VĂN BẢN PHÁP LUẬT

Số 205/2010/TT-BTC

Số văn bảnSố 205/2010/TT-BTC
Tên văn bảnThông tư số 205/2010/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan
Loại văn bản:Thông tư
Nội dung:Thủ tục hải quan, xuất nhập khẩu
Đơn vị ban hành:Bộ và ngang bộ
Người ký:Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Ngày ban hành:15/12/2010
Ngày hiệu lực:29/01/2011
Văn bản liên quan:
Số lượt xem:78
File gắn kèm:

CHÍNH PHỦ

Số: 205/2010/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2010

THÔNG TƯ

Hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm2007

của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan

đối vớihàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

____________

            Căn cứ Luật Hải quan số29/2001/QH10 ngày 29 tháng6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhậpkhẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ LuậtQuản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ LuậtSở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, Luật sửa đổi bổ sungmột số điều của Luật Sở hữu trí tuệ số 36/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày16 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định vềviệc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;

Căn cứ Nghịđịnh số 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiếtthi hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

Căn cứ Nghịđịnh số 85/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiếtthi hành Luật Quản lý thuế; Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007và Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiếtmột số điều Luật Thuế thu nhập cá nhân;

Căn cứQuyết định số 149/2005/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủvề việc thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử; Quyết định số103/2009/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửađổi, bổ sung một số điều Quyết định 149/2005/QĐ-TTg;

            Căncứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy địnhchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Thực hiệnNghị quyết số 25/NQ-CP ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giảnhoá thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ, ngành;

Bộ Tàichính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 củaChính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuấtkhẩu, nhập khẩu như sau:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnhvà đối tượng áp dụng

1) Phạm vi điều chỉnh: Thông tưnày hướng dẫn việc kiểm tra, xác định trị giá hải quan nhằm mục đích tính thuếvà thống kê đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

2) Đối tượng áp dụng: Tổ chức,cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, cơ quan hải quan, công chức hải quan vàcác tổ chức, cá nhân khác khi thực hiện các công việc có liên quan đến kiểmtra, xác định trị giá đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Các từ ngữ sử dụng trong Thôngtư này được hiểu như sau:

1. Hợp đồng mua bán hàng hoá: Làthoả thuận mua bán hàng hoá được xác lập bằng văn bản hoặc các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữliệu. Theo đó: Người bán có nghĩa vụgiao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho người mua và nhận tiền; người muacó nghĩa vụ trả tiền cho người bán và nhận hàng; hàng hoá được chuyển từ người bán sang người mua, qua cửa khẩu, biêngiới Việt Nam hoặc từ khu phi thuế quan vào thị trường nội địa hoặc từ thịtrường nội địa vào khu phi thuế quan.

Người bán bao gồm người bán hànghoá, người cung cấp dịch vụ.

2) Hoa hồng mua hàng: Là khoảntiền mà người mua trả cho đại lý đại diện cho mình để mua hàng hoá nhập khẩuvới mức giá hợp lý nhất.

3) Hoa hồng bán hàng: Là khoảntiền mà người bán trả cho đại lý đại diện cho mình để bán hàng hoá xuất khẩucho người mua.

4) Phí môi giới: Là khoản tiềnmà người mua hoặc người bán hoặc cả người mua và người bán phải trả cho ngườimôi giới để đảm nhận vai trò trung gian trong giao dịch mua bán hàng hoá nhậpkhẩu.

5) Phí bản quyền: Là khoản tiềnmà người mua phải trả trực tiếp hoặc gián tiếp cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ,để được chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ.

5.1) Quyền sở hữu trí tuệ: Làquyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả,quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối vớigiống cây trồng.

5.1.1) Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối vớitác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

5.1.2) Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổchức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phátsóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

5.1.3) Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cánhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bándẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sángtạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

5.1.4) Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức,cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình tạo hoặc phát hiện và phát triểnhoặc được hưởng quyền sở hữu.

Nội dung các quyền theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.

5.2) Chủ thể quyền sở hữu trítuệ: Là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữuchuyển giao quyền sở hữu trí tuệ.

6) Phí giấy phép: Là khoản tiền mà người mua phải trả trực tiếp hoặc gián tiếp cho chủthể quyền sở hữu trí tuệ để được thực hiện một số hoạt động nằm trong các quyềnthuộc quyền sở hữu công nghiệp.

7) Hàng hóa có trị giá được coilà “xấp xỉ” với nhau: Nếu sự chênh lệch giữa chúng do các yếu tố khách quan sauđây tác động đến:

7.1) Bản chất của hàng hoá, tínhchất của ngành sản xuất ra hàng hoá;

7.2) Tính thời vụ của hàng hoá;

7.3) Sự khác biệt không đáng kể về mặt thương mại.

Trong khi xem xét tính xấp xỉcủa hai trị giá phải đưa chúng về cùng điều kiện mua bán.

8) Hàng hoá nhập khẩu giống hệt:Là những hàng hoá nhập khẩu giống nhau về mọi phương diện, bao gồm:

8.1) Đặc điểm vật chất như bềmặt sản phẩm, vật liệu cấu thành, phương pháp chế tạo, chức năng, mục đích sửdụng, tính chất cơ, lý, hoá…;

8.2) Chất lượng sản phẩm;

8.3) Danh tiếng của nhãn hiệusản phẩm;

8.4) Được sản xuất ở cùng mộtnước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất được uỷ quyền.

Những hàng hoá nhập khẩu về cơbản đáp ứng các điều kiện là hàng hoá nhập khẩu giống hệt nhưng có những khácbiệt không đáng kể về bề ngoài như màu sắc, kích cỡ, kiểu dáng mà không làm ảnhhưởng đến giá trị của hàng hoá thì vẫn được coi là hàng hoá nhập khẩu giốnghệt.

Những hàng hoá nhập khẩu khôngđược coi là giống hệt nếu như trong quá trình sản xuất ra một trong những hànghoá đó có sử dụng các thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công, kế hoạch triểnkhai, thiết kế mỹ thuật, bản vẽ thiết kế, các sơ đồ, phác đồ hay các sản phẩmdịch vụ tương tự được làm ra ở Việt Nam do người mua cung cấp miễn phí chongười bán.

9) Hàng hoá nhập khẩu tương tự: Lànhững hàng hoá mặc dù không giống nhau về mọi phương diện nhưng có các đặctrưng cơ bản giống nhau, bao gồm:

9.1) Được làm từ các nguyênliệu, vật liệu tương đương, có cùng phương pháp chế tạo;

9.2) Có cùng chức năng, mục đíchsử dụng;

9.3) Chất lượng sản phẩm tươngđương nhau;

9.4) Có thể hoán đổi cho nhautrong giao dịch thương mại, tức là người mua chấp nhận thay thế hàng hoá nàycho hàng hoá kia;

9.5) Được sản xuất ở cùng mộtnước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác được uỷ quyền, được nhậpkhẩu vào Việt Nam.

Những hàng hoá nhập khẩu khôngđược coi là tương tự nếu như trong quá trình sản xuất ra một trong những hànghoá đó có sử dụng các thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công, thiết kế mỹ thuật,kế hoạch triển khai, bản vẽ thiết kế, các sơ đồ, phác đồ hay các sản phẩm dịchvụ tương tự được làm ra ở Việt Nam do người mua cung cấp miễn phí hoặc giảm giácho người bán.

10) Hàng hoá xuất khẩu giốnghệt: Là những hàng hoá xuất khẩu giống nhau về mọi phương diện, bao gồm:

10.1) Đặc điểm vật chất như bềmặt sản phẩm, vật liệu cấu thành, phương pháp chế tạo, chức năng, mục đích sửdụng, tính chất cơ, lý, hoá…;

10.2) Chất lượng sản phẩm;

10.3) Danh tiếng của nhãn hiệusản phẩm;

10.4) Được sản xuất tại Việt Nam,bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất được uỷ quyền.

11) Hàng hoá xuất khẩu tương tự:Là những hàng hoá mặc dù không giống nhau về mọi phương diện nhưng có các đặctrưng cơ bản giống nhau, bao gồm:

11.1) Được làm từ các nguyênliệu, vật liệu tương đương, có cùng phương pháp chế tạo;

11.2) Có cùng chức năng, mụcđích sử dụng;

11.3) Chất lượng sản phẩm tươngđương nhau;

11.4) Có thể hoán đổi cho nhautrong giao dịch thương mại, tức là người mua chấp nhận thay thế hàng hoá nàycho hàng hoá kia;

11.5) Được sản xuất tại Việt Nam,bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác được uỷ quyền.

12) Hàng hoá nhập khẩu cùng phẩmcấp hay cùng chủng loại: Là những hàng hoá nằm trong cùng một nhóm hoặc một tậphợp nhóm hàng hoá do cùng một ngành hay một lĩnh vực cụ thể sản xuất ra, baogồm hàng hoá nhập khẩu giống hệt và hàng hoá nhập khẩu tương tự.

