế quan làm thủ tục xuất khẩu theo quyđịnh đối với từng loại hình xuất khẩu; doanh nghiệp nội địa làm thủ tục nhậpkhẩu theo quy định đối với từng loại hình nhập khẩu. Địa điểm làm thủ tục xuấtkhẩu, nhập khẩu là trụ sở của Chi cục Hải quan quản lý khu phi thuế quan. b) Để làm cơ sở cho doanh nghiệp nội địa tính toán số tiền thuế phảinộp khi làm thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan phải thựchiện như sau: b.1) Trường hợp sản phẩm xuất khẩu được sản xuất tại khu phi thuế quan,trước khi làm thủ tục xuất khẩu phải thông báo với cơ quan hải quan định mứcnguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài, cấu thành trong sảnphẩm sản xuất. Khi làm thủ tục xuất phải khai rõ trên tờ khai xuất khẩu tên, chủngloại nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu cấu thành trong sản phẩm đó. b.2) Trường hợp hàng hoá do doanh nghiệp trong khu phi thuế quan nhậpkhẩu từ nước ngoài hoặc từ nội địa sau đó xuất khẩu nguyên trạng vào nội địathì khi làm thủ tục xuất khẩu vào nội địa, doanh nghiệp khai cụ thể trên tờ khaixuất khẩu "xuất khẩu nguyên trạng hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài tại tờkhai số..." hoặc "xuất khẩu nguyên trạng hàng hoá nhập khẩu từ nộiđịa tại tờ khai số..." kèm theo tờ khai nhập khẩu ban đầu, bản kê chi tiết(nếu có). b.3) Doanh nghiệp trong khu phi thuế quan phải cung cấp cho doanhnghiệp nội địa đầy đủ hồ sơ, số liệu để doanh nghiệp nội địa tính số tiền thuếphải nộp. 6. Gia công hàng hoá giữa doanh nghiệp trong khu phi thuế quan và doanhnghiệp nội địa a) Trường hợp doanh nghiệp nội địa nhận gia công hàng hoá cho doanhnghiệp trong khu phi thuế quan: Doanh nghiệp nội địa thông báo hợp đồng giacông và làm thủ tục hải quan đối với hợp đồng gia công đó tại Chi cục Hải quanquản lý khu phi thuế quan. Thủ tục hải quan thực hiện như nhận gia công chothương nhân nước ngoài. b) Trường hợp doanh nghiệp nội địa đặt doanh nghiệp trong khu phi thuếquan gia công hàng hoá: Doanh nghiệp nội địa thông báo hợp đồng gia công và làmthủ tục hải quan cho hợp đồng gia công đó tại tại Chi cục Hải quan quản lý khu phithuế quan hoặc Chi cục Hải quan trong nội địa. Thủ tục hải quan thực hiện nhưdoanh nghiệp nội địa đặt gia công tại nước ngoài. 7. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá mua tại cửa hàng, siêu thị trongkhu phi thuế quan đưa vào nội địa a) Khách hàng vào mua hàng tại cửa hàng, siêu thị trong khu phi thuếquan đưa vào nội địa phải nộp thuế theo quy định đối với hàng nhập khẩu trướckhi đưa hàng ra khỏi khu phi thuế quan. Đối với khách mua hàng là đối tượng được mua hàng miễn thuế theo địnhmức tại khu phi thuế quan trong khu kinh tế cửa khẩu đưa vào nội địa theo quyđịnh của Thủ tướng Chính phủ tại Quy chế hoạt động của Khu phi thuế quan thìphải nộp thuế phần hàng hoá vượt định mức miễn thuế. b) Khách hàng vào mua hàng tại cửa hàng, siêu thị trong khu phi thuếquan phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân (dưới đây viết tắt là CMND) hoặchộ chiếu (đối với khách hàng là người nước ngoài) với doanh nghiệp bán hàng khimua hàng và hải quan giám sát cổng khi mang hàng ra khỏi khu phi thuế quan. c) Khi bán hàng cho khách, doanh nghiệp bán hàng phải có hoá đơn bánhàng và sổ theo dõi bán hàng, trong đó ghi rõ: tên, địa chỉ, số CMND hoặc số hộchiếu của người mua hàng; số lượng, đơn giá, trị giá hàng hoá bán cho từngngười mua. d) Tuỳ theo điều kiện cụ thể tại từng khu phi thuế quan, việc thu thuếđối với hàng hoá mua tại khu phi thuế quan đưa vào nội địa thực hiện theo mộttrong hai cách sau: d.1) Người mua hàng kê khai nộp thuế tại hải quan cổng kiểm soát khuphi thuế quan: d.1.1) Người mua hàng trước khi đưa hàng ra khỏi khu phi thuế quan phảikê khai hàng hoá thuộc diện nộp thuế vào tờ khai phi mậu dịch; nộp tờ khai,xuất trình CMND, hàng hoá, hoá đơn bán hàng (liên dành cho người mua hàng ) choHải quan cổng khu phi thuế quan; d.1.2) Hải quan cổng khu phi thuế quan: đối chiếu CMND do người manghàng xuất trình với người mang hàng; đối chiếu hàng hoá với tờ khai hải quan vàhoá đơn bán hàng; nếu phù hợp thì viết biên lai thu thuế và thu tiền thuế, nộptiền thuế thu được vào Ngân sách Nhà nước theo đúng quy định pháp luật d.2) Chi cục Hải quan quản lý khu phi thuế quan uỷ nhiệm cho doanhnghiệp bán hàng thu thuế: d.2.1) Việc uỷ nhiệm cho doanh nghiệp bán hàng thu thuế thực hiện theoquy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 106/2010/NĐ-CP. Trách nhiệm của bên đượcuỷ nhiệm, trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế thực hiện theo quy định tạikhoản 3 và khoản 4 Điều 3 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP; d.2.2) Khi đưa hàng ra khỏi khu phi thuế quan, người mua hàng phải xuấttrình CMND, hàng hoá, hoá đơn mua hàng, biên lai thu thuế cho Hải quan giám sátcổng khu phi thuế quan; d.2.3) Hải quan cổng khu phi thuế quan có trách nhiệm: đối chiếu CMNDdo người mang hàng xuất trình với người mang hàng; đối chiếu hàng hoá với hoáđơn bán hàng, biên lai thu thuế. Nếu qua kiểm tra, đối chiếu phát hiện có sựkhông phù hợp giữa người mang hàng với ảnh người trong CMND; giữa số CMND ghitrong hoá đơn bán hàng, biên lai thu thuế với số trong CMND do người mang hàngxuất trình; giữa hàng hoá mang ra với hàng hoá ghi trong hoá đơn bán hàng, biênlai thu thuế thì lập biên bản vi phạm và xử lý theo đúng quy định pháp luật. 8. Giám sát hải quan đối với hàng hoá đưa ra, đưa vào, đi qua khu phithuế quan a) Khu phi thuế quan phải có hàng rào ngăn cách với bên ngoài, có cổngkiểm soát hải quan để giám sát hàng hoá đưa ra, đưa vào khu phi thuế quan. b) Hàng hoá đưa ra, đưa vào khu phi thuế quan, hàng hoá vận chuyển quakhu phi thuế quan để nhập khẩu vào nội địa hoặc xuất khẩu ra nước ngoài phải điqua cổng kiểm soát hải quan và phải chịu sự giám sát của Hải quan cổng kiểmsoát này. c) Hàng hoá từ nước ngoài nhập khẩu vào nội địa hoặc hàng hoá từ nộiđịa xuất khẩu ra nước ngoài khi đi qua khu phi thuế quan phải đi đúng tuyếnđường do Hải quan quản lý khu phi thuế quan phối hợp với Ban quản lý khu phithuế quan quy định. 9. Thủ tục hải quan và giám sát hải quan đối với phương tiện vận tảinhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh qua khu phi thuế quan (đối với khu phi thuế quangắn liền với cửa khẩu đường bộ) thực hiện theo quy định đối với phương tiện vậntải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt 10. Thủ tục báo cáo thanh khoản a) Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong khu phi thuế quan,định kỳ sáu tháng một lần phải báo cáo cơ quan hải quan về hàng hoá xuất khẩu,nhập khẩu trong kỳ và báo cáo xuất-nhập-tồn kho; thời hạn nộp báo cáo chậm nhấtsau kỳ báo cáo mười lăm ngày; mẫu báo cáo do Tổng cục Hải quan quy định. Hồ sơ báo cáo gồm: a.1) Hồ sơ phải nộp: a.1.1) Bảng tổng hợp tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư trong kỳ báocáo: 02 bản chính (mẫu 07/HSTK-PTQ Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này); a.1.2) Bảng tổng hợp hoá đơn nguyên liệu, vật tư mua tại khu phi thuếquan trong kỳ báo cáo (nếu có): 02 bản chính (mẫu 08/HSTK-PTQ Phụ lục III banhành kèm theo Thông tư này); a.1.3) Bảng tổng hợp tờ khai xuất khẩu sản phẩm trong kỳ báo cáo: 02bản chính (mẫu 09/HSTK-PTQ Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này ); a.1.4) Bảng tổng hợp hoá đơn sản phẩm bán tại khu phi thuế quan trongkỳ báo cáo (nếu có): 02 bản chính (mẫu 10/HSTK-PTQ Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này); a.1.5) Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư đã sử dụng để sản xuất sảnphẩm xuất khẩu và bán tại khu phi thuế quan trong kỳ báo cáo: 02 bản chính (mẫu11/HSTK-PTQ Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này); a.1.6) Bảng báo cáo nguyên liệu, vật tư nhập-xuất-tồn trong kỳ báo cáothanh khoản: 02 bản chính (mẫu 12/HSTK-PTQ Phụ lục III ban hành kèm theo Thôngtư này); a.1.7) Hoá đơn (bản sao) mua nguyên, vật tư tại khu phi thuế quan trongkỳ báo cáo (nếu có); a.1.8) Hoá đơn (bản sao) bán sản phẩm tại khu phi thuế quan trong kỳbáo cáo (nếu có). a.2) Hồ sơ phải xuất trình: a.2.1) Tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư trong kỳ báo cáo; a.2.2) Tờ khai xuất khẩu sản phẩm trong kỳ báo cáo; a.2.3) Hoá đơn (bản chính) mua nguyên, vật tư tại khu phi thuế quan trongkỳ báo cáo (nếu có); a.2.4) Hoá đơn (bản chính) bán sản phẩm tại khu phi thuế quan trong kỳbáo cáo (nếu có). b) Đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại thuần tuý trong khu phithuế quan thì một tháng một lần phải báo cáo hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩutrong kỳ và báo cáo xuất-nhập-tồn kho với cơ quan Hải quan quản lý khu phi thuếquan. Thời hạn nộp hồ sơ báo cáo chậm nhất là ngày thứ mười lăm của tháng tiếptheo. Hồ sơ báo cáo gồm: b.1) Hồ sơ phải nộp: b.1.1) Bảng tổng hợp hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài trong kỳ báo cáothanh khoản: 02 bản chính (mẫu 13/HSTK-PTQ Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này); b.1.2) Bảng tổng hợp hàng hoá nhập khẩu từ nội địa trong kỳ báo cáothanh khoản (nếu có): 02 bản chính (mẫu 14/HSTK-PTQ Phụ lục III ban hành kèmtheo Thông tư này); b.1.3) Bảng tổng hợp hàng hoá mua tại khu phi thuế quan trong kỳ báocáo thanh khoản (nếu có): 02 bản (mẫu 15/HSTK-PTQ Phụ lục III ban hành kèm theoThông tư này); b.1.4) Bảng tổng hợp hàng hoá bán tại khu phi thuế quan trong kỳ báo cáothanh khoản: 02 bản chính (mẫu 16/HSTK-PTQ Phụ lục III ban hành kèm theo Thôngtư này); b.1.5) Bảng tổng hợp hàng hoá xuất khẩu trong kỳ báo cáo thanh khoản(nếu có): 02 bản chính (mẫu 17/HSTK-PTQ Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tưnày); b.1.6) Bảng báo cáo hàng hoá nhập-xuất-tồn trong kỳ báo cáo thanhkhoản: 02 bản chính (mẫu 18/HSTK-PTQ Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tưnày); b.1.7) Hoá đơn (bản sao) mua hàng, bán hàng tại khu phi thuế quan trongkỳ báo cáo (nếu có). b.2) Hồ sơ phải xuất trình: b.2.1) Tờ khai nhập khẩu, xuất khẩu hàng hoá trong kỳ báo cáo thanhkhoản; b.2.2) Hoá đơn (bản chính) bán hàng, mua hàng tại khu phi thuế quantrong kỳ báo cáo (nếu có); c) Đối với hàng gia công thì thực hiện theo quy định về thanh khoản hợpđồng gia công. d) Đối với doanh nghiệp vừa sản xuất kinh doanh, vừa kinh doanh thươngmại thuần tuý, vừa gia công hàng hoá thì loại hình nào thanh khoản theo loạihình đó. e) Hải quan quản lý khu phi thuế quan có trách nhiệm kiểm tra, đốichiếu báo cáo của doanh nghiệp; kiểm tra hàng tồn kho nếu xét thấy cần thiết;nếu phát hiện vi phạm pháp luật, hàng hoá nhập khẩu vào khu phi thuế quan bịthẩm lậu vào nội địa thì xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật. Trường hợp phát hiện hàng từ nội địa đưa vào khu phi thuế quan, sau đóthẩm lậu trở lại nội địa thì hải quan quản lý khu phi thuế quan thông báo choCục thuế nơi có trụ sở doanh nghiệp nội địa đưa hàng vào khu phi thuế quan biếtđể phối hợp xử lý. Điều 45. Thủ tục hải quanđối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất 1. Nguyên tắc chung a) Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanhnghiệp chế xuất (dưới đây viết tắt là DNCX) được áp dụng cho DNCX trong khu chếxuất và DNCX ngoài khu chế xuất. b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của DNCX phải làm thủ tục hải quantheo quy định đối với từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu. Riêng việc mua vănphòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng (bao gồm cả bảo hộ lao động:quần, áo, mũ, giầy, ủng, găng tay) từ nội địa để phục vụ cho điều hành bộ máyvăn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp, DNCXđược lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan đối với loại hànghóa này. c) Hàng hóa luân chuyển trong nội bộ một DNCX thì không phải làm thủtục hải quan. d) Hàng hóa nhập khẩu của DNCX được chuyển cửa khẩu từ cửa khẩu nhập vềDNCX, hàng hóa xuất khẩu của DNCX được chuyển cửa khẩu từ DNCX đến cửa khẩuxuất. e) Hải quan quản lý khu chế xuất, DNCX chỉ giám sát trực tiếp tại cổngra vào của khu chế xuất, DNCX khi cần thiết theo quyết định của Cục trưởng CụcHải quan. 2. Địa điểm làm thủ tục hải quan a) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu: thủ tục hải quan làm tại Chicục Hải quan quản lý DNCX. b) Đối với hàng hoá gia công giữa DNCX với doanh nghiệp nội địa: Doanhnghiệp nội địa làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX hoặc Chicục Hải quan nơi có trụ sở chính của doanh nghiệp nội địa. c) Đối với hàng hoá gia công giữa hai DNCX: Doanh nghiệp nhận gia côngthực hiện thông báo hợp đồng gia công và làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hảiquan quản lý DNCX nhận gia công. 3. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của DNCX a) Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài a.1) Căn cứ văn bản đề nghị nhập khẩu hàng hoá tạo tài sản cố định củagiám đốc Doanh nghiệp chế xuất, kèm danh mục hàng hoá (chi tiết tên hàng, lượnghàng, chủng loại), cơ quan hải quan làm thủ tục nhập khẩu theo quy định đối vớihàng hoá nhập khẩu thương mại. a.2) Đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu,DNCX làm thủ tục nhập khẩu theo quy định đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại,trừ việc kê khai tính thuế. a.3) Hàng hoá gia công cho thương nhân nước ngoài thực hiện theo hướngdẫn của Bộ Tài chính. b) Đối với hàng hoá của DNCX xuất khẩu ra nước ngoài, DNCX làm thủ tụcxuất khẩu theo quy định đối với hàng xuất khẩu thương mại, trừ việc kê khaitính thuế. c) Hàng hoá của DNCX bán vào nội địa c.1) Đối với sản phẩm do DNCX sản xuất, bán vào thị trường nội địa:DNCX và doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan và sử dụng tờ khai xuất nhậpkhẩu tại chỗ. c.2) Đối với phế liệu, phế phẩmđược phép bán vào thị trường nội địa, doanh nghiệp nội địa làm thủ tục nhậpkhẩu theo quy định đối với hàng nhập khẩu thương mại. d) Đối với hàng hoá do doanhnghiệp nội địa bán cho DNCX: DNCX và doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quantheo các bước và sử dụng tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ. e) Hàng hoá gia công (trừ gia công cho nước ngoài) e.1) Đối với hàng hoá do DNCX thuê doanh nghiệp nội địa gia công, doanhnghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định về gia công hàng hóa chothương nhân nước ngoài. e.2) Đối với hàng hoá do DNCX nhận gia công cho doanh nghiệp nội địa,doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo quy định về đặt gia công hànghoá ở nước ngoài. e.3) Hàng hoá gia công giữa các DNCX với nhau thì DNCX nhận gia cônglàm thủ tục hải quan theo quy định đối với hàng gia công cho thương nhân nướcngoài. g) Đối với hàng hóa mua, bán giữa các doanh nghiệp chế xuất với nhau g.1) Hàng hoá mua, bán giữa các DNCX không cùng một khu chế xuất thìthực hiện theo hướng dẫn về thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩutại chỗ quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 41 Thông tư này (trừ quy định vềđiều kiện xuất nhập khẩu tại chỗ). g.2) Hàng hoá mua, bán giữa các DNCX trong cùng một khu chế xuất thìkhông phải làm thủ tục hải quan. h) Đối với hàng hoá của DNCX đưa vào nội địa để sửa chữa, DNCX có vănbản thông báo: tên hàng, số lượng, lý do, thời gian sửa chữa, không phải đăngký tờ khai hải quan. Cơ quan hải quan có trách nhiệm theo dõi, xác nhận khihàng đưa trở lại DNCX. Quá thời hạn đăng ký sửa chữa mà không đưa hàng trở lạithì xử lý theo hướng dẫn đối với hàng chuyển đổi mục đích sử dụng. i) Việc tiêu huỷ phế liệu, phế phẩm thực hiện theo quy định của phápluật, có sự giám sát của cơ quan hải quan. 4. Thủ tục thanh khoản nguyên liệu, vật tư của DNCX a) Việc thanh khoản đối với nguyên liệu, vật tư của DNCX được thực hiệntheo từng loại hình hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nhưng chỉ thanh khoản vềlượng. b) Thời hạn và địa điểm thanh khoản b.1) Đối với loại hình gia công thì thanh khoản theo quy định về thờihạn thanh khoản hợp đồng gia công tại Chi cục Hải quan nơi thông báo hợp đồnggia công. b.2) Đối với loại hình SXXK thực hiện thanh khoản một quý một lần vàchậm nhất vào ngày 15 của tháng đầu quý sau tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX.Trường hợp doanh nghiệp có đề nghị thì thời hạn thanh khoản được thực hiện mộttháng một lần, trước ngày 15 của tháng sau. c) Hồ sơ thanh khoản c.1) Đối với loại hình gia công: thực hiện theo quy định về thanh khoảnđối với hàng hoá gia công cho thương nhân nước ngoài. c.2) Đối với hàng SXXK, hồ sơ thanh khoản gồm: c.2.1) Bảng định mức (mẫu 07/ĐKĐM-SXXK Phụ lục VI ban hành kèm theoThông tư này) của từng mã hàng: xuất trình 01 bản chính; c.2.2) Báo cáo nhập, xuất, tồn (mẫu 10/HSTK-CX Phụ lục VI ban hành kèmtheo Thông tư này) nguyên liệu, vật tư nhập khẩu: nộp 02 bản chính (trả doanhnghiệp 01 bản khi kết thúc kiểm tra). d) Việc xử lý đối với tài sản,hàng hoá có nguồn gốc nhập khẩu khi doanh nghiệp chuyển đổi loại hình từ doanhnghiệp chế xuất thành doanh nghiệp bình thường và ngược lại thực hiện như sau: d.1) Trường hợp chuyển đổi loại hình từ doanh nghiệp chế xuất thànhdoanh nghiệp không hưởng chế độ chế xuất: d.1.1) Thanh khoản tài sản, hàng hoá có nguồn gốc nhập khẩu; d.1.2) Xác định tài sản, hàng hoá có nguồn gốc nhập khẩu còn tồn kho; d.1.3) Thực hiện việc thu thuế theo quy định; d.1.4) Thời điểm thanh khoản và xác định tài sản, hàng hoá có nguồn gốcnhập khẩu thực hiện trước khi doanh nghiệp chuyển đổi. d.2) Trường hợp chuyển đổi loại hình từ doanh nghiệp không hưởng chế độchế xuất sang doanh nghiệp chế xuất: d.2.1) Doanh nghiệp báo cáo số lượng nguyên liệu, vật tư còn tồn kho;cơ quan hải quan kiểm tra nguyên liệu, vật tư còn tồn kho và xử lý thuế theoquy định; d.2.2) Trước khi chuyển đổi, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp đầy đủ cáckhoản nợ thuế, nợ phạt còn tồn đọng cho cơ quan hải quan. Cơ quan hải quan chỉáp dụng chính sách thuế, hải quan đối với loại hình doanh nghiệp chế xuất saukhi doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, hải quan với cơ quanhải quan. 5. Thanh lý máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển tạo tài sản cốđịnh a) Các hình thức thanh lý, hàng hoá thuộc diện thanh lý, điều kiệnthanh lý, hồ sơ thanh lý hàng hoá nhập khẩu miễn thuế thực hiện theo hướng dẫntại Thông tư số 04/2007/TT-BTM. b) Nơi làm thủ tục thanh lý là Chi cục Hải quan quản lý DNCX. c) Thủ tục thanh lý c.1) Doanh nghiệp hoặc ban thanh lý có văn bản nêu rõ lý do thanh lý,tên gọi, ký mã hiệu, lượng hàng cần thanh lý, thuộc tờ khai nhập khẩu số, ngàytháng năm gửi Chi cục Hải quan quản lý DNCX. c.2) Trường hợp thanh lý theo hình thức xuất khẩu thì doanh nghiệp mởtờ khai xuất khẩu; trường hợp thanh lý nhượng bán tại thị trường Việt c.3) Trường hợp tiêu huỷ, doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện theoquy định của cơ quan quản lý môi trường, có sự giám sát của cơ quan hải quan. 6. Kết thúc xây dựng công trình, DNCX phải thực hiện báo cáo quyết toánđối với hàng hoá nhập khẩu để xây dựng công trình với cơ quan hải quan. Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra và xử lý theo quy định đối vớihàng hoá nhập thừa hoặc sử dụng không đúng mục đích. 7. Hàng hóa của DNCX được xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Nghịđịnh số 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết LuậtThương mại về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếpđến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;Thông tư số 09/2007/TT-BTM ngày 17/07/2007 của Bộ Thương mại (nay là Bộ CôngThương) hướng dẫn thi hành Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007; Thông tưsố 05/2008/TT-BCT ngày 14/4/2008 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Thông tư09/2007/TT-BTM thì thực hiện theo hướng dẫn đối với hàng hóa kinh doanh theohợp đồng mua bán, không thực hiện theo hướng dẫn tại các khoản từ khoản 1 đếnkhoản 6 Điều này. Điều 46. Thủ tục hải quanđối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho bảo thuế 1. Hàng hóa đưa vào, đưa ra kho bảo thuế là nguyên liệu nhập khẩu nhưngchưa phải nộp thuế để sản xuất hàng xuất khẩu của chính doanh nghiệp có kho bảothuế. Doanh nghiệp phải khai hồ sơ hải quan riêng biệt cho phần nguyên liệunhập khẩu được bảo thuế và đăng ký lượng sản phẩm xuất khẩu cho một năm kếhoạch. 2. Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu đưa vào kho bảo thuếđược thực hiện theo quy định đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàngxuất khẩu. Việc xử lý hàng hoá gửi kho bảo thuế bị hư hỏng, giảm phẩm chất,không đáp ứng yêu cầu sản xuất được thực hiện theo quy định tại Điều 29 Nghịđịnh số 154/2005/NĐ-CP. 3. Thủ tục thanh khoản: a) Kết thúc năm (ngày 31/12 hàng năm), chậm nhất là ngày 31/01 năm tiếptheo, doanh nghiệp phải lập bảng tổng hợp các tờ khai hải quan nhập khẩu vàtổng lượng nguyên liệu đã nhập khẩu theo chế độ bảo thuế, tổng hợp các tờ khaihải quan xuất khẩu và tổng lượng nguyên liệu cấu thành sản phẩm đã xuất khẩu,tái xuất và tiêu huỷ gửi cơ quan hải quan. b) Thủ tục thanh khoản, nộp thuế, hoàn thuế hàng hoá nhập khẩu vào khobảo thuế b.1) Thủ tục thanh khoản nguyên liệu, vật tư của kho bảo thuế được thựchiện như thủ tục thanh khoản nguyên liệu, vật tư của doanh nghiệp chế xuấthướng dẫn tại khoản 4 Điều 45 Thông tư này. b.2) Nếu số lượng nguyên liệu cấu thành sản phẩm đã xuất khẩu và táixuất ít hơn số lượng nguyên liệu nhập khẩu theo chế độ bảo thuế thì doanhnghiệp phải nộp thuế cho phần nguyên liệu chưa xuất khẩu của các tờ khai hảiquan hàng nhập khẩu quá thời hạn ba trăm sáu mươi lăm ngày kể từ ngày đăng kývới cơ quan hải quan đến ngày thanh khoản; số nguyên liệu chưa đến thời hạnphải nộp thuế sẽ được chuyển sang năm tài chính tiếp theo để thanh khoản. b.3) Số lượng nguyên liệu đã nộp thuế nhưng sau đó được đưa vào sảnxuất và xuất khẩu sẽ được xét hoàn thuế theo loại hình nhập nguyên liệu sảnxuất hàng xuất khẩu hướng dẫn tại Điều 118 Thông tư này. Điều 47. Thủ tục hải quanđối với hàng hoá đưa vào, đưa ra địa điểm thu gom hàng lẻ (gọi tắt là CFS -container freight station) 1. Hàng hoá nhập khẩu đưa vào CFS là hàng hoá chưa hoàn thành thủ tụchải quan, đang chịu sự giám sát, quản lý của cơ quan hải quan. 2. Hàng hoá xuất khẩu đưa vào CFS là hàng hoá đã làm xong thủ tục hảiquan hoặc hàng hoá đã đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan ngoài cửakhẩu nhưng việc kiểm tra thực tế hàng hoá được thực hiện tại CFS. 3. Các dịch vụ được thực hiện trong CFS a) Đối với hàng xuất khẩu: Đóng gói, đóng gói lại, sắp xếp, sắp xếp lạihàng hóa. Đối với hàng quá cảnh, hàng trungchuyển được đưa vào các CFS trong cảng để chia tách, đóng ghép chung containerxuất khẩu hoặc đóng ghép chung với hàng xuất khẩu của Việt b) Đối với hàng nhập khẩu: Được phép chia tách để làm thủ tục nhập khẩuhoặc đóng ghép container với các lô hàng xuất khẩu khác để xuất sang nước thứba. 4. Giám sát hải quan đối với việc vận chuyển hàng hoá đưa vào, đưa raCFS và giám sát việc thực hiện các dịch vụ trong CFS thực hiện theo quy địnhtại Điều 13, Điều 14 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP, Điều 16 Thông tư này và hướngdẫn của Tổng cục Hải quan. Điều 48. Thủ tục hải quanđối với hàng hoá là máy móc, thiết bị tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập phụcvụ thi công công trình, dự án đầu tư, tài sản đi thuê, cho thuê 1. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá là máy móc, thiết bị tạm nhập-táixuất, tạm xuất-tái nhập phục vụ thi công công trình, dự án đầu tư, tài sản chothuê, đi thuê, thực hiện theo quy định đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩuthương mại. Đối với hàng tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập thuộc đối tượng đượcmiễn thuế, định kỳ hàng năm (365 ngày kể từ ngày tạm nhập/tạm xuất) người khaihải quan có trách nhiệm thông báo cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạmnhập/tạm xuất về thời hạn còn lại sử dụng máy móc, thiết bị tạm nhập/tạm xuấtđể cơ quan Hải quan theo dõi, thanh khoản hồ sơ. 2. Hết thời hạn tạm nhập/tạm xuất người khai hải quan phải thực hiệnngay việc tái xuất/tái nhập và thanh khoản hồ sơ với Chi cục Hải quan nơi làmthủ tục tạm nhập/tạm xuất; trường hợp quá thời hạn tạm nhập/tạm xuất mà ngườikhai hải quan chưa tái xuất/tái nhập thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp doanh nghiệp có vănbản đề nghị tặng máy móc, thiết bị tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập phục vụthi công công trình, dự án đầu tư, tài sản cho thuê, đi thuê cho đối tác thuê,mượn thì sau khi làm xong thủ tục biếu tặng theo quy định, hải quan nơi làm thủtục tạm nhập hoặc tạm xuất thực hiện thanh khoản trên tờ khai tạm nhập, tạmxuất. Điều 49. Thủ tục hải quanđối với một số trường hợp tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập khác 1. Đối với linh kiện, phụ tùng tạm nhập không có hợp đồng để phục vụthay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài a) Người khai hải quan a.1) Đối với linh kiện, phụ tùng tạm nhập do chính tàu bay, tàu biểnmang theo khi nhập cảnh thì người khai hải quan là người điều khiển phươngtiện. a.2) Đối với linh kiện, phụ tùng gửi trước, gửi sau theo địa chỉ củađại lý hãng tàu thì người khai hải quan là đại lý hãng tàu đó. b) Thủ tục hải quan b.1) Thủ tục hải quan và chính sách thuế thực hiện theo quy định tạiĐiều 73 và Điều 101 Thông tư này. b.2) Linh kiện, phụ tùng tạm nhập nếu không sử dụng hết phải tái xuấtra khỏi Việt b.3) Linh kiện, phụ tùng tháo ra khi sửa chữa, thay thế phải tái xuấtra khỏi Việt 2. Linh kiện, phụ tùng tạm nhập để sửa chữa tàu biển, tàu bay theo hợpđồng ký giữa chủ tàu nước ngoài với nhà máy sửa chữa tại Việt 3. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-táinhập dự hội chợ, triển lãm thực hiện theo quy định đối với hàng xuất khẩu, nhậpkhẩu thương mại. Ngoài ra, do tính đặc thù của loại hình này nên có một số quyđịnh cụ thể như sau: a) Hồ sơ hải quan: ngoài các giấy tờ như hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩuthương mại, phải nộp thêm 01 bản sao văn bản có xác nhận của cơ quan có thẩmquyền về tổ chức hội chợ, triển lãm. b) Thủ tục hải quan đối với hàng hoá tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-táinhập dự hội chợ, triển lãm thực hiện tại Chi cục Hải quan nơi có hội chợ, triểnlãm hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu. c) Thời hạn tái xuất, tái nhập c.1) Hàng hoá tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm thương mạitại Việt Nam phải được tái xuất khẩu trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngàykết thúc hội chợ, triển lãm thương mại. c.2) Thời hạn tạm xuất khẩu hàng hoá để tham gia hội chợ, triển lãmthương mại ở nước ngoài là một năm, kể từ ngày hàng hoá được tạm xuất khẩu; nếuquá thời hạn nêu trên mà chưa được tái nhập khẩu thì hàng hoá đó phải chịu thuếvà các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam. d) Việc bán, tặng hàng hoá tại hội chợ, triển lãm thực hiện theo quyđịnh tại Điều 136 và Điều 137 Luật Thương mại. 4. Hàng tạm xuất tái nhập để bảo hành, sửa chữa ở nước ngoài a) Trường hợp trong hợp đồng có điều khoản bảo hành, sửa chữa thì thựchiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 củaChính phủ và hướng dẫn của Bộ Công Thương. b) Trường hợp không có hợp đồng hoặc có hợp đồng nhưng không có điềukhoản bảo hành, sửa chữa thì thủ tục hải quan thực hiện như thủ tục đối vớihàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại quy định tại PhầnIII Thông tư này. c) Trường hợp tạm xuất tái nhập không cùng một cửa khẩu thì được làmthủ tục chuyển cửa khẩu về nơi đã làm thủ tục xuất khẩu. 5. Thanh khoản tờ khai tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập a) Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập hoặc tạm xuất chịu tráchnhiệm theo dõi, quản lý và thanh khoản tờ khai hàng tạm nhập, tạm xuất. b) Thời hạn thanh khoản: như quy định tại khoản 1 Điều 132 Thông tưnày. c) Hồ sơ thanh khoản gồm: c.1) Công văn yêu cầu thanh khoản tờ khai tạm nhập hoặc tờ khai tạmxuất trong đó nêu cụ thể tờ khai tạm nhập - tờ khai tái xuất, lượng hàng hoátạm nhập, lượng hàng hoá tái xuất tương ứng và tương tự đối với trường hợp tạmxuất - tái nhập; c.2) Tờ khai tạm nhập, tờ khai tái xuất hoặc tờ khai tạm xuất, tờ khaitái nhập; c.3) Các giấy tờ khác có liên quan. Điều 50. Thủ tục hải quanđối với trường hợp tạm nhập, tạm xuất các phương tiện chứa hàng hoá theo phươngthức quay vòng 1. Các phương tiện này bao gồm: a) Container rỗng có hoặc không có móc treo; b) Bồn mềm lót trong container để chứa hàng lỏng (flex tank). 2. Thủ tục hải quan a) Đối với phương tiện của hãng vận tải a.1) Khi nhập khẩu, đại lý vận tải nộp 01 bản lược khai hàng hoá chuyênchở, trong đó có liệt kê cụ thể các phương tiện nhập khẩu. a.2) Khi xuất khẩu, đại lý vận tải nộp 01 Bản kê tạm nhập hoặc tạm xuấtcontainer rỗng trước khi xếp lên phương tiện vận tải (mẫu 19/BKC/2010 Phụ lụcIII ban hành kèm theo Thông tư này); người vận chuyển hoặc đại lý vận tải nộp01 bản lược khai hàng hoá chuyên chở. b) Trường hợp các phương tiện trên không phải của hãng vận tải, ngườikhai hải quan (người có hàng hoá đã hoặc sẽ chứa trong các phương tiện thuê từnước ngoài) phải có văn bản giải trình để được làm thủ tục theo phương thứcquay vòng. c) Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập/tạm xuất theo dõi, đốichiếu, xác nhận về số lượng phương tiện tạm xuất, tạm nhập; kiểm tra thực tếkhi có nghi vấn. 3. Phương tiện quay vòng khác (kệ, giá, thùng, lọ ….) không phải làcontainer, bồn mềm thì khi tạm xuất, tạm nhập, người khai hải quan khai trên tờkhai phi mậu dịch. Riêng thời hạn nộp thuế được thực hiện theo thời gian tạmnhập, tạm xuất do doanh nghiệp đăng ký với cơ quan hải quan. Nếu quá thời hạnđăng ký mà chưa tái xuất, tái nhập thì doanh nghiệp phải nộp thuế. Điều 51. Thủ tục hải quanđối với hàng hoá đã xuất khẩu nhưng bị trả lại 1. Các hình thức tái nhập hàng hoá đã xuất khẩu nhưng bị trả lại (sauđây gọi tắt là tái nhập hàng trả lại) bao gồm: a) Tái nhập hàng trả lại để sửa chữa, tái chế (gọi chung là tái chế)sau đó tái xuất; b) Tái nhập hàng trả lại để tiêu thụ nội địa (không áp dụng đối vớihàng gia công cho thương nhân nước ngoài); c) Tái nhập hàng trả lại để tiêu huỷ tại Việt d) Xuất cho đối tác nước ngoài khác. 2. Nơi làm thủ tục nhập khẩu trở lại: a) Chi cục Hải quan đã làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá đó. Trường hợphàng trả lại về Việt b) Trường hợp một lô hàng bị trả lại là hàng hoá của nhiều lô hàng xuấtkhẩu thì thủ tục tái nhập được thực hiện tại một trong những Chi cục Hải quanđã làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá đó. 3. Hàng hoá sau khi tái chế được làm thủ tục tái xuất tại Chi cục Hảiquan nơi đã làm thủ tục tái nhập hàng hoá đó. Trường hợp Chi cục Hải quan làmthủ tục tái nhập và tái xuất hàng hoá là Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu (khôngphải là Chi cục Hải quan cửa khẩu) thì hàng hoá được thực hiện theo thủ tục đốivới hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu. 4. Thủ tục nhập khẩu hàng trả lại a) Hồ sơ hải quan gồm: a.1) Văn bản đề nghị táinhập hàng hoá, nêu rõ hàng hoá thuộc tờ khai xuất khẩu nào, đã được cơ quan hảiquan xét hoàn thuế, không thu thuế và đã kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào vớicơ quan thuế chưa? (ghi rõ số quyết định hoàn thuế, không thu thuế) đồng thờinêu rõ lý do tái nhập (để tái chế hoặc để tiêu thụ nội địa hoặc để tiêu huỷ;hàng nhập khẩu để tái chế phải ghi rõ địa điểm tái chế, thời gian tái chế, cáchthức tái chế, những hao hụt sau khi tái chế): nộp 01 bản chính; a.2) Tờ khai hải quan hànghoá nhập khẩu, bản kê chi tiết hàng hoá, vận đơn: như đối với hàng hoá nhập khẩu thương mại; a.3) Tờ khai hải quan hànghoá xuất khẩu trước đây: nộp 01 bản sao; a.4) Văn bản của bên nướcngoài (bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu) thông báo hàng bị trảlại: nộp 01 bản chính hoặc bản sao. b) Cơ quan hải quan áp dụngthủ tục hải quan như đối với hàng hoá nhập khẩu thương mại (trừ giấy phép nhậpkhẩu, giấp phép quản lý chuyên ngành, kê khai tính thuế…). Hàng hóa tái nhậpphải kiểm tra thực tế hàng hoá. Công chức hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra hànghoá phải đối chiếu hàng hoá nhập khẩu với mẫu lưu nguyên liệu (nếu sản phẩmxuất khẩu thuộc loại hình gia công, SXXK và có lấy mẫu nguyên liệu; nguyên liệukhông bị biến đổi trong quá trình sản xuất sản phẩm) và hàng hoá được mô tảtrên tờ khai xuất khẩu để xác định phù hợp giữa hàng hoá nhập khẩu trở lại ViệtNam với hàng hoá đã xuất khẩu trước đây; lấy mẫu hàng hóa tái nhập hoặc chụphình (đối với lô hàng tạm nhập không thể lấy mẫu được) để đối chiếu khi táixuất. c) Đối với hàng hoá tái nhậpđể tái chế thì thời hạn tái chế do doanh nghiệp đăng ký với cơ quan hải quannhưng không quá 275 ngày kể từ ngày tái nhập; quá thời hạn đăng ký mà chưa táixuất thì phải nộp thuế theo quy định. 5. Thủ tục tái xuất hàng đãtái chế a) Hồ sơ hải quan gồm: a.1) Tờ khai hàng hoá xuấtkhẩu: nộp 02 bản chính; a.2) Tờ khai hàng hoá nhậpkhẩu (để tái chế): nộp 01 bản sao. b) Cơ quan hải quan làm thủtục như đối với hàng hoá xuất khẩu thương mại. Đối với lô hàng phải kiểm tra thựctế hàng hoá, công chức hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra hàng hoá phải đối chiếuthực tế hàng tái xuất với mẫu hàng hoá khi tái nhập (hoặc hình ảnh chụp hànghoá khi làm thủ tục tái nhập). c) Nếu hàng tái chế khôngtái xuất được thì doanh nghiệp phải có văn bản gửi Chi cục Hải quan làm thủ tụctái nhập giải trình rõ lý do không tái xuất được, trên cơ sở đó đề xuất Chi cụcHải quan làm thủ tục tái nhập xem xét, chấp nhận các hình thức xử lý như sau: c.1) Đối với sản phẩm táichế là hàng gia công c.1.1) Làm thủ tục hải quantheo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ để tiêu thụ nội địa, nếu đáp ứng đủ điềukiện như đối với xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ sản phẩm gia công quy định tạiNghị định số 12/2006/NĐ-CP; hoặc c.1.2) Tiêu huỷ, nếu bênthuê gia công đề nghị được tiêu huỷ tại Việt Nam và Sở Tài nguyên và Môi trườngđịa phương cho phép tiêu huỷ tại Việt Nam. c.2) Đối với sản phẩm táichế không phải là hàng gia công thì chuyển tiêu thụ nội địa như hàng hóa táinhập để tiêu thụ nội địa. 6. Trường hợp hàng hóa táinhập là sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; hànghoá kinh doanh thuộc đối tượng được hoàn thuế nhập khẩu thì Hải quan làmthủ tục tái nhập phải thông báo cho Hải quan làm thủ tục hoàn thuế nhập khẩubiết (nếu hai đơn vị Hải quan này là hai Chi cục Hải quan khác nhau) về cáctrường hợp nêu tại điểm b, điểm c khoản 1 và điểm c khoản 5 Điều này hoặctrường hợp quá thời hạn nêu tại điểm c khoản 4 Điều này để xử lý thuế theo quyđịnh tại điểm c khoản 7 Điều 113 Thông tư này. Điều 52. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đã nhập khẩu nhưng phải xuấttrả lại cho khách hàng nước ngoài, tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vàokhu phi thuế quan 1. Các hình thức xuất trảlại hàng bao gồm: a) Xuất trả lại cho chủ hàngnước ngoài đã bán lô hàng này; b) Xuất cho đối tác nướcngoài khác. 2. Nơi làm thủ tục xuất trả:tại Chi cục Hải quan đã làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đó. Trường hợp hàng xuấttrả cho khách hàng nước ngoài qua cửa khẩu khác thì được làm thủ tục chuyển cửakhẩu đến cửa khẩu xuất. 3. Hồ sơ hải quan gồm: a) Văn bản giải trình củadoanh nghiệp về việc xuất trả hàng; b) Tờ khai hàng hoá xuấtkhẩu: nộp 02 bản chính; c) Tờ khai hàng hoá nhậpkhẩu trước đây: nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính; d) Văn bản chấp nhận nhậnlại hàng (bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu) của chủ hàng nướcngoài (nếu hàng xuất trả lại cho chủ hàng bán lô hàng này): nộp 01 bản chínhhoặc bản sao; Hợp đồng bán hàng cho nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuếquan (nếu hàng tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan):nộp 01 bản sao. 4. Thủ tục hải quan thựchiện như đối với với lô hàng xuất khẩu theo hợp đồng thương mại. Hàng xuất trảphải kiểm tra thực tế hàng hoá. Công chức hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra hànghoá phải đối chiếu mẫu lưu hàng hoá lấy khi nhập khẩu (nếu có lấy mẫu); đốichiếu mô tả hàng hoá trên tờ khai nhập khẩu với thực tế hàng hoá tái xuất; ghirõ số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá xuất khẩu và việc xác định sự phùhợp giữa hàng hoá thực xuất khẩu với hàng hoá trước đây đã nhập khẩu. Điều 53. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá bán tại cửa hàng miễn thuế Việc quản lý hải quan đốivới hàng hoá bán tại cửa hàng kinh doanh miễn thuế thực hiện theo hướng dẫnriêng của Bộ Tài chính. Điều 54. Thủ tục hải quan đốivới bưu phẩm, bưu kiện, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chínhvà vật phẩm, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh Thủ tục hải quan đối với bưuphẩm, bưu kiện, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính và vậtphẩm, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh thực hiệntheo Thông tư này và các Thông tư số 99/2010/TT-BTC ngày 09/7/2010 của Bộ Tàichính quy định thủ tục hải quan đối với bưu phẩm, bưu kiện, hàng hoá xuất khẩu,nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính; Thông tư số 100/2010/TT-BTC ngày 09/7/2010của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhậpkhẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường hàng không quốc tế; Quyết định số93/2008/QĐ-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2008 của Bộ Tài chính ban hành quy định vềthủ tục hải quan đối với hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửiqua dịch vụ chuyển phát nhanh đường bộ. Điều 55. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho ngoạiquan 1. Thủ tục hải quan đối vớihàng hoá từ nước ngoài vào kho ngoại quan a) Hàng hoá gửi kho ngoạiquan Hàng hoá theo quy định tạiĐiều 25 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP được gửi kho ngoại quan. b) Hồ sơ nộp cho Hải quankho ngoại quan bao gồm: b.1) Tờ khai hàng hoá nhập/xuấtkho ngoại quan: 02 bản chính; b.2) Hợp đồng thuê kho ngoạiquan đã đăng ký với cơ quan hải quan: 01 bản sao có xác nhận và đóng dấu củachủ kho ngoại quan; Trường hợp chủ hàng đồngthời là chủ kho ngoại quan thì không yêu cầu phải có hợp đồng thuê kho ngoạiquan. Thời hạn gửi kho ngoại quan áp dụng như đối với trường hợp có hợp đồngthuê kho ngoại quan, được tính từ ngày đăng ký tờ khai hàng hoá nhập kho ngoạiquan và ghi ngày hết hạn vào ô số 2 của tờ khai hàng hoá nhập, xuất kho ngoạiquan (mẫu HQ/2002-KNQ). b.3) Giấy uỷ quyền nhận hàng(nếu chưa được uỷ quyền trong hợp đồng thuê kho ngoại quan): 01 bản chính, nếubản fax phải có ký xác nhận và đóng dấu của chủ kho ngoại quan; b.4) Vận đơn hoặc các chứngtừ vận tải khác có giá trị tương đương: 01 bản sao; b.5) Bản kê chi tiết hànghoá (riêng ô tô, xe máy phải ghi rõ số khung và số máy): 02 bản chính (cơ quanhải quan lưu 01 bản, chủ kho ngoại quan lưu 01 bản). c) Thủ tục hải quan c.1) Đăng ký tờ khai hànghoá nhập kho ngoại quan. c.2) Hải quan kho ngoại quanđối chiếu số container, số niêm phong đối với hàng hoá nguyên container; sốkiện, ký mã hiệu kiện đối với hàng đóng kiện với bộ chứng từ, nếu phù hợp vàtình trạng niêm phong, bao bì còn nguyên vẹn thì làm thủ tục nhập kho; nếu pháthiện chủ hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan thì phải kiểm tra thựctế hàng hoá. c.3) Công chức hải quan giámsát hàng nhập kho ngoại quan ký xác nhận hàng hoá đã nhập kho vào tờ khai hànghoá nhập/xuất kho ngoại quan, nhập máy theo dõi hàng hoá nhập/xuất kho. 2. Thủ tục hải quan đối vớihàng hoá từ nội địa đưa vào kho ngoại quan a) Hàng hoá gửi kho ngoạiquan: a.1) Các loại hàng hóa quyđịnh tại khoản 3 Điều 25 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP; a.2) Hàng hóa từ kho ngoạiquan đã được đưa vào nội địa để gia công tái chế, sau đó đưa trở lại kho ngoạiquan theo chỉ định của nước ngoài. b) Hồ sơ hải quan: b.1) Tờ khai hàng hoánhập/xuất kho ngoại quan: 02 bản chính; b.2) Hợp đồng thuê kho ngoạiquan đã đăng ký với cơ quan hải quan: 01 bản sao có xác nhận và đóng dấu củachủ kho ngoại quan; Trường hợp chủ hàng đồngthời là chủ kho ngoại quan thì không yêu cầu phải có hợp đồng thuê kho ngoạiquan. Thời hạn gửi kho ngoại quan áp dụng như đối với trường hợp có hợp đồngthuê kho ngoại quan, được tính từ ngày đăng ký tờ khai hàng hoá nhập kho ngoạiquan và ghi ngày hết hạn vào ô số 2 của tờ khai hàng hoá nhập, xuất kho ngoạiquan (mẫu HQ/2002-KNQ). b.3) Giấy uỷ quyền gửi hàng(nếu chưa được uỷ quyền trong hợp đồng thuê kho ngoại quan): 01 bản chính, nếubản fax phải có ký xác nhận và đóng dấu của chủ kho ngoại quan; b.4) Tờ khai hàng hoá xuấtkhẩu theo từng loại hình tương ứng, kèm bản kê chi tiết (nếu có): nộp 01 bảnsao, xuất trình bản chính (bản lưu người khai hải quan); b.5) Quyết định buộc táixuất của cơ quan có thẩm quyền (đối với trường hợp buộc tái xuất): 01 bản sao. c) Thủ tục hải quan: c.1) Kiểm tra tính hợp lệcủa các chứng từ trong bộ hồ sơ; đăng ký tờ khai và làm thủ tục nhập kho ngoạiquan như đối với hàng hoá từ nước ngoài đưa vào gửi kho ngoại quan nêu tại điểmc khoản 1 Điều này. c.2) Xác nhận “hàng đã đưavào kho ngoại quan” trên vào ô 27 tờ khai hàng hoá xuất khẩu (bản lưu ngườikhai hải quan) theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Thông tư này. 3. Thủ tục hải quan đối vớihàng hoá từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài a) Hồ sơ hải quan gồm: a.1) Tờ khai hàng hoá nhập,xuất kho ngoại quan: nộp 01 bản chính; a.2) Tờ khai hàng hoá xuấtkhẩu (trừ hàng hoá từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan): nộp 1 bản sao; a.3) Giấy uỷ quyền xuất hàng(nếu không ghi trong hợp đồng thuê kho): 01 bản chính; a.4) Phiếu xuất kho theo mẫuquy định của Bộ Tài chính: 01 bản chính. b) Thủ tục hải quan: b.1) Hải quan kho ngoại quanđối chiếu bộ chứng từ khai báo khi xuất kho với chứng từ khi làm thủ tục nhậpkho và thực tế lô hàng, nếu phù hợp thì làm thủ tục xuất. b.2) Hàng hoá của một lầnnhập kho khai trên tờ khai hàng hoá nhập/xuất kho ngoại quan được đưa ra khỏikho ngoại quan một lần hoặc nhiều lần. Trường hợp hàng đưa ra khỏi kho và đưara nước ngoài nhiều lần, qua nhiều cửa khẩu khác nhau trong cùng một thời điểmthì được sử dụng tờ khai hàng hoá nhập/xuất kho ngoại quan bản sao có đóng dấuxác nhận của Chi cục Hải quan kho ngoại quan để làm thủ tục chuyển cửa khẩu từkho ngoại quan đến cửa khẩu xuất. Kết thúc việc xuất kho, Hải quan kho ngoạiquan lưu các tờ khai hàng hoá nhập/xuất kho ngoại quan bản sao, có xác nhận củaHải quan cửa khẩu xuất cùng với tờ khai hàng hoá nhập/xuất kho ngoại quan bảnchính. 