Ví dụ: Chủng loại thép xây dựngnhư thép trơn tròn, thép xoắn, thép hình (chữ U, I, V…) do ngành sản xuất thépsản xuất ra, là những hàng hoá cùng chủng loại.

12.1) Trong phương pháp xác địnhtrị giá tính thuế theo trị giá khấu trừ  “hànghoá nhập khẩu cùng phẩm cấp hay cùng chủng loại” là hàng hoá nhập khẩu từ tấtcả các nước vào Việt Nam,không phân biệt xuất xứ.

12.2) Trong phương pháp xác địnhtrị giá tính thuế theo trị giá tính toán “hàng hoá nhập khẩu cùng phẩm cấp haycùng chủng loại” phải là những hàng hoá nhập khẩu có cùng xuất xứ với hàng hoáđang xác định trị giá tính thuế.

13) Cửa khẩu nhập đầu tiên: Làcảng đích ghi trên vận đơn. Đối với loại hình vận tải bằng đường bộ, đường sắthoặc đường sông thì cửa khẩu nhập đầu tiên là cảng đích ghi trên hợp đồng.

14) Phần mềm: Là các dữ liệu, chương trìnhhoặc hướng dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳdạng nào khác mà khi chuyển tải vào một thiết bị xử lý dữ liệu thì có khả nănglàm thiết bị đó thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể.Các sản phẩm âm thanh, phim hoặc hình ảnh không được coi là phần mềm theo quyđịnh này.

15) Phương tiện trung gian: Được hiểu là đĩamềm, đĩa CD, băng từ, thẻ từ hoặc bất kỳ vật thể nào lưu giữ được thông tin,được sử dụng như một phương tiện lưu giữ tạm thời hoặc để chuyển tải phần mềm.Để sử dụng, phần mềm sẽ phải được chuyển, cài đặt hoặc tích hợp vào thiết bị xửlý dữ liệu. Phương tiện trung gian ở đây không bao gồm các mạch tích hợp, vimạch, bán dẫn và các thiết bị tương tự hoặc các bộ phận gắn vào các bảng mạchhoặc thiết bị đó.

16) Giá giả định: Là mức giá xác định khichưa có hoạt động mua bán hàng hoá để nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam.

17) Giá áp đặt: Là mức giá xác định khôngtuân theo nguyên tắc và các phương pháp xác định trị giá tính thuế hướng dẫntại Thông tư này.

Điều 3. Nguyên tắc xác định trị giá hải quan

1) Trị giá hải quan nhằm mụcđích tính thuế (sau đây gọi là trị giá tính thuế) được xác định theo các nguyêntắc hướng dẫn tại Chương II Thông tư này.

            2) Trị giá hải quanphục vụ mục đích thống kê (sau đây gọi là trị giá thống kê) được xác định theonguyên tắc sau:

            2.1) Đối với hàng hoáthuộc đối tượng chịu thuế, trị giá thống kê là trị giá tính thuế.

            2.2) Đối với hàng hoáthuộc đối tượng không chịu thuế, hàng hoá được miễn thuế, xét miễn thuế thì trịgiá thống kê là trị giá do người khai hải quan khai báo theo nguyên tắc sau:

            2.2.1) Đối với hànghoá nhập khẩu, là giá bán tại cửa khẩu nhập đầu tiên (giá CIF, giá DAF);

            2.2.2) Đối với hànghoá xuất khẩu, là giá bán thực tế tại cửa khẩu xuất (giá FOB, giá DAF).

   Điều 4. Thời điểm xác định trịgiá hải quan và thời hạn nộp thuế

            1)Thời điểm xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu làngày đăng ký tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

 Đối với trường hợp phải trì hoãn việc xác định trị giá tínhthuế, thì thời điểm xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩulà ngày cơ quan hải quan hoặc người khai hải quan xác định được trị giá tínhthuế theo hướng dẫn tại Thông tư này.

2) Thời hạn nộpthuế:

2.1) Đối với khoản chênh lệch giữa số tiềnthuế do cơ quan hải quan ấn định với số tiền thuế do người nộp thuế tự khai, tựtính trong trường hợp hàng hoá đã được thông quan là 10 (mười) ngày, kể từ ngàycơ quan hải quan ký quyết định ấn định thuế;

2.2) Đối với trường hợp khác, thời hạn nộpthuế thực hiện theo quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 42 của Luật Quản lý thuế.

 Điều5. Quyền của người khai hải quan

            1) Được yêu cầu cơquan hải quan:

1.1) Giữ bí mật các thông tin thương mại đãcung cấp cho cơ quan hải quan, bao gồm các loại thông tin về người mua, ngườibán, người uỷ thác, người mua hàng trong nước, giá xuất khẩu, giá nhập khẩu, giábán lại hàng hoá trong nước, giá thành sản xuất hàng hoá nhập khẩu;

            1.2) Hướng dẫn xácđịnh, khai báo trị giá tính thuế theo trình tự, nguyên tắc và các phương phápxác định trị giá;

            1.3) Thông báo bằng vănbản về trị giá tính thuế, cơ sở, phương pháp được sử dụng để xác định trị giá tínhthuế trong trường hợp trị giá tính thuế do cơ quan hải quan xác định;

            1.4) Tham vấn để giải trình, làm rõnhững nghi vấn của cơ quan hải quan về trị giá khai báo;

            1.5) Thông quan hàng hoá trong trường hợp hàng hoá xuất khẩu chưacó giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai; hoặc hàng hoá nhập khẩu phảitrì hoãn việc xác định trị giátính thuế, trên cơ sở đã thực hiện việc bảo đảm cho số thuế phải nộp.

            2) Đề nghị bằng văn bảnvề việc thay đổi trình tự áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ và phương pháptrị giá tính toán.

   3) Khiếu nại hoặc khởi kiện việcxác định trị giá tính thuế của cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật vềkhiếu nại tố cáo và pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.

            4)Quyền khác theo quy định của Luật Quản lý thuế.

            Điều 6. Nghĩa vụ của người khai hải quan

            1) Kê khai đầy đủ,chính xác các chi phí liên quan đến việc mua bán hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩuvà tự xác định trị giá tính thuế của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định.

            2) Nộp tờ khai trị giátính thuế, các tài liệu, chứng từ hợp pháp, đã sử dụng để xác định trị giá tínhthuế cùng với tờ khai hải quan. Nộp, xuất trình các tài liệu làm căn cứ kiểmtra, xác định trị giá tính thuế theo yêu cầu của cơ quan hải quan.

3) Tham gia giải trình và chịu sự kiểm tra của cơ quan hải quan về trị giá khai báo.Có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hải quan trong việc làm rõ những nghi vấncủa cơ quan hải quan về các nội dung khai báo liên quan đến trị giá tính thuế.

            4) Chịu trách nhiệm trướcpháp luật về các nội dung đã khai báo và kết quả tự xác định trị giá hải quannhằm mục đích tính thuế và thống kê hải quan.

            5) Chịu trách nhiệm vềviệc giấy mời tham vấn (theo mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này) do cơquan hải quan gửi đến theo đúng địa chỉ đã khai báo trên tờ khai hải quan hoặc địachỉ đã đăng ký với cơ quan hải quan nhưng không có người nhận.

            6) Thực hiện việc bảođảm theo yêu cầu của cơ quan hải quan quy định tại Điều 25 Thông tư này nếumuốn thông quan hàng hóa.

            7) Nghĩa vụ khác theo quy định củaLuật Quản lý thuế.

            Điều7. Trách nhiệm của cơ quan hải quan

            1)Giữ bí mật các thông tin thương mại do người khai hải quan cung cấp có liênquan đến trị giá khai báo, bao gồm các loại thông tin về người mua, người bán,người uỷ thác, người mua hàng trong nước, giá xuất khẩu, giá nhập khẩu, giá bánlại hàng hoá trong nước, giá thành sản xuất hàng hoá nhập khẩu, trừ các trườnghợp phải cung cấp cho các cơ quan liên quan theo quy định của pháp luật.

            2)Giải thích, hướng dẫn cho người khai hải quan tuân thủ các quy định của Nghịđịnh số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tưnày.

            3)Thông báo bằng văn bản cho người khai hải quan biết:

            3.1)Cơ sở, căn cứ nghi vấn trong trường hợp có nghi vấn mức giá khai báo đối vớicác mặt hàng thuộc Danh mục quản lý rủi ro hàng nhập khẩu về giá cấp Tổng cụchoặc Danh mục quản lý rủi ro hàng nhập khẩu về giá cấp Cục (theo mẫu số 1 banhành kèm theo Thông tư này);

            3.2)Mức bảo đảm trong trường hợp trì hoãn xác định trị giá tính thuế (theo mẫu số 2ban hành kèm theo Thông tư này);

            3.3)Trị giá tính thuế, cơ sở, phương pháp được sử dụng để xác định trị giá tínhthuế trong trường hợp trị giá tính thuế do cơ quan hải quan xác định (theo mẫusố 4 ban hành kèm theo Thông tư này).