4. Thủ tục hải quan đối vớihàng hoá từ kho ngoại quan nhập khẩu vào nội địa a) Hàng hoá từ kho ngoạiquan được đưa vào nội địa trong các trường hợp sau: a.1) Hàng hoá nhập khẩu đượcđưa vào tiêu thụ tại thị trường Việt Nam quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26Nghị định 154/2005/NĐ-CP; a.2) Hàng hoá được đưa vàonội địa để gia công, tái chế; a.3) Máy móc, thiết bị củanhà thầu nước ngoài đưa vào nội địa để thi công hoặc của doanh nghiệp thuê đểthực hiện hợp đồng gia công, khi kết thúc hợp đồng đã tái xuất và gửi kho ngoạiquan được đưa vào nội địa để thực hiện hợp đồng thuê tiếp theo. b) Hàng hoá từ kho ngoạiquan không được đưa vào nội địa: b.1) Hàng hóa quy định tạiđiểm c khoản 2 Điều 26 Nghị định 154/2005/NĐ-CP; b.2) Hàng hoá thuộc Danh mụchàng tiêu dùng phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng do Bộ Công Thương côngbố. c) Thủ tục hải quan: Người khai hải quan thựchiện thủ tục nhập khẩu theo từng loại hình tương ứng, sau đó chủ kho thực hiệnthủ tục xuất kho ngoại quan. Trường hợp hàng gửi khongoại quan làm thủ tục nhập khẩu vào nội địa nhiều lần thì hồ sơ hải quan đốivới từng lần nhập khẩu được chấp nhận bộ chứng từ bản sao (gồm vận đơn, bản kêchi tiết hàng hóa, giấy chứng nhận xuất xứ) có đóng dấu xác nhận của Hải quankho ngoại quan, bản chính của các chứng từ do Hải quan kho ngoại quan lưu. d) Hải quan kho ngoại quangiám sát việc xuất hàng hoá ra khỏi kho ngoại quan và xác nhận trên tờ khaihàng hoá nhập/xuất kho ngoại quan. 5. Thủ tục vận chuyển hànghoá từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác trên lãnh thổ Việt Nam a) Chủ hàng hoặc đại diệnhợp pháp của chủ hàng phải có đơn gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố (nơi có khongoại quan đang chứa hàng) giải quyết. b) Thủ tục hải quan đưa hànghoá từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác áp dụng thủ tục đối với hàngchuyển cửa khẩu. c) Thời gian của hợp đồngthuê kho ngoại quan được tính từ ngày hàng hoá được đưa vào kho ngoại quan đầutiên. 6. Quản lý hải quan đối vớihàng hoá chuyển quyền sở hữu trong kho ngoại quan a) Việc chuyển quyền sở hữuhàng hoá gửi kho ngoại quan do chủ hàng hoá thực hiện khi có hành vi mua bán hànghoá theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại. b) Sau khi đã chuyển quyềnsở hữu hàng hoá, chủ hàng hoá (chủ cũ) hoặc chủ kho ngoại quan (nếu được uỷquyền) nộp cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan những chứng từ sau: b.1) Văn bản thông báo vềviệc chuyển quyền sở hữu hàng hoá đang gửi kho ngoại quan từ chủ hàng cũ sangchủ hàng mới (thông báo phải có các nội dung chủ yếu: tên, địa chỉ người chuyểnquyền sở hữu hàng hoá; tên, địa chỉ người nhận quyền sở hữu hàng hoá; tên,lượng hàng hoá chuyển quyền sở hữu; số, ngày, tháng, năm tờ khai nhập, xuất khongoại quan; ngày, tháng, năm chuyển quyền sở hữu); b.2) Hợp đồng mua bán hànghoá giữa chủ hàng mới và chủ hàng cũ của lô hàng gửi kho ngoại quan; b.3) Hợp đồng thuê kho ngoạiquan của chủ hàng mới. Chi cục Hải quan quản lý khongoại quan lưu các chứng từ nêu trên cùng với hồ sơ nhập kho ngoại quan của lôhàng để theo dõi và thanh khoản hàng hoá nhập, xuất kho ngoại quan. c) Thời hạn hàng hoá gửi khongoại quan được tính kể từ ngày hàng hoá đưa vào kho ngoại quan theo hợp đồngthuê kho ký giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng cũ. 7. Thủ tục thanh lý hàng tồnđọng trong kho ngoại quan thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính. 8. Quản lý hải quan đối vớihàng hoá gửi kho ngoại quan a) Hàng hoá vận chuyển từcửa khẩu nhập về kho ngoại quan, từ kho ngoại quan đến cửa khẩu xuất, từ khongoại quan này đến kho ngoại quan khác, hàng hoá lưu giữ trong kho ngoại quanvà các dịch vụ thực hiện trong kho ngoại quan chịu sự kiểm tra, giám sát củaHải quan kho ngoại quan. b) Hải quan kho ngoại quanvà chủ kho ngoại quan phải có phần mềm theo dõi, quản lý hàng hoá nhập, xuấtkho. c) Định kỳ sáu tháng mộtlần, chậm nhất không quá mười lăm ngày kể từ ngày hết kỳ báo cáo, chủ kho ngoạiquan phải báo cáo bằng văn bản cho Cục trưởng Cục Hải quan nơi có kho ngoạiquan về thực trạng hàng hoá trong kho và tình hình hoạt động của kho (theo mẫusố 20-BC/KNQ/2010 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này). d) Kết thúc hợp đồng thuêkho ngoại quan, chủ kho ngoại quan, chủ hàng có trách nhiệm thanh lý hợp đồngthuê kho ngoại quan. Chủ kho ngoại quan làm thủ tục thanh khoản hàng hoá nhập,xuất của hợp đồng đó với Hải quan kho ngoại quan. Trong thời hạn mười lăm ngàykể từ ngày kết thúc việc xuất kho hết lượng hàng hoá của tờ khai hàng hoá nhậpkho ngoại quan, chủ kho ngoại quan phải làm thủ tục thanh khoản hàng hoá nhập,xuất kho của tờ khai hàng hoá nhập/xuất kho ngoại quan với Hải quan kho ngoạiquan. Trường hợp đã xuất kho ngoại quan quá mười lăm ngày nhưng chưa thực xuấtkhẩu vì lý do khách quan, người khai hải quan có văn bản đề nghị, được lãnh đạoChi cục Hải quan cửa khẩu xuất xác nhận thì thời hạn làm thủ tục thanh khoảnđược kéo dài thêm mười lăm ngày. e) Định kỳ mỗi năm một lần,Cục Hải quan tiến hành kiểm tra tình hình hoạt động của kho ngoại quan và việcchấp hành pháp luật hải quan của chủ kho ngoại quan, báo cáo kết quả kiểm travề Tổng cục Hải quan. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, CụcHải quan tiến hành kiểm tra đột xuất kho ngoại quan. Điều 56. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua biêngiới Thủ tục hải quan đối vớihàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới thực hiện theo hướng dẫn của liênBộ Công Thương-Tài chính -Giao thông vận tải - Nông nghiệp & Phát triểnnông thôn - Y tế và Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện Quyết định của Thủtướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới. Điều 57. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyểncửa khẩu Thủ tục hải quan đối vớihàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu thực hiện theo quy định tại Điều16, Điều 18 Nghị định 154/2005/NĐ-CP và được hướng dẫn như sau: 1. Hồ sơ hàng hoá chuyển cửakhẩu: a) Đối với hàng xuất khẩu: a.1) Tờ khai hải quan đã làmxong thủ tục hải quan (bản lưu người khai hải quan); a.2) Biên bản bàn giao hàngchuyển cửa khẩu: 02 bản (do Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu lập theo mẫu số21/BBBG-CCK/2010 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này). b) Đối với hàng nhập khẩu: b.1) Đối với hàng nhập khẩuđược miễn kiểm tra thực tế: b.1.1) Đơn đề nghị chuyểncửa khẩu hàng hoá nhập khẩu (mẫu số 22-ĐCCK/2010 Phụ lục III ban hành kèm theoThông tư này); b.1.2) Tờ khai hải quan: bảnlưu người khai hải quan; b.2) Đối với hàng nhập khẩuphải kiểm tra thực tế: b.2.1) Đơn đề nghị chuyểncửa khẩu hàng hoá nhập khẩu (mẫu số 22-ĐCCK/2010 Phụ lục III ban hành kèm theoThông tư này); b.2.2) Tờ khai hải quan: bảnlưu người khai hải quan; b.2.3) Biên bản bàn giaohàng chuyển cửa khẩu: 02 bản (do Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập lập theo mẫu số21/BBBG-CCK/2010 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này). 2. Thời gian giải quyết thủtục chuyển cửa khẩu của Chi cục Hải quan cửa khẩu: a) Đối với hàng xuất khẩu:chậm nhất 01 giờ kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hải quan và hàng hóa do người khaihải quan chuyển đến, công chức Hải quan cửa khẩu xuất phải thực hiện xong việctiếp nhận hồ sơ và hàng hoá, ký xác nhận Biên bản bàn giao. b) Đối với hàng nhập khẩu:chậm nhất 04 giờ kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hải quan, công chức Hải quan cửakhẩu nhập phải thực hiện xong việc tiếp nhận hồ sơ và lập Biên bản bàn giao. 3. Hàng hoá nhập khẩu đượcchuyển cửa khẩu và hàng hoá xuất khẩu chuyển cửa khẩu của doanh nghiệp thuộcđịa bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh, thành phố nhưng không có Chi cục Hảiquan ngoài cửa khẩu hoặc có Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nhưng ở xa cửakhẩu/cảng không thuận tiện cho doanh nghiệp có hàng chuyển cửa khẩu thì Cụctrưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố lựa chọn và giao nhiệm vụ cho Chi cục Hảiquan phù hợp làm thủ tục chuyển cửa khẩu. 4. Hàng hoá là thiết bị vănphòng (bàn, ghế, tủ và văn phòng phẩm...) là tài sản để phục vụ cho hoạt độngcủa chính doanh nghiệp nếu đóng chung container với nguyên liệu nhập khẩu đểgia công, sản xuất xuất khẩu thì được đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục Hảiquan ngoài cửa khẩu để làm thủ tục chuyển cửa khẩu. 5. Hàng hoá nhập khẩu có vậnđơn ghi cảng đích là cảng nội địa (tiếng Anh là Inland Clearance Depot, viếttắt là ICD): a) Hàng hoá nhập khẩu có vậnđơn ghi cảng đích là cảng nội địa (ICD) không được chuyển cửa khẩu về các địađiểm làm thủ tục hải quan, địa điểm kiểm tra thực tế hàng hoá ngoài cửa khẩu.Trừ các trường hợp có quy định khác của Thủ tướng Chính phủ. b) Đối với hàng hoá nhậpkhẩu của DNCX; nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu để phục vụ sảnxuất hàng xuất khẩu hoặc thực hiện hợp đồng gia công có vận đơn ghi cảng đíchlà ICD thì doanh nghiệp được làm thủ tục chuyển cửa khẩu từ ICD về Chi cục Hảiquan quản lý DNCX, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai nhập sản xuất xuấtkhẩu, nơi doanh nghiệp thông báo hợp đồng gia công để làm tiếp thủ tục hảiquan. Đối với hàng hoá thuộc diện phải kiểm tra thực tế, nếu doanh nghiệp đềnghị được kiểm tra thực tế ngay tại ICD thì Chi cục Hải quan ICD tiến hành kiểmtra thực hàng hoá theo đề nghị của Chi cục Hải quan quản lý DNCX, Chi cục Hảiquan nơi đăng ký tờ khai nhập sản xuất xuất khẩu, nơi doanh nghiệp thông báohợp đồng gia công. 6. Chuyển cửa khẩu đối vớihàng hoá gửi kho ngoại quan a) Hàng hoá đã làm thủ tụcxuất khẩu gửi kho ngoại quan được chuyển cửa khẩu từ kho ngoại quan ra cửa khẩuxuất; Hàng hoá từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan được chuyển cửa khẩu từ cửakhẩu nhập về kho ngoại quan theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 18 Nghị địnhsố 154/2005/NĐ-CP, trừ hàng hoá phải làm thủ tục tại cửa khẩu nhập theo quyđịnh của pháp luật. b) Hàng hoá vận chuyển từđịa điểm làm thủ tục hải quan đến kho ngoại quan thì sử dụng niêm phong hảiquan và biên bản bàn giao hàng chuyển cửa khẩu để thực hiện việc giám sát, quảnlý hải quan giữa các Chi cục Hải quan có liên quan. 7. Thủ tục hải quan đối vớihàng hoá nhập khẩu từ cửa khẩu nhập về khu phi thuế quan, hàng hoá xuất khẩu từkhu phi thuế quan ra cửa khẩu xuất và hàng hoá mua bán, trao đổi giữa các khuphi thuế quan với nhau thực hiện như đối với hàng chuyển cửa khẩu nhưng phảiniêm phong hải quan. 8. Hàng hóa xuất khẩu, nhậpkhẩu làm thủ tục đăng ký tờ khai tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu, nếu Chicục Hải quan cửa khẩu phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì tiến hành kiểm tra thựctế tại cửa khẩu. 9. Giám sát hàng hoá xuấtkhẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu Giám sát hải quan đối vớihàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu được thực hiện bằng niêm phonghải quan hoặc phương tiện kỹ thuật khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quanquy định cụ thể. a) Các trường hợp hàng hoáxuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu phải niêm phong hải quan: a.1) Hàng hoá xuất khẩu,nhập khẩu chuyển cửa khẩu thuộc loại phải kiểm tra thực tế thì phải được chứatrong container hoặc trong các loại phương tiện vận tải đáp ứng được yêu cầuniêm phong hải quan theo quy định tại Điều 14 Nghị định 154/2005/NĐ-CP; a.2) Đối với các lô hàngnhỏ, lẻ nếu không chứa trong container/phương tiện vận tải đáp ứng yêu cầu niêmphong hải quan thì thực hiện niêm phong từng kiện hàng; a.3) Đối với các lô hàngnhỏ, lẻ của nhiều tờ khai nhập khẩu cùng vận chuyển về một địa điểm ngoài cửakhẩu mà doanh nghiệp có văn bản đề nghị được ghép và vận chuyển chung trong mộtcontainer/phương tiện vận tải thì lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập chấpnhận, niêm phong và ghi rõ trong biên bản bàn giao. b) Trường hợp không phảiniêm phong hải quan: Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu khi làm thủtục hải quan được miễn kiểm tra thực tế hàng hoá. c) Trường hợp không thể niêm phong hải quan thìxử lý như sau: c.1) Làm thủ tục hải quantại Chi cục Hải quan cửa khẩu; c.2) Hải quan cửa khẩu kiểmtra thực tế hàng hoá theo đề nghị của Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu. Chương III THỦ TỤC THÀNH LẬP ĐỊA ĐIỂM LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN NGOÀICỬA KHẨU VÀ ĐỊA ĐIỂM KIỂM TRA HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU Ở NỘI ĐỊA; THỦ TỤCTHÀNH LẬP, DI CHUYỂN, MỞ RỘNG, THU HẸP KHO NGOẠI QUAN Mục 1 THỦ TỤC THÀNH LẬP ĐỊA ĐIỂM LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN CẢNGNỘI ĐỊA, ĐỊA ĐIỂM LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN NGOÀI CỬA KHẨU Điều 58. Điều kiện thành lập 1. Khu vực thành lập địađiểm làm thủ tục hải quan cảng nội địa phải đáp ứng các điều kiện sau: a) Đã được quy hoạch tronghệ thống cảng nội địa do Bộ Giao thông vận tải công bố theo quy định tại khoản2 Điều 4 Nghị định 154/2005/NĐ để giải quyết ách tắc hàng hoá xuất nhập khẩutại cảng biển quốc tế; b) Phải có diện tích từ 10ha trở lên; c) Đảm bảo điều kiện làmviệc cho cơ quan hải quan như trụ sở làm việc, nơi kiểm tra hàng hoá, nơi lắpđặt trang thiết bị (cân điện tử, máy soi…), kho chứa tang vật vi phạm; d) Kho, bãi phải có hàng ràongăn cách với khu vực xung quanh, được trang bị hệ thống camera, cân điện tử,các thiết bị khác để thông quan hàng hoá nhanh chóng. Hàng hoá ra vào kho, bãiphải được quản lý bằng hệ thống máy tính và được kết nối với hệ thống giám sátcủa cơ quan hải quan. 2. Khu vực thành lập địađiểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu phải đáp ứng các điều kiện sau: a) Nằm trong quy hoạch củaBộ Tài chính về hệ thống các địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu; b) Thuộc địa bàn có các khucông nghiệp, khu chế xuất, khu phi thuế quan, khu kinh tế đặc biệt khác hoặcđịa bàn tập trung nhiều nhà máy sản xuất công nghiệp có hoạt động xuất khẩu,nhập khẩu thường xuyên ổn định; c) Ở nơi giao thông thuậntiện, phù hợp với việc vận chuyển hàng hoá bằng container; d) Có diện tích từ 01 ha trở lên; e) Các điều kiện khác như quy định tại điểm c,điểm d khoản 1 Điều này. Điều 59. Hồ sơ thành lập 1. Hồ sơ đề nghị thành lập địa điểm làm thủ tụchải quan cảng nội địa gồm: a) Văn bản đề nghị thành lập: 01 bản chính; b) Văn bản chấp thuận thành lập ICD của Bộ Giaothông vận tải (trừ trường hợp ICD đã được Bộ Giao thông vận tải công bố trongquy hoạch): 01 bản chính; c) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngànhnghề giao nhận, vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu và (hoặc) kinh doanh kho bãi:01 bản sao; d) Luận chứng kinh tế, kỹ thuật xây dựng: 01 bảnsao; e) Quy chế hoạt động: 01 bản chính. 2. Hồ sơ đề nghị thành lập địa điểm làm thủ tụchải quan ngoài cửa khẩu gồm: a) Văn bản đề nghị thành lập: 01 bản chính; b) Văn bản chấp thuận của Uỷ ban nhân dântỉnh/thành phố nơi đặt địa điểm làm thủ tục hải quan: 01 bản chính; c) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngànhnghề giao nhận, vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu và (hoặc) kinh doanh kho bãi:01 bản sao; d) Luận chứng kinh tế, kỹ thuật xây dựng: 01 bảnsao; e) Quy chế hoạt động: 01 bản chính. Điều 60. Trình tự xử lý hồ sơ và ra quyết định thành lập 1. Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị thành lập địađiểm làm thủ tục hải quan tại cảng nội địa, địa điểm làm thủ tục hải quan ngoàicửa khẩu (sau đây gọi chung là địa điểm làm thủ tục hải quan) đến Cục Hải quantỉnh/thành phố nơi đặt địa điểm làm thủ tục hải quan. 2. Trong thời hạn mười ngày làm việc kể từ ngàynhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hải quan thực hiện: a) Kiểm tra hồ sơ; b) Khảo sát thực tế kho,bãi; c) Đánh giá việc đáp ứng cácđiều kiện quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 154/2005/NĐ-CP và hướng dẫn tạiĐiều 58 Thông tư này; đề xuất ý kiến, báo cáo kèm hồ sơ gửi Tổng cục Hải quan. 3. Trong thời hạn ba mươingày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kèm hồ sơ, Tổng cục Hải quan hoànthành việc thẩm định, báo cáo kết quả và trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyếtđịnh thành lập địa điểm làm thủ tục hải quan theo qui định tại khoản 2 Điều 4Nghị định 154/2005/NĐ-CP. Trường hợp không đủ điều kiện thành lập thì Bộ Tàichính có văn bản trả lời doanh nghiệp. Điều 61. Quản lý hải quan đối với địa điểm làm thủ tục hải quan 1. Tổng cục Hải quan kiểmtra việc chấp hành pháp luật hải quan của doanh nghiệp được phép thành lập vàkinh doanh địa điểm làm thủ tục hải quan. Nếu có vi phạm thì xử lý theo quyđịnh của pháp luật hoặc trình Bộ trưởng Bộ Tài chính thu hồi quyết định thànhlập địa điểm làm thủ tục hải quan. 2. Bộ trưởng Bộ Tài chínhquyết định thu hồi quyết định thành lập địa điểm làm thủ tục hải quan trong cáctrường hợp sau: a) Doanh nghiệp có văn bảnđề nghị ngừng hoạt động; b) Quá thời hạn sáu tháng kểtừ khi có quyết định thành lập nhưng doanh nghiệp không đưa vào hoạt động màkhông có lý do chính đáng; c) Doanh nghiệp đã được phéphoạt động nhưng không duy trì được các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 4Nghị định 154/2005/NĐ-CP, hướng dẫn tại điểm c, d khoản 1 Điều 58 Thông tư này. 3. Việc mở rộng, thu hẹp địađiểm làm thủ tục hải quan do Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố xem xét,quyết định trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp nhưng phải đáp ứng được các điềukiện thành lập địa điểm quy định tại Điều 58 Thông tư này. Mục 2 THỦ TỤC THÀNH LẬP ĐỊA ĐIỂM KIỂM TRA THỰC TẾ HÀNG HOÁXUẤT KHẨU,NHẬP KHẨU Ở NỘI ĐỊA Điều 62. Điều kiện thành lập 1. Đối với địa điểm kiểm tratập trung do cơ quan hải quan đầu tư xây dựng hoặc do doanh nghiệp kinh doanh kho bãi đầu tư xây dựng được Tổng cụcHải quan công nhận: a) Vị trí: gắn liền với trụsở Chi cục Hải quan (nếu là địa điểm kiểm tra của 01 Chi cục Hải quan) hoặc ởđịa bàn có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thường xuyên, giao thông thuận tiện,phù hợp với việc vận chuyển hàng hoá bằng container; cách Chi cục Hải quan quảnlý không quá 20 km (nếu là địa điểm dùng chung cho nhiều Chi cục Hải quan); b) Về diện tích: Địa điểmkiểm tra của một Chi cục Hải quan phải có diện tích tối thiểu là 5.000 m2; địađiểm kiểm tra dùng chung cho nhiều Chi cục Hải quan phải có diện tích tối thiểulà 10.000 m2; c) Về cơ sở vật chất, trangthiết bị: c.1) Đảm bảo điều kiện làmviệc cho cơ quan hải quan như trụ sở làm việc, nơi kiểm tra hàng hoá, nơi lắpđặt trang thiết bị (cân điện tử, máy soi…), kho chứa tang vật vi phạm; c.2) Kho, bãi phải có hàngrào ngăn cách với khu vực xung quanh, được trang bị hệ thống camera giám sát; c.3) Hàng hoá ra vào kho,bãi phải được quản lý bằng hệ thống máy tính và được kết nối với cơ quan hảiquan. d) Nếu địa điểm do doanhnghiệp đầu tư xây dựng thì doanh nghiệp phải có đăng ký kinh doanh ngành nghềgiao nhận vận tải, kinh doanh kho bãi. 2. Đối với địa điểm tập kết,kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ở biên giới thuộc khu kinh tế cửa khẩudo doanh nghiệp kinh doanh kho bãi đầu tư xây dựng được Tổng cục Hải quan côngnhận: a) Doanh nghiệp phải có đăngký kinh doanh ngành nghề giao nhận vận tải, kinh doanh kho bãi; b) Điểm điểm tập kết, kiểmtra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải nằm trong khu kinh tế cửa khẩu; c) Đảm bảo điều kiện làmviệc cho cơ quan hải quan như trụ sở làm việc, nơi kiểm tra hàng hoá, nơi lắpđặt trang thiết bị (cân điện tử, máy soi…), kho chứa tang vật vi phạm; d) Kho, bãi phải có hàng ràongăn cách với khu vực xung quanh, được trang bị hệ thống camera giám sát; e) Hàng hoá ra vào kho, bãiphải được quản lý bằng hệ thống máy tính và được kết nối với cơ quan hải quan. 3. Đối với địa điểm kiểm trahàng hoá tại chân công trình hoặc kho của công trình, nơi sản xuất do doanhnghiệp đề nghị được Cục Hải quan tỉnh, thành phố công nhận: a) Chân công trình hoặc khocủa công trình phải là nơi tập kết thiết bị, máy móc, vật tư nhập khẩu để xâydựng nhà máy, công trình. b) Nhà máy, xí nghiệp sảnxuất của doanh nghiệp là nơi tập kết hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầuriêng về bảo quản, đóng gói, vệ sinh, công nghệ, an toàn, hàng hóa không thểkiểm tra thực tế tại cửa khẩu hoặc địa điểm kiểm tra tập trung. c) Doanh nghiệp chịu tráchnhiệm bố trí mặt bằng, phương tiện phục vụ việc kiểm tra tại chân công trình,nơi sản xuất. 4. Đối với địa điểm thu gomhàng lẻ ở nội địa (CFS) do doanh nghiệp kinh doanh kho bãi đầu tư xây dựng đượcTổng cục Hải quan công nhận: a) Doanh nghiệp có đăng kýkinh doanh ngành nghề giao nhận, vận tải hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, kinhdoanh kho bãi; b) Ở địa bàn có hoạt độngxuất khẩu, nhập khẩu thường xuyên, giao thông thuận tiện, phù hợp với việc vậnchuyển hàng hoá bằng container; cách Chi cục Hải quan quản lý không quá 20 km; c) Đảm bảo điều kiện làmviệc cho cơ quan hải quan như trụ sở làm việc, nơi kiểm tra hàng hoá, nơi lắpđặt trang thiết bị kiểm tra hải quan, kho chứa tang vật vi phạm; d) Kho, bãi phải có hàng ràongăn cách với khu vực xung quanh, được trang bị hệ thống camera giám sát; e) Hàng hoá ra vào kho, bãiphải được quản lý bằng hệ thống máy tính và được kết nối với hệ thống giám sátcủa cơ quan hải quan. Điều 63. Hồ sơ thành lập 1. Hồ sơ thành lập địa điểmkiểm tra tập trung: a) Trường hợp địa điểm kiểmtra tập trung do cơ quan hải quan làm chủ đầu tư: a.1) Văn bản đề nghị thànhlập của Cục Hải quan tỉnh, thành phố: 01 bản chính; a.2) Sơ đồ quy hoạch mạnglưới giao thông, các khu công nghiệp, kinh tế có liên quan trên địa bàn: 01 bảnsao; a.3) Luận chứng kinh tế, kỹthuật xây dựng: nộp 01 bản sao; a.4) Quy chế hoạt động: 01bản chính; a.5) Giấy chứng nhận quyềnsử dụng đất hợp pháp. b) Trường hợp địa điểm kiểmtra tập trung do doanh nghiệp kinh doanh làm làm chủ đầu tư: b.1) Văn bản đề nghị thànhlập của doanh nghiệp: 01 bản chính; b.2) Luận chứng kinh tế, kỹthuật xây dựng: nộp 01 bản sao; b.3) Quy chế hoạt động: 01bản chính; b.4) Giấy tờ chứng minhquyền sử dụng đất hợp pháp: 01 bản sao; b.5) Giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh có ngành nghề giao nhận, vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu và (hoặc)kinh doanh kho bãi: nộp 01 bản sao; b.6) Báo cáo kết quả kiểmtra và đề nghị của Cục Hải quan tỉnh, thành phố. 2. Hồ sơ thành lập địa điểmthu gom hàng lẻ (CFS): a) Văn bản đề nghị thành lậpcủa doanh nghiệp: 01 bản chính; b) Luận chứng kinh tế, kỹthuật xây dựng: nộp 01 bản sao; c) Quy chế hoạt động: 01 bảnchính; d) Giấy tờ chứng minh quyềnsử dụng đất hợp pháp: 01 bản sao; e) Giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh có ngành nghề giao nhận, vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu và (hoặc)kinh doanh kho bãi: nộp 01 bản sao; g) Báo cáo kết quả kiểm travà đề nghị của Cục Hải quan tỉnh, thành phố. 3. Hồ sơ thành lập địa điểmkiểm tra hàng hoá xuất khẩu ở biên giới thuộc khu kinh tế cửa khẩu: a) Văn bản đề nghị thành lậpcủa doanh nghiệp: 01 bản chính; b) Luận chứng kinh tế, kỹthuật xây dựng: nộp 01 bản sao; c) Quy chế hoạt động: 01 bảnchính; d) Giấy tờ chứng minh quyềnsử dụng đất hợp pháp: 01 bản sao; e) Giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh có ngành nghề giao nhận, vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu và (hoặc)kinh doanh kho bãi: nộp 01 bản sao; g) Báo cáo kết quả kiểm travà đề nghị của Cục Hải quan tỉnh, thành phố. 4. Đối với địa điểm kiểm trahàng hoá tại chân công trình hoặc kho của công trình, nơi sản xuất: Doanhnghiệp gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố văn bản đề nghị công nhận: 01 bảnchính. Điều 64 Trình tự thành lập 1. Đối với địa điểm kiểm tratập trung, địa điểm thu gom hàng lẻ (CFS), địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hoáxuất khẩu ở biên giới thuộc khu kinh tế cửa khẩu (sau đây gọi chung là địađiểm) a) Xin chủ trương thành lậpđịa điểm a.1) Doanh nghiệp có nhu cầuthành lập địa điểm có văn bản đề nghị Tổng cục Hải quan (qua Cục Hải quan tỉnh,thành phố), trong đó xác định rõ những nội dung dự kiến gồm: sự cần thiết phảithành lập, sự phù hợp với quy hoạch chung về giao thông, kinh tế trên địa bàn(kèm sơ đồ quy hoạch đã được phê duyệt), vị trí địa điểm dự kiến thành lập,diện tích... a.2) Trong thời hạn năm ngàylàm việc kể từ ngày nhận được văn bản của doanh nghiệp có nhu cầu thành lập đốivới trường hợp doanh nghiệp làm chủ đầu tư xây dựng địa điểm, Cục Hải quantỉnh, thành phố xem xét, có ý kiến đề xuất báo cáo Tổng cục Hải quan. a.3) Trong thời hạn năm ngàylàm việc kể từ ngày nhận được báo cáo đề xuất của Cục Hải quan tỉnh, thành phố,Tổng cục Hải quan có văn bản trả lời, nếu không nhất trí thì nêu rõ lý do. b) Sau khi thống nhất chủtrương với Tổng cục Hải quan, doanh nghiệp tiến hành đầu tư xây dựng kho, bãiđáp ứng đủ điều kiện nêu tại Điều 62 Thông tư thì lập hồ sơ theo quy định tạiĐiều 63 Thông tư này gửi Tổng cục Hải quan (qua Cục Hải quan tỉnh, thành phốnơi thành lập địa điểm). Trong thời hạn mười ngày làmviệc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của doanh nghiệp, Cục Hải quan tỉnh, thành phốthực hiện: Kiểm tra hồ sơ; khảo sát, kiểm tra thực tế kho, bãi; đánh giá việcđáp ứng các điều kiện thành lập địa điểm, gửi báo cáo và đề nghị về Tổng cụcHải quan (nếu đáp ứng điều kiện thành lập). Trong thời hạn mười ngày làmviệc kể từ ngày nhận được báo cáo của Cục Hải quan tỉnh, thành phố kèm hồ sơthành lập địa điểm kiểm tra, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết địnhthành lập địa điểm hoặc có văn bản trả lời nếu doanh nghiệp không đủ điều kiệnthành lập theo quy định. c) Tổng cục trưởng Tổng cụcHải quan quyết định thu hồi Quyết định thành lập địa điểm nêu trên khi khôngcòn nhu cầu hoạt động hoặc không đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan. d) Cục trưởng Cục Hải quantỉnh, thành phố xem xét quyết định mở rộng hoặc thu hẹp các địa điểm nêu trênkhi có đề nghị của doanh nghiệp. 2. Đối với địa điểm kiểm tralà chân công trình hoặc kho của công trình, nơi sản xuất Doanh nghiệp gửi văn bản đềnghị công nhận đến Cục Hải quan tỉnh, thành phố. Trong thời hạn năm ngày làmviệc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của doanh nghiệp, Cục Hải quan tỉnh, thành phốthực hiện: kiểm tra hồ sơ, khảo sát thực tế kho, bãi và ra quyết định côngnhận, nếu không phù hợp thì có văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do. Mục 3 THỦ TỤC THÀNH LẬP, DI CHUYỂN, MỞ RỘNG, THU HẸP KHO NGOẠI QUAN Điều 65. Thủ tục thành lập kho ngoại quan 1. Điều kiện thành lập khongoại quan Điều kiện thành lập khongoại quan thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định154/2005/NĐ-CP, trong đó phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: a) Vị trí thành lập khongoại quan a.1) Kho ngoại quan phảiđược thành lập trong các khu vực theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định154/2005/NĐ-CP. a.2) Trường hợp kho ngoạiquan đã thành lập trước đây nằm ngoài khu vực quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghịđịnh 154/2005/NĐ-CP do Tổng cục Hải quan xem xét quyết định cụ thể cho phù hợpvới tình hình thực tế. b) Diện tích b.1) Kho ngoại quan phải đạttối thiểu 1.000 m2 trở lên (không bao gồm bãi và các công trình phụ trợ khác:đường nội bộ, nhà làm việc...). b.2) Đối với kho chuyên dùng(như: kho lưu giữ vàng, bạc, đá quý; kho chuyên lưu giữ hàng hoá phải bảo quảntheo chế độ lạnh, lạnh đông,...) diện tích kho ngoại quan có thể nhỏ hơn 1.000m2. b.3) Đối với bãi ngoại quanchuyên dùng (như: bãi chứa gỗ nguyên liệu, sắt thép,...) thì không yêu cầu diệntích kho. c) Tường rào ngăn cách vớikhu vực xung quanh c.1) Đối với kho ngoại quannằm trong khu vực cửa khẩu, cảng đã có tường rào ngăn cách biệt lập với khu vựcxung quanh và trong phạm vi kiểm soát, kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quanthì không yêu cầu phải có tường rào. c.2) Đối với kho ngoại quannằm ngoài khu vực trên thì bắt buộc phải có tường rào ngăn cách biệt lập vớikhu vực xung quanh để đảm bảo yêu cầu kiểm soát, kiểm tra, giám sát của cơ quanhải quan. d) Phần mềm quản lý vàcamera giám sát d.1) Chủ kho ngoại quan phảicó hệ thống sổ sách kế toán và máy tính được cài đặt phần mềm theo dõi, quản lýhàng hoá nhập, xuất, lưu giữ, tồn trong kho và được nối mạng với hải quan quảnlý kho ngoại quan. d.2) Kho ngoại quan phảiđược lắp đặt hệ thống camera giám sát hàng hoá ra, vào và lưu giữ tại kho đảmbảo yêu cầu theo dõi, giám sát và truy xuất dữ liệu khi cần thiết của cơ quanhải quan. 2. Hồ sơ thành lập gồm: a) Đơn xin thành lập khongoại quan (mẫu số 23-ĐXTL/KNQ/2010 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tưnày); b) Giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh, trong đó có chức năng kinh doanh kho bãi: 01 bản sao; c) Sơ đồ thiết kế khu vựckho, bãi thể hiện rõ đường ranh giới ngăn cách với bên ngoài, vị trí các khohàng, hệ thống đường vận chuyển nội bộ, hệ thống phòng chống cháy, nổ, bảo vệ,văn phòng kho và nơi làm việc của hải quan (khi cơ quan hải quan có nhu cầu); d) Chứng từ hợp pháp vềquyền sử dụng kho, bãi, kỹ thuật, hạ tầng, phần mềm quản lý, camera giámsát,... kèm sơ đồ thiết kế khu vực kho, bãi ngoại quan nằm trong tổng thể khuvực cửa khẩu, khu công nghiệp. 3. Trình tự thành lập a) Xin chủ trương thành lậpkho ngoại quan a.1) Doanh nghiệp có nhu cầuthành lập kho, bãi ngoại quan có văn bản đề nghị gửi Cục Hải quan tỉnh, thànhphố và Tổng cục Hải quan (qua Cục Hải quan tỉnh, thành phố), trong đó xác địnhrõ những nội dung dự kiến gồm: địa điểm thành lập, diện tích, các điều kiện vềcơ sở vật chất. a.2) Trong thời hạn năm ngàylàm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của doanh nghiệp, Cục Hải quan tỉnh,thành phố kiểm tra hồ sơ, căn cứ tình hình hoạt động của các kho ngoại quan đãthành lập trên địa bàn, khu vực dự kiến thành lập kho ngoại quan để báo cáo, đềxuất Tổng cục Hải quan xét duyệt. a.3) Trong thời hạn mườingày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo, đề xuất của Cục Hải quan tỉnh,thành phố và hồ sơ xin chủ trương thành lập kho ngoại quan, nếu phù hợp thìTổng cục Hải quan có văn bản trả lời và hướng dẫn rõ vấn đề cần thiết để doanhnghiệp thực hiện; nếu không phù hợp thì văn bản trả lời nêu rõ lý do để doanhnghiệp biết. b) Sau khi nhận được sựthống nhất chủ trương của Tổng cục Hải quan, doanh nghiệp tiến hành đầu tư xâydựng kho, bãi đáp ứng đủ điều kiện và yêu cầu thành lập kho ngoại quan nêu trênthì lập hồ sơ gửi Tổng cục Hải quan (qua Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi thànhlập kho ngoại quan). c) Trong thời hạn mười ngàylàm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Cục Hải quan tỉnh,thành phố tiến hành: c.1) Kiểm tra hồ sơ; c.2) Khảo sát thực tế kho,bãi; c.3) Báo cáo kết quả và đềxuất gửi Tổng cục Hải quan. d) Trong thời hạn bảy ngàylàm việc kể từ ngày nhận được báo cáo, đề xuất của Cục Hải quan tỉnh, thành phốvà hồ sơ xin thành lập kho ngoại quan, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyếtđịnh thành lập kho ngoại quan khi đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 22 củaNghị định 154/2005/NĐ-CP và khoản 1 Điều này. Điều 66. Chấm dứt hoạt động kho ngoại quan Tổng cục trưởng Tổng cục Hảiquan quyết định chấm dứt hoạt động kho ngoại quan trong các trường hợp sau: 1. Doanh nghiệp có văn bảnđề nghị dừng hoạt động kho ngoại quan. 2. Trong một năm chủ khongoại quan ba lần vi phạm hành chính về hải quan, bị xử lý vi phạm hành chínhbằng hình thức phạt tiền với mức phạt cho mỗi lần vượt thẩm quyền xử phạt củaChi cục trưởng Chi cục hải quan theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hànhchính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 3. Trong thời hạn sáu tháng,doanh nghiệp không đưa kho ngoại quan vào hoạt động hoặc không có hàng hoá gửikho ngoại quan mà không có lý do chính đáng. Điều 67. Thủ tục di chuyển, mở rộng, thu hẹp kho ngoại quan 1. Doanh nghiệp có nhu cầumở rộng diện tích kho, bãi ngay tại địa điểm xây dựng của kho ngoại quan đãđược Tổng cục Hải quan quyết định thành lập, hoặc có nhu cầu di chuyển khongoại quan từ địa điểm đã được Tổng cục Hải quan quyết định thành lập đến địađiểm mới nhưng vẫn nằm trong một khu vực quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định154/2005/NĐ-CP thì lập hồ sơ gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố đang quản lý khongoại quan, hồ sơ gồm: a) Đơn xin di chuyển, mởrộng, thu hẹp kho ngoại quan; b) Sơ đồ kho, bãi khu vực dichuyển, mở rộng, thu hẹp kho ngoại quan; c) Chứng từ hợp pháp vềquyền sử dụng kho, bãi di chuyển, mở rộng. 2. Cục Hải quan tỉnh, thànhphố sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, tiến hành: a) Kiểm tra hồ sơ; b) Khảo sát thực tế kho bãi; c) Trong thời hạn mười lămngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phốquyết định di chuyển, mở rộng, thu hẹp kho ngoại quan hoặc có văn bản trả lờidoanh nghiệp đối với trường hợp không đủ điều kiện để di chuyển, mở rộng, thuhẹp kho ngoại quan. 3. Trường hợp chuyển đổihoạt động kho ngoại quan đã được thành lập đến địa điểm mới nằm ngoài khu vực đãthành lập kho ngoại quan thì doanh nghiệp có văn bản đề nghị dừng hoạt động khongoại quan cũ và làm thủ tục thành lập kho ngoại quan mới gửi Cục Hải quantỉnh, thành phố xem xét, báo cáo Tổng cục Hải quan để quyết định chấm dứt hoạtđộng kho ngoại quan cũ và quyết định thành lập kho ngoại quan mới. Điều 68. Chuyển đổi chủ kho ngoại quan Thủ tục chuyển đổi chủ khongoại quan thực hiện như sau: 1. Chủ cũ kho ngoại quan cóđơn xin chuyển đổi chủ kho ngoại quan; 2. Chủ mới kho ngoại quanlàm thủ tục chuyển đổi chủ kho ngoại quan. Hồ sơ chuyển đổi theo quy định tạikhoản 2 Điều 65 Thông tư này, trừ văn bản quy định tại điểm c khoản 2 Điều 65nếu không có sự thay đổi so với thực trạng kho hiện hành; 3. Cục Hải quan tỉnh, thànhphố tiếp nhận hồ sơ xin chuyển đổi kho của chủ kho, báo cáo, đề xuất Tổng cụcHải quan quyết định, không phải khảo sát lại thực tế kho, bãi nếu không có sựthay đổi so với thực trạng kho hiện hành. Phần III THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU KHÔNG NHẰM MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI Điều 69. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại Hàng hoá xuất khẩu, nhậpkhẩu không nhằm mục đích thương mại (dưới đây gọi tắt là hàng phi mậu dịch)gồm: 1. Quà biếu, tặng của tổchức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân Việt Nam; của tổ chức, cánhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài; 2. Hàng hoá của cơ quan đạidiện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại cáccơ quan, tổ chức này; 3. Hàng hoá viện trợ nhânđạo; 4. Hàng hoá tạm nhập khẩu,tạm xuất khẩu của những cá nhân được Nhà nước Việt Nam cho miễn thuế; 5. Hàng mẫu không thanh toán; 6. Dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc tạm xuất, tạm nhập có thờihạn của cơ quan, tổ chức, của người xuất cảnh, nhập cảnh; 7. Tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân; 8. Hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận đơn, hàng hoá mangtheo người của người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế; 9. Hàng hoá phi mậu dịch khác. Điều 70. Người khai hải quan Người khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịchlà một trong các đối tượng sau đây: 1. Chủ hàng; 2. Đại lý làm thủ tục hải quan nếu chủ hàng ký hợp đồng với đại lý; 3. Người được chủ hàng uỷ quyền bằng văn bản. Trong trường hợp ủy quyền, người nhận uỷ quyền được nhân danh mìnhkhai, ký tên, đóng dấu vào tờ khai hải quan. Điều 71. Hồ sơ hải quan đốivới hàng nhập khẩu 1. Giấy tờ phải nộp gồm: a) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch: 02 bản chính; b) Vận đơn (trừ trường hợp hàng hoá mang theo người vượt tiêu chuẩnmiễn thuế theo quy định tại điểm 8 Điều 69 Thông tư này): 01 bản sao; c) Văn bản uỷ quyền quy định tại khoản 3 Điều 70 Thông tư này: 01 bảnchính; d) Tờ khai xác nhận viện trợ nhân đạo của cơ quan có thẩm quyền đối vớitrường hợp nhập khẩu hàng viện trợ nhân đạo: 01 bản chính; e) Quyết định hoặc giấy báo tin của cơ quan công an cho phép cá nhân làngười Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép trở về định cư ở Việt Nam; hoặchộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ thay hộ chiếu Việt Nam còn có giá trị về nước thườngtrú, có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tạicửa khẩu: 01 bản sao có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu (theo Thông tư số16/2008/TT- BTC ngày 13 tháng 02 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc nhậpkhẩu, tạm nhập khẩu xe gắn máy hai bánh không nhằm mục đích thương mại); g) Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển tài sảncủa tổ chức từ nước ngoài vào Việt h) Giấy phép nhập khẩu hàng hoá (đối với trường hợp nhập khẩu hàng cấm,hàng nhập khẩu có điều kiện): 01 bản chính; i) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá đối với các trường hợp quy định tạiđiểm e.6 khoản 2 Điều 11 Thông tư này: 01 bản chính; k) Thông báo hoặc quyết định hoặc thoả thuận biếu, tặng hàng hoá: 01bản sao; l) Giấy tờ khác, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể theo quy định của phápluật phải có. 2. Giấy tờ phải xuất trình gồm: a) Giấy báo nhận hàng của tổ chức vận tải (trừ trường hợp hàng hoá mangtheo người vượt tiêu chuẩn miễn thuế theo quy định tại khoản 8 Điều 69 Thông tưnày); b) Hợp đồng ký với đại lý hải quan (áp dụng đối với trường hợp tạikhoản 2 Điều 70 Thông tư này); c) Sổ tiêu chuẩn hàng miễn thuế của cơ quan ngoại giao, tổ chức quốctế, những người nước ngoài làm việc tại các cơ quan, tổ chức trên. 3. Hồ sơ để xác định hàng hóa nhập khẩu không nhằm mục đích thương mạithuộc đối tượng không chịu thuế là hồ sơ hải quan quy định tại Điều này. Điều 72. Hồ sơ hải quan đốivới hàng xuất khẩu 1 Giấy tờ phải nộp gồm: a) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch: 02 bản chính; b) Văn bản uỷ quyền quy định tại khoản 3 Điều 70 Thông tư này: 01 bảnchính; c) Văn bản cho phép xuất khẩu viện trợ nhân đạo và tờ khai xác nhậnviện trợ nhân đạo của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp xuất khẩu hàngviện trợ nhân đạo: 01 bản chính; d) Văn bản cho phép định cư ở nước ngoài của cơ quan nhà nước có thẩmquyền (đối với trường hợp xuất khẩu tài sản di chuyển của cá nhân, gia đình):01 bản sao có chứng thực; e) Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển tài sảncủa tổ chức ra nước ngoài: 01 bản sao có chứng thực; g) Giấy phép xuất khẩu hàng hoá (đối với trường hợp xuất khẩu hàng cấm,hàng xuất khẩu có điều kiện): 01 bản chính; h) Giấy tờ khác, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể theo quy định của phápluật phải có. 2. Giấy tờ phải xuất trình: Hợp đồng ký với đại lý hải quan (đối vớitrường hợp tại khoản 2 Điều 70 Thông tư này). 3. Hồ sơ để xác định hàng hoá xuất khẩu không nhằm mục đích thương mạithuộc đối tượng không chịu thuế là hồ sơ hải quan quy định tại Điều này. Điều 73. Thủ tục hải quan 1. Người khai hải quan khai và nộp hồ sơ hải quan. Cơ quan hải quantiếp nhận, đăng ký và kiểm tra chi tiết hồ sơ. 2. Hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phimậu dịch thực hiện theo nguyên tắc kiểm tra quy định tại Luật Hải quan và Nghịđịnh 154/2005/NĐ-CP, do Lãnh đạo Chi cục Hải quan quyết định. Riêng hàng hoá hưởng theo chế độ ưu đãi miễn trừ thực hiện theo quyđịnh tại Điều 38 Nghị định 154/2005/NĐ-CP. 3. Thuế, lệ phí và các khoản phải nộp khác thực hiện theo quy định củapháp luật hiện hành. 4. Thông quan hàng hoá phi mậu dịch Việc ký, đóng dấu “đã làm thủ tục hải quan” trên tờ khai hải quan docông chức hải quan tại khâu cuối cùng thực hiện. 5. Theo dõi và thanh khoản đối với dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làmviệc tạm nhập, tạm xuất có thời hạn của cơ quan, tổ chức, người nhập cảnh, xuấtcảnh không nhằm mục đích thương mại a) Đến thời hạn tái xuất người khai hải quan phải thực hiện thủ tục táixuất dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc và thực hiện thanh khoản hồ sơtại Chi cục Hải quan nơi tạm nhập. Trường hợp tái xuất tại Chi cục Hải quankhác Chi cục Hải quan nơi tạm nhập thì sau khi đã làm thủ tục tái xuất Chi cụcHải quan nơi làm thủ tục tái xuất có trách nhiệm gửi bản chính tờ khai hải quan(bản lưu Hải quan) cho Chi cục Hải quan nơi tạm nhập để thanh khoản hồ sơ theoquy định và lưu bản sao tờ khai cùng hồ sơ hải quan. b) Đến thời hạn tái nhập người khai hải quan phải thực hiện thủ tục táinhập dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc và thực hiện thanh khoản hồ sơtại Chi cục Hải quan nơi tạm xuất. Trường hợp tái nhập tại Chi cục Hải quankhác Chi cục Hải quan nơi tạm xuất thì sau khi đã làm thủ tục tái nhập ngườikhai hải quan có trách nhiệm liên hệ trực tiếp với Chi cục Hải quan nơi tạmxuất để thanh khoản hồ sơ theo quy định. c) Quá thời hạn chưa tái xuất, chưa tái nhập thì người khai hải quan bịxử lý theo quy định của pháp luật hiện hành. Phần IV THỦ TỤC HẢIQUAN ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH, CHUYỂN CẢNG Mục 1 ĐỐI VỚI Ô TÔXUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH QUA CỬA KHẨU BIÊN GIỚI VỚI MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI Điều 74. Thủ tục hải quanđối với ô tô nước ngoài khi nhập cảnh (tạm nhập) 1. Người khai hải quan nộp và/hoặc xuất trình các giấy tờ sau: a) Đối với ô tô nước ngoài nhập cảnh theo Hiệp định song phương giữaViệt a.1) Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp: xuất trình bản chính; a.2) Giấy đăng ký phương tiện: xuất trình bản chính; a.3) Tờ khai hàng hoá nhập khẩu, quá cảnh: xuất trình bản chính; a.4) Danh sách hành khách (đối với ô tô vận chuyển hành khách): nộp 01bản chính; a.5) Tờ khai nhập cảnh-xuất cảnh (nếu có) của người điều khiển phươngtiện và người cùng làm việc trên phương tiện vận tải: xuất trình bản chính; a.6) Giấy tờ khác theo qui định tại Điều ước quốc tế về vận tải đườngbộ giữa Việt a.7) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập – tái xuất (mẫu 24PTVTĐB/TN-TX/2010 Phụ lục III kèm theo Thông tư này): do cơ quan hải quan in từhệ thống. b) Đối với phương tiện tạm nhập theo Hiệp định tạo thuận lợi vận tảingười và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng(Hiệp định GMS) thì thực hiện theo qui định tại Thông tư số 29/2009/TT-BGTVTngày 17/11/2009 của Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ cụ thể như sau: b.1) Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế (GMS Road Transport Permit):xuất trình bản chính; b.2) Tờ khai tạm nhập phương tiện vận tải (Motor Vehicle TemporaryAdmission Document): xuất trình bản chính; b.3) Tờ khai tạm nhập container (Container Temporary AdmisionDocument): xuất trình bản chính; b.4) Tờ khai hàng hoá quá cảnh và thông quan nội địa (Transit andInland Customs Clearance Document): xuất trình bản chính. c) Đối với ô tô nước ngoài có tay lái ở bên phải phải xuất trình giấytờ theo qui định tại Nghị định số 80/2009/NĐ-CP ngày 01/10/2009 của Chính phủ.Cụ thể như sau: c.1) Văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải: xuất trình bảnchính; c.2) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trườngđối với xe cơ giới của quốc gia đăng ký xe cấp và còn hiệu lực: xuất trình bảnchính; c.3) Giấy đăng ký phương tiện: xuất trình bản chính; c.4) Tờ khai nhập cảnh-xuất cảnh (nếu có) của người điều khiển phươngtiện: xuất trình bản chính; c.5) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập – tái xuất (mẫu 24- PTVTĐB/TN-TX/2010 Phụ lục III kèm theoThông tư này): do cơ quan hải quan in từ hệ thống. 2. Cơ quan hải quan tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và làm thủ tục hải quantheo quy trình do Tổng cục Hải quan ban hành. Điều 75. Thủ tục hải quanđối vối ôtô nước ngoài khi xuất cảnh (tái xuất) 1. Người khai hải quan nộp và/hoặc xuất trình các giấy tờ sau: a) Đối với ô tô nước ngoài nhập cảnh theo hiệp định song phương giữaViệt a.1) Văn bản gia hạn thời gian lưu hành phương tiện vận tải (nếu có):nộp bản chính; a.2) Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp: xuất trình bản chính; a.3) Giấy tờ khác theo quy định tại điều ước quốc tế về vận tải đườngbộ giữa Việt a.4) Danh sách hành khách (nếu là xe khách tuyến): nộp bản chính; a.5) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, quá cảnh (trường hợp làm thủ tục đồngthời cho cả phương tiện vận tải và hàng hoá xuất khẩu, quá cảnh): xuất trìnhbản chính; a.6) Tờ khai nhập cảnh-xuất cảnh (nếu có) của người điều khiển phươngtiện và người cùng làm việc trên phương tiện vận tải: xuất trình bản chính. b) Đối với phương tiện tái xuất theo Hiệp định tạo thuận lợi vận tảingười và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng(Hiệp định GMS) thì thực hiện theo qui định tại Thông tư số 29/2009/TT-BGTVTngày 17/11/2009 của Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ cụ thể như sau: b.1) Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế (GMS Road Transport Permit):xuất trình bản chính; b.2) Tờ khai tạm nhập phương tiện vận tải (Motor Vehicle TemporaryAdmission Document): xuất trình bản chính; b.3) Tờ khai tạm nhập container (Container Temporary AdmisionDocument): xuất trình bản chính; b.4) Tờ khai hàng hoá quá cảnh và thông quan nội địa (Transit andInland Customs Clearance Document): xuất trình bản chính. c) Đối với ô tô nước ngoài có tay lái ở bên phải xuất trình bản chínhcác giấy tờ theo qui định tại Nghị định số 80/2009/NĐ-CP ngày 01/10/2009 củaChính phủ. Cụ thể: c.1) Giấy đăng ký phương tiện; c.2) Tờ khai nhập cảnh-xuất cảnh (nếu có) của người điều khiển phươngtiện; c.3) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập – tái xuất (mẫu24-PTVTĐB/TN-TX/2010 Phụ lục III kèm theo Thông tư này). 2. Cơ quan hải quan tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và làm thủ tục hải quantheo quy trình do Tổng cục Hải quan ban hành. Điều 76. Thủ tục hải quanđối với ô tô Việt Thủ tục hải quan đối với ô tô Việt Mục 2 ĐỐI VỚI PHƯƠNGTIỆN VẬN TẢI QUY ĐỊNH TẠIĐIỀU 46 NGHỊ ĐỊNH 154/2005/NĐ-CP Điều 77. Cơ chế quản lýphương tiện vận tải thô sơ 1. Phương tiện vận tải thô sơ là phương tiện di chuyển bằng sức ngườihoặc động vật kéo (ví dụ: xe kéo, xe lôi, xe ngựa, xe bò kéo,...). 2. Khi xuất cảnh, nhập cảnh phương tiện vận tải thô sơ, chủ phương tiệnhoặc người điều khiển phương tiện không phải xin giấy phép, không phải khai tờkhai phương tiện tận tải. Điều 78. Thủ tục hải quan Đối với các phương tiện vận tải thô sơ khi xuất cảnh, nhập cảnh, chủphương tiện hoặc người điều khiển phương tiện phải khai báo và nộp cho cơ quanhải quan những giấy tờ sau: 1. Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có hàng hoá xuất khẩu,nhập khẩu); 2. Tờ khai hành lý của người điều khiển phương tiện vận tải và của hànhkhách (nếu có). Mục 3 ĐỐI VỚI PHƯƠNGTIỆN VẬN TẢI CỦA CÁ NHÂN, CƠ QUAN, TỔ CHỨC TẠM NHẬP TÁI XUẤT, TẠM XUẤT TÁI NHẬPKHÔNG NHẰM MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 47 NGHỊ ĐỊNH 154/2005/NĐ-CP Điều 79. Thủ tục hải quanđối với ô tô không nhằm mục đích thương mại khi xuất cảnh, nhập cảnh 1. Đối với ô tô nước ngoài khi nhập cảnh (tạm nhập), người khai hảiquan nộp và xuất trình các giấy tờ sau: a) Đối với ô tô nước ngoài nhập cảnh theo hiệp định song phương giữaViệt a.1) Văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền (trừ trường hợp tạmnhập lưu hành tại khu vực cửa khẩu): xuất trình bản chính; a.2) Giấy đăng ký phương tiện: xuất trình bản chính; a.3) Giấy tờ khác theo quy định tại Điều ước quốc tế về vận tải đườngbộ giữa Việt a.4) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập – tái xuất (mẫu24-PTVTĐB/TN-TX/2010 Phụ lục III kèm theo Thông tư này): do cơ quan hải quan intừ hệ thống; a.5) Tờ khai nhập cảnh-xuất cảnh (nếu có) của người điều khiển phươngtiện và người cùng làm việc trên phương tiện vận tải: xuất trình bản chính. b) Đối với ô tô nước ngoài có tay lái ở bên phải phải xuất trình bảnchính các giấy tờ theo qui định tái Nghị định số 80/2009/NĐ-CP ngày 01/10/2009của Chính phủ. Cụ thể: b.1) Văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải; b.2) Giấy kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơgiới; b.3) Giấy đăng ký phương tiện; b.4) Tờ khai nhập cảnh-xuất cảnh (nếu có) của người điều khiển phươngtiện; b.5) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập – tái xuất (mẫu24-PTVTĐB/TN-TX/2010 Phụ lục III kèm theo Thông tư này). 2. Đối với ô tô nước ngoài khi xuất cảnh (tái xuất), người khai hảiquan nộp hoặc xuất trình các giấy tờ sau: a) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập-tái xuất có xác nhậntạm nhập của Chi cục Hải quan cửa khẩu làm thủ tục tạm nhập: nộp bản chính; b) Văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền: xuất trình bản chính; c) Văn bản gia hạn tạm nhập (nếu có): nộp bản chính. 3. Đối với ô tô Việt Nam khi xuất cảnh (tạm xuất), nhập cảnh (táinhập), hồ sơ hải quan tương tự như quy định tại khoản 1 và khoản 2 nêu trên,riêng tờ khai phương tiện in theo mẫu 25-PTVTĐB/TX-TN/2010 Phụ lục III kèm theoThông tư này, trường hợp ô tô được cấp Giấy phép liên vận thì quản lý bằng hệthống máy tính, không phải in tờ khai phương tiện vận tải. 4. Cơ quan hải quan tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và làm thủ tục hải quantheo quy trình do Tổng cục Hải quan ban hành. Điều 80. Thủ tục hải quanđối với thuyền xuồng, ca nô,… xuất cảnh, nhập cảnh 1. Thủ tục hải quan đối với (tàu, thuyền, xà lan, xuồng, ca nô,...thuộcloại phải đăng ký lưu hành theo qui định đối với phương tiện vận tải thuỷ,…xuất cảnh, nhập cảnh. a) Chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện phải nộp hoặc xuấttrình cho cơ quan hải quan những giấy tờ sau: a.1) Văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền (trừ trường hợp tạmnhập lưu hành tại khu vực cửa khẩu): xuất trình bản chính; a.2) Giấy đăng ký phương tiện (nếu có): xuất trình bản chính; a.3) Tờ khai hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu (nếu có hàng hoá xuấtkhẩu hoặc nhập khẩu): xuất trình bản chính; a.4) Tờ khai xuất cảnh hoặc nhập cảnh (nếu có) của người điều khiểnphương tiện vận tải và của những người làm việc trên phương tiện vận tải: xuấttrình bản chính; a.5) Tờ khai phương tiện vận tải đường sông tạm nhập – tái xuất (mẫu26-PTVTĐS/TN-TX/2010 Phụ lục III kèm theo Thông tư này) hoặc Tờ khai phươngtiện vận tải đường sông tạm xuất – tái nhập (mẫu 27-PTVTĐS/TX-TN/2010 Phụ lụcIII kèm theo Thông tư này): nộp bản chính. b) Cơ quan hải quan tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và làm thủ tục hải quantheo quy trình do Tổng cục Hải quan ban hành. 2. Thủ tục hải quan đối với mô tô, xe gắn máy không nhằm mục đíchthương mại khi xuất cảnh, nhập cảnh. a) Đối với mô tô, xe gắn máy nước ngoài khi nhập cảnh (tạm nhập), ngườikhai hải quan nộp hoặc xuất trình các giấy tờ sau: a.1) Văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền (trừ trường hợp tạmnhập lưu hành tại khu vực cửa khẩu): nộp bản sao; a.2) Giấy đăng ký phương tiện: xuất trình bản chính; a.3) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập – tái xuất (mẫu24-PTVTĐB/TN-TX/2010 Phụ lục III kèm theo Thông tư này): do cơ quan hải quan intừ hệ thống. b) Đối với mô tô, xe gắn máy nước ngoài khi xuất cảnh (tái xuất), ngườikhai hải quan nộp và xuất trình các giấy tờ sau: b.1) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập-tái xuất có xác nhậntạm nhập của Chi cục Hải quan cửa khẩu làm thủ tục tạm nhập: nộp bản chính; b.2) Văn bản gia hạn tạm nhập (nếu có): nộp 01 bản sao, xuất trình bảnchính. c) Đối với mô tô, xe gắn máy hai bánh Việt Nam khi xuất cảnh (tạmxuất), nhập cảnh (tái nhập), hồ sơ hải quan tương tự như quy định tại điểm a vàđiểm b khoản 2 này, riêng tờ khai phương tiện in theo mẫu 25-PTVTĐB/TX-TN/2010Phụ lục III kèm theo Thông tư này. d) Cơ quan hải quan tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, và làm thủ tục hải quantheo quy trình do Tổng cục Hải quan ban hành. Điều 81. Quy định riêng chocác phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức ở khu vực biên giới thường xuyênqua lại khu vực biên giới 1. Các phương tiện này bao gồm: a) Xe ô tô tải của nước ngoài vào khu vực cửa khẩu Việt b) Xe ô tô tải của Việt c) Phương tiện vận tải của cá nhân, cơ quan, tổ chức ở khu vực biêngiới thường xuyên qua lại khu vực biên giới do nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. 2. Đối với trường hợp nêu tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, nếu cólý do chính đáng cần kéo dài thời gian lưu lại tại khu vực cửa khẩu thì ngườiđiều khiển phương tiện hoặc chủ hàng hoá có văn bản đề nghị, lãnh đạo Chi cụcHải quan xem xét gia hạn, thời gian gia hạn thêm không quá hai ngày. 3. Các loại phương tiện này chỉ được tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-táinhập qua cùng một cửa khẩu. 4. Các loại phương tiện này không phải có giấy phép, không phải khaibằng tờ khai phương tiện vận tải, cơ quan hải quan cửa khẩu quản lý, theo dõibằng sổ hoặc bằng hệ thống máy tính. Mục 4 ĐỐI VỚI TÀUBIỂN VIỆT Điều 82. Người khai hải quan Thuyền trưởng hoặc người đại diện hợp pháp của người vận tải (dưới đâygọi chung là thuyền trưởng) chịu trách nhiệm khai và làm thủ tục hải quan chotàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng. Điều 83. Địa điểm làm thủtục hải quan Thủ tục hải quan đối với tàu biển Việt Nam và tàu biển nước ngoài xuấtcảnh, nhập cảnh, quá cảnh thực hiện tại trụ sở chính hoặc văn phòng đại diệncủa Cảng vụ hàng hải, trừ các trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 27Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 07 năm 2006 của Chính phủ về quản lýcảng biển và luồng hàng hải. Điều 84. Thời hạn làm thủtục hải quan Người khai hải quan phải khai và nộp hồ sơ hải quan trong thời hạn sau: 1. Chậm nhất hai giờ đối với tàu biển nhập cảnh, kể từ khi tàu đã vàoneo đậu an toàn tại vị trí theo chỉ định của Giám đốc Cảng vụ hàng hải; 2. Chậm nhất hai giờ trước khi tàu rời cảng đối với tàu biển xuất cảnh.Riêng tàu khách và tàu chuyên tuyến, thời gian chậm nhất là ngay trước thờiđiểm tàu chuẩn bị rời cảng; 3. Trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn trên có thể thay đổi,nhưng thuyền trưởng phải thông báo bằng văn bản cho Chi cục Hải quan cảng biếttrước ít nhất ba mươi phút. Điều 85. Khai hải quan Người khai hải quan thực hiện nội dung khai hải quan theo qui định tạiĐiều 86 Thông tư này và lưu ý các nội dung sau: 1. Bản khai hàng hoá nhập khẩu (cargo declaration) phải được khai đầyđủ, cụ thể, rõ ràng về mô tả hàng hóa (description of goods); không được ghichung chung như: hàng bách hóa, hàng thiết bị văn phòng, hàng điện tử, điện giadụng, đồ chơi trẻ em... Mặt hàng nào ghi chung chung thì phải khai và nộp bổsung bản kê chi tiết (attached list) của mặt hàng đó. 2. Đối với hành lý của thuyền viên: a) Khai hành lý của cả đoàn vào bản khai hành lý thuyền viên; b) Đối với hàng hoá của thuyền viên thì mỗi thuyền viên khai vào tờkhai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch. 3. Đối với hành lý vượt định mức, hàng hóa của hành khách xuất cảnh,nhập cảnh thực hiện theo quy định tại Nghị định số 66/2002/NĐ-CP ngày 01 tháng07 năm 2002 của Chính phủ quy định về định mức hành lý của người xuất cảnh,nhập cảnh và quà biếu, tặng nhập khẩu được miễn thuế. Điều 86. Hồ sơ hải quan 1. Đối với tàu biển nhập cảnh, thuyền trưởng nộp hồ sơ cho Chi cục Hảiquan cảng, gồm: a) Bản khai chung: 01 bản chính; b) Bản khai hàng hoá: 01 bản chính; c) Bản khai hàng hóa nguy hiểm (nếu có): 01 bản chính; d) Bản khai dự trữ của tàu: 01 bản chính; e) Danh sách thuyền viên: 01 bản chính; g) Danh sách hành khách (nếu có): 01 bản sao; h) Bản khai hàng hóa, hành lý của thuyền viên: 01 bản chính; i) Bản khai hàng hóa chuyển cảng, quá cảnh, trung chuyển (nếu có): 01bản chính. 2. Đối với tàu biển nước ngoài xuất cảnh, nếu không có nội dung thayđổi so với nội dung đã khai báo khi tàu nhập cảnh thì thuyền trưởng không phảinộp các giấy tờ nêu tại khoản 1 Điều này, trừ bản khai chung, bản khai hànghóa, danh sách hành khách (nếu có vận chuyển hành khách); nếu có nội dung thayđổi so với nội dung đã khai báo khi tàu nhập cảnh thì nộp các giấy tờ nêu tạikhoản 1 Điều này, trừ bản khai hàng hóa chuyển cảng, quá cảnh, trung chuyển;ngoài ra xuất trình các giấy tờ sau: a) Hoá đơn mua hàng cung ứng tàu biển; b) Hoá đơn mua hàng miễn thuế (theo đơn đặt hàng). 3. Đối với tàu biển Việt a) Bản khai chung: 01 bản chính; b) Bản khai hàng hoá: 01 bản chính; c) Bản khai dự trữ của tàu: 01 bản chính; d) Danh sách thuyền viên: 01 bản chính; e) Bản khai hàng hóa, hành lý của thuyền viên: 01 bản chính; g) Danh sách hành khách (nếu có): 01 bản sao. 4. Đối với tàu biển quá cảnh: a) Khi làm thủ tục nhập cảnh, thuyền trưởng nộp hồ sơ cho Chi cục Hảiquan cảng nơi tàu nhập cảnh như quy định nêu tại khoản 1 Điều này. Chi cục Hải quan cảng nơi tàu nhập cảnh niêm phong hồ sơ (gồm 01 bảnkhai hàng hoá và 01 phiếu chuyển hồ sơ tàu), giao thuyền trưởng để chuyển choChi cục Hải quan cảng nơi tàu xuất cảnh. b) Khi làm thủ tục xuất cảnh, thuyền trưởng nộp cho Chi cục Hải quancảng nơi tàu xuất cảnh: Bản khai chung (01 bản chính) và hồ sơ do Chi cục Hảiquan cảng nơi tàu nhập cảnh chuyển đến. 5. Đối với tàu biển chuyển cảng a) Tại cảng nơi tàu đi: a.1) Thuyền trưởng nộp cho Chicục Hải quan cảng bản khai chung, bản khai hàng hoá nhập khẩu chuyển cảng, bảnkhai hàng hoá xuất khẩu đã được xếp lên tàu, bản khai hàng hoá quá cảnh, chuyểntải (nếu có): mỗi loại 01 bản. a.2) Chi cục Hải quan cảng niêm phong hồ sơ chuyển cảng, giao chothuyền trưởng để nộp cho Chi cục Hải quan cảng nơi tàu đến. b) Tại cảng nơi tàu đến, thuyền trưởng nộp bản khai chung (01 bảnchính) và hồ sơ chuyển cảng đã niêm phong hải quan do Chi cục Hải quan cảng đichuyển đến. Mục 5 THỦ TỤC HẢIQUAN ĐỐI Điều 87. Trách nhiệm củaCảng vụ hàng không, tổ chức vận tải hàng không, người điều khiển tàu bay 1. Chậm nhất hai mươi bốn giờ (đối với chuyến bay không thường lệ thìchậm nhất một giờ) trước khi tàu bay nhập cảnh và trước khi cơ quan hàng khônghoàn thành thủ tục hàng không cho hành khách xuất cảnh và hàng hóa xuất khẩu,Cảng vụ hàng không có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan hải quan các thông tinsau đây: a) Số hiệu chuyến bay; b) Quốc tịch tàu bay; c) Loại tàu bay; d) Hành trình bay; e) Thời gian đến - đi của tàu bay; g) Vị trí đỗ của tàu bay; h) Cửa vào của hành khách; i) Thời gian xếp, dỡ hàng hóa lên, xuống tàu bay. Cảng vụ hàng không có trách nhiệm thông báo trước một giờ (khi tàu bayxuất cảnh, nhập cảnh) cho cơ quan hải quan khi có thay đổi về các thông tin, sốliệu nêu trên. 2. Chậm nhất ba giờ trước khi tàu bay nhập cảnh và trước khi cơ quanhàng không hoàn thành thủ tục hàng không cho hành khách xuất cảnh và hàng hóaxuất khẩu, tổ chức vận tải hàng không có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan hảiquan các thông tin sau đây: a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, chuyển cảng; b) Hành lý ký gửi; c) Danh sách hành khách; d) Danh sách tổ lái và nhân viên làm việc trên tàu bay. 3. Ngay sau khi cơ quan hàng không hoàn thành thủ tục hàng không chohàng hóa, hành lý xuất khẩu, hành khách xuất cảnh và ngay sau khi tàu bay nhậpcảnh đỗ tại vị trí chỉ định, người điều khiển tàu bay hoặc người đại diện hợppháp nộp hồ sơ hải quan cho cơ quan hải quan, gồm: a) Tờ khai tổng hợp tàu bay: 01 bản chính; b) Bản lược khai hàng hóa: 02 bản chính; c) Bản lược khai hành lý ký gửi: 02 bản chính; d) Danh sách hành khách: 01 bản chính; e) Danh sách tổ lái và nhân viên làm việc trên tàu bay: 01 bản chính. Điều 88. Trách nhiệm của cơquan hải quan Cơ quan hải quan có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý các thông tin, số liệunêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều 87 Thông tư này từ Cảng vụ hàng không và tổchức vận tải hàng không cung cấp; tiếp nhận hồ sơ hải quan nêu tại khoản 3 Điều87 Thông tư này từ người điều khiển máy bay hoặc người đại diện hợp pháp nộp đểlàm thủ tục hải quan cho tàu bay theo quy định của pháp luật. Điều 89. Thủ tục hải quanđối với tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh quốc tế kết hợp vận chuyển nội địa, tàubay vận chuyển nội địa kết hợp vận chuyển hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu 1. Thủ tục hải quan đối với tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh quốc tế có kếthợp vận chuyển nội địa thực hiện như đối với tàu bay chuyển cảng. Trên chuyếnbay có hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu thuộc loại hình nào thì phải thực hiện thủtục hải quan theo quy định đối với loại hình đó. 2. Trường hợp tàu bay vận chuyển nội địa kết hợp vận chuyển hàng hoáxuất khẩu, nhập khẩu; hãng vận chuyển phải sắp xếp hàng hóa, hành lý xuất khẩu,nhập khẩu tại vị trí riêng biệt trong khoang hầm hàng để đảm bảo việc niêmphong hải quan. Mục 6 THỦ TỤC HẢIQUAN ĐỐI VỚI TÀU LIÊN VẬN QUỐC TẾ NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH BẰNG ĐƯỜNG SẮT Điều 90. Thủ tục hải quanđối với tàu nhập cảnh 1. Tại ga liên vận biên giới a) Ngay sau khi tàu đến ga liên vận biên giới, trưởng tàu hoặc ngườiđại diện (sau đây gọi chung là trưởng tàu) nộp cho Chi cục Hải quan cửa khẩu galiên vận biên giới những giấy tờ sau: a.1) Giấy giao tiếp hàng hoá (đối với tàu chở hàng hóa): 01 bản chính; a.2) Vận đơn: 01 bản photocopy liên 2; a.3) Giấy giao tiếp toa xe: 01 bản chính; a.4) Bản trích lược khai hàng hóa dỡ xuống từng ga liên vận nội địa:nộp 02 bản chính (theo mẫu số 28-BLK/ĐS/2010 Phụ lục III ban hành kèm theoThông tư này); a.5) Danh sách hành khách và phiếu gửi hành lý không mang theo ngườicủa hành khách (đối với tàu khách liên vận và hành khách làm thủ tục tại galiên vận biên giới): 01 bản chính; a.6) Danh sách, tờ khai hành lý của tổ lái và những người làm việc trêntàu (đối với đoàn tàu khách liên vận và hành khách làm thủ tục hải quan tại galiên vận biên giới): 01 bản chính. b) Chi cục Hải quan cửa khẩu ga liên vận biên giới có trách nhiệm: b.1) Tiếp nhận, kiểm tra giấy tờ do trưởng tàu nộp; b.2) Đối chiếu kiểm tra thực tế về đầu máy, số lượng, số hiệu từng toaxe chứa hàng hoá, hành lý ký gửi; b.3) Kiểm tra niêm phong của tổ chức vận tải đối với từng toa xe chứahàng hoá, hành lý ký gửi; b.4) Niêm phong hải quan từng toa xe chứa hàng hoá hoặc từng lô hàng sẽdỡ xuống ga liên vận nội địa; trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được nhưhàng siêu trường, siêu trọng, hàng rời… thì trưởng tàu chịu trách nhiệm đảm bảonguyên trạng hàng hóa; b.5) Giám sát trong quá trình tàu đỗ tại ga: dỡ hàng hoá, hành lý kýgửi xuống kho, bãi để làm thủ tục nhập khẩu tại ga; b.6) Lập biên bản bàn giao hàng hoá nhập khẩu chuyển cảng cho Chi cụcHải quan cửa khẩu ga liên vận nội địa: 02 bản; b.7) Đóng dấu nghiệp vụ lên những giấy tờ do trưởng tàu nộp; niêm phonghồ sơ hải quan gồm: bản trích lược khai hàng hóa dỡ xuống ga liên vận nội địa:01 bản chính; vận đơn dỡ hàng tại ga liên vận nội địa: 01 bản photocopy liên 2;biên bản bàn giao 01 bản. 2. Tại ga liên vận nội địa a) Ngay sau khi tàu đến ga liên vận nội địa, trưởng tàu hoặc người đạidiện hợp pháp nộp cho Chi cục Hải quan cửa khẩu ga liên vận nội địa: a.1) Các giấy tờ còn nguyên niêm phong của Chi cục Hải quan cửa khẩu galiên vận biên giới; a.2) Danh sách hành khách và phiếu gửi hành lý không theo người củahành khách (đối với tàu khách liên vận và hành khách làm thủ tục hải quan tạiga liên vận nội địa): 01 bản chính; a.3) Danh sách, tờ khai hành lý của tổ lái và những người làm việc trêntàu (đối với đoàn tàu khách liên vận và hành khách làm thủ tục hải quan tại galiên vận nội địa): 01 bản chính. b) Chi cục Hải quan cửa khẩu ga liên vận nội địa có trách nhiệm: b.1) Tiếp nhận, kiểm tra giấy tờ do trưởng tàu nộp; b.2) Đối chiếu kiểm tra thực tế về số lượng và số hiệu từng toa xe chứahàng hoá, hành lý ký gửi; b.3) Kiểm tra niêm phong của tổ chức vận tải, niêm phong của Hải quancửa khẩu ga liên vận biên giới (nếu có) đối với từng toa xe chứa hàng hoá, hànhlý ký gửi; b.4) Giám sát trong quá trình tàu đỗ tại ga; b.5) Đóng dấu nghiệp vụ và trả lại các giấy tờ do Chi cục Hải quan cửakhẩu ga liên vận biên giới gửi đến. Điều 91. Thủ tục hải quanđối với tàu xuất cảnh 1. Tại ga liên vận nội địa: a) Trước khi tàu rời ga liên vận nội địa, trưởng tàu hoặc người đạidiện hợp pháp nộp cho Chi cục Hải quan cửa khẩu ga liên vận nội địa những giấytờ sau: a.1) Bản xác báo thứ tự lập tàu (đối với đoàn tàu khách liên vận làmthủ tục hải quan tại ga liên vận nội địa): 01 bản chính; a.2) Vận đơn: 01 bản photocopyliên 2 (đối với tàu có toa xe chở hàng xuất khẩu); a.3) Danh sách, tờ khai hành lý của tổ lái và những người làm việc trêntàu (đối với đoàn tàu khách liên vận và hành khách làm thủ tục hải quan tại ganội địa): 01 bản chính; a.4) Danh sách hành khách và phiếu gửi hành lý không theo người củahành khách (đối với tàu khách liên vận và hành khách làm thủ tục hải quan tạiga nội địa): 01 bản chính. b) Chi cục Hải quan cửa khẩu ga liên vận nội địa có trách nhiệm: b.1) Tiếp nhận, kiểm tra các giấy tờ do trưởng tàu hoặc người đại diệnhợp pháp nộp; b.2) Niêm phong hải quan từng toa xe chứa hàng hoá xuất khẩu hoặc từnglô hàng xuất khẩu; trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được như hàng siêutrường, siêu trọng, hàng rời… thì trưởng tàu chịu trách nhiệm đảm bảo nguyêntrạng hàng hóa; b.3) Lập biên bản bàn giao hàng hoá xuất khẩu cho Chi cục Hải quan cửakhẩu ga liên vận biên giới: 02 bản; b.4) Đóng dấu nghiệp vụ lên những giấy tờ do trưởng tàu nộp; b.5) Niêm phong hồ sơ hải quan gồm: biên bản bàn giao 01 bản; lược khaihàng hóa xuất khẩu: 01 bản sao; vận đơn 01 bản photocopy liên 2, giao chotrưởng tàu hoặc người đại diện hợp pháp để nộp cho Chi cục Hải quan cửa khẩu galiên vận biên giới. 2. Tại ga liên vận biên giới: a) Khi tàu tới ga liên vận biên giới, trưởng tàu hoặc người đại diệnhợp pháp nộp cho Chi cục Hải quan cửa khẩu ga liên vận biên giới: a.1) Các giấy tờ đã được Chi cục Hải quan cửa khẩu ga liên vận nội địaniêm phong; a.2) Bản xác báo thứ tự lập tàu 01 bản chính có đóng dấu của ga biêngiới (nếu là tàu chuyên chở hàng hoá); a.3) Giấy giao tiếp toa xe, Giấy giao tiếp hàng hóa (đối với tàu chởhàng hóa): 01 bản chính; a.4) Danh sách hành khách và phiếu gửi hành lý không theo người củahành khách (đối với tàu khách liên vận và hành khách làm thủ tục hải quan tạiga liên vận biên giới): 01 bản chính. a.5) Danh sách, tờ khai hành lý của tổ lái và những người làm việc trêntàu (đối với tàu khách liên vận và hành khách làm thủ tục tại ga liên vận biêngiới): 01 bản chính; b) Nhiệm vụ của Chi cục Hải quan cửa khẩu ga liên vận biên giới: b.1) Tiếp nhận, kiểm tra những giấy tờ do trưởng tàu hoặc người đạidiện hợp pháp nộp; b.2) Đối chiếu, kiểm tra thực tế về đầu máy, số lượng và số hiệu từngtoa xe chứa hàng hoá, hành lý ký gửi; b.3) Tổ chức giám sát việc xếp hàng hoá, hành lý đã làm thủ tục hảiquan lên từng toa tàu; b.4) Niêm phong hải quan từng toa tàu chứa hàng hoá, hành lý ký gửihoặc từng lô hàng; trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được như hàng siêutrường, siêu trọng, hàng rời… thì trưởng tàu chịu trách nhiệm đảm bảo nguyêntrạng hàng hóa cho đến khi tàu xuất cảnh; b.5) Tổ chức giám sát trong quá trình tàu đỗ tại ga; b.6) Đóng dấu nghiệp vụ lên các giấy tờ do trưởng tàu hoặc người đạidiện hợp pháp nộp; b.7) Đóng dấu và trả lại các giấy tờ do Chi cục Hải quan cửa khẩu galiên vận nội địa gửi đến. Phần V THUẾ XUẤTKHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU VÀ CÁC QUY ĐỊNH KHÁC VỀ QUẢN LÝ THUẾĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤTKHẨU, NHẬP KHẨU Mục 1 CĂN CỨ TÍNHTHUẾ, PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU Điều 92. Căn cứ tính thuếđối với hàng hoá áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm Đối với hàng hoá áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm, căn cứ tínhthuế xác định như sau: 1. Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trongtờ khai hải quan. 2. Trị giá tính thuế thực hiện theo quy định tại Luật Hải quan, LuậtQuản lý thuế, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng06 năm 2005, Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính phủquy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhậpkhẩu; Thông tư số 40/2008/TT-BTC ngày 21 tháng 5 năm 2008 của Bộ Tài chínhhướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP. 3. Thuế suất a) Thuế suất thuế xuất khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu được quy định cụthể cho một số mặt hàng tại Biểu thuế xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính banhành. b) Thuế suất thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu được quy định cụthể cho từng mặt hàng, bao gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt vàthuế suất thông thường: b.1) Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từnước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệthương mại với Việt Thuế suất ưu đãi được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuếnhập khẩu ưu đãi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Người nộp thuế tự khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuấtxứ hàng hóa để làm cơ sở xác định mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi. b.2) Thuế suất ưu đãi đặc biệt được quy định cụ thể cho từng mặt hàngtại các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính, được hướng dẫn thực hiện tạiThông tư số 45/2007/TT-BTC ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫnthực hiện thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. b.3) Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuấtxứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốchoặc không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam. Thuế suấtthông thường được áp dụng thống nhất bằng 150% mức thuế suất ưu đãi của từngmặt hàng tương ứng quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
Việc phân loại hàng hoá để xác định các mức thuế suất nêu tại khoản 3Điều này phải tuân thủ theo đúng các nguyên tắc phân loại hàng hoá quy định tạiNghị định số 06/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ quy định vềviệc phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và Thông tư số 49/2010/TT-BTC ngày12/4/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân loại, áp dụng mức thuế đối vớihàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp nhập khẩu máy móc, thiết bị thuộc cácchương 84 và chương 85 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi là tổ hợp, dây chuyền,đáp ứng chú giải 3, 4, 5 Phần XVI của Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Namvà nhập khẩu hàng hóa ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời thì ngoài quy định nêutrên còn phải thực hiện thủ tục kê khai theo hướng dẫn tại các Điều 97 và Điều98 Thông tư này. c) Ngoài việc chịu thuế theo hướng dẫn tại điểm b.1, b.2 hoặc b.3 khoảnnày, nếu hàng hóa nhập khẩu quá mức vào Việt Nam, có sự trợ cấp, được bán phágiá hoặc có sự phân biệt đối xử đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thì bịáp dụng thuế chống trợ cấp, thuế chống bán phá giá, thuế chống phân biệt đốixử, thuế để tự vệ và được thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật hướngdẫn riêng. Điều 93. Phương pháp tínhthuế đối với hàng hoá áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm 1. Việc xác định số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp đốivới hàng hoá áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm được căn cứ vào số lượngđơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan,trị giá tính thuế, thuế suất từng mặt hàng và được thực hiện theo công thứcsau:
Trường hợp hàng hoá là dầu thô, dầu khí thiên nhiên, việc xác định thuếxuất khẩu phải nộp được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 32/2009/TT-BTCngày 19 tháng 02 năm 2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định về thuếđối với tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầukhí theo quy định của Luật Dầu khí. 2. Trường hợp số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực tế có chênhlệch so với hoá đơn thương mại do tính chất của hàng hoá, phù hợp với điều kiệngiao hàng và điều kiện thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hoá thì số tiềnthuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp được xác định trên cơ sở trị giá thựcthanh toán cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và thuế suất từng mặt hàng. Ví dụ: Doanh nghiệp nhập khẩu sợi thuốc lá theo hợp đồng, số lượng 1000tấn, đơn giá 100USD/tấn, thuỷ phần ± 2%. Hoá đơn thương mại ghi = 1000 tấn x100 USD, trị giá thanh toán là 100.000 USD. Khi nhập khẩu cơ qua hải quan kiểmtra qua cân lượng là 1020 tấn hoặc 980 tấn thì trị giá thanh toán để tính thuếlà 100.000 USD. Điều 94. Căn cứ tính thuếđối với hàng hoá áp dụng thuế tuyệt đối Căn cứ tính thuế đối với hàng hoá áp dụng thuế tuyệt đối xác định nhưsau: 1. Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trongtờ khai hải quan được quy định tại Danh mục hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối. 2. Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hoá. Điều 95. Phương pháp tínhthuế đối với hàng hoá áp dụng thuế tuyệt đối Việc xác định số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp đối vớihàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối thực hiện theo công thức sau:
Điều 96. Áp dụng căn cứ tínhthuế đối với một số trường hợp đặc biệt 1. Đối với hàng hoá có thay đổi mục đích sử dụng so với mục đích đãđược xác định thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế thì căncứ để tính thuế là trị giá tính thuế, thuế suất và tỷ giá tại thời điểm có sựthay đổi mục đích sử dụng. Trong đó: a) Trị giá tính thuế nhập khẩu thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số40/2008/TT-BTC. b) Thuế suất để tính thuế nhập khẩu không phân biệt hàng hoá khi nhậpkhẩu ban đầu là hàng hoá mới hay đã qua sử dụng áp dụng theo mức thuế suất củahàng hoá mới tại thời điểm có sự thay đổi mục đích sử dụng. c) Căn cứ để xác định thời điểmcó sự thay đổi mục đích sử dụng c.1) Trường hợp phải có văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phépchuyển đổi mục đích sử dụng: là ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bảncho phép chuyển đổi mục đích sử dụng. c.2) Trường hợp không phải có văn bản của cơ quan có thẩm quyền chophép chuyển đổi mục đích sử dụng: Người khai hải quan xuất trình bản kê khaithuế với cơ quan hải quan trong thời hạn mười ngày kể từ ngày chuyển đổi mụcđích sử dụng như đã hướng dẫn tại khoản 8 Điều 10 Thông tư này, các chứngtừ/tài liệu khác thể hiện thời gian thay đổi mục đích sử dụng để làm căn cứ xácđịnh thời điểm có sự thay đổi mục đích sử dụng. c.3) Trường hợp không phải có văn bản của cơ quan có thẩm quyền chophép chuyển đổi mục đích sử dụng nhưng người khai hải quan không có đủ chứng từđể xác định thời điểm này thì thời điểm có sự thay đổi mục đích sử dụng làm căncứ tính thuế là ngày đăng ký tờ khai hải quan trước đây. Trường hợp hàng hóaxuất khẩu, nhập khẩu chuyển đổi mục đích sử dụng là hàng hóa cùng loại, thuộcnhiều tờ khai hải quan khác nhau nhưng người khai hải quan không có đủ chứng từchứng minh thời điểm thay đổi mục đích sử dụng và cơ quan hải quan không có đủcơ sở để xác định thời điểm này thì thực hiện hướng dẫn tại điểm c.2.2 khoản 6Điều 23 Thông tư này. 2. Đối với hàng hoá sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phithuế quan có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài nêu tạikhoản 16 Điều 101 Thông tư này thì căn cứ tính thuế được xác định như sau: a) Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu vào nội địa đã đăng ký với cơquan hải quan về danh mục hàng hoá nhập khẩu sử dụng làm nguyên liệu, linhkiện, bán thành phẩm sản xuất hàng nhập khẩu vào nội địa và định mức nguyênliệu, linh kiện, bán thành phẩm dùng để sản xuất hàng nhập khẩu trước khi nhậpvào nội địa Việt Nam thì việc xác định thuế nhập khẩu phải nộp căn cứ vào sốlượng, mức thuế suất và giá tính thuế của phần nguyên liệu, linh kiện, bánthành phẩm nhập khẩu từ nước ngoài cấu thành trong hàng hoá. Cụ thể: a.1) Lượng hàng hoá nhập khẩu làm căn cứ tính thuế là số lượng nguyênliệu, linh kiện thực tế nhập khẩu từ nước ngoài cấu thành trong hàng hoá sảnxuất tại khu phi thuế quan nay nhập khẩu vào thị trường nội địa. a.2) Thuế suất thuế nhập khẩu được tính theo mức thuế suất thuế nhậpkhẩu của từng loại nguyên liệu, linh kiện theo quy định tại Biểu thuế thuế nhậpkhẩu ưu đãi hiện hành tại thời điểm đăng ký tờ khai nhập khẩu lần đầu vào khuphi thuế quan. Trường hợp đáp ứng đủ các điều kiện tại các Thông tư hướng dẫnáp dụng thuế suất thuế ưu đãi đặc biệt do Bộ Tài chính ban hành thì được ápdụng thuế suất ưu đãi đặc biệt theo quy định của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặcbiệt có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai nhập khẩu vào thị trường khu phithuế quan. a.3) Trị giá tính thuế được xác định theo trị giá phần nguyên liệu,linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài cấu thành trong hàng hóa theo hướng dẫn tạiThông tư số 40/2008/TT-BTC. b) Trường hợp không xác định được số thuế nhập khẩu theo quy định tạiđiểm a khoản này thì thuế nhập khẩu được tính theo mức thuế suất và giá tínhthuế của mặt hàng sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp nhập khẩu vào nội địaViệt Điều 97. Thủ tục kê khai,phân loại, tính thuế đối với máy móc, thiết bị thuộc các Chương 84 và Chương 85của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi là tổ hợp, dây chuyền, đáp ứng chú giải 3, 4, 5Phần XVI của Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam 1. Hàng hóa hoàn chỉnh hoặc hoàn thiện nhưng ở dạng chưa lắp ráp hoặctháo rời được phân loại chung một nhóm với hàng hóa đã lắp ráp. Hàng hóa ở dạngchưa lắp ráp hoặc tháo rời thường do yêu cầu đóng gói, bảo quản hoặc vậnchuyển. Máy móc, thiết bị thuộc các Chương 84 và Chương 85 của Biểu thuế nhậpkhẩu ưu đãi bao gồm cả nhập khẩu máy móc, thiết bị dạng nguyên chiếc hay dạngtháo rời do yêu cầu đóng gói, bảo quản hoặc để tiện vận chuyển, nếu thỏa mãncác nội dung nêu tại chú giải 3, 4 và 5 Phần XVI Danh mục hàng hóa xuất nhậpkhẩu Việt Nam thì thực hiện phân loại theo máy chính, không phân biệt những máymóc, thiết bị đó được nhập khẩu từ một hay nhiều nguồn, về cùng chuyến haynhiều chuyến, làm thủ tục tại một hay nhiều cửa khẩu khác nhau, nhập khẩu dướidạng nguyên chiếc hay tháo rời do yêu cầu đóng gói, bảo quản hoặc để tiện vậnchuyển. 2. Để có cơ sở theo dõi và thực hiện phân loại những máy móc, thiếtbị là tổ hợp hoặc dây chuyền được nhập khẩutừ một hay nhiều nguồn, về cùng chuyến hay nhiều chuyến, làm thủ tục tại mộthay nhiều cửa khẩu khác nhau, nhập khẩu dưới dạng nguyên chiếc hay tháo rời doyêu cầu đóng gói, bảo quản hoặc để tiện vận chuyển, thủ tục thực hiện như sau: a) Trách nhiệm của người khaihải quan: a.1) Ngoài thủ tục hải quan theo quy định, người khai hải quan có tráchnhiệm thông báo Danh mục hàng hóa nhập khẩu thuộc Chương 84 và Chương 85 là tổhợp, dây chuyền tính thuế theo máy chính với Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp đóngtrụ sở. Trường hợp nơi đóng trụ sở không có Chi cục Hải quan thì thông báo vớiChi cục Hải quan nơi thuận tiện nhất. a.2) Hồ sơ, tài liệu nộp khi thông báo Danh mục hàng hóa nhập khẩuthuộc các chương 84 và chương 85 là tổ hợp, dây chuyền: a.2.1) Danh mục máy móc, thiết bị thuộc các chương 84 và chương 85 làtổ hợp, dây chuyền dự kiến nhập khẩu trong đó nêu rõ tên, mã số theo Biểu thuếcủa máy móc, thiết bị, loại máy móc, thiết bị chính: nộp 02 bản chính kèm theo01 phiếu theo dõi trừ lùi; a.2.2) Bản thuyết minh và/hoặc sơ đồ lắp đặt thể hiện rõ hàng hóa là tổhợp, dây chuyền: nộp bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu; a.2.3) b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: b.1) Khi thông báo Danh mục hàng hóa nhập khẩu thuộc các chương 84 vàchương 85 là tổ hợp, dây chuyền: Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp thông báodanh mục có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra nếu thoả mãn các nội dung nêu tạicác chú giải 3, 4 và 5 Phần XVI thì lập sổ theo dõi, đóng dấu xác nhận vào 02bản Danh mục hàng hoá nhập khẩu và 01 bản phiếu theo dõi trừ lùi (lưu 01 bảnchính Danh mục, giao cho người nộp thuế 01 bản chính Danh mục kèm 01 bản chínhphiếu theo dõi trừ lùi để xuất trình cho cơ quan hải quan nơi hàng hóa thực tếnhập khẩu để thực hiện tính thuế theo máy chính và thực hiện trừ lùi khi làmthủ tục hải quan cho hàng hoá thực tế nhập khẩu) theo qui định. b.2) Khi làm thủ tục nhập khẩu: Ngoài thủ tục hải quan theo quy định,cơ quan hải quan căn cứ hồ sơ hải quan, đối chiếu với các quy định hiện hành đểtheo dõi trừ lùi những máy móc, thiết bị người khai hải quan đã thực tế nhậpkhẩu và ký xác nhận theo quy định, lưu 01 bản sao Danh mục và phiếu theo dõitrừ lùi đã ghi rõ tên mặt hàng đã nhập khẩu đã tính thuế theo máy chính vào hồsơ hải quan. Hết lượng hàng hoá nhập khẩu ghi trên danh mục, Lãnh đạo Chi cục Hảiquan nơi làm thủ tục cuối cùng xác nhận lên bản chính phiếu theo dõi trừ lùicủa người khai hải quan, photocopy 01 bản gửi Cục Hải quan nơi đăng ký danh mụcđể làm cơ sở kiểm tra sau thông quan việc sử dụng tổ hợp máy móc, thiết bị đãtính thuế theo máy chính. b.3) Máy móc, thiết bị thuộc các Chương 84 và Chương 85 của Biểu thuếnhập khẩu ưu đãi là tổ hợp, dây chuyền thuộc các tờ khai đăng ký với cơ quan hải quan từ ngày27/05/2010 (ngày Thông tư số 49/2010/TT-BTC có hiệu lực thi hành) đến trướcngày doanh nghiệp thông báo Danh mục với cơ quan hải quan, cơ quan hải quan đãtính, thu thuế theo từng máy, nếu thỏa mãn các nội dung nêu tại chú giải 3, 4và 5 Phần XVI của Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam, thì người khai hảiquan gửi hồ sơ đến Chi cục Hải quan nơi thông báo Danh mục để Chi cục Hải quankiểm tra hồ sơ, xác định tính đồng bộ của tổ hợp, dây chuyền đã nhập khẩu, đốichiếu với Danh mục hàng hóa nhập khẩu đã thông báo để thực hiện phân loại theohướng dẫn tại điểm này và trừ lùi vào Phiếu trừ lùi. Trường hợp có vướng mắc,Chi cục Hải quan báo cáo Cục Hải quan để báo cáo Tổng cục Hải quan đề nghị BộTài chính xem xét giải quyết từng trường hợp cụ thể. c) Các trường hợp thực tế nhập khẩu nhưng không đúng như Danh mục nhậpkhẩu máy móc, thiết bị thuộc các chương 84, chương 85 là tổ hợp, dây chuyền đãthông báo thì người khai hải quan có trách nhiệm tự kê khai, nộp thuế theo từngmáy. Trường hợp cơ quan hải quan hoặc cơ quan khác kiểm tra phát hiện, xác địnhthực tế hàng hóa không được lắp đặt, sử dụng như một tổ hợp, dây chuyền thì ngoàiviệc phải nộp đủ số tiền thuế thiếu còn bị xử phạt theo quy định. d) Các trường hợp nhập khẩu máy móc, thiết bị đồng bộ, toàn bộ trướckhi Thông tư 49/2010/TT-BTC có hiệu lực thi hành và đã được cơ quan có thẩmquyền xác nhận máy chính, hàng hóa thực nhập đã được phân loại theo máy chính,phần còn lại nhập khẩu sau khi Thông tư 49/2010/TT-BTC có hiệu lực thi hành thìđược tiếp tục thực hiện phân loại theo máy chính. 3. Các trường hợp nhập khẩu máy móc, thiết bị thuộc các Chương 84,Chương 85 là tổ hợp, dây chuyền, thỏa mãn các chú giải 3, 4, 5 phần XVI Danhmục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam nhưng người khai hải quan không muốn phânloại theo hướng dẫn tại điểm 1 Điều này thì sẽ phân loại, tính thuế theo từngmáy. Điều 98. Thủ tục kê khai,phân loại, tính thuế đối với hàng hóa ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời theoquy tắc 2a của 6 quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hoá theo Danhmục hàng hoá xuất nhập khẩu Việt 1. Theo quy tắc 2a và ghi chú của quy tắc này tại Phụ lục 2 ban hànhkèm theo Thông tư số 49/2010/TT-BTC thì hàng hóa ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháorời thực hiện phân loại theo nguyên tắc: a) Phân loại theo từng linh kiện, chi tiết rời, nếu đáp ứng đầy đủ cáctiêu chí sau đây: a.1) Về độ rời rạc: Các chi tiết, linh kiện phải để rời nhau, chưa cóchi tiết nào được lắp ráp với chi tiết nào. Ví dụ: lốp xe đạp để rời săm, nanhoa, vành,… Các chi tiết, linh kiện rời là các chi tiết cấu thành nên sản phẩm,không bao gồm các chi tiết sách hướng dẫn, catalogue, bao bì… a.2) Về tổng số lượng các chi tiết, linh kiện rời: có sử dụng ít nhấtmột chi tiết, linh kiện rời sản xuất trong nước (tự sản xuất hoặc mua của doanhnghiệp khác sản xuất trong nước để lắp ráp thành sản phẩm nguyên chiếc). Cácchi tiết, linh kiện rời là các chi tiết cấu thành nên sản phẩm, không bao gồmcác chi tiết sách hướng dẫn, catalogue, bao bì… b) Phân loại theo sản phẩm nguyên chiếc nếu không đáp ứng 01 trongcác tiêu chí hoặc cả 02 tiêu chí nêu tại điểm a khoản 1 Điều này. Cụthể: b.1) Về độ rời rạc: Các chi tiết, linh kiện để rời nhau hoặc không đểrời nhau nhưng có từ 02 linh kiện, chi tiết rời trở lên đã được lắp ráp vào vớinhau thành cụm, cụm chức năng. b.2) Về tổng số lượng các chi tiết, linh kiện rời: tổng số lượng cácchi tiết, linh kiện rời để lắp ráp thành sản phẩm nguyên chiếc hoàn toàn từnguồn nhập khẩu. c) Trường hợp nhập khẩu bộ linh kiện đảm bảo độ rời rạc không đầy đủnhư tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng doanh nghiệp không lựa chọn phân loạitheo nguyên tắc nêu tại điểm a khoản 1 Điều này mà lựa chọn phân loại theo mãsố của sản phẩm nguyên chiếc thì phân loại theo lựa chọn của người khai hảiquan. 2. Kiểm tra việc sử dụng số linh kiện đã nhập khẩu theo hướng dẫn tạighi chú của quy tắc 2a: a) Trách nhiệm của người khaihải quan Chậm nhất vào ngày 30 tháng 01 hàng năm, người khai hải quan phải quyếttoán với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu (người khai hải quan đượclựa chọn một Chi cục Hải quan thuận tiện nhất để làm thủ tục nhập khẩu) việcnhập khẩu và sử dụng hàng hóa nhập khẩu của năm trước theo các nội dung sau: a.1) Tên, số lượng linh kiện nhập khẩu; tên, số lượng linh kiện tự sảnxuất hoặc mua trong nước; a.2) Tên sản phẩm dự kiến lắp ráp từ linh kiện rời và định mức sử dụnglinh kiện để lắp ráp sản phẩm (để lắp ráp sản phẩm cần những chi tiết gì, sốlượng từng chi tiết); a.3) Số lượng linh kiện thực tế đã sử dụng vào sản xuất, lắp ráp sảnphẩm; a.4) Số lượng sản phẩm đã sản xuất, lắp ráp; a.5) Số lượng linh kiện nhập khẩu chưa sử dụng sản xuất, lắp ráp sảnphẩm (nêu rõ lượng tồn chuyển sang năm sau hoặc sử dụng vào mục đích khác; sốtiền thuế chênh lệch phải nộp - nếu có). b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan Chậm nhất trong thời hạn 45 (bốn lăm) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ báocáo do người khai hải quan gửi, cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu cótrách nhiệm kiểm tra việc nhập khẩu, sử dụng hàng hóa và quyết toán việc sửdụng số linh kiện nhập khẩu đưa vào sản xuất của doanh nghiệp; trường hợp doanhnghiệp không thực hiện đúng quy định về quyết toán và/hoặc sử dụng không đúngmục đích hàng hóa đã được tính thuế theo linh kiện rời thì thu thuế, xử phạttheo quy định của pháp luật (nếu có). Mục 2 THỜI ĐIỂM TÍNHTHUẾ, TỶ GIÁ TÍNH THUẾ Điều 99. Thời điểm tínhthuế, tỷ giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu 1. Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là ngày đăng ký tờkhai hải quan. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được tính theo thuế suất, trị giátính thuế và tỷ giá tính thuế tại thời điểm tính thuế. Trường hợp người nộp thuế kê khai, tính thuế trước ngày đăng ký tờ khaihải quan nhưng có tỷ giá khác với tỷ giá tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quanthì cơ quan hải quan thực hiện tính lại số thuế phải nộp theo tỷ giá tại thờiđiểm đăng ký tờ khai. 2. Trường hợp người nộp thuế khai báo điện tử thì thời điểm tính thuếthực hiện theo quy định về thủ tục hải quan điện tử. Điều 100. Thời điểm tínhthuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan một lần Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký tờ khai hải quan một lần để xuấtkhẩu, nhập khẩu nhiều lần thì thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được tính theothuế suất, trị giá tính thuế và tỷ giá tính thuế theo ngày làm thủ tục hải quancó hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở số lượng từng mặt hàng thực tế xuấtkhẩu, nhập khẩu. Mục 3 CÁC TRƯỜNG HỢPMIỄN THUẾ, THỦ TỤC MIỄN THUẾ Điều 101. Các trường hợpmiễn thuế 1. Hàng hoá tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để tham dự hộichợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạmnhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc như: hội nghị, hộithảo, nghiên cứu khoa học, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệthuật, khám chữa bệnh, linh kiện, phụ tùng tạm nhập để phục vụ thay thế, sửachữa tàu biển, tàu bay nước ngoài...(trừ máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuấtthuộc đối tượng được miễn thuế theo quy định tại khoản 17 Điều này hoặc xéthoàn thuế hướng dẫn tại khoản 9 Điều 113 Thông tư này), thuộc đối tượng đượcmiễn thuế nhập khẩu khi tạm nhập khẩu và thuế xuất khẩu khi tái xuất khẩu đốivới hàng tạm nhập, tái xuất hoặc miễn thuế xuất khẩu khi tạm xuất khẩu và thuếnhập khẩu khi tái nhập khẩu đối với hàng tạm xuất tái nhập: a) Hàng hóa tạm nhập khẩu để tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sảnphẩm ở Việt Nam có thời hạn tái xuất tối đa không quá ba mươi (30) ngày kể từngày kết thúc hội chợ, triển lãm. Nếu quá thời gian này nhưng chưa tái xuất,hàng hóa phải nộp thuế; b) Hàng hóa tạm xuất khẩu để tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sảnphẩm ở nước ngoài có thời hạn tạm xuất tối đa không quá một năm (365 ngày) kểtừ ngày hàng hoá được tạm xuất khẩu để tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệusản phẩm ở nước ngoài. Nếu quá thời gian này nhưng chưa tái nhập, hàng hóa phảinộp thuế; c) Máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất,tái nhập để phục vụ công việc như hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, thiđấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, khám chữa bệnh, linhkiện, phụ tùng tạm nhập để phục vụ thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nướcngoài... có thời hạn tạm nhập hoặc tạm xuất tối đa không quá chín mươi (90)ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan tạm nhập–tái xuất, tạm xuất- tái nhập. Nếu quá thời gian này nhưng hàng hóa chưa tái nhập (đối với hàng tạmxuất - tái nhập) hoặc chưa tái xuất (đối với hàng tạm nhập- tái xuất), thì phảinộp thuế. 2. Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt a) Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân người nước ngoàikhi được phép vào cư trú, làm việc tại Việt Nam theo giấy mời của cơ quan nhànước có thẩm quyền hoặc chuyển ra nước ngoài khi hết thời hạn cư trú, làm việctại Việt Nam. b) Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân Việt Nam đượcphép đưa ra nước ngoài để kinh doanh và làm việc, khi hết thời hạn nhập khẩulại Việt Nam được miễn thuế đối với những tài sản đã đưa ra nước ngoài. c) Hàng hóa là tài sản di chuyển của gia đình, cá nhân người Việt Namđang định cư ở nước ngoài được phép về Việt Nam định cư hoặc mang ra nước ngoàikhi được phép định cư ở nước ngoài; hàng hóa là tài sản di chuyển của ngườinước ngoài mang vào Việt Nam khi được phép định cư tại Việt Nam hoặc mang ranước ngoài khi được phép định cư ở nước ngoài; Riêng xe ô tô, xe mô tô đang sử dụng của gia đình, cá nhân mang vàoViệt Việc xác định hàng hoá là tài sản di chuyển thực hiện theo quy định tạikhoản 5 Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Thông tư số 118/2009/TT-BTCngày 9/6/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc nhập khẩu xe ô tô đang sử dụngtheo chế độ tài sản di chuyển của người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã hoàntất thủ tục đăng ký thường trú tại Việt Nam. 3. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài đượchưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao tại Việt Nam thực hiện theo quy địnhtại Pháp lệnh về Quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao,cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế và các văn bản quy địnhchi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này. 4. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để gia công được miễn thuế theo quyđịnh tại khoản 4 Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP (theo hợp đồng gia công đãthông báo) a) Hàng hoá được miễn thuế theohợp đồng gia công bao gồm: a.1) Nguyên liệu nhập khẩu, xuất khẩu để gia công; a.2) Vật tư nhập khẩu, xuất khẩu tham gia vào quá trình sản xuất, giacông (giấy, phấn, bút vẽ, bút vạch dấu, đinh ghim quần áo, mực sơn in, bàn chảiquét keo, khung in lưới, kết tẩy, dầu đánh bóng…) trong trường hợp doanh nghiệpxây dựng được định mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt; a.3) Hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu làm mẫu phục vụ cho gia công; a.4) Máy móc, thiết bịnhập khẩu hoặc xuất khẩu để trực tiếp phục vụ gia công được thoả thuận tronghợp đồng gia công. Hết thời hạn thực hiện hợp đồng gia công phải tái xuất hoặctái nhập. Nếu không tái xuất hoặc tái nhập phải kê khai nộp thuế theo quy định.Trường hợp để lại làm quà biếu, quà tặng thì xử lý miễn thuế nhập khẩu theohướng dẫn tại khoản 4 Điều 105 Thông tư này; a.5) Sản phẩm gia công xuất trả (nếu có thuế xuất khẩu); a.6) Sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công hoặcđóng chung với sản phẩm gia công thành mặt hàng đồng bộ và xuất khẩu ra nướcngoài; linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để bảo hành cho sản phẩm gia công xuấtkhẩu được miễn thuế như nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công nếu đáp ứngđầy đủ các điều kiện: a.6.1) Được thể hiện trong hợp đồng gia công hoặc phụ kiện hợp đồng giacông; a.6.2) Được quản lý như nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công. a.7) Hàng hoá nhập khẩu để gia công được phép tiêu hủy tại Việt Namtheo quy định của pháp luật sau khi thanh lý, thanh khoản hợp đồng gia công vàthực hiện đầy đủ thủ tục hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. b) Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài để gia công cho phía Việt Nam đượcmiễn thuế xuất khẩu, khi nhập khẩu trở lại Việt Nam thì phải nộp thuế nhập khẩuđối với sản phẩm sau gia công (không tính thuế đối với phần trị giá của vật tư,nguyên liệu đã đưa đi gia công theo hợp đồng gia công đã ký; thuế suất thuếnhập khẩu tính theo sản phẩm sau gia công nhập khẩu; xuất xứ của sản phẩm xácđịnh theo quy định về xuất xứ của Bộ Công Thương). c) Thiết bị, máy móc, nguyên liệu, vật tư, sản phẩm gia công do phíanước ngoài thanh toán thay tiền công gia công khi nhập khẩu phải nộp thuế nhậpkhẩu theo quy định. d) Định mức gia công Giám đốc doanh nghiệp nhận gia công chịu trách nhiệm về định mức sửdụng, định mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt (dưới đây được gọi là định mức tiêuhao) đối với hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng gia công sử dụng vào đúng mụcđích gia công. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Việc xây dựng, thông báo định mức thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tàichính. Phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức sử dụng, định mức tiêu hao và tỷlệ hao hụt của loại hình gia công đáp ứng các qui định tại Điều 31 Nghị định số12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ, được thoả thuận trong hợp đồng giacông và thông báo với cơ quan hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính được xửlý về thuế nhập khẩu tương tự như phế liệu, phế phẩm của loại hình nhập nguyênliệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu hướng dẫn tại điểm d.3 khoản 5 Điều 113Thông tư này. 5. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế củangười xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh trongđịnh mức miễn thuế theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. a) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế củangười xuất nhập cảnh: a.1) Đối với người xuất cảnh: Trừ các vật phẩm trong Danh mục hàng hoácấm xuất khẩu hoặc xuất khẩu có điều kiện, các mặt hàng khác là hành lý củangười xuất cảnh thì không hạn chế định mức. a.2) Đối với người nhập cảnh: a.2.1) Định mức miễn thuế được thực hiện theo quy định tại Nghị định số66/2002/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định về định mức hànhlý của người xuất cảnh, nhập cảnh và quà biếu, tặng nhập khẩu được miễn thuế. a.2.2) Trường hợp hàng hoá nhập khẩu vượt tiêu chuẩn được miễn thuế thìphần vượt định mức phải nộp thuế nhập khẩu. Nếu tổng số tiền thuế phải nộp đốivới phần vượt dưới năm mươi nghìn đồng thì được miễn thuế đối với cả phần vượt.Người nhập cảnh được chọn vật phẩm để nộp thuế trong trường hợp hành lý mangtheo gồm nhiều vật phẩm. b) Hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh Hàng hoá gửi qua dịch vụ chuyểnphát nhanh có trị giá khai báo nằm trong định mức miễn thuế theo quy định tạiQuyết định số 78/2010/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về mức giátrị hàng hoá nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế. Trườnghợp hàng hoá nhập khẩu vượt tiêu chuẩn được miễn thuế thì phải nộp thuế chotoàn bộ lô hàng; nếu tổng số tiền thuế phải nộp của cả lô hàng dưới năm mươinghìn đồng thì được miễn thuế đối với cả lô hàng. 6. Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới được miễn thuế xuấtkhẩu, thuế nhập khẩu trong định mức, nếu vượt quá định mức thì phải nộp thuếđối với phần vượt định mức. Quy định về cư dân biên giới và định mức được miễn thuế đối với hànghóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới thực hiện theo quy định tại Quyếtđịnh số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý hoạtđộng thương mại biên giới với các nước có chung đường biên giới và Quyết địnhsố 139/2009/QĐ-TTg ngày 23/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung mộtsố điều của Quyết định 254/2006/QĐ-TTg ngày 07/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ. 7. Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư vào lĩnhvực được ưu đãi về thuế nhập khẩu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghịđịnh số 87/2010/NĐ-CP hoặc địa bàn thuộc ưu đãi thuế nhập khẩu quy định tại Phụlục Danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghịđịnh số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chitiết và hướng dẫn một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Nghị địnhsố 53/2010/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về địa bàn ưuđãi đầu tư, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với đơn vị hành chính mớithành lập do Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính, dự án đầu tư bằng nguồnvốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được miễn thuế nhập khẩu, bao gồm: a) Thiết bị, máy móc nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: a.1) Phù hợp với lĩnh vực đầu tư, mục tiêu, qui mô của dự án đầu tư; a.2) Đáp ứng các qui định về tài sản cố định tại Thông tư số203/2009/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài chính. b) Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ trongnước chưa sản xuất được; phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân, gồm: xe ô tôtừ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thủy: b.1) Danh mục phương tiện vận tải trong nước đã sản xuất được để làmcăn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại điểm này thực hiện theo quy định của BộKế hoạch và Đầu tư. b.2) Danh mục hoặc tiêu chuẩn xác định phương tiện vận tải chuyên dùngnằm trong dây chuyền công nghệ để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tạiđiểm này thực hiện theo quy định của BộKhoa học và Công nghệ. c) Linh kiện, chi tiết, bộ phậnrời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với thiếtbị, máy móc, phương tiện vận tải được miễn thuế nêu tại điểm a và điểm b khoảnnày nếu thuộc một trong hai điều kiện sau: c.1) Là linh kiện, chi tiết, bộ phận của thiết bị, máy móc, phương tiệnvận tải được nhập khẩu ở dạng rời; c.2) Là linh kiện, chi tiết, bộ phận rời phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện nhậpkhẩu để lắp ráp, kết nối các máy móc, thiết bị lại với nhau để đảm bảo hệ thốngmáy móc, thiết bị được vận hành bình thường. d) Nguyên liệu, vật tư trong nước chưa sản xuất được dùng để chế tạothiết bị, máy móc nằm trong dây chuyền công nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chitiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm nêu tại điểm ckhoản này để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc nêu tại điểm a khoản này. Danh mục nguyên liệu, vật tư trong nước đã sản xuất được để làm căn cứthực hiện việc miễn thuế nêu tại điểm này thực hiện theo quy định của Bộ Kếhoạch và Đầu tư. e) Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được. Danh mục vật tư xây dựng trong nước đã sản xuất được để làm căn cứ thựchiện việc miễn thuế nêu tại điểm này thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch vàĐầu tư. 8. Giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu để thực hiện dự án đầutư trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Danh mục giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu để làm cơ sởthực hiện việc miễn thuế nêu tại khoản này thực hiện theo quy định của Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn. 9. Việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu nêu tại khoản 7,8 Điều này được áp dụng cho cả trường hợp mở rộng quy mô dự án, thay thế côngnghệ, đổi mới công nghệ. 10. Miễn thuế lần đầu đối với hàng hóa là trang thiết bị nhập khẩu theodanh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 87/2010/NĐ-CPđể tạo tài sản cố định của dự án được ưu đãi về thuế nhập khẩu, dự án đầu tưbằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đầu tư về khách sạn, vănphòng, căn hộ cho thuê, nhà ở, trung tâm thương mại, dịch vụ kỹ thuật, siêuthị, sân golf, khu du lịch, khu thể thao, khu vui chơi giải trí, cơ sở khám,chữa bệnh, đào tạo, văn hoá, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, dịch vụtư vấn. Các dự án có hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế lần đầu quy định tạikhoản này thì không được miễn thuế theo quy định tại các khoản khác Điều này. 11. Hàng hoá nhập khẩu để phụcvụ hoạt động dầu khí, bao gồm: a) Thiết bị, máy móc đáp ứng điều kiện nêu tại điểm a khoản 7 Điều này;phương tiện vận tải chuyên dùng cần thiết cho hoạt động dầu khí; phương tiệnvận chuyển để đưa đón công nhân gồm xe ôtô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phươngtiện thuỷ; kể cả linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng gá lắp, thay thế,khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiếtbị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng, phương tiện vận chuyển để đưa đóncông nhân nêu trên đáp ứng điều kiện nêu tại điểm c khoản 7 Điều này. Danh mục hoặc tiêu chuẩn xác định phương tiện vận tải chuyên dùng cần thiếtcho hoạt động dầu khí để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại điểm nàythực hiện theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ. b) Vật tư cần thiết cho hoạt động dầu khí mà trong nước chưa sản xuấtđược Danh mục vật tư cần thiết cho hoạt động dầu khí mà trong nước đã sảnxuất được để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại điểm này thực hiệntheo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; c) Trang thiết bị y tế và thuốc cấp cứu sử dụng trên các dàn khoan vàcông trình nổi được Bộ Y tế xác nhận; d) Trang thiết bị văn phòng phục vụ cho hoạt động dầu khí; e) Hàng hoá tạm nhập, tái xuất khác phục vụ cho hoạt động dầu khí. Trường hợp hàng hoá nêu tại khoản này do nhà thầu phụ và tổ chức, cánhân khác nhập khẩu bao gồm việc nhập khẩu trực tiếp, uỷ thác, đấu thầu, đithuê và cho thuê lại... để cung cấp cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt độngtìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí thông qua hợp đồng dịch vụ dầu khí hoặchợp đồng cung cấp hàng hóa thì cũng được miễn thuế nhập khẩu. 12. Hàng hoá của cơ sở đóng tàu được miễn thuế xuất khẩu đối với cácsản phẩm tàu biển xuất khẩu và được miễn thuế nhập khẩu đối với: a) Các loại máy móc, trang thiết bị để tạo tài sản cố định đáp ứng điềukiện nêu tại điểm a khoản 7 Điều này. b) Phương tiện vận tải nằm trong dây chuyền công nghệ để tạo tài sản cốđịnh. Danh mục hoặc tiêu chuẩn xác định phương tiện vận tải nằm trong dâychuyền công nghệ để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại điểm này thựchiện theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ. c) Nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm phục vụ cho việc đóng tàu màtrong nước chưa sản xuất được. Danh mục nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm phục vụ cho việc đóng tàumà trong nước đã sản xuất được để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tạiĐiểm này thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 13. Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu phục vụtrực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm mà trong nước chưa sản xuấtđược. Danh mục nguyên liệu, vật tư phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuấtsản phẩm phần mềm mà trong nước đã sản xuất được để làm căn cứ thực hiện việcmiễn thuế nêu tại khoản này thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 14. Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu để sử dụng trực tiếpvào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, bao gồm: máy móc,thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải trong nước chưa sản xuất được,công nghệ trong nước chưa tạo ra được; tài liệu, sách, báo, tạp chí khoa học vàcác nguồn tin điện tử về khoa học và công nghệ. Danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải, côngnghệ sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển côngnghệ mà trong nước đã sản xuất được để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêutại khoản này thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 15. Miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn năm năm, kể từ ngày bắt đầu sảnxuất đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhậpkhẩu để sản xuất của các dự án đầu tư vào: a) Lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư quy định tại Phụ lục I banhành kèm theo Nghị định số 87/2010/NĐ-CPngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ (trừ các dự án sản xuất lắp ráp ô tô, xemáy, điều hòa, máy sưởi, tủ lạnh, máy giặt, quạt điện, máy rửa bát đĩa, đầuđĩa, dàn âm thanh, bàn là điện, ấm đun nước, máy sấy khô tóc, làm khô tay,rượu, bia, thuốc lá và những mặt hàng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủthì không được miễn thuế nhập khẩu). b) Địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn theo quy địnhtại Phụ lục Danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèmtheo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chitiết và hướng dẫn một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Nghị địnhsố 53/2010/NĐ-CP ngày 19/5/2010 quy định về địa bàn ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuếthu nhập doanh nghiệp đối với đơn vị hành chính mới thành lập do Chính phủ điềuchỉnh địa giới hành chính (trừ các dự án sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, điềuhòa, máy sưởi, tủ lạnh, máy giặt, quạt điện, máy rửa bát đĩa, đầu đĩa, dàn âmthanh, bàn là điện, ấm đun nước, máy sấy khô tóc, làm khô tay, rượu, bia, thuốclá và những mặt hàng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì không đượcmiễn thuế nhập khẩu). Việc xác định ngày bắt đầu sảnxuất để làm cơ sở miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn năm năm theo hướng dẫn tạikhoản này là ngày doanh nghiệp thực tiến hành hoạt động sản xuất và được xácnhận bởi Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khukinh tế... nơi doanh nghiệp đang hoạt động hoặc được xác nhận bởi Sở Côngthương địa phương nơi có dự án trong trường hợp doanh nghiệp không hoạt độngtrong các khu nêu trên. Danh mục nguyên liệu, vật tư,linh kiện mà trong nước đã sản xuất được để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuếnêu tại khoản này thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 16. Hàng hoá sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quankhông sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vàothị trường trong nước được miễn thuế nhập khẩu. Trường hợp có sử dụng nguyênliệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài thì khi nhập khẩu vào thị trường trongnước phải nộp thuế nhập khẩu, căn cứ và cách tính thuế nhập khẩu thực hiện theohướng dẫn tại khoản 2 Điều 96 Thông tư này. 17. Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải do các nhà thầu nước ngoàinhập khẩu vào Việt Nam theo phương thức tạm nhập, tái xuất để thực hiện dự ánODA tại Việt Nam, được miễn thuế nhập khẩu khi tạm nhập và thuế xuất khẩu khitái xuất. Khi kết thúc thời hạn thi công công trình, dự án; nhà thầu nước ngoàiphải tái xuất hàng hoá nêu trên. Nếu không tái xuất mà thanh lý, chuyển nhượngtại Việt Riêng đối với xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi và xe ô tô có thiết kế vừa chởngười, vừa chở hàng tương đương xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi không áp dụng hìnhthức tạm nhập, tái xuất. Các nhà thầu nước ngoài có nhu cầu nhập khẩu vào Việt 18. Hàng hoá là nguyên liệu, vật tư và bán thành phẩm trong nước chưasản xuất được, nhập khẩu để phục vụ sản xuất của các dự án đầu tư trong khukinh tế cửa khẩu được miễn thuế theo quy định tại Quyết định số 33/2009/QĐ-TTgngày 02 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sáchtài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu và các văn bản hướng dẫn thực hiện. 19. Hàng hoá nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế theo quy định tạiQuyết định của Thủ tướng Chính phủ thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số120/2009/TT-BTC ngày 16/06/2009 của Bộ Tài chính. Trường hợp nếu có hàng hoá khuyến mãi, hàng hoá dùng thử được phía nướcngoài cung cấp miễn phí cho cửa hàng miễn thuế để bán kèm cùng với hàng hoá bántại cửa hàng miễn thuế thì số hàng hoá khuyến mãi, hàng hoá dùng thử nêu trênkhông phải tính thuế nhập khẩu. Hàng hoá khuyến mãi và hàng hoá dùng thử đềuchịu sự giám sát và quản lý của cơ quan hải quan như hàng hoá nhập khẩu để bántại cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế. 20. Miễn thuế trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại khoản 20 Điều12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ. 21. Một số hướng dẫn khác a) Các trường hợp thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu để tạo tài sản cốđịnh nêu tại Điều này nhưng không nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài mà được phéptiếp nhận hàng hoá đã được miễn thuế nhập khẩu của doanh nghiệp khác chuyểnnhượng tại Việt Nam thì doanh nghiệp tiếp nhận được miễn thuế nhập khẩu, đồngthời không truy thu thuế nhập khẩu đối với doanh nghiệp được phép chuyển nhượnghàng hoá, với điều kiện giá chuyển nhượng không bao gồm thuế nhập khẩu. b) Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu uỷ thác hoặc trúng thầu nhậpkhẩu hàng hoá (giá cung cấp hàng hoá theo hợp đồng uỷ thác hoặc giá trúng thầutheo quyết định trúng thầu không bao gồm thuế nhập khẩu) để cung cấp cho cácđối tượng được hưởng ưu đãi miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại từ khoản 7đến khoản 18 Điều này thì cũng được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhậpkhẩu uỷ thác, trúng thầu. c) Đối với dự án khuyến khích đầu tư đã được cấp giấy phép đầu tư, giấychứng nhận ưu đãi đầu tư trước ngày Nghị định số 87/2010/NĐ-CP có hiệu lực cómức ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cao hơn mức ưu đãi hướng dẫn tạiNghị định số 87/2010/NĐ-CP thì được tiếp tục thực hiện theo mức ưu đãi đó nếuđáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: - Giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư còn hiệu lực và khôngcó thay đổi các điều khoản ưu đãi đầu tư. Mức ưu đãi ghi trên giấy phépđầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư phù hợp với qui định của pháp luật tạithời điểm cấp giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư. - Thực hiện đăng ký Danh mục hàng hoá miễn thuế theo quy định. Trường hợp trong giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư quyđịnh mức ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thấp hơn mức ưu đãi tại Nghịđịnh số 87/2010/NĐ-CP thì được hưởng mức ưu đãi tại Nghị định số 87/2010/NĐ-CPcho thời gian ưu đãi còn lại của dự án. Điều 102. Đăng ký Danh mụchàng hoá nhập khẩu được miễn thuế 1. Trường hợp phải đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế: Hàng hoá nêu tại Điều 13 Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg và các khoản 7,khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14, khoản 15 vàkhoản 18 Điều 101 Thông tư này phải đăng ký Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhậpkhẩu miễn thuế. 2. Người đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế: tổ chức, cánhân sử dụng hàng hóa (chủ dự án, chủ cơ sở đóng tàu,…) là người đăng ký Danhmục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế (theo mẫu 11 Phụ lục VI ban hành kèm Thông tưnày). Việc đăng ký Danh mục được thực hiện trước khi làm thủ tục nhập khẩu hànghoá. Trường hợp chủ dự án không trực tiếp nhập khẩu hàng hoá miễn thuế mà nhàthầu chính hoặc nhà thầu phụ nhập khẩu hàng hóa thì nhà thầu sử dụng danh mụcmiễn thuế do chủ dự án đã đăng ký với cơ quan hải quan. 3. Nơi đăng ký Danh mục: a) Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi thực hiện dự án đầu tư đối với dựán xác định được Cục Hải quan nơi thực hiện dự án đầu tư hoặc Cục Hải quantỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính đối với dự án không xác định được Cục Hảiquan nơi thực hiện dự án đầu tư hoặc Cục Hải quan tỉnh, thành phố gần nhất đốivới tỉnh, thành phố không có cơ quan hải quan. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh,thành phố lựa chọn và giao cho một đơn vị có đủ khả năng thực hiện đăng ký Danhmục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế. Trường hợp Cục Hải quan tỉnh, thành phố quản lý Hải quan đối với một sốtỉnh thì ngoài đơn vị đăng ký Danh mục nêu trên, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh,thành phố xem xét quyết định giao Chi Cục Hải quan quản lý hải quan trên địabàn tỉnh nơi có dự án đầu tư thực hiện đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễnthuế đối với các dự án thuộc địa bàn tỉnh đó. b) Các trường hợp đã đăng ký Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuếtrước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện tại nơi đã đăngký danh mục trước đây. 4. Hồ sơ đăng ký Khi thực hiện đăng ký danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế với cơ quanhải quan, người đăng ký Danh mục hàng hóa nộp, xuất trình cho cơ quan hải quanhồ sơ gồm : a) Công văn đề nghị đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế, nêurõ số hàng hoá, lý do đề nghị miễn thuế theo mẫu ban hành theo Thông tư này(mẫu 12 Phụ lục VI áp dụng cho tài sản cố định và mẫu 13 Phụ lục VI áp dụng chocác trường hợp khác): nộp 01 bản chính; b) Danh mục hàng hoá nhập khẩuđược miễn thuế: nộp 02 bản chính kèm theo 01 phiếu theo dõi trừ lùi (theo mẫu14 Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này); trong đó: - Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế phù hợp với ngành nghề, lĩnh vực đầu tư, mục tiêu, quy mô của dự án và phiếutheo dõi trừ lùi được xây dựng một lần cho cả dự án, hoặc xây dựng từng giaiđoạn thực hiện dự án, từng hạng mục công trình của dự án (nếu tại giấy phép đầutư của cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc luận chứng kinh tế kỹ thuật, các tài liệukhoa học kỹ thuật của dự án… thể hiện dự án thực hiện theo từng giai đoạn hoặctheo từng hạng mục công trình), hoặc xây dựng theo từng tổ hợp, dây chuyền nếuhàng hoá là hệ thống tổ hợp dây chuyền thiết bị, máy móc. -Trường hợp Danh mục đã đăng ký cho cả dự án hoặc cho từng hạng mục,công trình, tổ hợp, dây chuyền có sai sót hoặc cần thay đổi thì người khai hảiquan được sửa đổi với điều kiện phải có giấy tờ, tài liệu nộp cho cơ quan hảiquan trước thời điểm nhập khẩu hàng hoá để chứng minh việc bổ sung, điều chỉnhlà phù hợp với nhu cầu của dự án. c) Giấy phép đầu tư hoặc Giấychứng nhận ưu đãi đầu tư (bao gồm cả các dự án đầu tư trong nước có quy mô dướimười lăm tỷ đồng Việt d) Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư mở rộng đối vớitrường hợp mở rộng dự án ưu đãi đầu tư, thay thế, đổi mới công nghệ của trườnghợp nêu tại khoản 9 Điều 101 Thông tư này: nộp 01 bản sao; e) Đối với dự án ODA: có văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền vềviệc hàng hoá thuộc dự án ODA không được cấp kinh phí từ nguồn vốn đối ứng đểnộp thuế, xuất trình bản chính, nộp 01 bản sao; g) Luận chứng kinh tế kỹ thuật, các tài liệu thiết kế kỹ thuật chi tiếtcủa dự án và dự án mở rộng (trường hợp cơ quan hải quan yêu cầu): xuất trìnhbản chính, nộp 01 bản sao; h) Tài liệu kỹ thuật (đối với trường hợp thuộc đối tượng miễn thuế nêutại điểm c khoản 7 Điều 101 Thông tư này): nộp 01 bản chính; i) Bản thuyết minh và/hoặc sơ đồ lắp đặt, sử dụng hàng hoá xuất khẩu,nhập khẩu miễn thuế ghi trong Danh mục gửi đăng ký đối với trường hợp thuộc đối tượng miễn thuế nêu tại điểm c, dkhoản 7 và điểm a khoản 11 Điều 101 Thông tư này: nộp 01 bản chính; Trường hợp tại thời điểm đăng kýDanh mục, người khai hải quan chưa nộp được hai loại giấy tờ nêu tại điểm h vài khoản này thì cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục ghi chú vào Danh mục đãđăng ký để Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục kiểm tra hai loại giấy tờ này. k) Tuỳ trường hợp cụ thể dưới đây, người nộp thuế phải nộp thêm, xuấttrình các hồ sơ sau: k.1) Hợp đồng đóng tàu đối với nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm nhậpkhẩu phục vụ cho việc đóng tàu: xuất trình bản chính, nộp 01 bản sao; k.2) Dự án sản xuất phần mềm đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuấtphần mềm: xuất trình bản chính, nộp 01 bản sao; k.3) Đề tài, đề án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đối vớihàng hóa nhập khẩu để nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được cấp cóthẩm quyền phê duyệt: xuất trình bản chính, nộp 01 bản sao; l) Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền cấp Danh mục hàng hoá miễn thuếcho các dự án cấp trước ngày 01/01/2006 đối với dự án cấp trước ngày 01/01/2006nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp Danh mục hàng hoá miễn thuế: xuấttrình bản chính, nộp 01 bản sao; m) Bảng kê danh mục tài liệu hồ sơ đăng ký Danh mục miễn thuế: nộp 01bản chính. 