            4)Tổ chức thực hiện tham vấn theo đúng trình tự, thủ tục hướng dẫn tại Điều 26Thông tư này.

            5)Công khai mẫu tờ khai trị giá tính thuế trên Trang thông tin điện tử của Hảiquan Việt Nam và hướng dẫn người khai hải quan khai báo phù hợp với từng phươngpháp xác định trị giá tính thuế.

            6)Giải quyết khiếu nại của người khai hải quan về việc xác định trị giá tính thuếtheo đúng quy định của pháp luật.

            7)Trách nhiệm khác theo quy định của Luật Quản lý thuế.

Điều 8. Quyền hạn của cơ quan hải quan

            1)Kiểm tra nội dung khai báo, xác định trị giá tính thuế của người khai hải quantheo hướng dẫn tại Chương III Thông tư này.

            2)Yêu cầu người khai hải quan nộp, xuất trình các tài liệu, chứng từ liên quan đếnviệc mua bán, thanh toán tiền hàng, chứng từ vận tải, bảo hiểm (nếu có) và hạchtoán bán hàng sau nhập khẩu để giải trình, làm rõ những nghi vấn của cơ quanhải quan về trị giá khai báo.

            3)Xác định trị giá tính thuế:

            3.1)Đối với hàng hoá xuất khẩu: Cơ quan hải quan xác định trị giá tính thuế trongcác trường hợp sau đây:

            3.1.1)Người khai hải quan không xác định được trị giá hoặc xác định trị giá khôngđúng nguyên tắc, phương pháp quy định tại Mục I Chương II Thông tư này; khôngkhai báo hoặc khai báo không đúng giá chính thức;

            3.1.2)Hợp đồng mua bán hàng hoá không hợp pháp;

            3.1.3)Nội dung giữa hợp đồng mua bán hàng hoá và các nội dung khai báo trên tờ khaihải quan có mâu thuẫn.

            3.2)Đối với hàng hoá nhập khẩu: Cơ quan hải quan xác định trị giá tính thuế trongcác trường hợp sau đây:

            3.2.1)Người khai hải quan không xác định được trị giá tính thuế theo các phương phápxác định trị giá;

            3.2.2)Không khai báo hoặc khai báo không đúng các khoản phải cộng quy định tại Thôngtư này;

            3.2.3)Các trường hợp cơ quan hải quan bác bỏ trị giá khai báo quy định tại điểm 1.3.2.2khoản 1 Điều 24 và điểm 4.4.1 khoản 4 Điều 26 Thông tư này.

            3.2.4)Các trường hợp hàng hoá thuộc Danh mục quản lý rủi ro hàng nhập khẩu về giá cấpTổng cục hoặc Danh mục quản lý rủi ro hàng nhập khẩu về giá cấp Cục, có nghivấn về mức giá, đồng thời người khai hải quan đồng ý nộp thuế theo mức giá docơ quan hải quan xác định theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

            3.2.5)Người khai hải quan không tuân thủ các quy định tại Nghị định số 40/2007/NĐ-CPngày 16/3/2007 của Chính phủ và hướng dẫn tại ban hành kèm theo Thông tư này.

            4)Quyền khác theo quy định của Luật Quản lý thuế.

            Điều 9. Chứng từ, tài liệu phải nộp

             Ngoàihồ sơ hải quan theo quy định, các loại chứng từ, tài liệu mà người khai hảiquan phải nộp cho cơ quan hải quan theo quy định tại Thông tư này là bản sao cóxác nhận sao y bản chính của doanh nghiệp (trừ trường hợp có yêu cầu cụ thể làbản chính), mỗi loại chứng từ, tài liệu 01 bản. Trường hợp nghi vấn về các tàiliệu, chứng từ liên quan, cơ quan hải quan phải đối chiếu với bản chính để đảmbảo tính chính xác.

ChươngII

XÁC ĐỊNHTRỊ GIÁ ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Mục I

XÁCĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU

Điều 10.Nguyên tắc, phương pháp xác định

1) Nguyên tắc: Trị giá tính thuếđối với hàng hoá xuất khẩu là giá bán thực tế tại cửa khẩu xuất (giá FOB, giáDAF) không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I) và phí vận tải quốc tế (F) phù hợpvới các chứng từ có liên quan.

2) Phương pháp xác định:

2.1) Giá bán thực tế tại cửakhẩu xuất là giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc các hình thức cógiá trị pháp lý tương đương hợp đồng, hoá đơn thương mại và các chứng từ cóliên quan của lô hàng phù hợp với hàng hoá thực xuất khẩu.

2.2) Trường hợp hồ sơ không hợp pháp hoặc nội dung giữa cácchứng từ có mâu thuẫn thì cơ quan hải quan xác định trị giá tính thuế căn cứ vàotrình tự các nguồn thông tin quy định tại khoản 5 Điều 21 Thông tư này và các chứngtừ, tài liệu kèm theo, bao gồm:

2.2.1) Tờ khai hải quan của hàng hoá xuất khẩu giống hệt,hàng hoá xuất khẩu tương tự làm cơ sở xác định trị giá tính thuế; hoặc/và

2.2.2) Hoá đơn bán hàng của hàng hoá xuất khẩu giống hệt,hàng hoá xuất khẩu tương tự do Bộ Tài chính phát hành hoặc cho phép sử dụng;hoặc/và

2.2.3) Các chứng từ dùng để quy đổi về giá FOB, giá DAF sửdụng để xác định trị giá tính thuế.

Điều 11. Trị giá tính thuế đối với hàng hoá xuấtkhẩu chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan

1) Đối với hàng hoá xuất khẩuchưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai do hợp đồng mua bán hànghoá thoả thuận thời điểm chốt giá sau khi hàng hoá đã xuất khẩu, thì người khaihải quan khai báo giá tạm tính tại thời điểm đăng ký tờ khai; khai báo giáchính thức theo mẫu số 5 ban hành kèm theo Thông tư này và nộp thuế chênh lệch(nếu có) trong thời hạn 10 ngày kể từ thời điểm chốt giá. Cơ quan hải quan kiểmtra khai báo của người khai hải quan, thời điểm chốt giá, điều kiện chấp nhậnthời điểm chốt giá và thực hiện:

1.1) Xử lý tiền thuế chênh lệch theo quy định về xử lý tiền thuếnộp thừa tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn đối với trường hợp sốthuế tính theo giá chính thức thấp hơn số thuế đã nộp theo giá tạm tính;

1.2) Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợpngười khai hải quan khai báo giá chính thức không đúng thời hạn quy định tạikhoản 1 Điều này;

1.3) Xác định trị giá tính thuế, ấn định thuế, thu đủ sốtiền thuế, tiền phạt chậm nộp (nếu có), ra quyết định xử phạt vi phạm hànhchính đối với trường hợp người khai hải quan không khai báo hoặc khai báo khôngđúng giá chính thức.

2) Thời điểm chốt giá tối đa là 90 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan hànghoá xuất khẩu. Trường hợp thời điểm chốt giá vượt quá 90 ngày kể từ ngày đăngký tờ khai, giao Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố căn cứ hồ sơ,chứng từ, thực tế lô hàng xuất khẩu để kiểm tra, xem xét, quyết định việc chấpnhận thời điểm chốt giá ghi trên hợp đồng.

3) Thời điểm chốt giá được chấpnhận nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

3.1) Hợp đồng mua bán hàng hoácó thoả thuận về thời điểm chốt giá phù hợp với ngành hàng xuất khẩu;

3.2) Thời điểm chốt giá thực tếphù hợp với thời điểm chốt giá theo thoả thuận ghi trên hợp đồng;

3.3) Giá chính thức phù hợp vớigiá thực tế thanh toán của hàng hoá xuất khẩu theo chứng từ thanh toán.

Trường hợp không đủ điều kiện đểđược chấp nhận thời điểm chốt giá, đồng thời số thuế tính theo giá chính thức cao hơn số thuế đã nộp theo giá tạmtính thì người khai hải quan phải nộp phạt chậm nộp đối với số thuế chênh lệch.

Mục II

XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ ĐỐIVỚI HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU

Điều 12. Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giátính thuế

            1)Nguyên tắc: Trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu là giá thực tế phảitrả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên.

2) Phương pháp xác định: Giá thực tế phải trảtính đến cửa khẩu nhập đầu tiên được xác định bằng cách áp dụng tuần tự sáu phươngpháp xác định trị giá tính thuế hướng dẫn tại các Điều 13, 15, 16, 17, 18, 19Thông tư này và dừng ngay ở phương pháp xác định được trị giá tính thuế (trừcác trường hợp xác định trị giá tính thuế theo quy định tại Điều 20 Thông tưnày). Các phương pháp xác định trị giá tính thuế bao gồm:

2.1) Phương pháp trị giá giao dịch;

2.2) Phương pháp trị giá giao dịch của hànghoá nhập khẩu giống hệt;

2.3) Phương pháp trị giá giao dịch của hànghoá nhập khẩu tương tự;

2.4) Phương pháp trị giá khấu trừ;

2.5) Phương pháp trị giá tính toán;

2.6) Phương pháp suy luận.