5. Căn cứ để người khai hải quan kê khai, đăng ký và cơ quan hải quankiểm tra việc kê khai, đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế gồm: a) Các loại giấy tờ, tài liệu hướng dẫn từ điểm c đến điểm l khoản 4Điều này; b) Lĩnh vực được ưu đãi về thuế nhập khẩu quy định tại Phụ lục I banhành kèm theo Nghị định số 87/2010/NĐ-CP hoặc địa bàn được ưu đãi thuế nhậpkhẩu quy định tại Phụ lục Danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệpban hành kèm theo Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quyđịnh chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp vàNghị định số 53/2010/NĐ-CP ngày 19/5/2010 quy định về địa bàn ưu đãi đầu tư, ưuđãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với đơn vị hành chính mới thành lập do Chínhphủ điều chỉnh địa giới hành chính; trang thiết bị nhập khẩu lần đầu để tạo tàisản cố định qui định tại Phụ lục II và Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP hướngdẫn tại Điều 101 Thông tư này; c) Các danh mục hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền ban hành, tùy theotừng trường hợp cụ thể sau đây: c.1) Danh mục vật tư xây dựng trong nước đã sản xuất được làm cơ sở xácđịnh đối với hàng hoá là vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được; Danhmục hoặc tiêu chuẩn xác định của Bộ Khoa học và Công nghệ đối với hàng hoá làphương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ của hàng hoá nhậpkhẩu để tạo tài sản cố định nêu tại khoản 7 Điều 101 Thông tư này; c.2) Danh mục giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu do Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với hàng hoá nêu tại khoản 8 Điều101 Thông tư này; c.3) Danh mục các nhóm trang thiết bị chỉ được miễn thuế nhập khẩu lầnđầu quy định tại Phụ lục II và Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP đối vớitrường hợp nêu tại khoản 10 Điều 101Thông tư này; c.4 ) Danh mục vật tư cần thiết cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khaithác dầu khí mà trong nước đã sản xuất được làm cơ sở xác định đối với hàng hóalà vật tư cần thiết cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí; Danhmục hoặc tiêu chuẩn xác định của Bộ Khoa học và Công nghệ đối với phương tiệnvận tải chuyên dùng cần thiết cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầukhí; xác nhận của Bộ Y tế đối với trang thiết bị y tế và thuốc cấp cứu sử dụngtrên các giàn khoan và công trình nổi của trường hợp nêu tại khoản 11 Điều 101Thông tư này; c.5) Danh mục nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm phục vụ cho việc đóngtàu trong nước đã sản xuất được làm cơ sở xác định đối với hàng hóa phục vụ choviệc đóng tàu; Danh mục hoặc tiêu chuẩn xác định của Bộ Khoa học và Công nghệđối với hàng hoá là phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệđể tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu nêu tại khoản 12 Điều 101 Thông tưnày; c.6) Danh mục nguyên liệu, vật tư phục vụ trực tiếp cho hoạt động sảnxuất sản phẩm phần mềm trong nước đã sản xuất được đối với hàng hoá nhập khẩunêu tại khoản 13 Điều 101 Thông tư này; c.7) Danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải,công nghệ sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triểncông nghệ trong nước đã sản xuất được để làm cơ sở xác định hàng hóa phục vụnghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nêu tại khoản 14 Điều 101 Thông tưnày; c.8) Danh mục nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước đã sản xuấtđược của Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm cơ sở xác định hàng hóa miễn thuế nêu tạikhoản 15 Điều 101 Thông tư này. 6. Thời điểm đăng ký Danh mục: Trước khi đăng ký tờ khai nhập khẩu đầutiên của dự án, hạng mục, giai đoạn dự án hoặc dự án mở rộng. 7. Trách nhiệm của người nộp thuế a) Tự xác định nhu cầu sử dụng và xây dựng Danh mục hàng hoá xuất khẩu,nhập khẩu miễn thuế theo đúng quy định về đối tượng miễn thuế của Luật thuếxuất khẩu, thuế nhập khẩu, Nghị định số 87/2010/NĐ-CP, Điều 13 Quyết định số33/2009/QĐ-TTg, hướng dẫn tại Thông tư này và các văn bản quy định khác có liênquan; b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai chính xác, trungthực các mặt hàng nhập khẩu tại Danh mục miễn thuế và việc sử dụng đúng mụcđích miễn thuế đối với số hàng hoá này. 8. Trách nhiệm của cơ quan hải quan a) Cơ quan hải quan có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lýnhư sau: a.1) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì trong ba ngày làm việc kể từngày nhận hồ sơ, có văn bản trả lời (nêu rõ lý do); a.2) Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì trong mười ngày làm việc kể từ ngàynhận hồ sơ, thực hiện kiểm tra đối chiếu các tài liệu, chứng từ trong hồ sơ vớinội dung quy định tại Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP, Điều 13 Quyết định số33/2009/QĐ-TTg, hướng dẫn tại Điều 101, Điều 102 Thông tư này để xác định đốitượng được miễn thuế, tính thống nhất và chính xác của hồ sơ đăng ký Danh mụchàng hoá miễn thuế và xử lý như sau: a.2.1) Trường hợp hàng hoá khôngthuộc đối tượng miễn thuế theo quy định thì không đăng ký Danh mục hàng hoánhập khẩu miễn thuế, có văn bản trả lời cho doanh nghiệp. Trường hợp dự án thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư nhưng hànghoá tại Danh mục đăng ký nhập khẩu miễn thuế không phù hợp mục tiêu, qui mô củadự án thì hướng dẫn, thông báo cho doanh nghiệp biết để điều chỉnh lại Danh mụchàng hoá nhập khẩu miễn thuế. a.2.2) Trường hợp thuộc đối tượng miễn thuế, mọi nội dung trên hồ sơphù hợp thì thực hiện vào sổ theo dõi, đóng dấu xác nhận vào 02 bản Danh mụchàng hoá nhập khẩu miễn thuế và 01 bản phiếu theo dõi trừ lùi (giao cho ngườinộp thuế để xuất trình cho cơ quan hải quan thực hiện trừ lùi khi làm thủ tụchải quan cho hàng hoá thực tế, nhập khẩu) theo qui định. a.2.3) Trường hợp tại thời điểm đăng ký Danh mục hàng hoá miễn thuếchưa có đủ cơ sở xác định hàng hoá đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a vàđiểm c khoản 7 Điều 101 thì cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục ghi chú vàoDanh mục và phiếu theo dõi trừ lùi để thực hiện kiểm tra, đối chiếu khi nhậpkhẩu hoặc thực hiện kiểm tra sau thông quan. b) Chế độ báo cáo Định kỳ 3 tháng một lần chậmnhất vào ngày 10 của tháng đầu quý tiếp theo Cục Hải quan nơi đăng ký Danh mụchàng hoá nhập khẩu miễn thuế, lập bảng kê các trường hợp đã đăng ký Danh mụchàng hoá miễn thuế tại đơn vị mình báo cáo Tổng cục Hải quan theo mẫu số 03 Phụlục II ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 103. Hồ sơ, thủ tụcmiễn thuế 1. Hồ sơ miễn thuế là hồ sơ hải quan theo hướng dẫn tại Thông tưnày. Ngoài ra người nộp thuế phảinộp bổ sung cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu các giấy tờ cònthiếu đối với các trường hợp phải đăng ký Danh mục nhưng khi đăng ký Danh mụchàng hoá miễn thuế chưa xuất trình được cho cơ quan hải quan nơi đăng ký Danhmục. Đối với trường hợp người nộpthuế gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan và các trường hợp khác, thuộc đốitượng miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 20 Điều 12Nghị định số 87/2010/NĐ-CP phải có thêmvăn bản xác nhận của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc của Bộ, cơ quan ngangBộ về lý do khách quan đề nghị được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 2. Thủ tục miễn thuế a) Đối với trường hợp không phải đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩumiễn thuế: a.1) Người nộp thuế phải tự tính, khai số tiền thuế được miễn cho từngmặt hàng (trừ hàng hóa nhập khẩu theo loại hình gia công), tờ khai hải quan nhưđối với trường hợp phải nộp thuế. Cơ quan hải quan căn cứ hồ sơ miễn thuế, sốtiền thuế đề nghị miễn, đối chiếu với các quy định hiện hành để làm thủ tụcmiễn thuế cho từng tờ khai hải quan theo qui định. Trường hợp cơ quan hải quan kiểm tra, xác định hàng hoá xuất khẩu, nhậpkhẩu không thuộc đối tượng miễn thuế như khai báo thì thực hiện ấn định thuế vàxử phạt vi phạm (nếu có) theo quy định. a.2) Trường hợp người nộp thuế gặp khó khăn do nguyên nhân khách quanvà các trường hợp khác, thuộc đối tượng miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩutheo quy định tại khoản 20 Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP: a.2.1) Người nộp thuế tự xác định số tiền thuế đề nghị miễn và có vănbản (kèm hồ sơ liên quan) gửi Tổng cục Hải quan đề nghị báo cáo Bộ Tài chínhtrình Thủ tướng Chính phủ xem xét miễn thuế. a.2.2) Tổng cục Hải quan kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầyđủ hoặc cần làm rõ thêm lý do đề nghị miễn thuế, thì có văn bản yêu cầu bổsung. Sau khi có đủ căn cứ khách quan, Tổng cục Hải quan dự thảo công văn báocáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ. a.2.3) Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính cóvăn bản thông báo gửi người nộp thuế và cơ quan hải quan có liên quan để thựchiện. a.2.4) Cơ quan hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoáthực hiện miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cho số hàng hoá đã được Thủ tướngChính phủ cho phép miễn thuế hoặc thu đủ thuế theo đúng ý kiến chỉ đạo của Thủtướng Chính phủ. b) Thủ tục miễn thuế đối với trường hợp phải đăng ký Danh mục hàng hoánhập khẩu miễn thuế b.1) Ngoài thủ tục hải quan theo hướng dẫn như điểm a.1 khoản 2 Điềunày; cơ quan hải quan căn cứ hồ sơ miễn thuế, đối chiếu với các quy định hiệnhành để cập nhật số lượng, trị giá theo dõi trừ lùi hàng hoá đã nhập khẩu miễnthuế vào bản chính phiếu theo dõi trừ lùi của người nộp thuế và ký xác nhậntheo quy định, lưu 01 bản sao Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế và phiếutrừ lùi đã ghi rõ tên hàng số lượng, trị giá hàng hoá đã miễn thuế, thuế nhậpkhẩu cùng hồ sơ nhập khẩu (bao gồm cả trường hợp hàng hoá của đối tượng miễnthuế chuyển nhượng cho đối tượng miễn thuế khác). b.2) Hết lượng hàng hoá nhập khẩu ghi trên Danh mục, Lãnh đạo Chi cụcHải quan nơi làm thủ tục cuối cùng xác nhận lên bản chính phiếu theo dõi trừlùi của người nộp thuế; trong thời hạn không quá 03 ngày, sao 01 bản (đóng dấu sao y bản chính) gửi Cục Hải quannơi đăng ký Danh mục để làm cơ sở kiểm tra theo dõi quyết toán và kiểm tra sauthông quan việc sử dụng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế. b.3) Cơ quan hải quan chỉ thực hiện miễn thuế đối với các trường hợpđăng ký tờ khai hải quan sau khi đăng ký Danh mục. Các trường hợp đăng ký tờkhai hải quan phát sinh trước ngày đăng ký Danh mục, cơ quan hải quan lập hồ sơbáo cáo về Bộ Tài chính để xem xét giải quyết từng trường hợp cụ thể. 3. Việc miễn thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụchuyển phát nhanh thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính quy định thủ tục hảiquan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh. Điều 104. Quyết toán việcnhập khẩu, sử dụng hàng hoá miễn thuế 1. Các trường hợp phải đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế,ngoài việc phải sử dụng hàng hoá đã được miễn thuế theo đúng quy định, ngườinộp thuế có trách nhiệm quyết toán việc thực hiện nhập khẩu, sử dụng hàng hoámiễn thuế theo Danh mục đã đăng ký với cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mụctheo mẫu số 04 hoặc mẫu số 05 Phụ lục II để quản lý, theo dõi, kiểm tra việcthực hiện nhập khẩu, sử dụng toàn bộ hàng hoá miễn thuế. 2. Thời hạn quyết toán và nội dung quyết toán a) Đối với các trường hợp thuộc điểm d khoản 7, điểm c khoản 12, khoản13, khoản 15, khoản 18 Điều 101 Thông tư này: a.1) Thời hạn quyết toán: Chậm nhất bốn mươi lăm ngày kể từ ngày kếtthúc hợp đồng đóng tàu đối với trường hợp nêu tại khoản 12, kết thúc hoạt độngsản xuất phần mềm đối với khoản 13, kết thúc hoạt động sản xuất, chế tạo đốivới điểm d khoản 7, kết thúc năm tài chính đối với các trường hợp thuộc khoản15 và khoản 18 Điều 101 Thông tư này; người nộp thuế phải quyết toán với cơquan hải quan nơi đăng ký Danh mục việc nhập khẩu và sử dụng hàng hóa nhập khẩuđã được miễn thuế của hợp đồng đóng tàu hoặc của hoạt động sản xuất phần mềmhoặc của năm tài chính. a.2) Nội dung quyết toán: a.2.1) Số lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm nhậpkhẩu miễn thuế; a.2.2) Định mức tiêu hao nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩmnhập khẩu miễn thuế thực tế; a.2.3) Số lượng nguyên nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩmnhập khẩu miễn thuế đã sử dụng vào sản xuất; a.2.4) Số lượng sản phẩm đã sản xuất; a.2.5) Số lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm nhậpkhẩu miễn thuế đã sử dụng vào mục đích khác; a.2.6) Số lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm nhậpkhẩu miễn thuế còn tồn chuyển sang năm sau. a.3) Hết thời hạn thực hiện hợp đồng cung cấp hàng hóa hoặc hợp đồngcung cấp dịch vụ đối với trường hợp nêu tại khoản 11 Điều 101 Thông tư này, tổchức, cá nhân sử dụng hàng hoá có trách nhiệm quyết toán với cơ quan hải quannơi đăng ký Danh mục và thông báo cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìmkiếm, thăm dò và khai thác dầu khí về số lượng, trị giá hàng hóa được miễn thuếnhập khẩu. Số hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu nhưng không dùng cho hoạt độngtìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí phải nộp đủ số tiền thuế nhập khẩu đãđược miễn theo quy định. b) Đối với các trường hợp khác: b.1) Thời hạn quyết toán: Chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc việcnhập khẩu hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá miễn thuế đã đăng ký với cơ quan hảiquan. b.2) Nội dung quyết toán: b.2.1) Số lượng hàng hoá theo danh mục miễn thuế đã đăng ký; b.2.2) Số lượng hàng hoá thực tế đã nhập khẩu, và đã sử dụng để tạo tàisản cố định tại doanh nghiệp; b.2.3) Số lượng hàng hoá đã nhập khẩu nhưng chuyển đổi mục đích sử dụngvà tình hình nộp thuế của số hàng hoá này; b.2.4) Việc hạch toán tài sản cố định theo quy định tại Thông tư203/2009/TT-BTC (đối với hàng hoá nhập khẩu tạo tài sản cố định); 3. Trách nhiệm của người nộp thuế: a) Nộp quyết toán việc nhập khẩu sử dụng hàng hóa miễn thuế theo đúnghướng dẫn tại khoản 1 và khoản 2 Điều này và chịu trách nhiệm trước pháp luậtvề nội dung quyết toán đã nộp cho cơ quan hải quan. b) Nộp đủ tiền thuế và tiền phạt chậm nộp (nếu có) đối với trường hợp: b.1) Hàng hoá đã được miễn thuế theo kê khai nhưng sử dụng sai mụcđích; b.2) Hàng hoá không đúng đối tượng miễn thuế nhưng kê khai thuộc đốitượng miễn thuế và đã được thông quan theo kê khai của người nộp thuế; b.3) Toàn bộ số nguyên liệu, vậttư nhập khẩu vượt quá nhu cầu sản xuất còn tồn đối với số hàng hoá nhập khẩumiễn thuế trong thời gian năm năm quy định tại khoản 15 Điều 101 Thông tư này. c) Trường hợp không nộp đầy đủ hồ sơ quyết toán đúng thời hạn thì bị xửphạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Sau ba mươi ngày kể từngày hết thời hạn phải nộp quyết toán người nộp thuế vẫn chưa nộp đầy đủ hồ sơquyết toán cơ quan hải quan sẽ cập nhật thông tin về việc tuân thủ pháp luậtcủa người nộp thuế vào hệ thống quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan tại trụsở doanh nghiệp đối với trường hợp có nghi ngờ. 4. Trách nhiệm của cơ quan hải quan a) Trên cơ sở hồ sơ doanh nghiệp gửi theo qui định tại khoản 1 và khoản2 Điều này, thực hiện thu đủ thuế, xử phạt (nếu có) đối với các trường hợp nêutại điểm b, c khoản 3 Điều này. b) Trên cơ sở hồ sơ quyết toán của chủ dự án, thông tin trên hệ thốngquản lý rủi ro, các nguồn thông tin thu thập được, kiểm tra trình Cục trưởngCục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định thực hiện kiểm tra sau thông quan tạitrụ sở doanh nghiệp đối với các trường hợp cần thiết. c) Thực hiện ấn định thuế, thu đủ số tiền thuế, phạt chậm nộp (nếu có)đối với các trường hợp sau khi kiểm tra phát hiện doanh nghiệp không tự khaibáo theo qui định đối với các trường hợp như: thay đổi mục đích sử dụng đối vớihàng hóa được miễn thuế, hàng hóa không thuộc đối tượng miễn thuế nhưng kê khaithuộc đối tượng miễn thuế và đã được thông quan. d) Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp xác địnhcó hành vi vi phạm hành chính. 5. Các Dự án thực hiện đăng ký Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế từngày 01/01/2006 đến trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực nhưng chưa thựchiện quyết toán với cơ quan hải quan thì trong thời hạn 45 ngày kể từ ngàyThông tư này có hiệu lực chủ dự án phải thực hiện nộp quyết toán việc nhập khẩuvà sử dụng hàng hóa miễn thuế theo quy định tại Điều này. Mục 4 CÁC TRƯỜNG HỢPXÉT MIỄN THUẾ, THỦ TỤC XÉT MIỄN THUẾ Điều 105. Các trường hợp xétmiễn thuế Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩutrong các trường hợp sau đây được xét miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: 1. Hàng hoá nhập khẩu là hàng chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho anninh, quốc phòng theo kế hoạch cụ thể do Bộ chủ quản phê duyệt đã được đăng kývà thống nhất với Bộ Tài chính từ đầu năm (chậm nhất đến hết 31/03 hàng năm Bộchủ quản phải đăng ký kế hoạch hàng hóa nhập khẩu và phân loại theo hai danhmục riêng: danh mục thuộc nguồn vốn ngân sách trung ương và danh mục nguồn vốnngân sách địa phương). Riêng hàng hóa là hàng chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho an ninh, quốcphòng thuộc nguồn vốn ngân sách địa phương chỉ được xét miễn thuế nếu thuộcloại trong nước chưa sản xuất được. Cơ sở để xác định hàng hóa thuộc loại trongnước chưa sản xuất được làm căn cứ xét miễn thuế là Danh mục hàng hóa trongnước đã sản xuất được theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 2. Hàng hoá nhập khẩu là hàng chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho nghiêncứu khoa học (trừ trường hợp quy định tại khoản 13 Điều 12 Nghị định số87/2010/NĐ-CP) theo danh mục cụ thể do Bộ quản lý chuyên ngành duyệt. 3. Hàng hoá nhập khẩu là hàng chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho giáodục, đào tạo theo danh mục cụ thể do Bộ quản lý chuyên ngành duyệt. 4. Hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu làm quà biếu, quà tặng, hàngmẫu, bao gồm các trường hợp và định mức xét miễn thuế cụ thể sau đây: a) Đối với hàng hoá xuất khẩu: a.1) Hàng hoá được phép xuất khẩu của các tổ chức, cá nhân từ Việt a.2) Hàng hoá được phép xuất khẩu ra nước ngoài của các tổ chức, cánhân ở nước ngoài được các tổ chức, cá nhân ở Việt Nam biếu, tặng khi vào làmviệc, du lịch, thăm thân nhân tại Việt Nam; a.3) Hàng hoá của các tổ chức, cá nhân ở Việt Nam được phép xuất khẩura nước ngoài để tham gia hội chợ, triển lãm, quảng cáo; sau đó sử dụng đểbiếu, tặng cho các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài; a.4) Đối với các tổ chức, cá nhân được Nhà nước cử đi công tác, học tậpở nước ngoài hoặc người Việt Nam đi du lịch ở nước ngoài thì ngoài tiêu chuẩnhành lý cá nhân xuất cảnh nếu có mang theo hàng hoá làm quà biếu, tặng cho cáctổ chức, cá nhân ở nước ngoài cũng được hưởng theo tiêu chuẩn định mức xét miễnthuế xuất khẩu hàng hoá quà biếu, quà tặng; a.5) Hàng mẫu của tổ chức, cá nhân ở Việt Hàng hoá là quà biếu, quà tặng, hàng mẫu có trị giá không vượt quá bamươi triệu đồng đối với tổ chức được xét miễn thuế xuất khẩu. Hàng hoá là quà biếu, quà tặng, hàng mẫu có trị giá không vượt quá mộttriệu đồng đối với cá nhân hoặc trị giá hàng hoá vượt quá một triệu đồng nhưngtổng số tiền thuế phải nộp dưới năm mươi nghìn đồng được miễn thuế xuất khẩu(không phải làm thủ tục xét miễn thuế xuất khẩu). b) Đối với hàng hoá nhập khẩu: b.1) Hàng hoá của các tổ chức, cá nhân từ nước ngoài biếu, tặng cho cáctổ chức Việt Nam có trị giá hàng hoá không vượt quá ba mươi triệu đồng thì đượcxét miễn thuế; Tổ chức Việt Nam là các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chínhtrị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhândân. b.2) Hàng hoá của các tổ chức, cá nhân từ nước ngoài biếu, tặng cho cáccá nhân Việt Nam với trị giá hàng hoá không vượt quá một triệu đồng, hoặc trịgiá hàng hoá vượt quá một triệu đồng nhưng tổng số tiền thuế phải nộp dưới nămmươi nghìn đồng thì được miễn thuế (không phải làm thủ tục xét miễn thuế nhậpkhẩu). Trường hợp hàng hoá ghi gửi tặng cho cá nhân nhưng thực tế là gửi tặngcho một tổ chức (có văn bản xác nhận của tổ chức đó) và được tổ chức đó quảnlý, sử dụng thì mức xét miễn thuế được áp dụng như đối với hàng hoá là quàbiếu, quà tặng của các tổ chức, cá nhân từ nước ngoài tặng cho các tổ chức ViệtNam. b.3) Hàng hoá của các tổ chức, cá nhân từ nước ngoài được phép tạm nhậpkhẩu vào Việt Nam để dự hội chợ, triển lãm hoặc được nhập vào Việt Nam để làmhàng mẫu, quảng cáo nhưng sau đó không tái xuất mà làm quà biếu, quà tặng, quàlưu niệm cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam: được xét miễn thuế đối với hàng hoádùng làm tặng phẩm, quà lưu niệm cho khách đến thăm hội chợ, triển lãm có trịgiá dưới năm mươi nghìn đồng/một vật phẩm và tổng trị giá lô hàng nhập khẩudùng để biếu, tặng không quá mười triệu đồng. b.4) Hàng hoá của các tổ chức, cá nhân từ nước ngoài được phép nhậpkhẩu vào Việt Nam với mục đích làm giải thưởng trong các cuộc thi về thể thao,văn hoá, nghệ thuật...: được xét miễn thuế đối với hàng hoá có trị giá khôngquá hai triệu đồng/một giải (đối với cá nhân) và ba mươi triệu đồng/một giải(đối với tổ chức) và tổng trị giá lô hàng nhập khẩu dùng làm giải thưởng khôngquá tổng trị giá của các giải thưởng bằng hiện vật. b.5) Đối với cá nhân nhập cảnh vào Việt Nam, ngoài tiêu chuẩn hành lýcá nhân còn được miễn thuế số hàng hoá mang theo có trị giá không quá một triệuđồng hoặc trị giá hàng hoá vượt quá một triệu đồng nhưng tổng số tiền thuế phảinộp dưới năm mươi nghìn đồng để làm quà biếu, tặng, vật lưu niệm (không phảilàm thủ tục xét miễn thuế nhập khẩu). b.6) Hàng hoá thuộc các trường hợp khác nêu tại khoản 1, 3, 4 và 17Điều 101 Thông tư này phải tái xuất nhưng không tái xuất mà được tổ chức, cánhân nước ngoài sử dụng làm quà tặng, quà biếu (nếu là hàng hóa nhập khẩu cóđiều kiện thì phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền) cho các tổchức, cá nhân Việt Nam có trị giá không vượt quá ba mươi triệu đồng đối với tổchức, không vượt quá một triệu đồng đối với cá nhân thì được xét miễn thuế.Trường hợp hàng hoá biếu tặng cho cá nhân có trị giá không vượt quá một triệuđồng hoặc trị giá hàng hoá vượt quá một triệu đồng nhưng tổng số tiền thuế phảinộp dưới năm mươi nghìn đồng thì không phải làm thủ tục xét miễn thuế nhậpkhẩu. b.7) Hàng mẫu của các tổ chức, cá nhân từ nước ngoài gửi cho các tổchức, cá nhân Việt Nam được thực hiện theo định mức xét miễn thuế là không vượtquá ba mươi triệu đồng đối với tổ chức; và định mức miễn thuế không vượt quámột triệu đồng đối với cá nhân hoặc trị giá hàng hoá vượt quá một triệu đồngnhưng tổng số thuế phải nộp dưới năm mươi nghìn đồng. c) Hàng hoá là quà biếu, quà tặng có trị giá vượt quá định mức xét miễnthuế, miễn thuế nêu trên thì phải nộp thuế đối với phần vượt. Trừ các trườnghợp sau thì được xét miễn thuế đối với toàn bộ trị giá lô hàng: c.1) Các đơn vị nhận hàng quà biếu, quà tặng là cơ quan hành chính sựnghiệp, các cơ quan đoàn thể xã hội hoạt động bằng kinh phí ngân sách cấp phát,nếu được cơ quan chủ quản cấp trên cho phép tiếp nhận để sử dụng thì được xétmiễn thuế trong từng trường hợp cụ thể. Trong trường hợp này đơn vị phải ghităng tài sản phần ngân sách cấp bao gồm cả thuế, trị giá lô hàng quà biếu, quàtặng và phải quản lý, sử dụng theo đúng chế độ hiện hành về quản lý tài sản cơquan từ kinh phí ngân sách cấp phát; c.2) Hàng hoá là quà biếu, quà tặng mang mục đích nhân đạo, từ thiện,nghiên cứu khoa học; c.3) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài gửi thuốc chữa bệnh về chothân nhân tại Việt Nam là gia đình có công với cách mạng, thương binh, liệt sỹ,người già yếu không nơi nương tựa có xác nhận của chính quyền địa phương. 5. Hàng hoá miễn thuế theo điều ước quốc tế mà Việt Điều 106. Hồ sơ xét miễnthuế Hồ sơ xét miễn thuế gồm: 1. Hồ sơ hải quan theo hướng dẫn tại Thông tư này: nộp 01 bản sao; 2. Các giấy tờ khác, tùy theo từng trường hợp cụ thể sau đây: a) Công văn yêu cầu xét miễn thuế của tổ chức, cá nhân sử dụng hàng hoáxuất khẩu, nhập khẩu (trừ trường hợp tại điểm b khoản này); trong đó nêu rõloại hàng hoá, trị giá, số tiền thuế, lý do xét miễn thuế, tờ khai hải quan;trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thìphải liệt kê các loại hàng hoá, các tờ khai hải quan xét miễn thuế; cam kết kêkhai chính xác, cung cấp đúng hồ sơ và sử dụng đúng mục đích miễn thuế: nộp 01bản chính; b) Công văn yêu cầu xét miễn thuế của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặcđơn vị được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an ủy quyền, phân cấp (nêu rõ hàng hóa nhâpkhẩu phục vụ an ninh, quốc phòng thuộc nguồn vốn ngân sách trung ương, địaphương) và danh mục cụ thể về số lượng, chủng loại hàng hoá nhập khẩu do BộQuốc phòng, Bộ Công an phê duyệt, đã được thống nhất với Bộ Tài chính từ đầunăm (chậm nhất đến hết 31/03 hàng năm Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phải đăng ký kếhoạch nhập khẩu trong năm với Bộ Tài chính) kèm theo phiếu theo dõi trừ lùi đốivới hàng hoá nhập khẩu chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho an ninh, quốc phòng:công văn nộp 01 bản chính, phiếu theo dõi trừ lùi nộp 02 bản chính; c) Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (đối với trường hợp uỷ thác nhập khẩu)hoặc giấy báo trúng thầu kèm theo hợp đồng cung cấp hàng hoá (đối với trườnghợp nhập khẩu thông qua đấu thầu), trong đó nêu rõ giá thanh toán không bao gồmthuế nhập khẩu: nộp 01 bản sao; d) Quyết định phê duyệt đề tài nghiên cứu khoa học và Danh mục hàng hóacần nhập khẩu để thực hiện đề tài do Bộ quản lý chuyên ngành cấp đối với hànghoá nhập khẩu chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho nghiên cứu khoa học: nộp 01 bảnchính quyết định phê duyệt, 02 bản sao Danh mục hàng hoá cần nhập khẩu để thựchiện đề tài kèm theo bản chính để đối chiếu (trường hợp nhập khẩu nhiều lần thìphải kèm theo phiếu theo dõi trừ lùi); e) Quyết định phê duyệt dự án đầu tư trang thiết bị và Danh mục trangthiết bị thuộc dự án cần nhập khẩu do Bộ quản lý chuyên ngành cấp đối với hànghoá nhập khẩu chuyên dùng trực tiếp phục vụ cho giáo dục, đào tạo: nộp 02 bảnchính (trường hợp nhập khẩu nhiều lần thì phải kèm theo phiếu theo dõi trừlùi); g) Điều ước quốc tế mà Việt h) Đối với hàng hoá là quà biếu, quà tặng, hàng mẫu: h.1) Thông báo hoặc quyết định hoặc thoả thuận biếu, tặng hàng hoá;thông báo hoặc thoả thuận gửi hàng mẫu: nộp 01 bản sao; h.2) Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường đối với trườnghợp thân nhân là gia đình có công với cách mạng, thương binh, liệt sỹ, ngườigià yếu không nơi nương tựa nhận quà biếu là thuốc chữa bệnh từ người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài: nộp 01 bản chính; h.3) Giấy uỷ quyền làm thủ tục hải quan của tổ chức, cá nhân được biếu,tặng hoặc nhận hàng mẫu đối với trường hợp hàng hoá là quà biếu, quà tặng hoặchàng mẫu do người được uỷ quyền làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản sao; h.4) Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc cho phép khôngtái xuất hàng hoá tạm nhập tái xuất để làm quà tặng, quà biếu cho các tổ chức,cá nhân Việt Nam (đối với những trường hợp phải có giấy phép); hoá đơn hoặcphiếu xuất kho của số hàng hoá biếu, tặng; bản giao nhận số hàng hoá giữa đốitượng biếu, tặng và đối tượng nhận biếu, tặng đối với trường hợp hàng hoá làquà biếu, quà tặng từ các đối tượng nhập khẩu miễn thuế theo hình thức tạm nhập- tái xuất: nộp 01 bản sao; h.5) Xác nhận của cơ quan chủ quản cấp trên về việc cho phép tiếp nhậnđể sử dụng hàng hoá miễn thuế đối với trường hợp hàng hoá quà biếu, quà tặngcho cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan đoàn thể hoạt động bằng kinh phí Nhànước cấp phát có trị giá vượt quá định mức xét miễn thuế. i) Tài liệu khác liên quan đến việc xác định số tiền thuế được xétmiễn: nộp 01 bản sao; k) Bảng kê danh mục tài liệu hồ sơ đề nghị xét miễn thuế. Điều 107. Thủ tục, trình tựxét miễn thuế 1. Nộp và tiếp nhận hồ sơ xétmiễn thuế a) Người nộp thuế tự xác định số tiền thuế được xét miễn đối với cáctrường hợp thuộc đối tượng xét miễn thuế; nộp hồ sơ cho cơ quan hải quan nơi cóthẩm quyền xét miễn thuế. Trường hợp thẩm quyền xét miễn thuế là Bộ Tài chính,người nộp thuế xác định số tiền thuế được xét miễn và nộp hồ sơ đề nghị xétmiễn thuế cho Tổng cục Hải quan. b) Trường hợp hồ sơ xét miễn thuế được nộp trực tiếp tại cơ quan hảiquan, công chức hải quan tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời giannhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ. c) Trường hợp hồ sơ xét miễn thuế được nộp bằng đường bưu chính, côngchức hải quan đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quanhải quan. d) Trường hợp hồ sơ xét miễn thuế được nộp bằng giao dịch điện tử thìviệc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ xét miễn thuế do cơ quan hải quanthực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. 2. Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ xét miễn thuế dongười nộp thuế khai và xử lý như sau: a) Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì thông báo cho người nộp thuế trong thờihạn ba ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ để hoàn chỉnh hồ sơ; b) Ban hành quyết định miễn thuế theo quy định hoặc thông báo cho ngườinộp thuế biết lý do không thuộc đối tượng xét miễn thuế, số tiền thuế phải nộptrong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ và xửphạt theo quy định hiện hành (nếu có); trường hợp cần kiểm tra thực tế để có đủcăn cứ giải quyết hồ sơ thì thời hạn này có thể kéo dài tối đa là năm mươingày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. 3. Trên cơ sở quyết định miễn thuế, cơ quan hải quan nơi đăng ký tờkhai hải quan thanh khoản số tiền thuế được xét miễn, đóng dấu trên tờ khai hảiquan gốc lưu tại đơn vị và tờ khai hải quan gốc do người nộp thuế lưu:"Hàng hoá được xét miễn thuế theo Quyết định số... ngày... tháng... năm...của.." (mẫu dấu theo mẫu số 02 Phụ lục số II ban hành theo Thông tư này). Điều 108. Thẩm quyền xétmiễn thuế 1. Bộ Tài chính thực hiện xét miễn thuế đối với các trường hợp: a) Hàng hoá là quà biếu, quà tặng cho cơ quan hành chính sự nghiệp, cơquan đoàn thể xã hội có trị giá vượt quá định mức miễn thuế; b) Hàng hoá là quà biếu, quà tặng mang mục đích nhân đạo từ thiện,nghiên cứu khoa học. 2. Tổng cục Hải quan thực hiện xét miễn thuế đối với các trường hợp: a) Hàng hoá nhập khẩu phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng, nghiên cứukhoa học, giáo dục đào tạo; b) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo điều ước quốc tế. 3. Chi Cục Hải quan xử lý miễn thuế đối với hàng hoá có giá trị khôngvượt quá một triệu đồng đối với cá nhân hoặc trị giá hàng hoá vượt quá mộttriệu đồng nhưng tổng số tiền thuế phải nộp dưới năm mười nghìn đồng qui địnhtại các điểm b.2, b.5, b.6 khoản 4 Điều 105 Thông tư này. 4. Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực tiếp thực hiện xét miễn thuế đốivới các trường hợp còn lại. Mục 5 CÁC TRƯỜNG HỢPXÉT GIẢM THUẾ, THỦ TỤC XÉT GIẢM THUẾ Điều 109. Các trường hợp xétgiảm thuế Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quanhải quan, nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám địnhchứng nhận thì được xét giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hànghoá. Điều 110. Hồ sơ xét giảmthuế 1. Hồ sơ hải quan theo hướng dẫn tại Thông tư này: nộp 01 bản sao. 2. Công văn yêu cầu xét giảm thuế của người nộp thuế trong đó nêu rõloại hàng hoá, số lượng, trị giá, số tiền thuế, lý do xin giảm thuế, tờ khaihải quan; trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khácnhau thì phải liệt kê các loại hàng hoá, các tờ khai hải quan xét giảm thuế;cam kết kê khai chính xác, cung cấp đúng hồ sơ đề nghị giảm thuế: nộp 01 bảnchính. 3. Giấy chứng nhận giám định của thương nhân kinh doanh dịch vụ giámđịnh về số lượng hàng hóa bị mất mát hoặc tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hoáxuất khẩu, nhập khẩu: nộp 01 bản chính. 4. Hợp đồng bảo hiểm: nộp 01 bản sao. 5. Hợp đồng/biên bản thỏa thuận đền bù của tổ chức nhận bảo hiểm hoặchãng vận tải (đối với trường hợp tổn thất do hãng vận tải gây ra): nộp 01 bảnsao. 6. Bảng kê danh mục tài liệu hồ sơ đề nghị xét giảm thuế. Điều 111. Trình tự, thủ tụcxét giảm thuế Trình tự, thủ tục xét giảm thuế thực hiện như trình tự, thủ tục xétmiễn thuế. Điều 112. Thẩm quyền xétgiảm thuế Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai có thẩm quyền xétgiảm thuế. Mục 6 CÁC TRƯỜNG HỢPHOÀN THUẾ, THỦ TỤC HOÀN THUẾ Điều 113. Các trường hợpđược xét hoàn thuế Các trường hợp sau đây được xét hoàn thuế: 1. Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng còn lưu kho, lưu bãitại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, được tái xuất ranước ngoài; 2. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩunhưng thực tế không xuất khẩu, nhập khẩu; 3. Hàng hoá đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhưng thực tế xuấtkhẩu hoặc nhập khẩu ít hơn; 4. Hàng hoá nhập khẩu để giao, bán hàng cho nước ngoài thông qua cácđại lý tại Việt Nam; hàng hóa nhập khẩu để bán cho các phương tiện của các hãngnước ngoài trên các tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam và các phương tiệncủa Việt Nam trên các tuyến đường quốc tế theo quy định của Chính phủ; 5. Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuấtkhẩu ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan được hoàn thuế nhập khẩutương ứng với tỷ lệ sản phẩm thực tế xuất khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩuđối với hàng hóa xuất khẩu có đủ điều kiện xác định là được chế biến từ toàn bộnguyên liệu nhập khẩu và được xác định cụ thể như sau: a) Hàng hóa xuất khẩu được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩuthì không phải nộp thuế xuất khẩu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu được sản xuấttừ hai nguồn: nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu có nguồn gốc trong nước thìthực hiện thu thuế xuất khẩu đối với phần nguyên liệu tương ứng được sử dụng đểsản xuất sản phẩm xuất khẩu có nguồn gốc trong nước. b) Các loại vật tư, nguyên liệu được hoàn thuế nhập khẩu, bao gồm: b.1) Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu (kể cả linh kiện lắp ráp, bán thànhphẩm, bao bì đóng gói) trực tiếp cấu thành thực thể sản phẩm xuất khẩu; b.2) Nguyên liệu, vật tư trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất hànghoá xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hoá thành hàng hoá hoặc không cấuthành thực thể sản phẩm, như: giấy, phấn, bút vẽ, bút vạch dấu, đinh ghim quầnáo, mực sơn in, bàn chải quét keo, chổi quét keo, khung in lưới, kếp tẩy, dầuđánh bóng...; b.3) Sản phẩm hoàn chỉnh do doanh nghiệp nhập khẩu để gắn vào sản phẩmxuất khẩu (đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vậttư nhập khẩu hoặc đóng chung với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyênliệu, vật tư mua trong nước) thành mặt hàng đồng bộ và xuất khẩu ra nước ngoài; b.4) Linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để làm hàng hoá bảo hành cho sảnphẩm xuất khẩu; b.5) Hàng mẫu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu sau khi hoànthành hợp đồng đã tái xuất trả lại khách hàng nước ngoài. c) Các trường hợp được xét hoàn thuế, bao gồm: c.1) Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hoáxuất khẩu; hoặc tổ chức thuê gia công trong nước (kể cả thuê gia công tại khuphi thuế quan), gia công ở nước ngoài, hoặc trường hợp liên kết sản xuất hànghoá xuất khẩu và nhận sản phẩm về để xuất khẩu; c.2) Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hoátiêu thụ trong nước sau đó tìm được thị trường xuất khẩu và đưa số nguyên liệu,vật tư này vào sản xuất hàng hoá xuất khẩu, đã thực xuất khẩu sản phẩm (thờihạn tối đa cho phép là hai năm kể từ ngày đăng ký tờ khai nhập khẩu nguyênliệu, vật tư đến ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu sản phẩm cuối cùng có sử dụngnguyên liệu, vật tư của tờ khai nhập khẩu đề nghị hoàn thuế); c.3) Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư (trừ sản phẩm hoànchỉnh) để thực hiện hợp đồng gia công (không do bên nước ngoài đặt gia côngcung cấp mà do doanh nghiệp nhận gia công tự nhập khẩu để thực hiện hợp đồnggia công đã ký với khách hàng nước ngoài), khi thực xuất khẩu sản phẩm sẽ đượcxét hoàn thuế nhập khẩu như đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuấthàng hoá xuất khẩu; c.4) Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất sản phẩm,sau đó sử dụng sản phẩm này để gia công hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng giacông với nước ngoài; c.5) Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư sản xuất sản phẩm sauđó bán sản phẩm (sản phẩm hoàn chỉnh hoặc sản phẩm chưa hoàn chỉnh) cho doanhnghiệp khác để trực tiếp sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu thì sau khidoanh nghiệp sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu đã xuất khẩu sản phẩm ranước ngoài; doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư được hoàn thuế nhập khẩutương ứng với phần doanh nghiệp khác dùng sản xuất sản phẩm và đã thực xuấtkhẩu nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: c.5.1) Doanh nghiệp bán hàng, doanh nghiệp mua hàng thực hiện nộp thuếgiá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ; doanh nghiệp đã đăng ký và được cấpmã số thuế; có hoá đơn bán hàng đối với việc mua bán hàng hoá giữa hai đơn vị; c.5.2) Thanh toán hàng hoá xuất khẩu qua ngân hàng theo quy định củaNgân hàng Nhà nước Việt c.5.3) Trong thời hạn tối đa một năm (tính tròn ba trăm sáu mươi lămngày) kể từ khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư (tính theo ngày đăng ký tờ khaihải quan hàng hoá nhập khẩu) đến khi thực xuất khẩu sản phẩm (tính theo ngàyđăng ký tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu). c.6) Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất sản phẩmsau đó bán sản phẩm (sản phẩm hoàn chỉnh hoặc sản phẩm chưa hoàn chỉnh) cho cácdoanh nghiệp khác để trực tiếp xuất khẩu theo bộ linh kiện thì được xét hoànthuế nhập khẩu tương ứng với tỷ lệ sản phẩm (bộ linh kiện) xuất khẩu, nếu đápứng đủ các điều kiện nêu tại điểm c.5 khoản này và các điều kiện sau: c.6.1) Sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu của doanhnghiệp là một trong những chi tiết, linh kiện của bộ linh kiện xuất khẩu; c.6.2) Doanh nghiệp mua sản phẩm để kết hợp với phần chi tiết, linhkiện do chính doanh nghiệp sản xuất ra để cấu thành nên bộ linh kiện xuất khẩu. c.7) Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư sản xuất sản phẩm sauđó bán sản phẩm (sản phẩm hoàn chỉnh hoặc sản phẩm chưa hoàn chỉnh) cho doanhnghiệp khác để trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài. Sau khi doanh nghiệp mua sảnphẩm của doanh nghiệp sản xuất đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài thì doanhnghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư được hoàn thuế nhập khẩu tương ứng với sốlượng sản phẩm thực xuất khẩu nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện như nêu tại điểmc.5 khoản này. c.8) Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hoábán cho thương nhân nước ngoài nhưng giao hàng hoá cho doanh nghiệp khác tạiViệt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thì được hoàn thuế nhập khẩunếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: c.8.1) Hàng hoá nhập khẩu tại chỗ phải được tiếp tục sản xuất xuất khẩuhoặc gia công theo hợp đồng gia công với nước ngoài; c.8.2) Tờ khai xuất khẩu-nhập khẩu tại chỗ phải đáp ứng đầy đủ các điềukiện sau: - Đối với doanh nghiệp xuất khẩu: tờ khai hải quan được khai đầy đủ, cóxác nhận, ký tên, đóng dấu của 4 bên là: doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệpnhập khẩu, Hải quan làm thủ tục xuất khẩu, Hải quan làm thủ tục nhập khẩu; - Đối với doanh nghiệp nhập khẩu: tờ khai hải quan được khai đầy đủ, cóxác nhận, ký tên, đóng dấu của 3 bên là: doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệpnhập khẩu, Hải quan làm thủ tục nhập khẩu; loại hình tờ khai khi đăng ký nhậpkhẩu tại chỗ là loại hình sản xuất xuất khẩu (SXXK) hoặc gia công (GC). Trường hợp cơ quan hải quan đã thu thuế nhập khẩu khi doanh nghiệp nhậpkhẩu hàng hoá từ nước ngoài vào Việt c.9) Hàng hoá là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoáxuất khẩu nêu từ điểm c.1 đến điểm c.7 khoản này đã xuất khẩu ra nước ngoàinhưng chưa thực bán cho khách hàng nước ngoài, còn để ở kho của chính doanhnghiệp tại nước ngoài hoặc gửi kho ngoại quan ở nước ngoài hoặc cảng trungchuyển ở nước ngoài. c.10) Hàng hoá là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoáxuất khẩu nêu từ điểm c.1 đến điểm c.7 khoản này nhưng không xuất khẩu ra nướcngoài mà xuất khẩu vào khu phi thuế quan (trừ doanh nghiệp chế xuất, khu chếxuất, kho ngoại quan) được cơ quan hải quan nơi làm thủ tục kiểm tra, giám sátxác định thực tế hàng hóa đã thực xuất khẩu tiếp ra nước ngoài hoặc đã thực tếsử dụng trong khu phi thuế quan được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp tương ứng vớilượng hàng hoá thực tế đã sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc thực tế đã xuấtkhẩu tiếp ra nước ngoài. d) Định mức nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để xem xét hoàn thuế, khôngthu thuế nhập khẩu là định mức thực tế sử dụng để sản xuất sản phẩm thực tếxuất khẩu bao gồm cả phần tỷ lệ phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức tiêu haothu được trong quá trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu từ nguyên liệu, vật tưnhập khẩu. d.1) Thủ tục thông báo định mức nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sảnxuất hàng hoá xuất khẩu và đăng ký sản phẩm xuất khẩu thực hiện theo hướng dẫntại Điều 33 Thông tư này. d.2) Đối với trường hợp một loại nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sảnxuất nhưng thu được hai hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau (Ví dụ: nhập khẩulạc vỏ sau khi đưa vào gia công thu được hai sản phẩm là lạc nhân loại 1 và lạcnhân loại 2) nhưng chỉ xuất khẩu một loại sản phẩm sản xuất ra thì doanh nghiệpphải có trách nhiệm khai báo nộp thuế (nếu có) với cơ quan hải quan đối vớiphần nguyên liệu, vật tư nhập khẩu tương ứng không xuất khẩu. Số tiền thuế nhập khẩu được hoàn được xác định bằng phương pháp phân bổtheo công thức sau đây:
Trong đó: - Trị giá sản phẩm xuất khẩu được xác định là số lượng sản phẩm thựcxuất khẩu nhân (x) với trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu; - Tổng trị giá của các sản phẩm thu được, được xác định là tổng trị giásản phẩm xuất khẩu và doanh số bán của các sản phẩm (kể cả phế liệu, phế phẩmthu hồi nằm ngoài định mức và không bao gồm thuế giá trị gia tăng đầu ra) đểtiêu thụ nội địa. Trường hợp doanh nghiệp nhậpkhẩu một loại nguyên liệu, vật tư để sản xuất nhưng thu được hai hoặc nhiềuloại sản phẩm khác nhau (ví dụ như: nhập khẩu lúa mì để sản xuất ra bột mì, cámmì và vỏ lúa mì); trong số các sản phẩm thu được có loại dùng để tiếp tục sảnxuất hàng hoá xuất khẩu, có loại được tiêu dùng nội địa (ví dụ như: phần cám mìvà vỏ lúa mì còn lại từ quá trình này sau đó được đem tiêu thụ nội địa; phầnbột mì tiếp tục được sử dụng để sản xuất ra mặt hàng mì gói xuất khẩu), thì: + Khi tính “Trị giá sản phẩm xuất khẩu” và “Tổng trị giá của các sảnphẩm thu được” phải loại trừ phần nguyên vật liệu phụ mua tại nội địa (ví dụnhư: sản phẩm mì gói xuất khẩu ngoài thành phần là bột mì còn các thành phầnkhác là nguyên vật liệu phụ mua tại thị trường nội địa như hương liệu, gia vị,bao bì..); + Để loại trừ phần nguyên vật liệu phụ cấu thành trong sản phẩm xuấtkhẩu, doanh nghiệp tự xây dựng định mức phần nguyên vật liệu phụ cấu thànhtrong một sản phẩm xuất khẩu và thông báo với cơ quan hải quan nơi làm thủ tụcnhập khẩu, chịu trách nhiệm về tính chính xác của định mức đã thông báo. Trườnghợp nếu thấy có nghi vấn về định mức này, cơ quan xét hoàn thuế có thể trưngcầu giám định của cơ quan quản lý chuyên ngành về mặt hàng đó hoặc chủ trì phốihợp với cơ quan thuế địa phương (nơi cấp mã số thuế cho doanh nghiệp) tổ chứckiểm tra tại doanh nghiệp để xác định lại định mức làm cơ sở xem xét giải quyếthoàn thuế cho doanh nghiệp. d.3) Đối với phần phế liệu, phế phẩm tiêu thụ nội địa, thì xử lý nhưsau: - Phần tỷ lệ phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức tiêu hao thu đượctrong quá trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu(ví dụ: vỏ lạc trong quá trình gia công lạc vỏ thành lạc nhân) không phải chịuthuế nhập khẩu. Trường hợp còn giá trị thương mại, người nộp thuế bán, tiêu thụphần phế liệu, phế phẩm này trên thị trường thì cũng không phải chịu thuế nhậpkhẩu nhưng phải kê khai, nộp các loại thuế khác như thuế giá trị gia tăng, thuếthu nhập doanh nghiệp theo đúng quy định; - Phần nguyên liệu, vật tư khôngnằm trong định mức theo hướng dẫn tại điểm d.1, d.2 khoản này phải nộp thuếnhập khẩu. Việc kê khai nộp thuế thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 9 Điều 10Thông tư này. e) Trường hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuấtkhẩu, nếu sản phẩm thực xuất khẩu trong thời hạn nộp thuế thì không phải nộpthuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư tương ứng với số hàng hoá thực tế xuất khẩu. 6. Hàng hoá tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu hoặc hàng hoá tạm xuất khẩuđể tái nhập khẩu và hàng hoá nhập khẩu uỷ thác cho phía nước ngoài sau đó táixuất đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, bao gồm cả trường hợp hàng hóa nhậpkhẩu tái xuất vào khu phi thuế quan (để sử dụng trong khu phi thuế quan hoặcxuất khẩu ra nước ngoài; trừ trường hợp tái xuất vào Khu kinh tế thương mại đặcbiệt, khu thương mại – công nghiệp và các khu vực kinh tế khác thực hiện theohướng dẫn riêng của Bộ Tài chính) được xét hoàn thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩuvà không phải nộp thuế nhập khẩu khi tái nhập, thuế xuất khẩu khi tái xuất (trừtrường hợp đã được miễn thuế quy định tại khoản 1 Điều 101 Thông tư này). Trường hợp hàng hoá tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu hoặc hàng hoá tạmxuất khẩu để tái nhập khẩu, nếu đã thực tái xuất khẩu hoặc tái nhập khẩu trongthời hạn nộp thuế thì không phải nộp thuế nhập khẩu hoặc thuế xuất khẩu tươngứng với số hàng hoá thực tế đã tái xuất hoặc tái nhập khẩu. 7. Hàng hoá đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt a) Điều kiện để được xét hoàn thuế xuất khẩu đã nộp và không phải nộpthuế nhập khẩu: a.1) Hàng hóa được thực nhập trở lại Việt Nam trong thời hạn tối đa batrăm sáu mươi lăm ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu; a.2) Hàng hóa chưa qua quá trìnhsản xuất, gia công, sửa chữa hoặc sử dụng ở nước ngoài; a.3) Hàng hoá nhập khẩu trở lại Việt Trường hợp hàng hoá đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam,nếu hồ sơ thuộc diện hoàn trước kiểm tra sau nhưng không đáp ứng được điều kiệnquy định tại điểm a.1, điểm a.3 khoản này thì cơ quan hải quan thực hiện kiểmtra trước, hoàn thuế xuất khẩu và không thu thuế nhập khẩu sau theo hướng dẫntại khoản 5 Điều 128 Thông tư này. b) Trường hợp hàng hoá xuất khẩu là hàng hoá của các doanh nghiệp ViệtNam gia công cho phía nước ngoài thuộc diện đã được miễn thuế nhập khẩu nguyênliệu, vật tư; phải nhập khẩu trở lại Việt Nam để sửa chữa, tái chế sau đó xuấtkhẩu trở lại cho phía nước ngoài thì cơ quan hải quan quản lý, quyết toán hợpđồng gia công ban đầu phải tiếp tục việc theo dõi, quản lý cho đến khi hàng hoátái chế được xuất khẩu hết, thanh khoản tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu táichế. Nếu hàng hoá tái chế không xuất khẩu thì xử lý thuế như sau: b.1) Nếu tiêu thụ nội địa thì phải kê khai nộp thuế như sản phẩm giacông xuất nhập khẩu tại chỗ; b.2) Nếu hàng hoá bắt buộc phải tiêu huỷ, được phép tiêu huỷ tại ViệtNam và đã thực hiện tiêu huỷ dưới sự giám sát của cơ quan hải quan thì đượcmiễn thuế như phế liệu, phế phẩm gia công tiêu huỷ. c) Trường hợp hàng hoá xuất khẩu là hàng hoá sản xuất từ nguyên liệu,vật tư nhập khẩu; hàng hoá kinh doanh tạm nhập, tái xuất (thuộc đối tượng đượchoàn thuế khi xuất khẩu) phải nhập khẩu trở lại Việt Nam nhưng không tái chế,tái xuất thì xử lý như sau: c.1) Doanh nghiệp không được xét hoàn lại thuế (hoặc không được xétkhông thu thuế nếu chưa nộp thuế) đối với phần nguyên liệu nhập khẩu sản xuấtra số hàng hóa xuất khẩu phải nhập khẩu trở lại hoặc đối với số hàng hóa đã táixuất nhưng nay phải nhập khẩu trở lại đó; c.2) Trường hợp cơ quan hải quan đã hoàn lại hoặc đã ban hành quyếtđịnh không thu thuế đối với phần nguyên liệu nhập khẩu sản xuất ra số hàng hóaxuất khẩu phải nhập khẩu trở lại hoặc đối với số hàng hóa đã tái xuất nhưng nayphải nhập khẩu trở lại thì người nộp thuế phải nộp lại số tiền thuế đã đượchoàn hoặc không thu đó. d) Trường hợp hàng hoá xuất khẩu phải nhập khẩu trở lại Việt 8. Hàng hoá nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoàihoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan (để sử dụngtrong khu phi thuế quan hoặc xuất khẩu ra nước ngoài; trừ trường hợp xuất vàoKhu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại – công nghiệp và các khu vựckinh tế khác thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính) được xét hoàn lạithuế nhập khẩu đã nộp tương ứng với số lượng hàng thực tế tái xuất và khôngphải nộp thuế xuất khẩu. a) Điều kiện để được xét hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp và không phảinộp thuế xuất khẩu: a.1) Hàng hoá được tái xuất ra nước ngoài hoặc tái xuất vào khu phithuế quan trong thời hạn tối đa ba trăm sáu mười lăm ngày kể từ ngày thực tếnhập khẩu; a.2) Hàng hóa chưa qua quá trình sản xuất, gia công, sửa chữa hoặc sửdụng tại Việt a.3) Hàng hoá làm thủ tục xuất trả tại Chi cục Hải quan đã làm thủ tụcnhập khẩu lô hàng đó; a.4) Trường hợp hàng hoá nhập khẩu không phù hợp với hợp đồng thì phảicó giấy thông báo kết quả giám định hàng hoá của cơ quan, tổ chức có chức năng,thẩm quyền giám định hàng hoá xuất nhập khẩu. Đối với số hàng hóa do phía nướcngoài gửi thay thế số lượng hàng hoá đã xuất trả nước ngoài thì doanh nghiệpphải kê khai nộp thuế nhập khẩu theo quy định; a.5) Hàng hoá xuất khẩu vào khu phi thuế quan (trừ trường hợp xuất vàokhu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho ngoại quan; khu kinh tế thương mại đặcbiệt, khu thương mại – công nghiệp và các khu vực kinh tế khác thực hiện theohướng dẫn riêng của Bộ Tài chính) được cơ quan hải quan nơi làm thủ tục kiểmtra, giám sát hàng hóa xác định thực tế có sử dụng trong khu phi thuế quan hoặcđã xuất khẩu tiếp ra nước ngoài. Trường hợp hàng hoá đã nhập khẩu nhưng phải tái xuất khẩu trả lại chủhàng nước ngoài hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuếquan, nếu hồ sơ thuộc diện hoàn trước kiểm tra sau nhưng không đáp ứng đượcđiều kiện quy định tại điểm a.1, điểm a.3 khoản này thì cơ quan hải quan thựchiện kiểm tra trước, hoàn thuế nhập khẩu và không thu thuế xuất khẩu sau theohướng dẫn tại khoản 5 Điều 128 Thông tư này. b) Trường hợp hàng hoá nhập khẩu phải tái xuất còn trong thời hạn nộpthuế nhập khẩu thì không phải nộp thuế nhập khẩu tương ứng với số hàng hoá thựctái xuất. 9. Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức,cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất (trừ trường hợp đi thuê) để thực hiện cácdự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất đã nộpthuế nhập khẩu, khi tái xuất ra khỏi Việt Nam hoặc tái xuất vào khu phi thuếquan (để sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc tiếp tục xuất khẩu ra nước ngoài)sẽ được hoàn lại thuế nhập khẩu. Số tiền thuế nhập khẩu hoàn lại được xác định trên cơ sở giá trị sửdụng còn lại của máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển khi táixuất khẩu tính theo thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam (tính từ ngàyđăng ký tờ khai tạm nhập đến ngày đăng ký tờ khai tái xuất), trường hợp thực tếđã hết giá trị sử dụng thì không được hoàn lại thuế. Cụ thể như sau: a) Trường hợp khi nhập khẩu là hàng hoá mới (chưa qua sử dụng):
b) Trường hợp khi nhập khẩulà loại hàng hoá đã qua sử dụng:
Trường hợp các tổ chức, cá nhân nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ,phương tiện vận chuyển hết thời hạn tạm nhập, phải tái xuất nhưng chưa tái xuấtmà được Bộ Công Thương (hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền) cho phép chuyểngiao cho đối tượng khác tại Việt Nam tiếp tục quản lý sử dụng thì khi chuyểngiao không được coi là xuất khẩu và không được hoàn lại thuế nhập khẩu, đốitượng tiếp nhận hoặc mua lại không phải nộp thuế nhập khẩu. Đến khi thực táixuất ra khỏi Việt 10. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửicho tổ chức, cá nhân ở Việt Nam thông qua dịch vụ bưu chính và dịch vụ chuyểnphát nhanh quốc tế và ngược lại; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đã nộp thuếnhưng không giao được cho người nhận hàng hóa, phải tái xuất, tái nhập hoặc bịtịch thu, tiêu hủy theo quy định của pháp luật thì được hoàn lại số tiền thuếđã nộp theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2004/TTLT-BBCVT-BTC ngày 25tháng 5 năm 2004 của Bộ Bưu chính, Viễn thông và Bộ Tài chính hướng dẫn vềtrách nhiệm, quan hệ phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát hải quan đốivới thư, bưu phẩm, bưu kiện xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính vàdịch vụ chuyển phát thư. 11. Các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định trong lĩnh vực hải quan,hàng hoá đang trong sự giám sát, quản lý của cơ quan hải quan là tang vật viphạm, bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định tịch thu hàng hoá thìđược hoàn lại số tiền thuế xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu đã nộp. 12. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế nhưng sau đó được miễnthuế, hoàn thuế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì đượchoàn thuế. 13. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu còn nằm trong sự giám sát, quản lýcủa cơ quan hải quan, nếu đã đăng ký tờ khai hải quan nhưng khi cơ quan hảiquan kiểm tra cho thông quan phát hiện có vi phạm buộc phải tiêu huỷ và đã tiêuhuỷ thì ra quyết định không phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (nếu có).Việc xử phạt vi phạm đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không đúngquy định, buộc phải tiêu huỷ thực hiện theo các quy định của pháp luật hiệnhành. Cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhậpkhẩu phải lưu giữ hồ sơ hàng hoá tiêu huỷ, phối hợp với các cơ quan chức năngcó liên quan giám sát việc tiêu huỷ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. 14. Các trường hợp thuộc đối tượng được hoàn thuế xuất khẩu, nhập khẩuhướng dẫn tại Điều này mà có số tiền thuế được hoàn dưới năm mươi nghìn đồngtheo lần làm thủ tục hoàn thuế cho một hồ sơ hoàn thuế thì cơ quan hải quankhông hoàn trả số tiền thuế đó. Điều 115. Hồ sơ hoàn thuếđối với hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng còn lưu kho, lưu bãi tạicửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, được tái xuất ra nướcngoài 1. Công văn yêu cầu xét hoàn thuế đã nộp, trong đó nêu rõ loại hànghoá, số tiền thuế, lý do yêu cầu hoàn thuế, tờ khai hải quan; trường hợp cónhiều loại hàng hoá thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê cáctờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản chính; 2. Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu đã tính thuế: nộp 01 bản chính; 3. Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan có xácnhận về việc hàng hoá xuất khẩu thuộc tờ khai hải quan nhập khẩu nào còn lưukho, lưu bãi tại cửa khẩu đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, đã thựcxuất khẩu: nộp 01 bản chính; các giấy tờ khác chứng minh hàng thực xuất theohướng dẫn tại Điều 26 Thông tư này: nộp 01 bản sao; 4. Chứng từ nộp thuế đối với trường hợp đã nộp thuế: nộp 01 bản sao vàxuất trình bản chính để đối chiếu; 5. Bảng kê danh mục tài liệu hồ sơ đề nghị hoàn thuế. Điều 116. Hồ sơ hoàn thuếđối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩunhưng không xuất khẩu, nhập khẩu 1. Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các khoản 1, 4 và 5 Điều 114 Thông tưnày; 2. Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu có xác nhận của cơ quan hải quanvề việc hàng hoá thực tế không xuất khẩu đối với trường hợp không xuất khẩunữa: nộp 01 bản chính; 3. Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu có xác nhận của cơ quan hải quanvề việc hàng hoá thực tế không nhập khẩu đối với trường hợp không nhập khẩunữa: nộp 01 bản chính. Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá đã nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩunhưng thực tế xuất khẩu hoặc nhập khẩu ít hơn 1. Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các khoản 1, 4 và 5 Điều 114 Thông tưnày; 2. Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan, có kếtquả kiểm hoá của cơ quan hải quan ghi rõ số lượng thực tế xuất khẩu: nộp 01 bảnchính; các giấy tờ khác chứng minh hàng thực xuất theo hướng dẫn tại Điều 26Thông tư này: nộp 01 bản sao; 3. Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu đã làm thủ tục hải quan có kếtquả kiểm hoá của cơ quan hải quan ghi rõ số lượng thực tế nhập khẩu và có xácnhận thực nhập của cơ quan hải quan: nộp 01 bản chính; 4. Hóa đơn thương mại theo hợp đồng mua bán hàng hoá: nộp 01 bản sao; 5. Giấy tờ khác chứng minh hàng hoá thực tế nhập khẩu hoặc xuất khẩu íthơn. Điều 117. Hồ sơ hoàn thuếđối với hàng hoá nhập khẩu để giao, bán hàng cho nước ngoài thông qua các đạilý tại Việt Nam; hàng hóa nhập khẩu để bán cho các phương tiện của các hãngnước ngoài trên các tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam và các phương tiệncủa Việt Nam trên các tuyến đường quốc tế theo quy định của Chính phủ 1. Đối với các trường hợp chung: a) Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các khoản 1, 4 và 5 Điều 114 Thông tưnày; b) Công văn của Bộ Công Thương cho phép nhập khẩu (đối với mặt hàngthuộc diện phải có giấy phép nhập khẩu của Bộ Công Thương): xuất trình 01 bảnchính để đối chiếu; c) Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu đã làm thủ tục hải quan: nộp 01bản chính; d) Hóa đơn bán hàng: nộp 01 bản sao; e) Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan: nộp 01bản chính; các giấy tờ khác chứng minh hàng thực xuất theo hướng dẫn tại Điều26 Thông tư này: nộp 01 bản sao; g) Hợp đồng làm đại lý giao, bán hàng hoá và hợp đồng, hoặc thỏa thuậncung cấp hàng hoá: nộp 01 bản sao; h) Chứng từ thanh toán cho hàng hoá xuất khẩu: nộp 01 bản sao và xuấttrình bản chính để đối chiếu; trường hợp lô hàng thanh toán nhiều lần thì phảinộp thêm 01 bản chính bảng kê các chứng từ thanh toán. 2. Đối với hàng hoá nhập khẩu là đồ uống phục vụ trên các chuyến bayquốc tế: a) Các loại giấy tờ hướng dẫn tại điểm a, b, c khoản 1 Điều này; b) Phiếu giao nhận đồ uống lên chuyến bay quốc tế có xác nhận của Hảiquan cửa khẩu sân bay: nộp 01 bản sao. 3. Đối với hàng hoá nhập khẩu qua doanh nghiệp đầu mối (ví dụ: xăng,dầu...), được phép bán cho doanh nghiệp cung ứng tàu biển để bán cho các tàubiển nước ngoài đã nộp thuế nhập khẩu thì sau khi bán hàng cho tàu biển nướcngoài, được hoàn thuế nhập khẩu: a) Các loại giấy tờ hướng dẫn tại khoản 1 Điều này; b) Hợp đồng, hoá đơn bán hàng cho doanh nghiệp cung ứng tàu biển: nộp01 bản sao; c) Xác nhận của doanh nghiệp cung ứng tàu biển về số lượng, trị giáhàng hoá mua của doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu đã thực cung ứng cho tàu biểnnước ngoài kèm bảng kê chứng từ thanh toán của các hãng tàu biển nước ngoài:nộp 01 bản chính. Doanh nghiệp cung ứng chịu trách nhiệm trước pháp luật vềviệc xác nhận của mình. Điều 118. Hồ sơ thanh khoản,hoàn thuế đối với hàng hoá nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu ra nướcngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan thực tế đã sử dụng trong khu phithuế quan hoặc đã xuất khẩu ra nước ngoài, đã nộp thuế nhập khẩu 1. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuấthàng hoá xuất khẩu hoặc tổ chức thuê gia công trong nước (kể cả thuê gia côngtại khu phi thuế quan), gia công ở nước ngoài; hoặc trường hợp liên kết sảnxuất hàng hoá xuất khẩu và nhận sản phẩm về để xuất khẩu. a) Hồ sơ chung: a.1) Công văn yêu cầu thanh khoản, hoàn lại thuế, không thu thuế nhậpkhẩu đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu,trong đó có giải trình cụ thể số lượng, trị giá nguyên liệu, vật tư nhập khẩuđã sử dụng để sản xuất hàng hoá xuất khẩu; số tiền thuế nhập khẩu đã nộp; sốlượng hàng hoá xuất khẩu; số tiền thuế nhập khẩu yêu cầu hoàn, không thu;trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thìphải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản chính; a.2) Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư đã làm thủ tục hảiquan: nộp 01 bản chính; a.3) Chứng từ nộp thuế đối với trường hợp đã nộp thuế: nộp 01 bản saovà xuất trình bản chính để đối chiếu; a.4) Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan: nộp01 bản chính; các giấy tờ khác chứng minh hàng thực xuất theo hướng dẫn tạiĐiều 26 Thông tư này: nộp 01 bản sao; hợp đồng xuất khẩu: nộp 01 bản sao, xuấttrình bản chính để đối chiếu; a.5) Hợp đồng nhập khẩu; hợp đồng uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu nếu làhình thức xuất khẩu, nhập khẩu uỷ thác (sử dụng bản lưu của cơ quan hải quan,người nộp thuế không phải nộp): 01 bản sao; a.6) Chứng từ thanh toán cho hàng hoá xuất khẩu: nộp 01 bản sao và xuấttrình bản chính để đối chiếu; trường hợp lô hàng thanh toán nhiều lần thì nộpthêm 01 bản chính bảng kê chứng từ thanh toán qua ngân hàng; a.7) Hợp đồng liên kết sản xuất hàng hoá xuất khẩu nếu là trường hợpliên kết sản xuất hàng hoá xuất khẩu: nộp 01 bản sao; a.8) Bảng thông báo định mức (sử dụng bản lưu của cơ quan hảiquan, người nộp thuế không phải nộp); a.9) Bảng kê các tờ khai xuất khẩu sản phẩm đưa vào thanh khoản (theomẫu 15/HSTK-SXXK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này): nộp 01 bản chính; a.10) Bảng báo cáo nhập-xuất-tồn nguyên liệu, vật tư nhập khẩu (theomẫu 16/HSTK-SXXK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này): nộp 01 bản chính; a.11) Báo cáo tính thuế trên nguyên liệu, vật tư nhập khẩu (theo mẫu17/HSTK-SXXK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này); a.12) Bảng kê danh mục tài liệu hồ sơ đề nghị hoàn thuế. b) Hồ sơ đối với trường hợp hàng hoá nhập khẩu để sản xuất hàng hoáxuất khẩu, nhưng không trực tiếp sản xuất mà xuất khẩu vào khu phi thuế quanhoặc xuất khẩu ra nước ngoài để gia công sau đó nhận sản phẩm về để sản xuấttiếp và/hoặc xuất khẩu thì ngoài các giấy tờ nêu tại điểm a khoản này phải cóthêm các giấy tờ sau: b.1) Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu nguyên liệu, vật tư cho giacông đã làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản chính; các giấy tờ khác chứng minhhàng thực xuất theo hướng dẫn tại Điều 26 Thông tư này: nộp 01 bản sao; b.2) Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu sản phẩm từ khu phi thuế quanhoặc nước ngoài đã làm thủ tục hải quan: nộp 01 bản chính; b.3) Chứng từ nộp thuế của sản phẩm gia công nhập khẩu đối với trường hợpđã nộp thuế và yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản sao và xuất trình bản chính để đốichiếu; b.4) Hợp đồng gia công với doanh nghiệp trong khu phi thuế quan hoặcvới nước ngoài: nộp 01 bản sao. 2. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuấthàng hoá tiêu thụ trong nước sau đó tìm được thị trường xuất khẩu và đưa sốnguyên liệu, vật tư này vào sản xuất hàng hoá xuất khẩu, đã thực xuất khẩu sảnphẩm ra nước ngoài trong thời gian tối đa hai năm kể từ ngày đăng ký tờ khaihải quan nguyên liệu, vật tư nhập khẩu: Hồ sơ thanh khoản, hoàn thuế, không thu thuế tương tự như hướng dẫn tạikhoản 1 Điều này. 3. Đối với nguyên liệu, vật tư (trừ sản phẩm hoàn chỉnh) nhập khẩu đểthực hiện hợp đồng gia công không do bên nước ngoài đặt gia công cung cấp mà dodoanh nghiệp nhận gia công tự nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công đã kývới bên nước ngoài; hồ sơ gồm: a) Công văn yêu cầu thanh khoản, hoàn lại thuế, không thu thuế nhậpkhẩu đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công hàng hoá xuất khẩu; trongđó có giải trình cụ thể về mặt hàng, số lượng, trị giá nguyên liệu, vật tư nhậpkhẩu; số tiền thuế nhập khẩu đã nộp; số lượng sản phẩm đã xuất khẩu; số tiềnthuế nhập khẩu yêu cầu hoàn, số tiền thuế nhập khẩu đề nghị không thu; trườnghợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phảiliệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản chính; b) Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu theo loại hình gia công đã làmthủ tục hải quan: nộp 01 bản chính; các giấy tờ khác chứng minh hàng thực xuấttheo hướng dẫn tại Điều 26 Thông tư này: nộp 01 bản sao; c) Hợp đồng gia công ký với khách hàng nước ngoài trong đó quy định rõdanh mục, số lượng nguyên liệu, vật tư do doanh nghiệp nhận gia công cung ứng:nộp 01 bản sao; d) Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các điểm a.2, a.3, a.5, a.6, a.8,a.9, a.10, a.11, a.12 khoản 1 Điều này. 4. Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất sản phẩm, sauđó sử dụng sản phẩm này để gia công hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng gia côngvới nước ngoài: Hồ sơ như trường hợp nêu tại khoản 1 Điều này. Riêng: a) Hợp đồng xuất khẩu sản phẩm được thay bằng hợp đồng gia công ký vớikhách hàng nước ngoài. Hợp đồng mua sản phẩm sử dụng cho hợp đồng gia công vàhợp đồng gia công với khách hàng nước ngoài có thể được thể hiện trong cùng mộtbản hợp đồng (01 bản sao); b) Bảng định mức tiêu hao nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất sảnphẩm đưa vào sản xuất sản phẩm gia công và định mức tiêu hao nguyên liệu sảnxuất sản phẩm xuất khẩu theo hợp đồng gia công đã ký kết (sử dụng bản lưu củacơ quan hải quan, người nộp thuế không phải nộp); c) Bảng kê khai số lượng thực tế sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất,được sử dụng để sản xuất sản phẩm gia công: nộp 01 bản chính. 5. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư sản xuất sảnphẩm bán cho doanh nghiệp khác để trực tiếp sản xuất, gia công hàng hoá xuấtkhẩu và đã xuất khẩu sản phẩm; hồ sơ gồm: a) Công văn yêu cầu thanh khoản, hoàn lại thuế, không thu thuế nhậpkhẩu, trong đó có giải trình cụ thể về số lượng, trị giá nguyên liệu, vật tưnhập khẩu sử dụng sản xuất ra hàng hoá bán cho doanh nghiệp khác để trực tiếpsản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu; số lượng hàng hoá sản xuất đã bán; sốlượng sản phẩm đã xuất khẩu; số tiền thuế nhập khẩu đã nộp; số tiền thuế nhậpkhẩu yêu cầu hoàn, không thu; trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờkhai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoànthuế: nộp 01 bản chính; b) Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan: nộp 01bản chính; các giấy tờ khác chứng minh hàng thực xuất theo hướng dẫn tại Điều26 Thông tư này: nộp 01 bản sao; hợp đồng xuất khẩu: nộp 01 bản sao xuất trìnhbản chính để đối chiếu; c) Hoá đơn bán hàng giữa hai doanh nghiệp: nộp 01 bản sao; Bảng kê hoá đơnbán hàng: nộp 01 bản chính; d) Hợp đồng kinh tế mua, bán hàng hoá giữa doanh nghiệp nhập khẩu vớidoanh nghiệp sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu; trong đó ghi rõ hàng hoáđược sử dụng để sản xuất hoặc gia công hàng hoá xuất khẩu; chứng từ thanh toántiền mua hàng: nộp 01 bản sao; e) Hợp đồng gia công hoặc hợp đồng xuất khẩu giữa doanh nghiệp sảnxuất, gia công hàng hoá xuất khẩu với khách hàng nước ngoài: nộp 01 bản sao; g) Bảng kê khai của doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm về số lượng và địnhmức thực tế sản phẩm mua về để trực tiếp sản xuất một đơn vị sản phẩm xuấtkhẩu; h) Hợp đồng nhập khẩu ký với thương nhân nước ngoài của doanh nghiệpnhập khẩu tại chỗ; i) Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các điểm a.2, a.3, a.5, a.6, a.8,a.9, a.10. a.11, a.12 khoản 1 Điều này. 6. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư sản xuất sảnphẩm bán cho doanh nghiệp khác để trực tiếp xuất khẩu và doanh nghiệp mua sảnphẩm của doanh nghiệp sản xuất đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài; hồ sơ gồm: a) Công văn yêu cầu thanh khoản, hoàn lại thuế, không thu thuế nhậpkhẩu, trong đó có giải trình cụ thể về số lượng, trị giá nguyên liệu, vật tưnhập khẩu; số tiền thuế nhập khẩu đã nộp; số lượng sản phẩm sản xuất đã bán chodoanh nghiệp xuất khẩu; số lượng sản phẩm đã xuất khẩu; số tiền thuế nhập khẩuyêu cầu hoàn, không thu; trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khaihải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp01 bản chính; b) Hợp đồng mua bán; hoá đơn bán hàng của doanh nghiệp bán sản phẩm chodoanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm: nộp 01 bản sao; c) Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các điểm điểm a.2, a.3, a.4, a.5,a.6, a.8, a.9, a.10. a.11, a.12 khoản 1 Điều này. 7. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuấthàng hoá bán cho thương nhân nước ngoài nhưng giao hàng hoá cho doanh nghiệpkhác tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài để làm nguyên liệutiếp tục sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu; hồ sơ gồm: a) Công văn yêu cầu thanh khoản, hoàn lại thuế, không thu thuế nhậpkhẩu, trong giải trình cụ thể về số lượng, trị giá nguyên liệu, vật tư nhậpkhẩu sử dụng để sản xuất hàng bán cho khách hàng nước ngoài phù hợp với chủngloại, số lượng mặt hàng xuất khẩu theo tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu tạichỗ, bao gồm các nội dung sau: số tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu; mặthàng, số lượng, trị giá nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; số lượng sản phẩm sảnxuất đã xuất khẩu; số tiền thuế nhập khẩu đã nộp; số tiền thuế nhập khẩu đềnghị hoàn, không thu. Trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khaihải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp01 bản chính; b) Hoá đơn giá trị gia tăng do doanh nghiệp xuất khẩu lập (liên giaokhách hàng): nộp 01 bản sao; c) Tờ khai xuất khẩu - nhập khẩu tại chỗ đã làm thủ tục hải quan: nộp01 bản chính; Tờ khai xuất khẩu-nhập khẩu tại chỗ chỉ có giá trị để thanh khoản, xéthoàn thuế, không thu thuế nếu doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ đăng ký tờ khaitheo loại hình sản xuất xuất khẩu (SXXK) hoặc gia công (GC) để tiếp tục sảnxuất, gia công xuất khẩu ra nước ngoài. d) Hợp đồng mua bán hàng hoá có chỉ định giao hàng tại Việt e) Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các điểm a.2, a.3, a.5, a.6, a.8,a.9, a.10, a.11, a.12 khoản 1 Điều này. 8. Các trường hợp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư sản xuất hàng hoá xuấtkhẩu đã xuất khẩu ra nước ngoài nhưng còn để ở kho của doanh nghiệp ở nướcngoài hoặc gửi kho ngoại quan ở nước ngoài, hoặc cảng trung chuyển ở nướcngoài, hồ sơ gồm: a) Các loại giấy tờ nêu tại khoản 1 Điều này; b) Tờ khai xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài và tờ khai hải quan hàng nhậpkhẩu do hải quan nước nhập khẩu cấp thể hiện tên người nhập khẩu là kho củadoanh nghiệp ở nước ngoài hoặc gửi kho ngoại quan ở nước ngoài hoặc cảng trungchuyển ở nước ngoài: 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu; c) Ngoài các giấy tờ trên, hồ sơ phải có thêm: c.1) Hợp đồng gửi kho ngoại quan ở nước ngoài đối với trường hợp gửikho ngoại quan ở nước ngoài: 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu; c.2) Phiếu xuất kho hàng hoá hoặc chứng từ thể hiện nội dung vận tảitheo phương thức trung chuyển: 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu; 9. Hàng hoá là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuấtkhẩu vào khu phi thuế quan (trừ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho ngoạiquan nộp hồ sơ như hướng dẫn tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này), ngoàigiấy tờ như hướng dẫn tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này người khai hảiquan, người nộp thuế phải nộp thêm các giấy tờ sau đây: a) Tờ khai xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài của doanh nghiệp trong khuphi thuế quan có sử dụng sản phẩm làm từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu củadoanh nghiệp đề nghị hoàn thuế: 01 bản sao có xác nhận sao y bản chính củadoanh nghiệp trong khu phi thuế quan; b) Bảng tổng hợp số lượng sản phẩm thực tế sử dụng trong khu phi thuếquan và số lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệptrong khu phi thuế quan đã được cơ quan hải quan quản lý xác nhận hoặc kết quảthanh khoản hướng dẫn tại khoản 10 Điều 44, Điều 45 Thông tư này: 01 bản sao; c) Định mức sản xuất sản phẩm xuất khẩu và sử dụng trong khu phi thuếquan của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan có xác nhận của cơ quan hải quanquản lý doanh nghiệp. Điều 119. Hồ sơ thanh khoản, hoàn thuế đối với hàng hoátạm nhập khẩu để tái xuất khẩu hoặc hàng hoá tạm xuất khẩu để tái nhập khẩu vàhàng hoá nhập khẩu uỷ thác cho phía nước ngoài sau đó tái xuất (trừ trường hợphàng hoá tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để tham dự hội chợ, triểnlãm, giới thiệu sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, táixuất hoặc tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc như hội nghị, hội thảo,nghiên cứu khoa học, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật,khám chữa bệnh... thuộc đối tượng miễn thuế) 1. Công văn yêu cầu hoàn thuế, không thu thuế đã nộp, trong đó nêu rõloại hàng hoá, số tiền thuế, lý do yêu cầu thanh khoản, hoàn thuế, không thuthuế, số tờ khai hải quan; trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờkhai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoànthuế: nộp 01 bản chính; 2. Hợp đồng mua bán hàng hoá kývới người bán và người mua hoặc hợp đồng nhập khẩu uỷ thác ký với nước ngoài:nộp 01 bản sao; 3. Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu đã làm thủ tục hải quan: nộp 01bản chính; 4. Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan: nộp 01bản chính; các giấy tờ khác chứng minh hàng thực xuất theo hướng dẫn tại Điều26 Thông tư này: nộp 01 bản sao; 5. Trường hợp hàng hoá tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu và hàng hoá nhậpkhẩu uỷ thác cho phía nước ngoài sau đó tái xuất vào khu phi thuế quan (trừdoanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho ngoại quan thực hiện nộp hồ sơ như cáckhoản 1, 2, 3, 4 Điều này), ngoài các giấy tờ như nêu trên phải có thêm: a) Kết quả thanh khoản hướng dẫn tại khoản 10 Điều 44 Thông tư này: nộp01 bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu; b) Tờ khai xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài của doanh nghiệp trong khuphi thuế quan: 01 bản sao có xác nhận sao y bản chính của doanh nghiệp trongkhu phi thuế quan; c) Bảng tổng hợp số lượng sản phẩm thực tế sử dụng trong khu phi thuế quanvà số lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệptrong khu phi thuế quan đã được cơ quan hải quan quản lý xác nhận; d) Định mức sản xuất sản phẩm xuất khẩu và sử dụng trong khu phi thuếquan của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan có xác nhận của cơ quan hải quanquản lý doanh nghiệp (đối với trường hợp doanh nghiệp khu phi thuế quan tiếptục đưa sản phẩm mua từ doanh nghiệp nội địa vào sản xuất, xuất khẩu hoặc sửdụng trong khu phi thuế quan). 6. Các loại giấy tờ khác như hướng dẫn tại các điểm a.3, a.5, a.6, a.12khoản 1 Điều 118 Thông tư này. Điều 120. Hồ sơ hoàn thuếđối với hàng hoá đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt 1. Công văn yêu cầu xét hoàn thuế và không thu thuế, trong đó nêu rõ sốtiền thuế, lý do yêu cầu, tờ khai hải quan, cam kết về việc hàng hoá chưa quaquá trình sản xuất, gia công, sửa chữa hoặc sử dụng ở nước ngoài; trường hợp cónhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kêcác tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản chính. 2. Thông báo của khách hàng nước ngoài hoặc thỏa thuận với khách hàngnước ngoài về việc nhận lại hàng hoá, có nêu rõ lý do, số lượng, chủng loại…hàng hoá trả lại đối với trường hợp hàng hoá do khách hàng trả lại: nộp 01 bảnsao. Trường hợp người nộp thuế tự phát hiện hàng hoá có sai sót, nhập khẩutrở lại thì không phải có văn bản này nhưng phải nêu rõ lý do nhập khẩu hànghoá trả lại. 3. Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan: nộp 01bản chính; các giấy tờ khác chứng minh hàng thực xuất theo hướng dẫn tại Điều26 Thông tư này: nộp 01 bản sao; hồ sơ hải quan của hàng hoá đã xuất khẩu: xuấttrình bản chính để đối chiếu; 4. Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu trở lại có ghi rõ số hàng hoánày trước đây đã được xuất khẩu theo bộ hồ sơ xuất khẩu nào và kết quả kiểm hoácụ thể của cơ quan hải quan, xác nhận hàng hoá nhập khẩu trở lại Việt Nam làhàng hoá đã xuất khẩu trước đây của doanh nghiệp: nộp 01 bản chính; Trường hợp hàng hoá xuất khẩu trước đây đã được áp dụng hình thức miễnkiểm tra thực tế hàng hoá thì cơ quan hải quan đối chiếu kết quả kiểm hoá hànghoá thực nhập khẩu trở lại với hồ sơ lô hàng xuất khẩu để xác nhận hàng hoánhập khẩu trở lại có đúng là hàng đã xuất khẩu; 5. Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các điểm a.3, a.5, a.6, a.12 khoản 1Điều 118 Thông tư này (trừ trường hợp chưa thanh toán thì không phải cung cấpchứng từ thanh toán cho hàng hoá xuất khẩu). 6. Hợp đồng mua bán và chứng từ khác chứng minh hàng hóa nhập khẩu làhàng hóa có nguồn gốc xuất khẩu (được áp dụng đối với trường hợp người nhậpkhẩu không phải là người xuất khẩu) và giấy tờ khác chứng minh lý do yêu cầuhoàn thuế, không thu thuế. Điều 121. Hồ sơ hoàn thuếđối với hàng hoá nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài hoặctái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào vào khu phi thuế quan 1. Công văn yêu cầu xét hoàn thuế, không thu thuế, trong đó nêu rõ sốtiền thuế, lý do, tờ khai hải quan (ghi rõ số lượng, chủng loại, trị giá... củahàng hoá tái xuất); trường hợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hảiquan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan: nộp 01 bản chính; 2. Văn bản thỏa thuận trả lại hàng hoá cho phía nước ngoài (đối vớitrường hợp trả lại hàng hóa cho phía nước ngoài) hoặc hợp đồng xuất khẩu (đối vớitrường hợp xuất khẩu hàng hóa sang nước thứ ba, hoặc tái xuất vào vào khu phithuế quan); ghi rõ lý do, số lượng, chất lượng, chủng loại và xuất xứ của hànghoá: nộp 01 bản sao; 3. Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu có ghi rõ kết quả kiểm hoá trongđó có ghi rõ số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá xuất khẩu và hàng hoáxuất khẩu là theo bộ hồ sơ hàng hoá nhập khẩu nào: nộp 01 bản chính; các giấytờ khác chứng minh hàng thực xuất theo hướng dẫn tại Điều 26 Thông tư này: nộp01 bản sao; hồ sơ hải quan của lô hàng xuất khẩu: xuất trình bản chính để đốichiếu. Trường hợp hàng hoá nhập khẩu trước đây đã được áp dụng hình thức miễnkiểm tra thực tế hàng hoá thì cơ quan hải quan đối chiếu kết quả kiểm hoá hànghoá thực xuất với hồ sơ lô hàng nhập khẩu để xác nhận hàng hoá tái xuất khẩu cóđúng là lô hàng đã nhập khẩu trước đó hay không. 4. Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu và hồ sơ hải quan của lô hàngnhập khẩu: nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu. 5. Hóa đơn giá trị gia tăng: nộp 01 bản sao; 6. Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các điểm a.3, a.5, a.6, a.12 khoản 1Điều 118 Thông tư này. Trường hợp chưa thanh toán thì không phải cung cấp chứngtừ thanh toán cho hàng hoá xuất khẩu. 7. Trường hợp hàng hoá đã nhập khẩu vào Việt a) Kết quả thanh khoản hướng dẫn tại khoản 10 Điều 44 Thông tư này: nộp01 bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu; b) Tờ khai xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài của doanh nghiệp trong khuphi thuế quan: 01 bản sao có xác nhận sao y bản chính của doanh nghiệp trongkhu phi thuế quan; c) Bảng tổng hợp số lượng sản phẩm thực tế sử dụng trong khu phi thuếquan và số lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệptrong khu phi thuế quan đã được cơ quan hải quan quản lý xác nhận; d) Định mức sản xuất sản phẩm xuất khẩu và sử dụng trong khu phi thuế quancủa doanh nghiệp trong khu phi thuế quan có xác nhận của cơ quan hải quan quảnlý doanh nghiệp (đối với trường hợp doanh nghiệp khu phi thuế quan tiếp tục đưasản phẩm mua từ doanh nghiệp nội địa vào sản xuất, xuất khẩu hoặc sử dụng trongkhu phi thuế quan). 8. Hợp đồng mua bán và chứng từ khác chứng minh hàng hóa xuất khẩu làhàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu (áp dụng đối với trường hợp người nhập khẩukhông phải là người xuất khẩu) và giấy tờ khác chứng minh lý do yêu cầu hoànthuế, không thu thuế. Điều 122. Hồ sơ hoàn thuếđối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cánhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xâydựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất. 1. Công văn yêu cầu xét hoàn thuế hoặc không thu thuế trong đó nêu rõloại hàng hoá, số tiền thuế, lý do yêu cầu hoàn thuế, tờ khai hải quan; trườnghợp có nhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phảiliệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản chính; 2. Hợp đồng (hoặc văn bản thỏa thuận) nhập khẩu, mượn máy móc, thiếtbị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển: nộp 01 bản sao; 3. Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu phải có giấy phép:nộp 01 bản sao; 4. Tờ khai hải quan hàng hoáxuất khẩu, nhập khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan về số lượng, chủng loạihàng hoá thực nhập khẩu, thực tái xuất khẩu: nộp 01 bản chính; các giấy tờ khácchứng minh hàng thực xuất theo hướng dẫn tại Điều 26 Thông tư này: nộp 01 bảnsao; hồ sơ hải quan của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu: xuất trình bản chính đểđối chiếu; 5. Các loại giấy tờ hướng dẫn tại các điểm a.3, a.5, a.12 Điều 118Thông tư này. 6. Trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển củacác tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xâydựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất đã nộp thuế nhập khẩu, khi tái xuấtvào khu phi thuế quan (trừ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho ngoại quanthực hiện nộp hồ sơ như khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này), ngoài các giấy tờ nhưnêu trên phải có thêm: a) Kết quả thanh khoản hướng dẫn tại khoản 10 Điều 44 Thông tư này: nộp01 bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu; b) Tờ khai xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài của doanh nghiệp trong khuphi thuế quan: 01 bản sao có xác nhận sao y bản chính của doanh nghiệp trongkhu phi thuế quan; c) Bảng tổng hợp số lượng sản phẩm thực tế sử dụng trong khu phi thuếquan và số lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệptrong khu phi thuế quan đã được cơ quan hải quan quản lý xác nhận. Điều 123. Hồ sơ hoàn thuếđối với trường hợp tạm nhập máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyểnhết thời hạn tạm nhập, phải tái xuất nhưng chưa tái xuất mà được cơ quan nhànước có thẩm quyền cho phép chuyển giao cho đối tượng khác tại Việt Nam tiếptục quản lý sử dụng, sau đó đối tượng tiếp nhận hoặc mua lại thực tái xuất rakhỏi Việt Nam Ngoài giấy tờ như hướng dẫn tại Điều 122 Thông tư này, phải có thêm: 1. Công văn của Bộ Công Thương (hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền)cho phép chuyển giao, tiếp nhận số máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vậnchuyển đã tạm nhập (trong trường hợp phải có giấy phép theo quy định): nộp 01bản chính; 2. Hợp đồng mua bán hoặc biên bản bàn giao máy móc, thiết bị, dụng cụ,phương tiện vận chuyển giữa hai bên: nộp 01 bản sao; 3. Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho hoặc hóa đơn bán hàng của tổ chức, cánhân nhập khẩu giao cho bên mua hoặc tiếp nhận: nộp 01 bản sao. Điều 124. Hồ sơ hoàn thuếđối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi từ tổ chức, cá nhân ở nước ngoài chotổ chức, cá nhân ở Việt Nam thông qua dịch vụ bưu chính và dịch vụ chuyển phátnhanh quốc tế và ngược lại; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đã nộp thuế nhưngkhông giao được cho người nhận hàng hóa, phải tái xuất, tái nhập hoặc bị tịchthu, tiêu hủy theo quy định của pháp luật 1. Công văn yêu cầu xét hoàn thuế đã nộp, trong đó nêu rõ loại hànghoá, số tiền thuế, lý do yêu cầu hoàn thuế, tờ khai hải quan; trường hợp cónhiều loại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kêcác tờ khai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản chính; 2. Hồ sơ, chứng từ liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu: nộp 01bản sao; 3. Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và xác nhận của cơquan hải quan về số lượng, chủng loại, trị giá hàng hoá bị tịch thu, tiêu hủy:nộp 01 bản chính; 4. Chứng từ nộp thuế: nộp 01 bản sao và xuất trình bản chính để đốichiếu; 5. Bảng kê danh mục tài liệu hồ sơ đề nghị hoàn thuế. Điều 125. Hồ sơ hoàn thuếđối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đang trong sự giám sát, quản lý của cơquan hải quan, đã nộp thuế xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu và thuế khác (nếu có),bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định tịch thu sung công quỹ do viphạm các quy định trong lĩnh vực hải quan 1. Công văn yêu cầu xét hoàn thuế đã nộp trong đó nêu rõ loại hàng hoá,số tiền thuế, lý do yêu cầu hoàn thuế, tờ khai hải quan; trường hợp có nhiềuloại hàng hoá, thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờkhai hải quan yêu cầu hoàn thuế: nộp 01 bản chính; 2. Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu: nộp 01 bảnchính; 3. Hoá đơn mua bán hàng hoá: nộp 01 bản sao; 4. Biên bản vi phạm: nộp 01 bản sao; 5. Quyết định tịch thu sung công quỹ của cơ quan nhà nước có thẩmquyền: nộp 01 bản sao; 6. Chứng từ nộp thuế: nộp 01 bản sao và xuất trình bản chính để đốichiếu; 7. Bảng kê danh mục tài liệu hồ sơ đề nghị hoàn thuế. Điều 126. Hồ sơ hoàn thuếđối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế nhưng sau đó được miễn thuếtheo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền 1. Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép miễn thuế:nộp 01 bản sao; 2. Các loại giấy tờ hướng dẫn tại khoản 1, 2, 3, 6, 7 Điều 125 Thông tưnày. Điều 127. Hồ sơ không thuthuế Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng hoàn thuế nhưng còn trong thời hạnnộp thuế và chưa nộp thuế nhưng thực tế đã xuất khẩu hoặc nhập khẩu thì hồ sơkhông thu thuế của từng trường hợp thực hiện như hồ sơ hoàn thuế nhưng khôngbao gồm chứng từ nộp thuế. Điều 128. Thủ tục nộp, tiếpnhận và xử lý hồ sơ thanh khoản, xét hoàn thuế, không thu thuế 1. Việc nộp, tiếp nhận hồ sơ thanh khoản, xét hoàn thuế, không thu thuếthực hiện theo quy định tại Điều 59 Luật Quản lý thuế. 2. Hồ sơ thanh khoản, xét hoàn thuế, không thu thuế được phân loạithành hai loại: hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau và hồ sơ thuộcdiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau. 3. Hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau là hồ sơ của người nộpthuế thuộc một trong các trường hợp: a) Yêu cầu hoàn thuế, không thu thuế theo quy định của Điều ước quốc tếmà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt b) Người nộp thuế lần đầu đề nghị cơ quan hải quan hoàn thuế, không thuthuế. Trường hợp người nộp thuế chứng minh được không thuộc diện hoàn thuếlần đầu và không thuộc các trường hợp phải kiểm tra trước hoàn sau khác thì cơquan quản lý thuế chuyển hồ sơ hoàn thuế sang diện hoàn thuế trước kiểm trasau. c) Người nộp thuế đề nghị hoàn thuế trong thời hạn 02 năm, kể từ thờiđiểm bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận về thuế. d) Hàng hoá trong bộ hồ sơ hoàn thuế không thực hiện thanh toán quangân hàng theo quy định hoặc người nộp thuế còn nợ chứng từ thanh toán qua ngânhàng tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cơ quan hải quan hoàn thuế. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lụcI kèm theo Thông tư này. e) Doanh nghiệp đang trong thời gian làm thủ tục sáp nhập, hợp nhất,chia tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu, chấm dứt hoạt động;giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước. g) Hết thời hạn theo thông báo của cơ quan hải quan nhưng người nộpthuế không giải trình thông tin, tài liệu hoặc không bổ sung hồ sơ hoàn thuế,không thu thuế theo yêu cầu. h) Hàng hóa nhập khẩu là ô tô, linh kiện và phụ tùng ôtô; xe mô tô (xemáy), linh kiện và phụ tùng xe môtô (xe máy); xăng dầu, sắt thép; hàng hoá nhậpkhẩu thuộc đối tượng nêu tại Điều 8, Điều 10 Nghị định 12/2006/NĐ-CP; hàng hóanhập khẩu khác thuộc diện nhà nước quản lý theo quy định của pháp luật. i) Hồ sơ đề nghị hoàn thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hoá xuấtkhẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam hoặc hàng hoá nhập khẩu nhưng phảitái xuất khẩu trả lại hoặc xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuếquan làm thủ tục hải quan tại các địa điểm khác địa điểm làm thủ tục xuất khẩu,nhập khẩu ban đầu. k) Hồ sơ đề nghị hoàn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa là nguyên liệu,vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu vào khu phi thuế quan; hồ sơhoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất vào khu phi thuế quan. 4. Hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước kiểm tra sau là hồ sơ của người nộpthuế không thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau được nêu tại khoản 3 Điềunày. 5. Đối với hồ sơ thuộc diện thanh khoản, kiểm tra trước; hoàn thuế,không thu thuế sau, cơ quan hải quan thực hiện tuần tự các bước công việc sauvà dừng lại ở bước xác định được kết quả kiểm tra cho thấy hàng đã thực xuấtthì hoàn thuế, không thu thuế: a) Kiểm tra sơ bộ hồ sơ, đối chiếu tính thống nhất, hợp lệ của hồ sơ,số tiền thuế đề nghị hoàn và số thuế của tờ khai tương ứng trên hệ thống KT559;kiểm tra chứng từ, sổ sách kế toán, phiếu nhập xuất kho, chứng từ thanh toántiền hàng; b) Kiểm tra về việc hạch toán kế toán; định mức tiêu hao nguyên liệu,vật tư; thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị. Tuỳ từng trường hợp Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định việckiểm tra hồ sơ chứng từ kế toán tại trụ sở doanh nghiệp. c) Kiểm tra xác minh đối chiếu các giao dịch kinh doanh với các tổchức, cá nhân khác có liên quan trong trường hợp qua kiểm tra phát hiện vụ việccó tính chất phức tạp, cần tiến hành kiểm tra thêm; d) Trường hợp qua kiểm tra, xác định không thuộc đối tượng được hoànthuế, không thu thuế thì cơ quan hải quan thông báo cho người nộp thuế biết lýdo không thanh khoản hoàn thuế, không thu thuế; e) Trường hợp qua kiểm tra xác định thuộc đối tượng hoàn thuế, khôngthu thuế, kê khai của người nộp thuế là chính xác thì cơ quan hải quan ban hànhquyết định hoàn thuế, không thu thuế theo kê khai của người nộp thuế chậm nhấttrong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế, khôngthu thuế. 6. Đối với hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế trước; thanh khoản, kiểm trasau, cơ quan hải quan kiểm tra sơ bộ hồ sơ, đối chiếu tính thống nhất, hợp phápcủa hồ sơ, số tiền thuế đề nghị hoàn và số thuế của tờ khai tương ứng trên hệthống KT559 và xử lý như sau: a) Nếu thuộc đối tượng hoàn thuế, không thu thuế, kê khai của người nộpthuế là chính xác thì thực hiện thanh khoản và ban hành quyết định hoàn thuế,không thu thuế theo kê khai của người nộp thuế theo mẫu số 01 Phụ lục II kèmtheo Thông tư này trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hoànthuế; b) Trường hợp xác định khôngthuộc đối tượng được hoàn thuế, không thu thuế; căn cứ văn bản pháp luật quyđịnh, cơ quan hải quan thông báo cho người nộp thuế biết lý do không hoàn thuế,không thu thuế trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hoànthuế; c) Trường hợp có cơ sở xác định kê khai của người nộp thuế chưa chínhxác hoặc chưa đủ căn cứ để hoàn thuế thì thông báo cho người nộp thuế biết vềviệc chuyển hồ sơ sang kiểm tra trước; thanh khoản, hoàn thuế, không thu thuếsau trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hoàn thuế; d) Trường hợp phải nộp chứng từ thanh toán qua ngân hàng, nhưng khi nộphồ sơ thanh khoản, hoàn thuế người nộp thuế chưa xuất trình được chứng từ thanhtoán qua ngân hàng thì xử lý như sau: d.1) Trường hợp chưa đến hạn thanh toán trên hợp đồng xuất khẩu thìthực hiện theo qui định tại điểm c khoản 2 Điều 132. d.2) Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán do chưa đến hạn thanh toánnhưng doanh nghiệp đề nghị được xét hoàn thuế trước khi cung cấp được chứng từthanh toán hoặc quá hạn thanh toán trên hợp đồng nhưng doanh nghiệp không xuấttrình được chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì chuyển hồ sơ hoàn thuế sangkiểm tra trước, hoàn thuế sau theo đúng qui định tại Điều này. Nếu qua kết quảkiểm tra xác định hàng đã thực xuất thì hoàn thuế, không thu thuế theo quyđịnh. d.3) Việc áp dụng thời hạn nộp thuế và các biện pháp cưỡng chế thuế đốivới các trường hợp đã nộp hồ sơ thanh khoản, hoàn thuế cho cơ quan hải quannhưng còn thiếu chứng từ thanh toán qua ngân hàng được thực hiện theo quy địnhtại Điều 42, Điều 93 Luật Quản lý thuế, Nghị định số 97/2007/NĐ-CP và hướng dẫntại Điều 18 Thông tư này. e) Sau khi ban hành quyết định hoàn thuế, không thu thuế, cơ quan hảiquan thực hiện xử lý số tiền thuế, tiền phạt nộp thừa theo Điều 131 Thông tưnày. Khi kiểm tra chi tiết hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế, nếu xác định khôngđủ điều kiện thì cơ quan hải quan thu hồi lại quyết định hoàn thuế, không thuthuế và thực hiện ấn định thuế, xử phạt theo quy định. 7. Quá thời hạn nêu trên, nếu việc chậm ra quyết định hoàn thuế, khôngthu thuế do lỗi của cơ quan hải quan thì ngoài số tiền thuế phải hoàn, cơ quanhải quan còn phải trả tiền lãi tính từ ngày cơ quan hải quan phải ra quyết địnhhoàn thuế đến ngày cơ quan hải quan ban hành quyết định hoàn thuế. Điều 129. Thẩm quyền quyếtđịnh thanh khoản, hoàn thuế, không thu thuế Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan quyết địnhviệc thanh khoản hoàn thuế, không thu thuế, khấu trừ thuế cho người nộp thuếtheo quy định tại Điều 128 Thông tư này. Điều 130. Ghi việc hoànthuế, không thu thuế trên tờ khai hải quan gốc 1. Trên cơ sở quyết định hoàn thuế, cơ quan hải quan nơi người nộp thuếcó số tiền thuế được hoàn phải thanh khoản số tiền thuế được hoàn và đóng dấutrên tờ khai hải quan gốc do người nộp thuế nộp : "Hoàn thuế (không thuthuế)... đồng, theo Quyết định số... ngày... tháng... năm... của...", vàsao 01 bản tờ khai đã thanh khoản này để lưu vào hồ sơ hoàn thuế, trả lại tờkhai hải quan gốc cho người nộp thuế. 2. Trường hợp tờ khai phải thanh khoản nhiều lần cơ quan hải quan xử lýnhư sau: a) Lập bảng kê theo dõi mỗi lần hoàn thuế (không thu thuế) và ghi rõtrên bảng kê số tiền của từng lần đã hoàn thuế hoặc không thu thuế; b) Ghi rõ trên tờ khai về việc đã lập bảng kê theo dõi hoàn thuế; c) Đóng dấu hoàn thuế (không thu thuế) trên tờ khai hải quan gốc lưutại doanh nghiệp tại lần làm thủ tục hoàn thuế (không thu thuế) cuối cùng; d) Sao 01 bản tờ khai đã thanh khoản để lưu vào hồ sơ hoàn thuế và trảlại tờ khai hải quan gốc cho người nộp thuế như trường hợp thanh khoản một lầnnêu trên. Điều 131. Xử lý số tiền thuế nộp thừa,tiền phạt sau khi ban hành quyết định hoàn tiền thuế, tiền phạt nộp thừa do cósố tiền thuế đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền phạt phải nộp 1. Trường hợp nguồn tiền hoàn tiền thuế, tiền phạt nộp thừa từ tàikhoản tiền gửi, cơ quan hải quan nơi người nộp thuế có số tiền thuế được hoàn,tiền thuế, tiền phạt nộp thừa phải đối chiếu trên mạng theo dõi nợ thuế vàxử lý theo trình tự như sau: a) Nếu người nộp thuế không còn nợ tiền thuế quá hạn, tiền phạt thìthực hiện hoàn trả tiền thuế, tiền phạt cho người nộp thuế theo đúng quy định. Khi bù trừ vào số tiền thuế phải nộp lần sau của người nộp thuế, cơquan hải quan đóng dấu trên tờ khai hải quan (bản gốc người khai hải quan lưuvà bản gốc lưu tại đơn vị hải quan) được trừ thuế với nội dung "Số tiền thuếđược trừ ... đồng, theo Quyết định hoàn tiền thuế, tiền phạt nộp thừa số...ngày... tháng... năm ... của... và Quyết định khấu trừ số... ngày... tháng...năm... của..."; đồng thời đóng dấu ghi rõ số tiền thuế, tiền phạt đã trừvà số, ngày, tháng, năm của tờ khai hải quan được bù trừ lên bản chính quyếtđịnh hoàn thuế, các tờ khai hải quan được hoàn thuế/có số tiền thuế, tiền phạtnộp thừa, chứng từ nộp thuế của tờ khai hải quan được hoàn thuế để theo dõi.(Mẫu dấu thực hiện theo mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này). b) Trường hợp người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt của các lôhàng cùng loại hình nhập khẩu, cơ quan hải quan thực hiện bù trừ số tiền thuế,tiền phạt nộp thừa, được hoàn với số tiền thuế nợ hoặc tiền phạt người nộp thuếcòn nợ. c) Trường hợp người nộp thuế còn nợ tiền thuế quá hạn, tiền phạt củacác lô hàng không cùng loại hình nhập khẩu phải nộp ngân sách, cơ quan hải quanviết giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước hoặc giấy nộp tiền vào tài khoản đểnộp thay người nộp thuế theo đúng số tiền thuế, tiền phạt người nộp thuế cònnợ. d) Nếu sau khi đã thực hiện bù trừ như nêu trên mà còn thừa, cơ quanhải quan nơi người nộp thuế có số tiền thuế, tiền phạt được hoàn, nộp thừa làmthủ tục hoàn trả số tiền thuế, tiền phạt còn lại cho người nộp thuế. Trường hợp người nộp thuế đề nghị không hoàn trả lại tiền thuế đượchoàn hoặc tiền thuế, tiền phạt còn thừa sau khi đã thực hiện thanh toán hết cáckhoản nợ theo thứ tự thanh toán tiền thuế mà có văn bản đề nghị cho bù trừ vàosố tiền thuế phát sinh của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu lần sau, cơ quan hảiquan nơi người nộp thuế có số tiền thuế được hoàn, tiền thuế, tiền phạt nộpthừa thực hiện bù trừ theo đề nghị của người nộp thuế như hướng dẫn tại điểm akhoản này. 2. Trường hợp nguồn tiền hoàn tiền thuế, tiền phạt nộp thừa từngân sách: a) Trường hợp người nộp thuế không còn nợ tiền thuế quá hạn, tiền phạtvà không yêu cầu bù trừ vào số tiền thuế phải nộp của lần tiếp theo, cơ quanhải quan gửi giấy đề nghị hoàn thuế kèm theo quyết định hoàn thuế cho kho bạcNhà nước nơi hoàn trả thuế. Trường hợp cơ quan hải quan đã bù trừ một phần tiềnthuế có cùng sắc thuế tại cùng địa bàn thu ngân sách, thì trong giấy đề nghịhoàn thuế gửi kho bạc Nhà nước ghi rõ số tiền còn lại của quyết định hoàn thuếđề nghị được hoàn. Căn cứ quyết định hoàn thuế do cơ quan hải quan ban hành,kho bạc Nhà nước thực hiện hoàn trả cho người nộp thuế. Việc hạch toán hoàn trả thực hiện như sau: - Trường hợp khoản thu chưa quyết toán, kho bạc Nhà nước thực hiệnthoái thu theo đúng mục lục ngân sách Nhà nước. - Trường hợp khoản thu đã quyết toán, kho bạc Nhà nước hạch toán chingân sách theo số tiền tương ứng và gửi 01 bản chứng từ hoàn trả thuế (chứng từgiấy hoặc chứng từ điện tử) cho cơ quan hải quan nơi ban hành quyết định hoàntiền thuế, tiền phạt để theo dõi, quản lý. b) Trường hợp người nộp thuế được hoàn thuế/hoàn tiền thuế, tiền phạtnộp thừa phải nộp bù trừ cho các khoản thuế khác: sau khi cơ quan hải quan đãbù trừ một phần tiền thuế có cùng sắc thuế tại cùng địa bàn thu ngân sách thìgửi giấy đề nghị hoàn thuế kèm theo quyết định hoàn tiền thuế, tiền phạt vàlệnh thu ngân sách cho kho bạc Nhà nước nơi hoàn trả thuế để kho bạc Nhà nướchạch toán theo quy định. Việc hạch toán hoàn trả thực hiện như sau: b.1) Trường hợp kho bạc Nhà nước nơi hoàn trả thuế đồng thời là kho bạcNhà nước nơi thu thuế thì việc hạch toán hoàn trả thực hiện theo hướng dẫn tạiđiểm a khoản này. Việc hạch toán thu ngân sách thực hiện theo lệnh thu của cơquan hải quan, thanh toán số tiền thuế, tiền phạt còn thừa (nếu có) cho ngườinộp thuế. b.2) Trường hợp kho bạc Nhà nước nơi hoàn trả thuế khác với kho bạc Nhànước nơi thu thuế thì kho bạc Nhà nước nơi hoàn trả hạch toán hoàn trả thuếtheo hướng dẫn tại điểm a khoản này chuyển số tiền được hoàn trả cùng với lệnhthu ngân sách của cơ quan hải quan cho kho bạc Nhà nước nơi thu thuế để hạchtoán thu ngân sách Nhà nước theo đúng nội dung ghi trên lệnh thu, thanh toán sốtiền thuế, tiền phạt còn thừa (nếu có) cho người nộp thuế. b.3) Kho bạc Nhà nước sau khi thực hiện hoàn trả thuế gửi một (01) bảnchứng từ hoàn trả thuế cho cơ quan hải quan nơi ban hành quyết định hoànthuế/hoàn tiền thuế, tiền phạt nộp thừa để theo dõi, quản lý. c) Việc xử lý số tiền thuế, tiền phạt nộp thừa hướng dẫn tại Điều nàykhông áp dụng đối với số tiền thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu do người nộpthuế nộp nhầm, nộp thừa cho cơ quan hải quan (cơ quan hải quan không hoàn thuếgiá trị gia tăng). Trường hợp người nộp thuế nộp nhầm, nộp thừa thuế giá trị gia tăng hàngnhập khẩu cho cơ quan hải quan trong kỳ kế toán (bao gồm trong tháng, quý, nămngân sách) mà người nộp thuế hoặc cơ quan hải quan phát hiện thì thực hiện điềuchỉnh theo mẫu C1-07 ban hành kèm theo Thông tư số 128/2008/TT-BTC ngày24/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sáchNhà nước qua kho bạc Nhà nước, đồng thời người nộp thuế nộp bản chính giấy nộptiền, cơ quan hải quan xác nhận, ký tên, đóng dấu đơn vị lên mặt trước bảnchính của giấy nộp tiền vào ngân sách Nhà nước số tiền thuế giá trị gia tăng đãđiều chỉnh sang khoản thuế khác chuyển kho bạc Nhà nước điều chỉnh. Các trườnghợp thuế giá trị gia tăng nộp nhầm, nộp thừa khác cơ quan hải quan xác nhận sốtiền thuế nộp nhầm, nộp thừa để cơ quan thuế thực hiện hoàn trả người nộp thuếtheo quy định. Điều 132. Thời hạn nộp hồ sơthanh khoản, hoàn thuế, không thu thuế 1. Người nộp thuế nộp hồ sơ hoàn thuế (không thu thuế) của các trườnghợp thuộc Điều 117, Điều 120 Thông tư này cho cơ quan hải quan nơi có thẩmquyền hoàn thuế chậm nhất là trong thời hạn bốn mươi lăm ngày kể từ ngày đăngký tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu đối với trường hợp đề nghị hoàn thuếnhập khẩu hoặc chậm nhất là trong thời hạn bốn mươi lăm ngày kể từ ngày đăng kýtờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu đối với trường hợp đề nghị hoàn thuế xuấtkhẩu. 2. Trường hợp thuộc Điều 118, Điều 119 Thông tư này (áp dụng đối với cảcác trường hợp có mức thuế suất thuế nhập khẩu, xuất khẩu là 0%) a) Trường hợp người nộp thuế đáp ứng quy định tại điểm a khoản 4 Điều42 Luật Quản lý thuế đã thực xuất khẩu hàng hóa trong thời hạn nộp thuế kể từngày đăng ký tờ khai hải quan thì thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế, không thu thuếchậm nhất là bốn mươi lăm ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế của tờ khainhập khẩu đề nghị hoàn thuế, không thu thuế. Trường hợp hàng hoá nhập khẩu của đối tượng không đáp ứng quy định tạiđiểm a khoản 4 Điều 42 Luật Quản lý thuế đã nộp xong thuế trước khi nhận hàngcũng được áp dụng thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế theo quy địnhnhư đối với trường hợp hàng hoá của đối tượng đáp ứng quy định tại điểm a khoản4 Điều 42 Luật Quản lý thuế (ví dụ: Doanh nghiệp A thuộc đối tượng không đápứng quy định tại điểm a khoản 4 Điều 42 Luật Quản lý thuế khi nhập khẩu hànghoá để sản xuất hàng xuất khẩu đã nộp xong thuế trước khi nhận hàng thì thờihạn nộp hồ sơ hoàn thuế đối với trường hợp này là bốn mươi lăm ngày kể từ ngàythứ hai trăm bảy mươi sáu tính từ ngày đăng ký tờ khai hải quan). b) Nếu người nộp thuế không thực xuất khẩu hàng hóa trong thời hạn nộpthuế: b.1) Người nộp thuế phải kê khai nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị giatăng (nếu có) kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế. Cơ quan hải quan kiểm tra, thuthuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng theo quy định. Người nộp thuế được hoàn lại số tiền thuế đã nộp theo quy định khi thựctế xuất khẩu sản phẩm sản xuất từ hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế. b.2) Thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế chậm nhất là bốn mươilăm ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu. c) Trường hợp tại thời điểm nộp hồ sơ hoàn thuế doanh nghiệp chưa xuấttrình được chứng từ thanh toán qua ngân hàng do thời hạn thanh toán ghi trênhợp đồng hoặc phụ kiện hợp đồng xuất khẩu dài hơn bốn mươi lăm ngày kể từ ngàyđăng ký tờ khai xuất khẩu hoặc dài hơn bốn mươi lăm ngày kể từ ngày hết thờihạn nộp thuế, thì thời hạn phải nộp hồ sơ thanh khoản hoàn thuế, không thu thuếvẫn thực hiện theo đúng thời hạn hướng dẫn tại khoản 1, điểm a, b khoản 2 Điềunày nhưng doanh nghiệp phải có bản cam kết xuất trình chứng từ thanh toán trongthời hạn mười lăm ngày kể từ ngày hết thời hạn thanh toán ghi trên hợp đồnghoặc phụ kiện hợp đồng, trừ trường hợp hướng dẫn tại điểm d.2 khoản 6 Điều 128Thông tư này. d) Thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hoá là nguyên liệu, vật tưnhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu đã xuất khẩu ra nước ngoài nhưng chưathực bán cho thương nhân nước ngoài, còn để ở kho của chính doanh nghiệp tạinước ngoài hoặc gửi kho ngoại quan ở nước ngoài hoặc cảng trung chuyển ở nướcngoài thuộc khoản 8 Điều 118 Thông tư này thực hiện theo đúng thời hạn hướngdẫn tại khoản 2 Điều này. Trường hợp tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế doanh nghiệp chưacó hợp đồng xuất khẩu thì phải có bản cam kết xuất trình hợp đồng xuất khẩu chokhách hàng nước ngoài trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày ký hợp đồng xuấtkhẩu. Trường hợp tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế doanh nghiệp chưacó chứng từ thanh toán thì thời hạn nộp chứng từ thanh toán là mười lăm ngày kểtừ ngày hết thời hạn thanh toán ghi trên hợp đồng hoặc phụ kiện hợp đồng; doanhnghiệp có bản cam kết xuất trình chứng từ thanh toán theo đúng qui định trên,trừ trường hợp hướng dẫn tại điểm d.2 khoản 6 Điều 128 Thông tư này. 3. Hướng dẫn xử lý về việc áp dụng thời hạn nộp thuế và áp dụng cácbiện pháp cưỡng chế qui định tại Điều 93 Luật quản lý thuế đối với các trườnghợp đã xuất khẩu hàng hoá, đã nộp thuế đối với phần nguyên liệu, vật tư dôi dưđã nộp hồ sơ thanh khoản hoàn thuế Hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã sản xuất hàng xuất khẩu,đã xuất khẩu, đã nộp hồ sơ thanh khoản, hoàn thuế thì trong thời gian chờ thanhkhoản, hoàn thuế được áp dụng thời hạn nộp thuế của người nộp thuế đáp ứng quyđịnh tại điểm a khoản 4 điều 42 Luật Quản lý thuế và chưa bị áp dụng các biệnpháp cưỡng chế qui định tại Điều 93 Luật Quản lý thuế nếu đáp ứng đầy đủ cácđiều kiện sau: a) Người nộp thuế chỉ còn nợ tiền thuế của số nguyên liệu, vật tư nhậpkhẩu sản xuất hàng xuất khẩu chờ thanh khoản bao gồm: a.1) Toàn bộ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã được đưa vào sản xuấthàng xuất khẩu, sản phẩm đã thực xuất khẩu trong thời hạn 275 ngày hoặc dài hơn275 ngày (đối với trường hợp được kéo dài thời hạn nộp thuế), doanh nghiệp đãnộp đủ hồ sơ thanh khoản đúng thời hạn qui định tại khoản 2 Điều này cho cơquan hải quan; a.2) Trường hợp một phần nguyênliệu, vật tư nhập khẩu sản xuất hàng xuất khẩu đã được đưa vào sản xuất xuấtkhẩu, sản phẩm đã thực xuất khẩu thìphần nguyên liệu, vật tư còn lại, doanh nghiệp phải nộp đủ thuế trong thời hạnnộp thuế 275 ngày hoặc dài hơn 275 ngày (đối với trường hợp được kéo dài thờihạn nộp thuế), doanh nghiệp đã nộp đủ hồ sơ thanh khoản đúng thời hạn qui định tại khoản 2 Điều này cho cơ quan hảiquan; b) Người nộp thuế có văn bản cam kết thực hiện quyết định cuối cùng củacơ quan hải quan. 4. Nếu quá thời hạn nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà người nộpthuế chưa nộp hồ sơ thanh khoản thì bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnhvực hải quan. 5. Chi cục Hải quan làm thủ tục thanh khoản thực hiện việc tiếp nhận hồsơ thanh khoản, xử lý hồ sơ thanh khoản và xử lý vi phạm theo quy định phápluật (nếu có). Mục 7 GIA HẠN NỘPTIỀN THUẾ; XOÁ NỢ TIỀN THUẾ, TIỀN PHẠT Điều 133. Gia hạn nộp tiềnthuế, nộp tiền phạt 1. Người nộp thuế được xem xétgia hạn thời hạn nộp tiền thuế, nộp tiền phạt đối với trường hợp quy định tạikhoản 1 Điều 24 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP được sửa đổi tại khoản 15 Điều 1Nghị định 106/2010/NĐ-CP. 2. Hồ sơ gia hạn nộp thuế, nộp phạt thực hiện theo quy định tại khoản 2Điều 51 Luật Quản lý thuế, gồm: a) Văn bản đề nghị gia hạn nộp thuế, nộp phạt, trong đó nêu rõ lý do,số tiền thuế, số tiền phạt, thời hạn xin gia hạn; trường hợp số tiền thuế, tiềnphạt đề nghị gia hạn thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kêcác tờ khai hải quan đề nghị gia hạn, cam kết kê khai chính xác và cung cấpđúng hồ sơ đề nghị gia hạn; kế hoạch và cam kết nộp số tiền thuế, tiền phạt đềnghị gia hạn: nộp 01 bản chính; b) Tờ khai hải quan của số tiền thuế, tiền phạt đề nghị gia hạn; hợpđồng mua bán hàng hoá: nộp 01 bản sao (đối với trường hợp thuộc thẩm quyền giahạn của Chi cục trưởng Hải quan); hồ sơ khai thuế của số tiền thuế, tiền phạtđề nghị gia hạn: nộp 01 bản sao (đối với trường hợp không thuộc thẩm quyền giahạn của Chi cục trưởng Hải quan); c) Biên bản xác định mức độ thiệt hại, giá trị thiệt hại của cơ quannhà nước có thẩm quyền; biên bản xác nhận vụ việc được lập ngay sau khi xảy rathiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ của Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thịtrấn và xác nhận của Công an tỉnh, thành phố hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơiphát sinh nguyên nhân đề nghị gia hạn đối với trường hợp bị thiên tai, hỏahoạn, tai nạn bất ngờ: nộp 01 bản chính; d) Văn bản xác nhận của cơ quan thuế địa phương quản lý trực tiếp ngườinôp thuế về mức độ thiệt hại trực tiếp do phải di chuyển địa điểm kinh doanh,do chính sách của nhà nước thay đổi hoặc do các nguyên nhân đặc biệt khác: nộp01 bản chính; e) Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp dichuyển địa điểm kinh doanh: nộp 01 bản sao; g) Văn bản về chính sách có thay đổi đối với trường hợp bị thiệt hại dochính sách của nhà nước thay đổi: nộp 01 bản sao; h ) Các giấy tờ chứng minh lý do đề nghị gia hạn nộp thuế, nộp phạt đốivới trường hợp do các nguyên nhân đặc biệt khác: nộp 01 bản chính; i) Báo cáo số tiền thuế, tiền phạt phải nộp phát sinh và tiền thuế nợ:nộp 01 bản chính. 3. Số tiền thuế, tiền phạt được gia hạn thực hiện theo quy định tạikhoản 2 Điều 24 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP được sửa đổi tại khoản 15 Điều 1Nghị định 106/2010/NĐ-CP. 4. Thời gian gia hạn nộp thuế, nộp phạt thực hiện theo quy định tạikhoản 3 Điều 24 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 15Điều 1 Nghị định 106/2010/NĐ-CP. 5. Thủ tục gia hạn a) Người nộp thuế thuộc diện được gia hạn nộp thuế, nộp phạt theo quyđịnh điểm a, điểm b, điểm c, khoản 1 Điều 24 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP đượcsửa đổi, bổ sung tại khoản 15 Điều 1 Nghị định 106/2010/NĐ-CP phải lập và gửihồ sơ gia hạn nộp thuế cho cơ quan hải quan nơi có thẩm quyền gia hạn nộp thuế. b) Người nộp thuế gặp khó khăn khách quan đặc biệt khác thuộc diện doThủ tướng Chính phủ quyết định gia hạn nộp thuế, nộp phạt theo đề nghị của Bộtrưởng Bộ Tài chính phải lập và gửi hồ sơ gia hạn nộp thuế cho Tổng cục Hảiquan. c) Cơ quan hải quan nơi có thẩm quyền gia hạn nộp thuế thực hiện tiếpnhận, kiểm tra, xác nhận thông tin và xử lý hồ sơ gia hạn nộp thuế theo quyđịnh tại Điều 52 Luật quản lý thuế. d) Tổng cục Hải quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế đối vớitrường hợp quy định tại điểm d khoản 1 điều 24 Nghị định 85/2007/NĐ-CP được sửađổi, bổ sung tại khoản 15 Điều 1 Nghị định 106/2010/NĐ-CP, báo cáo Bộ trưởng BộTài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định từng trường hợp cụthể. 6. Thẩm quyền gia hạn a) Chi cục trưởng Hải quan có thẩm quyền gia hạn nộp thuế, nộp phạt đốivới các trường hợp người nộp thuế không có khả năng nộp thuế, nộp phạt đúng hạntheo quy định tại các điểm a, điểm b, điểm c, khoản 1 Điều 24 Nghị định số85/2007/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 15 Điều 1 Nghị định106/2010/NĐ-CP nhưng số tiền thuế, tiền phạt đề nghị gia hạn chỉ phát sinh tạimột Chi cục Hải quan. b) Cục trưởng Cục Hải quan có thẩm quyền gia hạn nộp thuế, nộp phạt đốivới các trường hợp người nộp thuế không có khả năng nộp thuế, nộp phạt đúng hạntheo quy định tại các điểm a, điểm b, điểm c, khoản 1 Điều 24 Nghị định số85/2007/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 15 Điều 1 Nghị định106/2010/NĐ-CP nhưng số tiền thuế, tiền phạt đề nghị gia hạn phát sinh tạinhiều Chi cục Hải quan trong cùng một Cục Hải quan. c) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có thẩm quyền gia hạn nộp thuế,nộp phạt đối với các trường hợp người nộp thuế không có khả năng nộp thuế, nộpphạt đúng hạn theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, khoản 1 Điều 24 Nghịđịnh số 85/2007/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 15 Điều 1 Nghị định106/2010/NĐ-CP nhưng số tiền thuế, tiền phạt đề nghị gia hạn phát sinh tạinhiều Cục Hải quan. d) Các trường hợp gặp khó khăn khách quan đặc biệt khác quy định tạiđiểm d khoản 1 điều 24 Nghị định 85/2007/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản15 Điều 1 Nghị định 106/2010/NĐ-CP Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghịcủa Bộ trưởng Bộ Tài chính. Điều 134. Xoá nợ tiền thuế,tiền phạt 1. Các trường hợp quy định tại Điều 65 Luật Quản lý thuế thuộc đốitượng được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt. 2. Hồ sơ đề nghị xoá nợ gồm: a) Văn bản đề nghị xoá nợ tiền thuế, tiền phạt của Cục Hải quan nơingười nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt thuộc đối tượng được xoá nợ tiềnthuế, tiền phạt, trong đó nêu rõ lý do, số tiền thuế, số tiền phạt đề nghị xoánợ: nộp 01 bản chính; b) Hồ sơ hải quan của số tiền thuế, tiền phạt đề nghị xoá nợ: nộp 01bản sao; c) Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tờ khai quyết toánthuế đối với trường hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoảnthanh toán theo quy định của pháp luật phá sản mà không còn tài sản để nộp tiềnthuế, tiền phạt: nộp 01 bản chính; d) Quyết định hoặc bản án của tòa án tuyên cá nhân được coi là đã chết,mất tích, mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản để nộp tiền thuế,tiền phạt còn nợ: nộp 01 bản chính; e) Các tài liệu liên quan đến việc đề nghị xoá nợ tiền thuế, tiền phạt:nộp 01 bản sao. 3. Thẩm quyền và trình tự xoá nợ a) Cục Hải quan tỉnh, thành phố có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định tínhchính xác, đầy đủ của hồ sơ và thực hiện như sau: b.1) Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn mười ngày làm việc kể từngày tiếp nhận hồ sơ, phải thông báo cho người nộp thuế biết để hoàn chỉnh hồsơ. Văn bản thông báo phải hướng dẫn rõ loại giấy tờ còn thiếu, chưa đúng quyđịnh; b.2) Nếu hồ sơ đầy đủ, trong thời hạn mười ngày làm việc kể từ ngàytiếp nhận hồ sơ, phải gửi hồ sơ và văn bản báo cáo kết quả thẩm định hồ sơ đểTổng cục Hải quan xem xét phương án xóa nợ. c) Trong thời hạn ba mươi ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do CụcHải quan tỉnh, thành phố gửi, Tổng cục Hải quan có trách nhiệm đề xuất phươngán xoá nợ tiền thuế, tiền phạt báo cáo Bộ Tài chính. d) Bộ Tài chính ban hành quyết định xóa nợ hoặc có văn bản thông báocho Chi cục Hải quan nơi lập hồ sơ về việc không thuộc đối tượng được xoá nợtiền thuế, tiền phạt trong thời hạn mười ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơxoá nợ tiền thuế, tiền phạt do Tổng cục Hải quan báo cáo. Mục 8 HOÀN THÀNHNGHĨA VỤ THUẾ Điều 135. Hoàn thành nghĩavụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh 1. Người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài, người nước ngoài nợ tiền thuế, tiền phạt đối hàng hoáxuất khẩu, nhập khẩu trước khi xuất cảnh từ Việt Nam phải hoàn thành nghĩa vụnộp thuế. 2. Người nộp thuế quy định tại khoản 1 Điều này phải có xác nhận của cơquan quản lý thuế về việc hoàn thành nghĩa vụ thuế trước khi xuất cảnh. Cơ quanhải quan có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hoặc thông tin điện tử cho cơquan quản lý xuất nhập cảnh biết về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối vớihàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của các cá nhân còn nợ tiền thuế, tiền phạt đốihàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Nội dung thông báo gồm họ và tên người chưa hoànthành nghĩa vụ nộp thuế, ngày sinh, quốc tịch, số chứng minh nhân dân/hộ chiếu,cơ quan hải quan nơi quản lý số thuế nợ phát sinh. 3. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh dừng việc xuất cảnh của người xuấtcảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế nêu tại khoản 1 Điều này theo đúng quy địnhtại Điều 53 Luật Quản lý thuế. Điều 136. Hoàn thành nghĩavụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động 1. Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sảnthực hiện theo quy định tại Điều 54 Luật Quản lý thuế, pháp luật về doanhnghiệp, pháp luật về hợp tác xã và pháp luật về phá sản. Trách nhiệm hoàn thànhnghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản như sau: a) Chủ doanh nghiệp tư nhân, hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu côngty trách nhiệm hữu hạn, hội đồng quản trị công ty cổ phần hoặc tổ chức thanh lýdoanh nghiệp chịu trách nhiệm về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanhnghiệp trong trường hợp giải thể. b) Hội đồng giải thể hợp tác xã chịu trách nhiệm về việc hoàn thànhnghĩa vụ nộp thuế của hợp tác xã trong trường hợp giải thể. c) Tổ quản lý, thanh lý tài sản chịu trách nhiệm về việc hoàn thànhnghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp trong trường hợp phá sản. 2. Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ thuế trong trường hợp người nộp thuếchấm dứt hoạt động không thực hiện thủ tục giải thể, phá sản theo quy định củapháp luật: a) Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động không theo thủ tục giải thể, phá sảndoanh nghiệp chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì chủ doanh nghiệp tư nhân,chủ tịch hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn, chủtịch hội đồng quản trị của công ty cổ phần, trưởng ban quản trị của hợp tác xãchịu trách nhiệm nộp phần thuế nợ còn lại. b) Hộ gia đình, cá nhân chấm dứt hoạt động kinh doanh chưa hoàn thànhnghĩa vụ nộp thuế thì chủ hộ gia đình, cá nhân chịu trách nhiệm nộp phần thuếnợ còn lại. c) Tổ hợp tác chấm dứt hoạt động chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thìtổ trưởng tổ hợp tác chịu trách nhiệm nộp phần thuế nợ còn lại. Điều 137. Hoàn thành nghĩavụ nộp thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp 1. Trước khi được tổ chức lại, doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn thànhnghĩa vụ nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. 2. Trường hợp doanh nghiệp bị tổ chức lại chưa hoàn thành nghĩa vụ nộpthuế trước khi tổ chức lại thì phải có văn bản xác định nghĩa vụ nộp thuế củatừng doanh nghiệp hình thành sau khi tổ chức lại và các doanh nghiệp hình thànhsau khi tổ chức lại phải có cam kết bằng văn bản với cơ quan hải quan về việcsẽ thực hiện nghĩa vụ nộp thuế do doanh nghiệp bị tổ chức lại chuyển giao. 3. Cơ quan thuế không được cấp mã số thuế cho các doanh nghiệp hìnhthành sau khi tổ chức lại nếu không có xác nhận bằng văn bản của cơ quan hảiquan về việc doanh nghiệp đã thực hiện các quy định tại khoản 2 Điều này. Điều 138. Xác nhận hoànthành nghĩa vụ nộp thuế 1. Khi có nhu cầu xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình,người nộp thuế phải có văn bản đề nghị xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuếgửi Tổng cục Hải quan, trong đó nêu rõ các nội dung: a) Tên người nộp thuế, mã số thuế; b) Nội dung yêu cầu xác nhận; c) Tài liệu chứng minh nội dung yêu cầu xác nhận. 2. Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận việc thực hiệnnghĩa vụ nộp thuế khi người nộp thuế có văn bản yêu cầu theo đúng quy định củapháp luật. Trường hợp không xác nhận phải có văn bản thông báo cụ thể lý do khôngxác nhận. Trường hợp cần kiểm tra, đối chiếu lại các thông tin về tình hình thựchiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế trước khi xác nhận, cơ quan hải quan gửithông báo cho người nộp thuế biết lý do chưa xác nhận. Thời hạn phải trả kết quả cho người nộp thuế là trong thời hạn năm ngàylàm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu xác nhận của người nộp thuế. 3. Trong thời gian mười lăm ngày (kể từ ngày Tổng cục Hải quan pháthành văn bản xác nhận nợ thuế), Cục Hải quan tỉnh, thành phố trên cơ sở chứngtừ, sổ sách kế toán thuế xuất nhập khẩu kiểm tra việc nợ thuế của doanh nghiệp.Trường hợp xác định doanh nghiệp còn nợ thuế bao gồm cả số liệu trên hệ thốngkế toán thuế (KT559) và các trường hợp không phản ánh trên hệ thống này liênquan đến hoạt động xuất nhập khẩu thì kịp thời báo cáo ngay về Tổng cục Hảiquan để xác nhận lại tình trạng nợ thuế của doanh nghiệp. Quá thời hạn nêu trênnếu Cục Hải quan tỉnh, thành phố không thông báo về Tổng cục thì phải chịutrách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp tại đơn vị mình. 4. Kể từ ngày Tổng cục Hải quan phát hành văn bản xác nhận nợ thuế, nếudoanh nghiệp đăng ký làm thủ tục xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh, thànhphố thì phải nộp đủ thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước liên quan đến hoạtđộng xuất nhập khẩu trước khi nhận hàng. 5. Xác nhận nợ thuế của Tổng cục Hải quan có giá trị sau ba mươi ngàykể từ ngày ký văn bản. Doanh nghiệp phải cam kết không có các khoản nợ thuế vàcác khoản phải nộp ngân sách Nhà nước liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩutính đến ngày ký văn bản và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các cam kết đó. Phần VI KIỂM TRA SAUTHÔNG QUAN, THANH TRA THUẾ Chương I HƯỚNG DẪNCHUNG VỀ KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN, THANH TRA THUẾ Điều 139. Nguyên tắc kiểmtra sau thông quan, thanh tra thuế 1. Áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quan đểquyết định việc kiểm tra hoặc không kiểm tra, kiểm tra trước hoặc kiểm tra sau,kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra chọn mẫu hoặc kiểm tra theo dấu hiệu vi phạmpháp luật đối với đối tượng kiểm tra; 2. Thanh tra thuế thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế và phápluật về thanh tra. Điều 140. Mục đích của kiểmtra sau thông quan, thanh tra thuế Kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế nhằm xác định mức độ chính xác,trung thực của việc kê khai về hàng hóa, tự tính và nộp thuế, mức độ chấp hànhpháp luật của doanh nghiệp, làm cơ sở cho việc truy thu, truy hoàn tiền thuế,xác định mức độ ưu tiên trong quản lý của hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu,nhập khẩu của doanh nghiệp và xử lý vi phạm pháp luật về thuế, về hải quan. Điều 141. Phạm vi kiểm trasau thông quan, thanh tra thuế 1. Tuỳ theo yêu cầu đặt ra cho mỗi cuộc kiểm tra sau thông quan mà xácđịnh phạm vi kiểm tra sau thông quan toàn diện hoặc chuyên sâu, gồm: a) Kiểm tra tất cả hoạt động xuất nhập khẩu, của một doanh nghiệp,trong một giai đoạn; b) Kiểm tra việc xuất nhập khẩu một mặt hàng, của một hoặc nhiều doanhnghiệp, trong một giai đoạn; c) Kiểm tra một hoặc nhiều nội dung (ví dụ kiểm tra trị giá) của mộthoặc nhiều mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu, của một doanh nghiệp, trong một giaiđoạn; d) Kiểm tra một hoặc nhiều loại hình xuất khẩu, nhập khẩu, của mộtdoanh nghiệp, trong một giai đoạn. 2. Khi thanh tra thuế tại doanh nghiệp, đoàn thanh tra chỉ tiến hànhthanh tra trong phạm vi kế hoạch thanh tra được phê duyệt. Trong quá trìnhthanh tra, nếu xét thấy cần phải sửa đổi, bổ sung kế hoạch thanh tra thì thựchiện theo quy định pháp luật về thanh tra và Điều 154 Thông tư này. Điều 142. Đối tượng chịukiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế Người xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá; người được ủy thác xuất khẩu, nhậpkhẩu hàng hoá; đại lý làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưuchính, dịch vụ chuyển phát nhanh; người được chủ hàng ủy quyền làm thủ tục hảiquan là đối tượng chịu sự kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế. Điều 143. Đối tượng kiểm tracủa kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế Đối tượng kiểm tra của kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế gồm: 1. Hồ sơ hải quan đang lưu giữ tại doanh nghiệp và đơn vị hải quan làmthủ tục hải quan cho hàng hóa liên quan. 2. Chứng từ, tài liệu liên quan hàng hóa xuất nhập khẩu đã được thôngquan như sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, các tài liệu, dữ liệuliên quan, do doanh nghiệp lưu giữ ở dạng giấy tờ hoặc dữ liệu điện tử. 3. Hàng hóa, nơi sản xuất nếu cần thiết và còn điều kiện. Điều 144. Nội dung kiểm trasau thông quan, thanh tra thuế 1. Nội dung kiểm tra sau thông quan gồm: a) Kiểm tra tính đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ hải quan; b) Kiểm tra tính chính xác của các căn cứ tính thuế, tính chính xác củaviệc khai các khoản thuế phải nộp, được miễn, không thu, được hoàn; c) Kiểm tra việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về thuế; d) Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về hải quan. 2. Khi tiến hành thanh tra, Đoàn thanh tra phải thực hiện đúng yêu cầu,nội dung, thời hạn đã ghi trong quyết định thanh tra. Trong trường hợp cầnthiết phải thay đổi nội dung ghi trong quyết định thanh tra thì thực hiện theoquy định pháp luật về thanh tra. Điều 145. Giải trình trongkiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế 1. Giải trình là việc doanh nghiệp liên quan làm rõ các vấn đề nghivấn, bất hợp lý hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo yêu cầu kiểm tra sauthông quan, thanh tra thuế. 2. Người yêu cầu giải trình: Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thôngquan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, trưởng đoàn kiểm tra sau thôngquan, trưởng đoàn thanh tra thuế, thanh tra viên thuộc đoàn thanh tra thuế. 3. Hình thức yêu cầu giải trình: bằng văn bản, nêu rõ nội dung, thờigian phải giải trình, tài liệu phải cung cấp. 4. Hình thức giải trình: khi giải trình, doanh nghiệp có thể lựa chọnmột trong các hình thức giải trình bằng văn bản hoặc đối thoại trực tiếp với cơquan hải quan. Trường hợp doanh nghiệp chọn hình thức giải trình bằng văn bản thì vănbản giải trình phải có các tài liệu, chứng từ chứng minh đi kèm. Văn bản, tàiliệu, chứng từ giải trình phải được gửi tới người yêu cầu giải trình trong thờihạn ghi trong văn bản yêu cầu. Trường hợp doanh nghiệp chọn hình thức đối thoại thì nơi đối thoại cóthể là trụ sở cơ quan hải quan hoặc trụ sở doanh nghiệp, tùy theo sự lựa chọncủa doanh nghiệp. Nội dung đối thoại được ghi nhận bằng biên bản làm việc, kèmtài liệu. Trong trường hợp doanh nghiệp chọn đối thoại, giải trình tại trụ sởcơ quan hải quan thì doanh nghiệp đăng ký ngày, thời điểm giải trình với cơquan hải quan. Điều 146. Xác minh trongkiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế 1. Xác minh là việc cơ quan hải quan yêu cầu các tổ chức, cá nhân cóliên quan hoặc có khả năng giúp làm rõ làm rõ các vấn đề nghi vấn, bất hợp lýhoặc các dấu hiệu vi phạm pháp luật. 2. Người quyết định xác minh là Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sauthông quan; Trưởng phòng thanh tra thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố; Cụctrưởng Hải quan tỉnh, thành phố; Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan; Chánhthanh tra Tổng cục Hải quan; trưởng đoàn kiểm tra sau thông quan; trưởng đoànthanh tra thuế. 3. Đối tượng xác minh là các tổ chức, cá nhân liên quan. 4. Việc xác minh có thể thực hiện bằng hình thức gửi văn bản yêu cầu vàđề nghị trả lời bằng văn bản; hoặc người xác minh làm việc trực tiếp với ngườiđược xác minh theo giấy giới thiệu của lãnh đạo đơn vị xác minh. Kết quả xácminh được ghi nhận bằng biên bản làm việc. Biên bản này có giá trị là căn cứxem xét vụ việc. 5. Trường hợp xác minh trực tiếp, đơn vị có nhu cầu tự thực hiện việcxác minh hoặc đề nghị đơn vị hải quan có điều kiện thuận lợi thực hiện. Điều 147. Phân công thựchiện kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp, thanh tra thuế 1. Tổng cục Hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanhnghiệp, thanh tra thuế trong phạm vi toàn quốc trong trường hợp: a) Vấn đề phát sinh tại nhiều địa phương; b) Vấn đề mà địa phương thực hiện không thống nhất; c) Các vấn đề liên quan thực hiện chính sách lớn, các vấn đề nhạy cảm,các loại hình, mặt hàng xuất nhập khẩu có độ rủi ro cao; d) Các trường hợp có dấu hiệu vi phạm mà Hải quan địa phương không pháthiện hoặc không tiến hành kiểm tra; e) Các trường hợp điển hình cần làm điểm làm cơ sở chỉ đạo cho toànngành; g) Các trường hợp khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan phê duyệt. 2. Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra sau thông quan tạitrụ sở doanh nghiệp, thanh tra thuế trong phạm vi địa bàn quản lý. a) Trường hợp doanh nghiệp không thuộc địa bàn quản lý, nhưng hàng hóađược làm thủ tục hải quan tại đơn vị mình, nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm thìthực hiện theo trình tự như sau: a.1) Tiến hành kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan. Nếuphạm vi kiểm tra liên quan đến các lô hàng mà doanh nghiệp làm thủ tục ở địaphương khác thì có thể đề nghị đơn vị liên quan phối hợp cung cấp thông tin, dữliệu, kể cả việc trực tiếp đến đơn vị hải quan đó nghiên cứu, sao chụp hồ sơ. a.2) Nếu cần thiết phải kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế tại trụsở của doanh nghiệp thì báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan để phân côngđơn vị thực hiện. b) Trường hợp doanh nghiệp thuộc địa bàn quản lý, nhưng hàng hoá đượclàm thủ tục hải quan tại đơn vị khác. Khi đơn vị hải quan địa bàn tiến hành kiểm tra sau thông quan tại trụsở doanh nghiệp, thanh tra thuế thì các đơn vị liên quan có trách nhiệm cungcấp thông tin dữ liệu, sao gửi hồ sơ khi được đơn vị kiểm tra yêu cầu. 3. Đối với các trường hợp nêu tại khoản 1 của điều này, trước khi tiếnhành kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp hoặc thanh tra thuế, Tổngcục Hải quan thông báo về các doanh nghiệp sẽ được Tổng cục Hải quan kiểm trahoặc thanh tra cho Cục trưởng Cục Hải quan địa phương biết. Điều 148. Quyền hạn củatrưởng đoàn kiểm tra, thanh tra Trưởng đoàn kiểm tra, thanh tra được quyền thực hiện một số công việcthuộc nhiệm vụ của đoàn kiểm tra, thanh tra, cụ thể: 1. Ký giấy giới thiệu, giấy mời; 2. Ký văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân liên quan đến vụ việc đang kiểmtra cung cấp hồ sơ, tài liệu, dữ liệu; 3. Trao đổi trực tiếp hoặc bằng văn bản với cơ quan quản lý nhà nướcliên quan về chính sách, pháp luật liên quan đến vụ việc; 4. Các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Chương II HƯỚNG DẪN CỤTHỂ Mục 1 KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN Điều 149. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan 1. Kiểm tra sau thông quantại trụ sở cơ quan hải quan là hoạt động thường xuyên của cơ quan hải quan nhằmđánh giá việc chấp hành pháp luật về thuế và pháp luật về hải quan của doanhnghiệp. Khi kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan, cơ quan hảiquan không ban hành quyết định kiểm tra. 2. Kiểm tra sau thông quantại trụ sở cơ quan hải quan được thực hiện theo kế hoạch đã được xác định chotừng giai đoạn, của từng đơn vị hoặc khi có thông tin, dấu hiệu vi phạm phápluật hải quan, pháp luật về thuế liên quan đến hàng hoá xuất nhập khẩu. 3. Kiểm tra sau thông quantại trụ sở cơ quan hải quan được thực hiện bằng việc thu thập, tổng hợp, phântích, xử lý thông tin từ các cơ sở dữ liệu của ngành về doanh nghiệp, mặt hàng,loại hình xuất nhập khẩu được kiểm tra. Nếu chưa đủ cơ sở để đánh giá, kết luậnthì: a) Kiểm tra hồ sơ hải quanvà các chứng từ, tài liệu liên quan đang lưu giữ tại các đơn vị hải quan làmthủ tục cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã thông quan. b) Yêu cầu doanh nghiệp giảitrình để làm rõ các vấn đề chưa rõ hoặc nghi vấn. c) Xác minh tại các tổ chức,cá nhân liên quan để làm rõ các vấn đề chưa rõ hoặc nghi vấn. d) Giám định các chứng từnghi vấn, giám định hàng hóa nếu cần thiết và còn điều kiện. Đối với những trường hợp cóyêu cầu chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành, tự mình không đủ khả năng, điều kiệnkết luận thì đơn vị thực hiện việc kiểm tra sau thông quan quyết định trưng cầugiám định tại các cơ quan, tổ chức giám định chuyên ngành. Kết luận của cơquan, tổ chức giám định là căn cứ để kiểm tra sau thông quan kết luận vụ việc; 4. Kết thúc quá trình kiểmtra tại trụ sở cơ quan hải quan, công chức, nhóm công chức thực hiện kiểm trasau thông quan có trách nhiệm báo cáo về phạm vi, nội dung, quá trình kiểm tra,kết quả kiểm tra và đề xuất nội dung kết luận, biện pháp xử lý kết quả kiểm trađể người có thẩm quyền xem xét, quyết định. Cụ thể như sau: a) Trường hợp cơ quan hảiquan thấy có đủ căn cứ để kết luận doanh nghiệp nộp thiếu thuế, gian lận thuế,trốn thuế... thì thông báo kết luận đó cho doanh nghiệp: a.1) Nếu doanh nghiệp giảitrình và bổ sung thông tin, tài liệu chứng minh việc xuất nhập khẩu và số tiềnthuế đã nộp là đúng thì hồ sơ hải quan được chấp nhận. a.2) Nếu doanh nghiệp đồng ývới kết luận của cơ quan hải quan thì cơ quan hải quan ban hành các quyết địnhấn định số tiền thuế phải nộp, xử lý vi phạm hành chính (nếu có). a.3) Nếu doanh nghiệp khônggiải trình hoặc giải trình không được thì cơ quan hải quan quyết định ấn địnhsố tiền thuế phải nộp và xử lý vi phạm hành chính (nếu có) hoặc quyết định kiểmtra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp. b) Trường hợp không pháthiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, đưa hồ sơ vào lưu trữ theo quy định. 5. Việc xử lý kết quả kiểmtra thực hiện theo hướng dẫn tại Mục 3 Chương này. Điều 150. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp 1. Các trường hợp kiểm trasau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp gồm: a) Kiểm tra theo kế hoạch; "Kiểm tra theo kếhoạch" là việc cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệptheo kế hoạch xác định cho từng năm. Mỗi năm có một số lượng nhất định doanhnghiệp được kiểm tra. Việc xác định doanh nghiệp được kiểm tra thực hiện theocác tiêu chí do Tổng cục Hải quan quy định. b) Kiểm tra chọn mẫu; "Kiểm tra chọnmẫu" là việc cơ quan hải quan căn cứ vào diễn biến của tình hình trốnthuế, gian lận thương mại nổi lên trong từng giai đoạn để lựa chọn những doanhnghiệp, loại hình, loại mặt hàng xuất nhập khẩu điển hình để thực hiện kiểm tratại trụ sở doanh nghiệp. c) Kiểm tra sau thông quantại trụ sở doanh nghiệp khi có dấu hiệu doanh nghiệp vi phạm pháp luật hoặc cókhả năng vi phạm pháp luật về thuế, pháp luật về hải quan. 2. Ra quyết định, thông báoquyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của doanh nghiệp thực hiện nhưsau: a) Quyết định kiểm tra sauthông quan tại trụ sở của doanh nghiệp do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định; b) Thời hạn thông báo quyếtđịnh kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp theo kế hoạch và kiểm trachọn mẫu chậm nhất là ba ngày làm việc, kể từ ngày ký. Quyết định kiểm tra đượcgửi trực tiếp hoặc bằng thư bảo đảm, fax cho doanh nghiệp; Kiểm tra sau thông quan theodấu hiệu vi phạm được thực hiện ngay sau khi công bố quyết định, không phảithông báo trước. Trong trường hợp này, quyết định kiểm tra được trao trực tiếpcho doanh nghiệp, trong giờ làm việc. c) Quyết định kiểm tra sauthông quan tại trụ sở của doanh nghiệp phải có những nội dung cơ bản sau đây: c.1) Căn cứ pháp lý để kiểmtra; c.2) Đối tượng kiểm tra(trường hợp doanh nghiệp có các đơn vị thành viên thì nội dung quyết định kiểmtra phải ghi cụ thể danh sách đơn vị thành viên thuộc đối tượng kiểm tra theoquyết định); c.3) Nội dung, phạm vi,nhiệm vụ kiểm tra; c.4) Thời hạn tiến hành kiểmtra; c.5) Trưởng đoàn kiểm tra vàcác thành viên khác của đoàn kiểm tra. d) Trường hợp doanh nghiệpkhông chấp hành quyết định kiểm tra thì lập biên bản vi phạm làm cơ sở cho việcxử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. 3. Thời hạn kiểm tra sauthông quan tại trụ sở doanh nghiệp như sau: a) Trường hợp kiểm tra sauthông quan theo kế hoạch và kiểm tra chọn mẫu thì thời hạn là mười lăm ngày làmviệc. b) Trường hợp kiểm tra sauthông quan khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có khả năng vi phạm pháp luậtvề thuế và pháp luật về hải quan thì thời hạn kiểm tra là năm ngày làm việc. c) Trong trường hợp phức tạpthì người quyết định kiểm tra có thể quyết định gia hạn thời gian kiểm tra,nhưng không dài hơn thời hạn kiểm tra trên. Lý do gia hạn, thời gian gia hạnđược thông báo cho doanh nghiệp được kiểm tra biết. Thời điểm bắt đầu, thời điểmkết thúc kiểm tra của thời hạn kiểm tra nêu tại điểm a, điểm b, điểm c khoảnnày được ghi cụ thể trong Quyết định kiểm tra. d) “Ngày làm việc” trên đâyđược hiểu là các ngày làm việc kế tiếp nhau, trừ ngày nghỉ theo quy định củapháp luật (ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ, ngày Tết). 4. Khi kiểm tra sau thôngquan tại trụ sở doanh nghiệp, đoàn kiểm tra thực hiện như sau: a) Khi bắt đầu tiến hànhkiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm công bố quyết định kiểm tra sauthông quan và giải thích nội dung quyết định kiểm tra để doanh nghiệp hiểu và cótrách nhiệm thực hiện. b) Trình tự, thủ tục thựchiện theo quy định tại khoản 2, Điều 78 Luật Quản lý thuế. c) Nội dung, cách thức kiểmtra: - Nội dung kiểm tra nhưhướng dẫn tại Điều 144 Thông tư này; - Kiểm tra chứng từ, tàiliệu liên quan hàng hóa xuất nhập khẩu đã được thông quan, sổ kế toán, chứng từkế toán, báo cáo tài chính, các tài liệu, dữ liệu liên quan do doanh nghiệp lưugiữ ở dạng giấy tờ, dữ liệu điện tử hoặc dạng khác. d) Nếu phát hiện doanhnghiệp có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế thì áp dụng các biện pháp quy địnhtại Mục 4, Chương X Luật Quản lý thuế, các Điều 39, 40, 41 Nghị định số85/2007/NĐ-CP. 5. Lập bản kết luận kiểm trasau thông quan tại trụ sở của doanh nghiệp cụ thể như sau: a) Chậm nhất một ngày làmviệc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra tại doanh nghiệp, trưởng đoàn kiểm tra phảigửi bản dự thảo kết luận kiểm tra cho doanh nghiệp. b) Trong thời hạn hai ngàylàm việc, kể từ ngày nhận được bản dự thảo kết luận kiểm tra của trưởng đoànkiểm tra, doanh nghiệp phải hoàn thành việc giải trình. Hết hạn mà doanh nghiệpkhông nộp bản giải trình thì coi như doanh nghiệp không có ý kiến khác với bảndự thảo kết luận của trưởng đoàn kiểm tra. c) Trong thời hạn hai ngàylàm việc, kể từ ngày hết hạn giải trình của doanh nghiệp, trưởng đoàn kiểm traphải ban hành bản kết luận kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của doanh nghiệp. d) Bản kết luận kiểm tra gồmcác nội dung chính sau: d.1) Phần đầu: Nêu các căncứ pháp lý để lập; d.2) Phần nội dung: Ghinhững nội dung đã kiểm tra và kết quả kiểm tra; d.3) Phần kết luận: Nêu kếtluận về từng nội dung đã tiến hành kiểm tra, về từng vi phạm của doanh nghiệp(nếu có), mức độ vi phạm, các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng,kiến nghị của đoàn kiểm tra về biện pháp xử lý. e) Bản kết luận kiểm traphải được trưởng đoàn kiểm tra ký, gửi người quyết định kiểm tra và doanhnghiệp được kiểm tra. 6. Việc xử lý kết quả kiểmtra sau thông quan tại trụ sở của doanh nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại Mục3 Chương này. Mục 2 HƯỚNG DẪN CỤ THỂ VỀ THANH TRA THUẾ Điều 151. Các trường hợp thanh tra thuế Cơ quan hải quan thực hiệnthanh tra thuế trong các trường hợp quy định tại Điều 81 Luật Quản lý thuế.Trường hợp thanh tra thuế quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật Quản lý thuế, khoản2 Điều 36 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP, cụ thể là khi người nộp thuế có một trongnhững dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế sau đây: 1. Có hành vi vi phạm phápluật về thuế nhưng đã vi phạm nhiều lần; 2. Vi phạm ở nhiều địa bàn; 3. Vi phạm liên quan đếnnhiều tổ chức, cá nhân (cơ quan hải quan có căn cứ để nhận định rằng người nộpthuế cấu kết, thông đồng với nhiều tổ chức, cá nhân để thực hiện hành vi gianlận thuế, trốn thuế); 4. Có dấu hiệu trốn thuế; 5. Có dấu hiệu tẩu tán tàiliệu, tang vật nhằm trốn thuế, gian lận thuế trong khi cơ quan hải quan kiểmtra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp; 6. Có dấu hiệu vi phạm mớiliên quan đến thuế sau khi cơ quan hải quan đã kết thúc việc kiểm tra sau thôngquan tại trụ sở doanh nghiệp; 7. Vụ việc có tính chất phứctạp, nghiêm trọng, như: số tiền thuế bị chiếm đoạt lớn; người nộp thuế sử dụngcác chứng từ, tài liệu không hợp pháp hoặc có dấu hiệu giả mạo để kê khai thuế. Điều 152. Thẩm quyền quyết định thanh tra thuế Thanh tra thuế do Tổng cụctrưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định. Điều 153. Thu thập thông tin liên quan đến đối tượng thanh tra 1. Thông tin để làm căn cứquyết định thanh tra phải cụ thể, có liên quan trực tiếp đến đối tượng, vụ việccần thanh tra. 2. Nguồn thông tin cần khaithác, thu thập a) Khai thác từ các nguồnthông tin chính thức trong ngành hải quan (hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu vềngười nộp thuế, hồ sơ, hàng hoá xuất nhập khẩu; kết quả phúc tập hồ sơ, kết quảkiểm tra sau thông quan và thanh tra; dấu hiệu vi phạm do các đơn vị hải quanbáo cáo, phản ánh...). b) Thu thập thông tin ngoàingành hải quan (từ các cơ quan, đơn vị khác có liên quan đến hoạt động xuấtnhập khẩu như: cơ quan quản lý thuế, ngân hàng, vận tải, bảo hiểm, giám định,hiệp hội doanh nghiệp, phản ánh của báo đài và từ đơn thư khiếu nại, tố cáo củacác tổ chức, cá nhân). c) Các thông tin khác mà lực lượng kiểm trasau thông quan, điều tra chống buôn lậu có được (từ người đưa tin, mua tin, từcác hoạt động hợp tác quốc tế và từ các thông tin khác). Điều 154. Lập báo cáo, kế hoạch thanh tra 1. Nghiên cứu, phân tíchthông tin đã lựa chọn, lập báo cáo đánh giá tình hình theo các nội dung chủ yếusau đây: a) Tình hình, số liệu tổngquát về doanh nghiệp và hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp (mặt hàngxuất nhập khẩu chủ yếu, số lượng tờ khai hải quan, loại hình kinh doanh, kimngạch xuất nhập khẩu, số tiền thuế phát sinh và việc thực hiện nghĩa vụ về thuếhàng năm, tình hình chấp hành pháp luật); b) Nhận định, đánh giá nhữngvấn đề nổi cộm, dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế, tính chất, quy mô của rủiro về số thu; c) Đề xuất nội dung, kếhoạch thanh tra, trong đó cần làm rõ nội dung trọng tâm, trọng điểm; những tổchức, cá nhân liên quan cần kiểm tra, xác minh. 2. Lập kế hoạch thanh tra,bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: a) Mục đích, yêu cầu cuộcthanh tra; b) Đối tượng thanh tra; c) Quy mô, phạm vi thanh tra; d) Nội dung thanh tra; e) Thời gian dự kiến tiến hành thanh tra. Kế hoạch thanh tra được lập chi tiết cho từng nội dung thanh tra, trongđó nêu rõ những công việc cần triển khai, phương pháp tiến hành, nơi cần đếnlàm việc, thời gian triển khai, kết thúc, nhân sự đoàn thanh tra, nhiệm vụ củacác thành viên đoàn thanh tra. Trong quá trình thanh tra, nếu xét thấy cần phải sửa đổi, bổ sung kếhoạch thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản đề nghị người raquyết định thanh tra xem xét, quyết định. Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung kếhoạch thanh tra phải nêu rõ lý do, nội dung sửa đổi, bổ sung và những nội dungkhác (nếu có). Trong trường hợp người ra quyết định thanh tra có văn bản đồng ývề việc sửa đổi, bổ sung thì Trưởng đoàn thanh tra căn cứ vào văn bản đó để tổchức thực hiện. 3. Kế hoạch thanh tra của Cục Hải quan tỉnh, thành phố gửi Tổng cục Hảiquan để điều phối chung trong trường hợp có trùng lặp giữa các đơn vị và để chỉđạo, hướng dẫn về nghiệp vụ. Điều 154. Đoàn thanh tra Đoàn thanh tra gồm trưởng đoàn thanh tra và các thành viên đoàn thanhtra; trường hợp cần thiết, đoàn thanh tra có phó trưởng đoàn để giúp trưởngđoàn thực hiện một số nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước trưởngđoàn về việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Đoàn thanh tra phải có tối thiểu mộtthành viên là thanh tra viên thuế. Điều 156. Thời hạn thanh tra Thời hạn một cuộc thanh tra không quá ba mươi ngày, kể từ ngày công bốquyết định thanh tra đến khi kết thúc cuộc thanh tra tại nơi được thanh tra.Trong trường hợp cần thiết, thì người quyết định thanh tra có thể gia hạn thờihạn thanh tra một lần, thời gian gia hạn không quá ba mươi ngày. Điều 157. Quyết định thanhtra 1. Quyết định thanh tra phải có các nội dung sau đây: a) Căn cứ pháp lý để thanh tra; b) Đối tượng, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra; c) Thời hạn tiến hành thanh tra; d) Trưởng đoàn thanh tra và các thành viên khác của đoàn thanh tra. 2. Chậm nhất là ba ngày làm việc, kể từ ngày ký, quyết định thanh traphải được gửi trực tiếp hoặc gửi bằng thư bảo đảm cho đối tượng thanh tra, trừtrường hợp thanh tra đột xuất. 3. Chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày ký quyết định thanh tra,trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra đối với đốitượng thanh tra. Đối với trường hợp doanh nghiệp không chấp hành quyết định thanh trathì thanh tra viên hoặc trưởng đoàn thanh tra lập biên bản vi phạm hành chính,ra quyết định xử phạt hành chính hoặc chuyển người có thẩm quyền xử phạt theoquy định của pháp luật. Điều 158. Thực hiện thanhtra Khi thanh tra, đoàn thanh tra thực hiện các công việc như sau: 1. Công bố quyết định thanh tra: a) Trưởng đoàn thanh tra giới thiệu thành viên của đoàn thanh tra, đọctoàn văn quyết định thanh tra; giải thích cụ thể về mục đích, yêu cầu và nộidung thanh tra để đại diện đối tượng thanh tra hiểu rõ và có trách nhiệm thựchiện quyết định thanh tra; thông báo chương trình làm việc giữa đoàn thanh travới đối tượng thanh tra và những công việc khác có liên quan đến hoạt độngthanh tra. Trường hợp phạm vi thanh tra thuế bao gồm cả các đơn vị thành viên,chi nhánh, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp được thanh tra thì trưởng đoàn thanhtra phải thông báo cụ thể danh sách, thời gian, nội dung thanh tra, quyền vànghĩa vụ của các bên để đối tượng thanh tra chủ động được trong việc thực hiện; b) Thông báo kế hoạch thanh tra và yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấphồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra; c) Yêu cầu đại diện của đối tượng thanh tra báo cáo khái quát tình hìnhcủa doanh nghiệp về một số nội dung: ngành nghề kinh doanh; cơ cấu tổ chức,chức năng, nhiệm vụ và hình thức hạch toán của các đơn vị trực thuộc thànhviên, chi nhánh, đơn vị trực thuộc; phương thức tổ chức sản xuất kinh doanh;chuẩn mực kế toán và niên độ kế toán áp dụng; số cán bộ, công nhân viên và tiềnlương; các đối tác liên doanh, liên kết (nếu có); d) Việc công bố Quyết định thanh tra phải được lập thành biên bản. 2. Tiếp nhận hồ sơ, tài liệu, chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tàichính (gọi chung là tài liệu) có liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đãđược thông quan do doanh nghiệp cung cấp. Trường hợp các tài liệu trên được lưugiữ trong máy vi tính hoặc phương tiện lưu giữ khác thì doanh nghiệp phải giaocho đoàn thanh tra cả các phương tiện lưu giữ đó. Đoàn thanh tra có trách nhiệmkiểm đếm, bảo quản, khai thác, sử dụng hồ sơ, tài liệu đúng mục đích, không đểthất lạc tài liệu. Trường hợp cần giữ nguyên hiện trạng hồ sơ, chứng từ, tàiliệu, trưởng đoàn thanh tra quyết định niêm phong một phần hoặc toàn bộ tàiliệu. Việc niêm phong, mở niêm phong khai thác tài liệu hoặc huỷ bỏ niêm phongthực hiện theo đúng quy định của pháp luật. 3. Kiểm tra chi tiết, lập hồ sơ chứng cứ Các nội dung kiểm tra bao gồm: a) Kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp pháp, hợp lệ, đồng bộ, chính xác, trungthực của hồ sơ hải quan lưu tại doanh nghiệp; đối chiếu với hồ sơ hải quan lưutại cơ quan Hải quan; b) Kiểm tra hồ sơ, tài liệu, chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tàichính và các chứng từ khác có liên quan nội dung thanh tra; c) Kiểm tra việc doanh nghiệp thực hiện các quy định của pháp luật vềthuế, quản lý thuế và quy định khác có liên quan; d) Trường hợp cần thiết và có điều kiện thì thực hiện kiểm tra: Dâychuyền sản xuất, máy móc thiết bị, nguyên liệu, vật tư có liên quan đến việcsản xuất, chế biến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra thực tế hàng hoánhập khẩu hoặc hàng hoá là sản phẩm của quá trình gia công, sản xuất, chế biếntừ hàng hoá nhập khẩu đang được doanh nghiệp lưu giữ; e) Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện đối tượng thanh tra có hànhvi vi phạm pháp luật thì lập biên bản làm việc để xác nhận hành vi vi phạm đó,nếu phát hiện dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế thì áp dụng các biện pháp quyđịnh tại các Điều từ 89 đến 91 Luật Quản lý thuế, các Điều 39, 40, 41 Nghị định85/2007/NĐ-CP. 4. Củng cố chứng cứ, cơ sở pháp lý, bao gồm các việc: a) Yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình: Đối với những vấn đề chưa rõ,chưa đủ cơ sở kết luận, thì thanh tra viên hoặc trưởng đoàn thanh tra yêu cầudoanh nghiệp giải trình. Nếu doanh nghiệp giải trình bằng văn bản mà chưa rõthì tổ chức đối thoại, chất vấn; Kết thúc đối thoại, chất vấn phải lập biên bản, ghi đầy đủ, chính xácnhững nội dung hai bên đã trao đổi, trường hợp cần thiết thì có thể ghi âm, ghihình cuộc đối thoại, chất vấn. b) Thẩm tra, xác minh b.1) Những chứng cứ và giải trình của doanh nghiệp chưa rõ thì phải xácminh tại các tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc có khả năng, điều kiện làm rõvấn đề. Kết quả việc thẩm tra, xác minh được lập biên bản kèm theo đầy đủ tàiliệu chứng minh. Biên bản thẩm tra, xác minh là một căn cứ để tiến hành cácbước tiếp theo. b.2) Đối với nội dung thẩm tra, xác minh, tài liệu cần được cung cấp;trưởng đoàn thanh tra thuế phải thông báo cụ thể, đủ thời gian để đối tượng xácminh chuẩn bị đầy đủ, chính xác. c) Trưng cầu giám định Đối với những vấn đề có yêu cầu chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành, đoànthanh tra không đủ khả năng, điều kiện kết luận thì trưởng đoàn thanh tra quyếtđịnh trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định thực hiện theo quy định củapháp luật. 5. Sau khi đã xác định rõ các vấn đề thuộc nội dung thanh tra, đoànthanh tra thực hiện việc hoàn thiện hồ sơ chứng cứ, bổ sung tài liệu, số liệuvà ký với đối tượng thanh tra các biên bản làm việc hoặc bản xác nhận tài liệu,số liệu, lập hồ sơ thanh tra. Hồ sơ thanh tra là tài liệu gốc để lập biên bản thanh tra, bao gồm: a) Các biên bản ghi nhận kết quả kiểm tra, biên bản làm việc; b) Các tài liệu, báo cáo của doanh nghiệp lập theo yêu cầu của đoànthanh tra; c) Các bảng kê tài liệu, số liệu mà đoàn thanh tra cùng lập với doanhnghiệp; d) Các bản sao chụp các tài liệu có liên quan; e) Các văn bản giải trình; g) Các kết quả xác minh. 6. Xử phạt vi phạm hành chính Trong quá trình thanh tra, nếu phát hiện sai phạm phải xử phạt hànhchính theo quy định của pháp luật thì thanh tra viên hoặc trưởng đoàn thanh tralập biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt hành chính hoặc chuyểnngười có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hànhchính. 7. Bàn giao hồ sơ, tài liệu Sau khi kết thúc việc thanh tra, từng thành viên đoàn thanh tra cótrách nhiệm: a) Bàn giao các biên bản làm việc, bản xác nhận số liệu và toàn bộchứng cứ thu thập được cho trưởng đoàn thanh tra; tài liệu được lập thành danhmục, đánh số thứ tự; lập báo cáo tóm lược vụ việc, đề xuất kết luận và kiếnnghị xử lý, nêu rõ căn cứ đề xuất; b) Giao trả hồ sơ, tài liệu không cần giữ cho doanh nghiệp; thu giữnhững hồ sơ, tài liệu phục vụ cho các bước tiếp theo. Việc giao trả hoặc thugiữ hồ sơ, tài liệu được lập thành biên bản. Điều 159. Biên bản thanh tra 1. Kết thúc việc thanh tra, trưởng đoàn thanh tra dự thảo biên bảnthanh tra. Trước khi biên bản thanh tra được ký chính thức với đối tượng thanhtra, trưởng đoàn thanh tra tổ chức họp đoàn thanh tra để thông qua biên bảnthanh tra hoặc cho các thành viên trong đoàn thanh tra tham gia ý kiến bằng vănbản vào dự thảo biên bản thanh tra. Biên bản thanh tra phải được lập và được ký trong thời hạn năm ngày làmviệc, kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra. 2. Biên bản thanh tra phải nêu rõ kết quả từng nội dung thanh tra,những sai phạm và căn cứ để kết luận, theo các nội dung sau đây: a) Phần đầu: Nêu các căn cứ pháp lý để lập biên bản; b) Phần nội dung: Mô tả nội dung đã thanh tra, kết quả đối chiếu củađoàn thanh tra với số liệu kê khai, báo cáo của người nộp thuế; giải thích lýdo, nguyên nhân; đưa ra các bằng chứng thanh tra; c) Phần kết luận: Nêu cụ thể về từng nội dung đã thanh tra và khẳngđịnh mức độ vi phạm của người nộp thuế, trên cơ sở viện dẫn các quy định phápluật cụ thể; các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng, kiến nghị củađoàn thanh tra về biện pháp xử lý. 3. Biên bản thanh tra phải được trưởng đoàn thanh tra và người nộp thuế(hoặc đại diện hợp pháp của người nộp thuế) ký vào từng trang, đóng dấu củangười nộp thuế (nếu có). Những nội dung đã thống nhất và những nội dung chưathống nhất giữa đoàn thanh tra và người nộp thuế đều phải được ghi nhận trongbiên bản thanh tra. 4. Đối tượng thanh tra có quyền nhận biên bản thanh tra thuế, yêu cầugiải thích nội dung biên bản thanh tra thuế và các quyền khác quy định tạikhoản 2 điều 86 Luật Quản lý thuế. 5. Trường hợp cần thiết phải gia hạn thời hạn thanh tra, trưởng đoànthanh tra báo cáo người ra quyết định thanh tra quyết định gia hạn và chỉ tiếnhành khi quyết định được ban hành. Điều 160. Báo cáo kết quảthanh tra và dự thảo kết luận thanh tra 1. Chậm nhất là mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc thanhtra, trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra và dự thảokết luận thanh tra gửi người ra quyết định thanh tra. Báo cáo kết quả thanh traphải có các nội dung sau đây: a) Báo cáo cụ thể về từng nội dung đã tiến hành thanh tra; b) Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm củacơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có); c) Ý kiến khác nhau giữa thành viên đoàn thanh tra với trưởng đoànthanh tra về nội dung báo cáo kết quả thanh tra (nếu có); d) Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng, kiến nghị biệnpháp xử lý; e) Các quy định của pháp luật làm căn cứ để xác định tính chất, mức độvi phạm và kiến nghị biện pháp xử lý. 2. Trong quá trình lập báo cáo và dự thảo kết luận thanh tra, nếu cónhững vấn đề còn vướng mắc, trưởng đoàn thanh tra có thể trao đổi, tham khảo ýkiến của các cơ quan, tổ chức hữu quan để đảm bảo cho việc kết luận thanh trađược chính xác, khách quan. 3. Báo cáo kết quả thanh tra (do trưởng đoàn ký) phản ánh đầy đủ kếtquả những nội dung công việc đã thanh tra, những nội dung chưa tiến hành hoặctiến hành ngoài quyết định và kế hoạch thanh tra được duyệt, nguyên nhân; nhữngý kiến không thống nhất của doanh nghiệp; những đề xuất về chính sách, chế độquản lý. Mỗi nội dung kết luận phải nêu rõ sự việc, căn cứ đúng, sai, nguyênnhân, trách nhiệm, hình thức xử lý. 4. Báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo kết luận thanh tra trình ngườira kết luận thanh tra phải có đầy đủ ý kiến tham gia bằng văn bản của các thànhviên trong đoàn thanh tra. Ý kiến tham gia phải khẳng định có đồng ý hay khôngđồng ý với báo cáo, dự thảo kết luận của trưởng đoàn về nội dung công việc củabản thân mình trực tiếp làm và các nội dung do người khác thực hiện, trường hợpkhông đồng ý thì phải nêu rõ lý do. Nếu các thành viên của đoàn thanh tra có ýkiến khác nhau về nội dung báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo kết luận thanhtra thì trưởng đoàn thanh tra quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định củamình. Điều 161. Kết luận thanh tra 1. Chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quảthanh tra, người ra quyết định thanh tra thuế phải ra kết luận thanh tra. Kếtluận thanh tra phải có các nội dung sau đây: a) Đánh giá việc thực hiện pháp luật về thuế của đối tượng thanh trathuộc nội dung thanh tra; b) Kết luận về nội dung được thanh tra; c) Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm củacơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có); d) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý viphạm hành chính theo quy định của pháp luật. 2. Trong quá trình ra văn bản kết luận thanh tra, người ban hành quyếtđịnh thanh tra có quyền yêu cầu trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanhtra báo cáo, yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình để làm rõ thêm những vấn đềcần thiết phục vụ cho việc ra kết luận thanh tra. Trường hợp cần thiết, ngườira quyết định thanh tra yêu cầu đoàn thanh tra tiến hành thanh tra bổ sung đểlàm rõ thêm một số nội dung. Kết quả thanh tra bổ sung phải được báo cáo bằngvăn bản, làm cơ sở cho việc ra văn bản kết luận thanh tra. 3. Kết luận thanh tra phải được gửi cho đối tượng thanh tra, Tổng cụctrưởng Tổng cục Hải quan (trong trường hợp Cục trưởng Hải quan tỉnh, thành phốra quyết định thanh tra) hoặc Cục Hải quan tỉnh, thành phố (trong trường hợpTổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định thanh tra). 4. Trường hợp qua thanh tra thuế mà phát hiện hành vi trốn thuế có dấuhiệu tội phạm thì trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện, cơquan hải quan chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra theo quy địnhcủa pháp luật tố tụng hình sự. Cơ quan hải quan có trách nhiệm phối hợp với cơquan điều tra trong việc thực hiện điều tra tội phạm về thuế theo quy định củapháp luật. Điều 162. Quyền và nghĩa vụcủa đối tượng thanh tra thuế Đối tượng thanh tra thuế có các nghĩa vụ, quyền quy định tại Điều 86Luật Quản lý thuế. Mục 3 TỔ CHỨC THỰCHIỆN KẾT LUẬN KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN, THANH TRA THUẾ Điều 163. Những công việcphải thực hiện sau khi có kết luận kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế Sau khi có kết luận kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế, phải thựchiện các công việc sau: 1. Ban hành quyết định ấn định thuế (nếu có). 2. Ban hành quyết định xử lý hành vi vi phạm hành chính (nếu có) vàtheo dõi, đôn đốc, cưỡng chế thực hiện quyết định xử lý theo quy định của phápluật. 3. Trường hợp phát hiện có hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm thìthực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 76 Luật Quản lý thuế và quy định củapháp luật về tố tụng hình sự. 4. Cập nhật các thông tin về kết quả kiểm tra, thanh tra thuế vào hệthống cơ sở dữ liệu để phục vụ quá trình quản lý tiếp theo. 5. Kiến nghị với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành cácvăn bản quy phạm pháp luật để ngăn chặn và phòng ngừa hành vi vi phạm. 6. Thực hiện việc thu thuế, đôn đốc doanh nghiệp nộp thuế theo cácquyết định ấn định thuế và phạt chậm nộp thuế (nếu có) theo quy định của phápluật. 7. Theo dõi, nhập số liệu vào chương trình kế toán KT559 và ra quyếtđịnh, tổ chức thực hiện cưỡng chế doanh nghiệp nộp thuế theo quy định của phápluật. 8. Báo cáo kết quả thu thuế cho người ban hành quyết định ấn định thuế. Điều 164. Phân công thựchiện 1. Trường hợp Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định, thực hiện kiểmtra sau thông quan, thanh tra thuế thì Cục Hải quan tỉnh, thành phố tổ chứcthực hiện tất cả các công việc quy định tại Điều 163 Thông tư này. 2. Trường hợp Tổng cục Hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan: a) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thực hiện khoản 1 Điều 163 Thôngtư này. b) Cục Kiểm tra sau thông quan thực hiện các công việc từ khoản 2 đếnkhoản 8 Điều 163 Thông tư này. 3. Trường hợp Tổng cục Hải quan thực hiện thanh tra thuế: a) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thực hiện khoản 1 Điều 163 Thôngtư này. b) Thanh tra Tổng cục thực hiện các công việc sau: - Các công việc nêu tại các khoản 3 và khoản 5 Điều 163 Thông tư này; - Thực hiện hoặc chuyển người có thẩm quyền thực hiện công việc nêu tạikhoản 2 Điều 163 Thông tư này. Sau khi Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành quyết định ấn địnhthuế, Thanh tra Tổng cục có trách nhiệm: - Chuyển cho mỗi Cục Hải quan nơi làm thủ tục cho hàng hoá xuất khẩu,nhập khẩu 01 bản quyết định ấn định thuế, kèm bản kê chi tiết các tờ khai phảiấn định thuế và số tiền thuế ấn định đã tính sẵn để các Cục Hải quan tổ chứcthực hiện việc thu thuế theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 163 Thông tưnày; - Theo dõi việc tổ chức thực hiện thu thuế của các Cục Hải quan theocác quyết định ấn định do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành; - Phối hợp với Cục Hải quan nơi làm thủ tục xử lý, giải quyết vướng mắcliên quan đến việc thực hiện quyết định ấn định thuế; c) Cục Hải quan nơi làm thủ tụccho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tổ chức, chỉ đạo Chi cục Hải quan nơi làm thủtục cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện các công việc nêu tại các khoản4, 6, 7 và 8 Điều 163 Thông tư này. PHẦN VII TỔ CHỨC THỰCHIỆN Điều 165. Trách nhiệm thựchiện 1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan căn cứ vào hướng dẫn tại Thông tưnày ban hành quy trình thủ tục hải quan và hướng dẫn các đơn vị hải quan thựchiện thống nhất bảo đảm vừa tạo điều kiện thông thoáng cho hoạt động xuất khẩu,nhập khẩu, vừa thực hiện tốt công tác quản lý hải quan. 2. Cơ quan hải quan nơi có thẩm quyền thực hiện thủ tục hải quan; kiểmtra, giám sát hải quan; thực hiện việc miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế,xét hoàn thuế, không thu thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế, xóa nợ thuế, ấn địnhthuế, áp dụng thời hạn nộp thuế và các nội dung quản lý thuế khác theo đúng quyđịnh hiện hành và hướng dẫn tại Thông tư này. Quá trình thực hiện có phát sinhvướng mắc, cơ quan hải quan, người khai hải quan, người nộp thuế báo cáo, phảnánh cụ thể về Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) để được xem xét, hướng dẫn giảiquyết từng trường hợp cụ thể. Điều 166. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 01 năm 2011, thaythế Thông tư 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính và các công vănhướng dẫn trước đây của Bộ Tài chính trái với Thông tư này. 2. Quá trình thực hiện, nếu các văn bản liên quan đề cập tại Thông tưnày được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửađổi, bổ sung hoặc thay thế./.
|