            Trường hợp người khaihải quan đề nghị bằng văn bản thì trình tự áp dụng phương pháp trị giá khấu trừvà phương pháp trị giá tính toán có thể thay đổi cho nhau.

           Điều13. Phương pháp trị giá giao dịch

Trị giá tính thuế của hànghoá nhập khẩu trước hết phải được xác định theo trị giá giao dịch.

Trịgiá giao dịch là giá mà người mua thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toáncho người bán để mua hàng hoá nhập khẩu, sau khi đã được điều chỉnh theo quy địnhtại Điều 14 Thông tư này.

Giá thực tế đã thanh toánhay sẽ phải thanh toán được xác định bằng tổng số tiền mà người mua đã thanhtoán hay sẽ phải thanh toán, trực tiếp hoặc gián tiếp cho người bán để mua hànghoá nhập khẩu.

            1)Trị giá giao dịch được áp dụng nếu thỏa mãn đầy đủ các điều kiện sau:

            1.1)Người mua khôngbị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hoá sau khi nhập khẩu, trừ các hạn chếdưới đây:

            1.1.1)Hạn chế do pháp luật Việt Nam quy định, như: Các quy định về việc hàng hoá nhậpkhẩu phải dán nhãn mác bằng tiếng Việt, hàng hoá nhập khẩu có điều kiện, hoặchàng hoá nhập khẩu phải chịu một hình thức kiểm tra trước khi được thông quan;

            1.1.2)Hạn chế về nơi tiêu thụ hàng hoá;

            1.1.3)Hạn chế khác không ảnh hưởng đến trị giá của hàng hoá.

            Nhữnghạn chế này là một hoặc nhiều yếu tố có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đếnhàng hoá nhập khẩu, nhưng không làm tăng hoặc giảm giá thực thanh toán cho hànghoá đó.

            Vídụ: Người bán ô tô yêu cầu người mua ô tô không được bán hoặc trưng bày ô tônhập khẩu trước thời điểm giới thiệu mẫu ô tô này ra thị trường.

          1.2)Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay các khoảnthanh toán mà vì chúng không xác định được trị giá của hàng hoá cần xác địnhtrị giá tính thuế.

            Vídụ:

- Người bán định giá bán hànghoá nhập khẩu với điều kiện là người mua cũng sẽ mua một số lượng nhất định cáchàng hoá khác nữa.

- Giá cả của hàng hoá nhập khẩuphụ thuộc vào giá của hàng hoá khác mà người nhập khẩu sẽ bán lại cho ngườixuất khẩu.

            Trườnghợp việc mua bán hàng hoá hay giá cả của hàng hoá phụ thuộc vào một hay một sốđiều kiện, nhưng người mua có tài liệu khách quan để xác định mức độ ảnh hưởngbằng tiền của sự phụ thuộc đó thì vẫn được xem là đã đáp ứng điều kiện này; khixác định trị giá tính thuế phải cộng khoản tiền được giảm do ảnh hưởng của sựphụ thuộc đó vào trị giá giao dịch.

            1.3)Sau khi bán lại, chuyển nhượng hoặc sử dụng hàng hoá nhập khẩu, trừ khoản phảicộng quy định tại điểm 1.2.6 khoản 1 Điều 14 Thông tư này, người mua không phảitrả thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định đoạt hàng hoánhập khẩu mang lại.

            1.4)Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu có thì mối quanhệ đặc biệt đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch.

            1.4.1)Trong trường hợp người mua và người bán có mối quan hệ đặc biệt nhưng không ảnhhưởng đến trị giá giao dịch thì người khai hải quan phải khai báo về việc này.

            1.4.2)Trên cơ sở những thông tin có sẵn, trường hợp cơ quan hải quan có nghi vấn chorằng mối quan hệ đặc biệt có ảnh hưởng đến trị giá giao dịch thì phải thông báongay bằng văn bản theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này cho người khaihải quan biết căn cứ nghi vấn ngay trong ngày đăng ký tờ khai hoặc ngày làmviệc liền kề.

1.4.3) Cơ quan hải quan phải tạo điều kiện đểngười khai hải quan thực hiện quyền tham vấn, giải trình và cung cấp thêm thôngtin có liên quan nhằm làm rõ mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bánkhông ảnh hưởng đến trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu nêu tại điểm 1.4.4khoản này.

1.4.4) Mối quan hệ đặc biệt giữa người mua vàngười bán không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch nếu thoả mãn một trong hai điềukiện sau:

1.4.4.1) Mặc dù có mối quan hệ đặc biệt nhưnggiao dịch mua bán đó được tiến hành như giao dịch mua bán với những người muakhông có quan hệ đặc biệt:

- Ví dụ:

+ Giá mua bán hàng hoá nhập khẩuđược đàm phán và thống nhất trong hợp đồng thương mại theo cách thức phù hợpvới thông lệ đàm phán, thoả thuận giá cả thông thường của ngành hàng đó hoặc theocách mà người bán đưa ra giá mua bán hàng hoá cho những người mua không có quanhệ đặc biệt khác.

+ Giá mua bán hàng hoá nhập khẩubao gồm cả chi phí và lợi nhuận chung, tương ứng với chi phí và lợi nhuận chungcủa việc bán hàng hoá cùng phẩm cấp hay cùng chủng loại.

Cơ quan hải quan phải tiến hànhkiểm tra cách thức mà người mua và người bán thiết lập mối quan hệ mua bán vàcách thức đàm phán để đạt được mức giá khai báo, từ đó đưa ra kết luận là trịgiá khai báo có bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ đặc biệt hay không.

1.4.4.2) Hoặc trị giá giao dịch đó xấp xỉ vớimột trong những trị giá dưới đây của lô hàng được xuất khẩu đến Việt Nam trongcùng ngày hoặc trong khoảng thời gian 60 ngày trước hoặc 60 ngày sau ngày xuấtkhẩu lô hàng đang chứng minh:

- Trị giá tính thuế được xácđịnh theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt haytương tự được bán cho người nhập khẩu khác không có mối quan hệ đặc biệt vớingười xuất khẩu (người bán);

- Trị giá tính thuế của hànghoá nhập khẩu giống hệt hay tương tự được xác định theo phương pháp trị giá khấutrừ quy định tại Điều 17 Thông tư này;

- Trị giá tính thuế của hànghoá nhập khẩu giống hệt hay tương tự được xác định theo phương pháp trị giátính toán quy định tại Điều 18 Thông tư này.

            1.4.4.3) Những trị giá tính thuế quyđịnh tại điểm 1.4.4.2 khoản này chỉ nhằm mục đích so sánh và phải điều chỉnhtrị giá tính thuếcủa hàng hoá nhập khẩu giống hệt, hàng hoá nhập khẩu tương tự về cùng điều kiệnmua bán với hàng hoá nhập khẩu đang chứng minh:

            a) Điều chỉnh về cùng điều kiện mua bán: Việc điềuchỉnh trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu giống hệt, tương tự về cùng điềukiện mua bán với lô hàng đang chứng minh được thực hiện theo hướng dẫn tại điểm2.2 khoản 2 Điều 16 Thông tư này.

            b)Điều chỉnh các khoản phải cộng, phải trừ theo hướng dẫn tại Điều 14 Thông tưnày.

            2)Trị giá giao dịch bao gồm các khoản sau đây:

            2.1)Giá mua ghi trên hoá đơn thương mại;

2.2) Các khoản điều chỉnh theo hướng dẫn tại Điều14 Thông tư này;

            2.3)Các khoản tiền người mua phải trả nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hoá đơnthương mại, bao gồm:

            2.3.1) Tiền trả trước, tiền ứng trước, tiềnđặt cọc cho việc sản xuất, mua bán, vận tải, bảo hiểm hàng hoá.

            2.3.2) Các khoản thanh toán gián tiếp chongười bán như khoản tiền mà người mua trả cho người thứ ba theo yêu cầu củangười bán; khoản tiền được thanh toán bằng cách cấn trừ nợ.

            3)Xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá có chứa phần mềm nhập khẩu:

            3.1)Trị giá tính thuế là trị giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán chohàng hoá nhập khẩu là phương tiện trung gian, không bao gồm trị giá của phầnmềm dùng cho các thiết bị xử lý dữ liệu mà nó chứa đựng, với điều kiện trên hoáđơn thương mại trị giá của phần mềm được tách riêng với trị giá của phương tiệntrung gian;

            3.2)Trị giá tính thuế là trị giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán chohàng hoá nhập khẩu bao gồm cả trị giá phần mềm và chi phí để ghi hoặc cài đặtphần mềm vào hàng hoá nhập khẩu, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

            3.2.1)Trên hoá đơn thương mại, trị giá của phần mềm không được tách riêng với trị giácủa phương tiện trung gian;

            3.2.2)Trị giá thực thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho phần mềm có liên quan đếncác khoản điều chỉnh cộng theo quy định tại Điều 14 Thông tư này;

            3.2.3)Phần mềm được ghi, cài đặt hoặc tích hợp trong các hàng hoá nhập khẩu khôngphải là phương tiện trung gian.

 4)Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá theo phương pháp này bao gồm:

4.1) Chứng từ, tài liệu chứng minh mối quanhệ đặc biệt không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch (nếu có);

4.2) Chứng từ, tài liệu có liên quan đến cáckhoản tiền người mua phải trả nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hoá đơnthương mại (nếu có);

4.3) Chứng từ, tài liệu có liên quan đến cáckhoản điều chỉnh cộng (nếu có khoản điều chỉnh cộng);

4.4) Chứng từ, tài liệu có liên quan đến cáckhoản điều chỉnh trừ (nếu có khoản điều chỉnh trừ);

4.5) Chứng từ, tài liệu khác có liên quan đếnviệc xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch do người khai hải quankhai báo.

Điều 14. Các khoản điều chỉnh

         1)Khoản điều chỉnh cộng:

         1.1)Điều kiện để điều chỉnh cộng: Chỉ điều chỉnh cộng khi có đầy đủ các điều kiệnsau:

            1.1.1) Do người muathanh toán và chưa được tính trong giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanhtoán;

            1.1.2) Phải liên quanđến hàng hoá nhập khẩu;

            1.1.3) Có số liệu kháchquan, định lượng được phù hợp với các chứng từ hợp pháp có liên quan.

            Trường hợp lô hàng nhậpkhẩu có các khoản điều chỉnh cộng nhưng không có các số liệu khách quan, địnhlượng được để xác định trị giá tính thuế thì không xác định theo trị giá giaodịch và phải chuyển sang phương pháp tiếp theo.

            1.2) Các khoản điềuchỉnh cộng: 

            1.2.1)Chí phí hoa hồng bán hàng, phí môi giới. Trường hợp các chi phí này bao gồm cáckhoản thuế phải nộp ở Việt Namthì không phải cộng các khoản thuế đó vào trị giá tính thuế của hàng hoá nhậpkhẩu.

            1.2.2)Chi phí bao bì được coi là đồng nhất với hàng hoá nhập khẩu, bao gồm: Giá muabao bì, các chi phí khác liên quan đến việc mua bán và vận chuyển bao bì đếnnơi đóng gói, bảo quản hàng hoá.

            Cácloại container, thùng chứa, giá đỡ được sử dụng như một phương tiện để đóng góiphục vụ chuyên chở hàng hoá và sử dụng nhiều lần thì không được coi là bao bìgắn liền với hàng hoá nên không phải là khoản phải cộng về chi phí bao bì gắnliền với hàng hoá.

            1.2.3)Chi phí đóng gói hàng hoá, bao gồm các khoản sau đây:

            1.2.3.1)Chi phí về vật liệu đóng gói bao gồm giá mua vật liệu đóng gói và các chi phíkhác liên quan đến việc mua bán và vận chuyển vật liệu đóng gói đến địa điểmthực hiện việc đóng gói.

            1.2.3.2)Chi phí về nhân công đóng gói, bao gồm tiền thuê nhân công và các chi phí liênquan đến việc thuê nhân công đóng gói hàng hoá đang được xác định trị giá tínhthuế.

            Trườnghợp người mua phải chịu các chi phí về ăn ở, đi lại cho công nhân trong thờigian thực hiện việc đóng gói thì các chi phí này cũng thuộc về chi phí nhâncông đóng gói.

            1.2.4)Khoản trợ giúp: Trị giá của hàng hoá, dịch vụ do người mua cung cấp miễn phíhoặc giảm giá, được chuyển trực tiếp hoặc gián tiếp cho người sản xuất hoặcngười bán hàng, để sản xuất và bán hàng hoá xuất khẩu đến Việt Nam.

            1.2.4.1)Các khoản trợ giúp bao gồm:

            a) Nguyênliệu, bộ phận cấu thành, phụ tùng và các sản phẩm tương tự hợp thành, được đưavào hàng hoá nhập khẩu.

            b)Nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất hàng hoánhập khẩu.

            c)Công cụ, dụng cụ, khuôn rập, khuôn đúc, khuôn mẫu và các sản phẩm tương tự đượcsử dụng để sản xuất hàng hoá nhập khẩu.

            d)Bản vẽ thiết kế, bản vẽ kỹ thuật, thiết kế mỹ thuật, kế hoạch triển khai, thiếtkế thi công, thiết kế mẫu, sơ đồ, phác thảo và các sản phẩm dịch vụ tương tựđược làm ra ở nước ngoài và cần thiết cho quá trình sản xuất hàng hoá nhập khẩu.

            1.2.4.2)Xác định trị giá của khoản trợ giúp:

            a)Nếu hàng hoá, dịch vụ trợ giúp được mua của một người không có quan hệ đặc biệtđể cung cấp cho người bán thì trị giá của khoản trợ giúp là giá mua hàng hoá,dịch vụ trợ giúp đó.

            b)Nếu hàng hoá, dịch vụ trợ giúp do người nhập khẩu hoặc người có quan hệ đặcbiệt với người nhập khẩu sản xuất ra để cung cấp cho người bán thì trị giá củakhoản trợ giúp là giá thành sản xuất hàng hoá, dịch vụ trợ giúp đó.

            c)Nếu hàng hoá, dịch vụ trợ giúp được làm ra bởi cơ sở sản xuất của người mua đặtở nước ngoài nhưng không có tài liệu, chứng từ để hạch toán riêng cho hàng hoá,dịch vụ trợ giúp đó thì trị giá của khoản trợ giúp được xác định bằng cách phânbổ tổng chi phí sản xuất trong cùng kỳ của cơ sở đó cho lượng hàng hoá, dịch vụtrợ giúp được sản xuất ra.

            d)Khoản trợ giúp do người mua thuê hoặc mượn thì trị giá của khoản trợ giúp làchi phí thuê, mượn.

            e)Khoản trợ giúp là hàng hoá đã qua sử dụng thì trị giá của khoản trợ giúp là trịgiá còn lại của hàng hoá đó. 

            g)Hàng hoá trợ giúp được người mua gia công, chế biến trước khi chuyển cho ngườibán để sử dụng vào sản xuất hàng hoá nhập khẩu thì phải cộng thêm phần giá trịtăng thêm do gia công, chế biến vào trị giá của khoản trợ giúp.

            h)Khoản trợ giúp được người mua, bán giảm giá cho người xuất khẩu thì phải cộngthêm phần trị giá được giảm vào trị giá tính thuế.

            i) Trường hợp sau khi sản xuất ra hàng hoánhập khẩu còn thu được nguyên, vật liệu thừa, phế liệu từ các hàng hoá trợ giúpthì phần trị giá thu hồi được từ nguyên vật liệu thừa và phế liệu này được trừra khỏi trị giá của khoản trợ giúp, nếu có số liệu thể hiện trị giá của phếliệu hoặc nguyên, vật liệu thừa.

            Trịgiá các khoản trợ giúp được xác định bao gồm cả các chi phí liên quan đến việcmua bán, vận chuyển, bảo hiểm đến nơi sản xuất ra hàng hoá nhập khẩu.

            1.2.4.3)Phân bổ trị giá khoản trợ giúp cho hàng hoá nhập khẩu.

            a)Nguyên tắc phân bổ trị giá khoản trợ giúp.

            a.1)Trị giá các khoản trợ giúp phải được phân bổ hết cho hàng hoá nhập khẩu;

            a.2)Việc phân bổ phải lập thành các chứng từ hợp pháp;

            a.3)Việc phân bổ phải tuân thủ các quy định, chuẩn mực kế toán của Việt Nam.

            b)Phương pháp phân bổ trị giá khoản trợ giúp:

            Ngườikhai hải quan tự phân bổ các khoản trợ giúp cho hàng hoá nhập khẩu theo mộttrong các phương pháp sau:

            b.1)Phân bổ cho số hàng hoá nhập khẩu trong chuyến hàng nhập khẩu đầu tiên;

            b.2)Phân bổ theo số lượng đơn vị hàng hóa đã được sản xuất tính đến thời điểm nhậpkhẩu chuyến hàng đầu tiên;

            b.3)Phân bổ cho toàn bộ sản phẩm dự kiến được sản xuất ra theo thoảthuận mua bán giữa người mua và người bán (hoặc người sản xuất);           

            b.4)Phân bổ theo nguyên tắc giảm dần hay tăng dần;

            b.5)Ngoài các phương pháp trên, người mua có thể sử dụng các phương pháp phân bổkhác, với điều kiện phải tuân thủ các quy định của pháp luật về chế độ  kế toán và phải được lập thành chứng từ.

             1.2.5)Phí bản quyền, phí giấy phép:

            1.2.5.1)Điều kiện để điều chỉnh cộng: Chỉ điều chỉnh cộng khi có đầy đủ các điều kiệnsau:

             a) Phải được trả cho việc sử dụng các quyền sởhữu trí tuệ liên quan đến hàng hoá nhập khẩu đang được xác định trị giá tínhthuế.

            Vídụ: Một người nhập khẩu băng Betacam có chứa nội dung phim, theo thoả thuậngiữa người nhập khẩu và người xuất khẩu thì người nhập khẩu trả tiền bản quyền đểđược phát sóng bộ phim đó theo thời gian và số lần nhất định. Trường hợp này,hàng hoá nhập khẩu là băng Betacam, tiền bản quyền lại trả để sử dụng nội dungphim chứa đựng trong băng, không trả tiền bản quyền cho băng nhập khẩu, do vậy khôngphải cộng khoản phí bản quyền này vào trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩulà băng Betacam.

             b) Do người mua phải trả trực tiếp hay giántiếp, như một điều kiện cho giao dịch bán hàng hoá đang được xác định trị giátính thuế, có nghĩa là người mua hàng trả phí bản quyền, phí giấy phép như một phần trong hoạtđộng mua bán hàng hoá nhập khẩu.

             c) Chưa được tính trong giá thực tế đã thanhtoán hay sẽ phải thanh toán của hàng hoá nhập khẩu đang được xác định trị giátính thuế.

            1.2.5.2)Không phải cộng vào trị giá tính thuế trong các trường hợp sau:

            a)Các khoản tiền người mua phải trả cho quyền tái sản xuất hàng hoá nhập khẩuhoặc sao chép các tác phẩm nghệ thuật tại Việt Nam.

            b)Các khoản tiền người mua phải trả cho quyền phân phối hoặc bán lại hàng hoánhập khẩu, nếu việc thanh toán này không phải là một điều kiện quy định tạitiết b điểm 1.2.5.1 khoản này của việc bán hàng hoá nhập khẩu.

            Trườnghợp các khoản tiền trả cho quyền tái sản xuất, quyền phân phối hoặc bán lạihàng hoá nhập khẩu đã được tính trong giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phảithanh toán thì không được trừ ra khỏi trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu.

            1.2.5.3)Căn cứ xác định: Chứng từ thanh toán phí bản quyền, phí giấy phép hoặc cácchứng từ hợp pháp khác, thể hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản này.

            1.2.5.4)Thời điểm xác định:

            a)Trường hợp phí bản quyền, phí giấy phép xác định được tại thời điểm đăng ký tờkhai thì người khai hải quan tự khai báo khoản phí bản quyền, phí giấy phép tạitiêu thức tương ứng trên tờ khai trị giá, tự xác định trị giá, tính và nộp thuếtheo quy định;

   b) Trường hợp phí bản quyền, phí giấy phép không xác định được tạithời điểm đăng ký tờ khai do phụ thuộc vào doanh thu bán hàng sau nhập khẩu haylý do khác được quy định cụ thể tại hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc văn bản thỏathuận riêng về việc trả phí bản quyền, phí giấy phép thì thủ tục khai báo, kiểmtra thực hiện như sau:

            b.1)Đối với người khai hải quan:

            b.1.1)Tại thời điểm đăng ký tờ khai, khai báo rõ lý do chưa khai báo được khoản phíbản quyền, phí giấy phép tại tiêu thức tương ứng trên tờ khai trị giá;

            b.1.2)Thực hiện khai báo, tính số thuế phải nộp đối với khoản phí bản quyền, phí giấyphép thực tế đã trả theo mẫu số 5 ban hành kèm theo Thông tư này, đồng thời nộpđủ tiền thuế trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thực trả phí bản quyền, phí giấyphép phù hợp với hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc văn bản thoả thuận riêng. Thờiđiểm tính thuế là ngày người khai hải quan đăng ký tờ khai hải quan.

            b.2)Đối với cơ quan hải quan:

            b.2.1)Kiểm tra các chứng từ có liên quan và nội dung khai báo của người khai hải quanđược quy định nêu tại tiết b.1 điểm 1.2.5.4 khoản này.

b.2.2) Thực hiện xác địnhtrị giá tính thuế, ấn định thuế, thu đủ số tiền thuế, tiền phạt chậm nộp (nếu có),ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp người khai hải quankhông khai báo hoặc khai báo không đúng khoản phí bản quyền, phí giấy phép thựctế phải trả.

            b.2.3)Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp người khai hải quankhai báo không đúng thời hạn quy định tại tiết b.1 điểm 1.2.5.4 khoản này đốivới khoản phí bản quyền, phí giấy phép thực tế phải trả.          

            c)Trường hợp phí bản quyền, phí giấy phép được tính một phần vào hàng hoá nhậpkhẩu, một phần căn cứ vào các yếu tố không liên quan đến hàng hoá nhập khẩu,thì:

            c.1) Cộng vào trị giá giao dịch nếu có sốliệu khách quan, định lượng được để phân định, tách biệt được phần phí bảnquyền, phí giấy phép liên quan đến hàng hóa nhập khẩu.

            c.2) Không xác định trị giá tính thuế theophương pháp trị giá giao dịch và phải chuyển sang phương pháp tiếp theo, nếukhông phân định, tách biệt được phần phí bản quyền, phí giấy phép liên quan đếnhàng hóa nhập khẩu.

            1.2.6) Các khoản tiền mà người nhập khẩu phảitrả từ số tiền thu được sau khi bán lại, định đoạt, sử dụng hàng hoá nhập khẩuđược chuyển trực tiếp hay gián tiếp cho người bán dưới mọi hình thức. Thủ tụckhai báo, kiểm tra được thực hiện như sau:

            1.2.6.1)Trường hợp khoản tiền này xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai thì ngườikhai hải quan tự khai báo khoản tiền này tại tiêu thức tương ứng trên tờ khaitrị giá, tự xác định trị giá, tính và nộp thuế theo quy định;

            1.2.6.2) Trường hợp tại thời điểm đăngký tờ khai chưa xác định được khoản phải cộng này, do phụ thuộc vào doanh thubán hàng sau nhập khẩu hay lý do khác được quy định cụ thể tại hợp đồng mua bánhàng hóa hoặc văn bản thỏa thuận riêng thì:

            a)Đối với người khai hải quan:

            a.1)Tại thời điểm đăng ký tờ khai, khai báo rõ lý do chưa khai báo được khoản tiềndo người nhập khẩu phải trả từ số tiền thu được sau khi bán lại, định đoạt, sửdụng hàng hoá nhập khẩu tại tiêu thức tương ứng trên tờ khai trị giá;

            a.2)Thực hiện khai báo, tính số thuế phải nộp đối với khoản phí thực tế đã trả theomẫu số 5 ban hành kèm theo Thông tư này, đồng thời nộp đủ tiền thuế trong thờihạn 10 ngày kể từ ngày thực trả tiền phù hợp với hợp đồng mua bán hàng hoá hoặcvăn bản thoả thuận riêng. Thời điểm tính thuế là ngày người khai hải quan đăngký tờ khai hải quan.

            b) Đối với cơ quan hải quan:

            b.1)Kiểm tra các chứng từ có liên quan và khai báo của người khai hải quan theo quyđịnh nêu tại điểm a khoản này;

b.2) Thực hiện xác định trị giá tính thuế, ấn định thuế,thu đủ số tiền thuế, tiền phạt chậm nộp (nếu có), ra quyết định xử phạt vi phạmhành chính đối với trường hợp người khai hải quan không khai báo hoặc khai báokhông đúng khoản phí thực tế phải trả;

            b.3)Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp người khai hải quankhai báo không đúng thời hạn quy định tại điểm a khoản này đối với khoản tiềnthực tế phải trả từ số tiền thu được sau khi bán lại, định đoạt, sử dụng hànghoá nhập khẩu.           

            1.2.7) Chi phí vận tải và mọi chi phíkhác có liên quan trực tiếp đến vận tải hàng hoá nhập khẩu cho đến khi hàng hóađã được vận chuyển đến cửa khẩu nhập đầu tiên:

            1.2.7.1)Các chi phí nêu tại điểm này bao gồm: Chi phí bốc, dỡ, xếp và vận chuyển hànghoá, phụ phí tàu già, chi phí thuê các loại container, thùng chứa, giá đỡ đượcsử dụng như một phương tiện để đóng gói phục vụ chuyên chở hàng hoá và sử dụngnhiều lần.

            1.2.7.2) Các chi phí nêu tại điểm này khôngbao gồm:

            a) Chi phí bốc, dỡ, xếp hàng từ phương tiệnvận tải xuống cửa khẩu nhập đầu tiên nếu khoản chi phí này được tách riêng khỏichi phí vận tải quốc tế (F). Trường hợp khoản chi phí này đã bao gồm trong chiphí vận tải quốc tế hoặc đã bao gồm trong giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phảithanh toán thì không được tách (trừ) ra khỏi trị giá tính thuế của hàng hoánhập khẩu.

            b) Các chi phí khác phát sinh sau khi hànghoá nhập khẩu được bốc, dỡ, xếp xuống cửa khẩu nhập đầu tiên.

            1.2.7.3)Trị giá của khoản điều chỉnh này được xác định trên cơ sở hợp đồng vận tải, cácchứng từ, tài liệu liên quan đến vận tải hàng hoá. 

            1.2.7.4)Trường hợp lô hàng có nhiều loại hàng hoá khác nhau nhưng hợp đồng vận tải hoặccác chứng từ, tài liệu liên quan đến vận tải hàng hoá không ghi chi tiết chotừng loại hàng hoá thì người khai hải quan tự phân bổ các chi phí này cho từngloại hàng hoá bằng cách sử dụng các phương pháp phân chia theo thứ tự ưu tiênsau đây:

             a) Phân bổ trên cơ sở biểu giá vận tải của người vận tải hàng hoá;

             b) Phân bổ theo trọng lượng hoặc thể tích của hàng hoá;

             c) Phân bổ theo tỷ lệ trị giá mua của từng loại hàng hoá trên tổngtrị giá lô hàng.

            1.2.7.5) Trường hợp giámua chưa bao gồm chi phí vận tải nhưng người mua không có hợp đồng vận tải, cácchứng từ tài liệu liên quan đến vận tải hàng hoá, hoặc có nhưng không hợp pháp,thì không được áp dụng phương pháp trị giá giao dịch.

            1.2.8)Chi phí bảo hiểm hàng hoá nhập khẩu đến cửa khẩu nhập đầu tiên.

            1.2.8.1)Trường hợp người nhập khẩu không mua bảo hiểm cho hàng hoá thì không phải cộngthêm chi phí này vào trị giá tính thuế.

            1.2.8.2)Phí bảo hiểm mua cho cả lô hàng gồm nhiều loại hàng hoá khác nhau, nhưng chưađược ghi chi tiết cho từng loại hàng hóa, thì phân bổ theo trị giá của từngloại hàng hoá.

            1.2.9)Các chi phí nêu tại điểm 1.2.7 và 1.2.8 khoản này nếu đã bao gồm thuế giá trịgia tăng phải nộp ở Việt Nam thì không phải cộng khoản thuế này vào trị giátính thuế.

         2) Khoản điều chỉnh trừ:

            2.1) Điều kiện để điềuchỉnh trừ: Chỉ được điều chỉnh trừ khi có đầy đủ các điều kiện sau:

            2.1.1) Có số liệu kháchquan, định lượng được phù hợp với các chứng từ hợp pháp có liên quan và có sẵntại thời điểm xác định trị giá;

            2.1.2) Đã được tínhtrong giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán;

            2.1.3) Phù hợp với quyđịnh của pháp luật về kế toán Việt Nam.

            2.2)Các khoản điều chỉnh trừ: 

            2.2.1)Chi phí cho những hoạt động phát sinh sau khi nhập khẩu hàng hóa bao gồm cácchi phí về xây dựng, kiến trúc, lắp đặt, bảo dưỡng hoặc trợ giúp kỹ thuật, tưvấn kỹ thuật, chi phí giám sát và các chi phí tương tự.

            2.2.2)Chi phí vận tải, bảo hiểm phát sinh sau khi hàng hóa đã được vận chuyển đến cửakhẩu nhập đầu tiên. Trường hợp các chi phí này liên quan đến nhiều loại hànghoá khác nhau nhưng chưa được ghi chi tiết cho từng loại hàng hoá thì phải phânbổ các chi phí theo nguyên tắc nêu tại điểm 1.2.7 và 1.2.8 khoản 1 Điều này.

            2.2.3)Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp ở Việt Nam đã nằm trong giá mua hàng nhậpkhẩu. Trường hợp các khoản phí, lệ phí liên quan đến nhiều loại hàng hoá khácnhau mà không xác định trực tiếp được cho từng loại hàng hoá thì phân bổ theotỷ lệ trị giá mua của từng loại hàng hoá trên tổng trị giá lô hàng.

            2.2.4) Khoản giảm giá:

            2.2.4.1)Điều kiện để trừ khoản giảm giá: Chỉ được điều chỉnh trừ khi có đầy đủ các điềukiện sau:

            a)Khoản giảm giá thuộc một trong các loại giảm giá sau đây:

a.1) Giảm giá theo cấp độ thương mại của giao dịchmua bán hàng hoá;

a.2) Giảm giá theo số lượng hàng hoá mua bán;

a.3) Giảm giá theo hình thức và thời gianthanh toán.

            b) Khoảngiảm được lập thành văn bản trước khi xếp hàng lên phương tiện vận tải ở nướcxuất khẩu hàng hoá;

            c)Có số liệu khách quan, định lượng được phù hợp với các chứng từ hợp pháp đểtách khoản giảm giá này ra khỏi trị giá giao dịch. Các chứng từ này được nộpcùng với tờ khai hải quan;

            d)Thực hiện thanh toán qua ngân hàng bằng phương thức L/C hoặc TTR cho toàn bộhàng hoá nhập khẩu thuộc hợp đồng mua bán;

            e) Trịgiá khai báo và thực tế về số lượng hàng hoá nhập khẩu; cấp độ thương mại; hìnhthức và thời gian thanh toán phải phù hợp với Bảng công bố giảm giá của ngườibán.

2.2.4.2) Thủ tục khai báo, kiểm tra khoảngiảm giá:

a) Đối với người khai hải quan:

a.1) Khai báo khoản giảm giá tại tiêu thức tươngứng trên tờ khai trị giá, nhưng chưa thực hiện điều chỉnh trừ khoản giảm giátrên tờ khai trị giá;

a.2) Tính, nộp thuế theo giá chưa được trừkhoản giảm giá;

a.3) Nộp hồ sơ đề nghị xem xét được trừ khoảngiảm giá khi hoàn thành việc nhập khẩu và thanh toán cho toàn bộ hàng hoá thuộchợp đồng: bao gồm các chứng từ sau:

a.3.1) Văn bản đề nghị được trừ khoản giảmgiá sau khi hoàn thành việc nhập khẩu và thanh toán cho toàn bộ hàng hoá thuộchợp đồng (bản chính);

a.3.2) Bảng kê theo dõi thực tế việc nhậpkhẩu hàng hoá thuộc hợp đồng theo mẫu số 6 ban hành kèm theo Thông tư này (bảnchính) đối với trường hợp hàng hoá trong cùng một hợp đồng được nhập khẩu theonhiều chuyến (nhiều tờ khai) khác nhau;

a.3.3) Bảng công bố giảm giá của người bán theo số lượng hàng hoá muabán; hoặc cấp độ thương mại của giao dịch mua bán hàng hoá; hoặc hình thức vàthời gian thanh toán;

a.3.4) Tất cả các tờ khai hải quan của hànghoá nhập khẩu thuộc hợp đồng và bộ hồ sơ hải quan kèm theo;

a.3.5) Chứng từ thanh toán của toàn bộ hànghoá thuộc hợp đồng.

b) Đối với cơ quan hải quan:

Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơingười khai hải quan nộp hồ sơ đề nghị xem xét khấu trừ khoản giảm giá có tráchnhiệm:

b.1) Kiểm tra hồ sơ, chứng từ và các tài liệucó liên quan kèm theo văn bản đề nghị của người khai hải quan;

b.2) Kiểm tra, đối chiếu trị giá khai báo vàthực tế về số lượng; cấp độ thương mại; hình thức và thời gian thanh toán vớiBảng công bố giảm giá của người bán;

b.3) Xem xét, quyết định điều chỉnh trừ khoảngiảm giá nếu có đầy đủ các điều kiện quy định tại điểm 2.2.4.1 khoản này với trịgiá của khoản giảm giá không vượt quá 5% tổng trị giá lô hàng. Trường hợp khoảngiảm giá trên 5% tổng trị giá lô hàng thì đề xuất, báo cáo và gửi toàn bộ hồ sơvề Tổng cục Hải quan xin ý kiến chỉ đạo trước khi quyết định điều chỉnh hoặckhông điều chỉnh trừ khoản giảm giá;

b.4) Xử lý tiền thuế chênh lệch do khoản giảmgiá được trừ thực hiện theo quy định về xử lý tiền thuế nộp thừa tại Luật Quảnlý thuế.

2.2.5) Các chi phí do người mua chịu liênquan đến tiếp thị hàng hoá nhập khẩu, bao gồm:

            2.2.5.1)Chi phí nghiên cứu, điều tra thị trường về sản phẩm sắp nhập khẩu;

            2.2.5.2)Chi phí quảng cáo nhãn hiệu, thương hiệu hàng nhập khẩu;

            2.2.5.3)Chi phí liên quan đến việc trưng bày, giới thiệu sản phẩm mới nhập khẩu;

            2.2.5.4)Chi phí tham gia hội chợ, triển lãm thương mại về sản phẩm mới;

            2.2.5.5)Chi phí kiểm tra số lượng, chất lượng hàng trước khi nhập khẩu. Trường hợp cácchi phí này là thoả thuận giữa người mua, người bán và là một phần trong giáthực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán do người mua trả cho người bán thìsẽ không được trừ ra khỏi trị giá giao dịch;

            2.2.5.6)Chi phí mở L/C để thanh toán cho lô hàng nhập khẩu, nếu chi phí này do ngườimua trả cho ngân hàng đại diện cho người mua thực hiện việc thanh toán tiềnhàng.

            2.2.6) Khoản tiền lãi tương ứng với mức lãisuất theo thỏa thuận tài chính của người mua và có liên quan đến việc mua hànghóa nhập khẩu: Chỉ được điều chỉnh trừ khoản tiền lãi ra khỏi trị giá giao dịchkhi có đầy đủ các điều kiện sau:

            2.2.6.1)Thỏa thuận tài chính được lập thành văn bản;

            2.2.6.2)Người khai hải quan chứng minh được rằng tại thời điểm thỏa thuận tài chínhđược thực hiện, mức lãi suất khai báo không lớn hơn mức lãi suất tín dụng thôngthường tại nước xuất khẩu, nhưng không vượt quá mức lãi suất trần do Ngân hàngNhà nước Việt Nam công bố;

2.2.6.3) Có số liệu khách quan, định lượngđược để khấu trừ khoản tiền lãi ra khỏi trị giá giao dịch.

Điều 15. Phương pháp trị giá giao dịch của hànghóa nhập khẩu giống hệt

            Nếukhông xác định được trị giá tính thuế theo phương pháp trị giá giao dịch hướngdẫn tại Điều 13 Thông tư này thì trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu đượcxác định theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt.

            Phươngpháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt được thực hiện như hướngdẫn tại Điều 16 Thông tư này, trong đó cụm từ “hàng hoá nhập khẩu tương tự” đượcthay thế bằng cụm từ “hàng hoá nhập khẩu giống hệt”.

Điều16. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự

            1)Nếu không xác định được trị giá tính thuế theo các phương pháp hướng dẫn tại Điều13 và Điều 15 Thông tư này thì trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu đượcxác định theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự,với điều kiện hàng hoá nhập khẩu tương tự đã được cơ quan hải quan chấp nhậnxác định trị giá tính thuế theo phương pháp trị giá giao dịch và có cùng cácđiều kiện mua bán, điều kiện về thời gian xuất khẩu với hàng hoá nhập khẩu đangxác định trị giá tính thuế theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều này.

            Trườnghợp không tìm được lô hàng nhập khẩu tương tự có cùng điều kiện mua bán với lôhàng nhập khẩu đang được xác định trị giá tính thuế thì lựa chọn lô hàng nhậpkhẩu tương tự khác về điều kiện mua bán, nhưng phải được điều chỉnh về cùngđiều kiện mua bán.

            2.Điều kiện lựa chọn lô hàng nhập khẩu tương tự:

            Lôhàng nhập khẩu tương tự được lựa chọn nếu đảm bảo các điều kiện sau:

2.1) Điều kiện về thời gian xuất khẩu:

            Lôhàng nhập khẩu tương tự phải được xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày hoặctrong khoảng thời gian 60 ngày trước hoặc 60 ngày sau ngày xuất khẩu với hàng hoá nhậpkhẩu đang được xác định trị giá tính thuế. 

            2.2)Điều kiện mua bán:

            2.2.1) Điều kiện về cấp độ thương mại và sốlượng:

            2.2.1.1)Lô hàng nhập khẩu tương tự phải có cùng điều kiện về cấp độ thương mại và số lượngvới lô hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá tính thuế;

            2.2.1.2)Nếu không tìm được lô hàng nhập khẩu nêu tại điểm 2.2.1.1 thì lựa chọn lô hàngnhập khẩu có cùng cấp độ thương mại nhưng khác nhau về số lượng, sau đó điềuchỉnh trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự về cùng số lượng với lôhàng đang xác định trị giá tính thuế;

            2.2.1.3)Nếu không tìm được lô hàng nhập khẩu nêu tại điểm 2.2.1.1 và 2.2.1.2 thì lựachọn lô hàng nhập khẩu khác nhau về cấp độ thương mại nhưng cùng số lượng, sauđó điều chỉnh trị giá giao dịch của lô hàng nhập khẩu tương tự về cùng cấp độthương mại với lô hàng đang xác định trị giá tính thuế;

            2.2.1.4)Nếu không tìm được lô hàng nhập khẩu nêu tại điểm 2.2.1.1, 2.2.1.2, 2.2.1.3 thìlựa chọn lô hàng nhập khẩu khác nhau cả về cấp độ thương mại và số lượng, sauđó điều chỉnh trị giá giao dịch của lô hàng nhập khẩu tương tự về cùng cấp độthương mại và số lượng với lô hàng đang xác định trị giá tính thuế.

            2.2.2)Điều kiện về quãng đường và phương thức vận tải, bảo hiểm:

            Lôhàng nhập khẩu tương tự có cùng quãng đường và phương thức vận tải, hoặc đãđược điều chỉnh về cùng quãng đường và phương thức vận tải với lô hàng đang xácđịnh trị giá.

            Nếucó sự chênh lệch đáng kể về phí bảo hiểm thì điều chỉnh về cùng điều kiện bảohiểm với lô hàng đang xác định trị giá tính thuế.

            2.3)Khi áp dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự, nếukhông tìm được hàng hoá nhập khẩu tương tự được sản xuất bởi cùng một người sảnxuất hoặc người sản xuất khác được uỷ quyền thì mới xét đến hàng hoá được sảnxuất bởi người sản xuất khác và phải có cùng xuất xứ.

            2.4)Khi xác định trị giá tính thuế theo phương pháp này mà xác định được từ hai trịgiá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự trở lên thì sau khi đã điều chỉnhvề cùng điều kiện mua bán với lô hàng đang xác định trị giá tính thuế, trị giátính thuế là trị giá giao dịch thấp nhất.

            Nếutrong thời gian làm thủ tục hải quan mà không đủ thông tin lựa chọn hàng nhậpkhẩu giống hệt hoặc tương tự với hàng hoá nhập khẩu đang xác định trị giá tínhthuế thì không xác định trị giá tính thuế cho hàng hoá nhập khẩu theo hướng dẫntại Điều 15 hoặc Điều 16 Thông tư này mà phải chuyển sang phương pháp tiếptheo.

            3)Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá tính thuế theo phương pháp này bao gồm:

             3.1) Tờ khai hải quan và tờ khai trị giá củahàng hoá nhập khẩu tương tự;

             3.2) Hợp đồng vận tải của hàng hoá nhập khẩutương tự (nếu có sự điều chỉnh chi phí này);

             3.3) Hợp đồng bảo hiểm của hàng hoá nhập khẩutương tự (nếu có sự điều chỉnh chi phí này);

             3.4) Bảng giá bán hàng xuất khẩu của nhà sảnxuất hoặc người bán hàng ở nước ngoài (nếu có sự điều chỉnh về số lượng, cấp độthương mại);

             3.5) Các hồ sơ, chứng từ hợp pháp khác cầnthiết và liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế.

            Điều 17. Phương pháp trị giá khấutrừ

            1)Nếu không xác định được trị giá tính thuế theo các phương pháp hướng dẫn tại Điều13, Điều 15, Điều 16 Thông tư này thì trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩuđược xác định theo phương pháp trị giá khấu trừ, căn cứ vào đơn giá bán hànghoá nhập khẩu, hàng hoá nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hoá nhập khẩu tương tựtrên thị trường nội địa Việt Nam và trừ (-) các chi phí hợp lý, lợi nhuận thuđược sau khi bán hàng nhập khẩu.

            Khôngáp dụng phương pháp này nếu hàng hóa được lựa chọn để xác định đơn giá bánthuộc một trong các trường hợp sau:

            -Chưa được bán trên thị trường nội địa Việt Namhoặc việc bán hàng chưa được hạch toán trên chứng từ, sổ sách kế toán theo quyđịnh của pháp luật về kế toán Việt Nam;

            -Có liên quan đến khoản trợ giúp do bất kỳ người nào cung cấp, nêu tại điểm 1.2.4.1khoản 1 Điều 14 Thông tư này.

       2) Điều kiện lựa chọn đơn giá bán trên thị trường Việt Nam:

       2.1)Đơn giá bán trên thị trường Việt Nam phải là đơn giá bán của hàng hoá nhập khẩuđang được xác định trị giá tính thuế, hàng hoá nhập khẩu giống hệt hoặc hànghoá nhập khẩu tương tự, được bán nguyên trạng như khi nhập khẩu.

       2.2)Đơn giá bán được lựa chọn là đơn giá tương ứng với lượng hàng hoá được bán ravới số lượng luỹ kế lớn nhất ở mức đủ để hình thành đơn giá; hàng hoá được bánra ngay sau khi nhập khẩu, nhưng không quá 90 ngày sau ngày nhập khẩu của hànghoá đang được xác định trị giá tính thuế; người mua hàng trong nước và ngườibán không có mối quan hệ đặc biệt.

       Ví dụ: Lô hàng A gồm nhiều mặt hàng trong đó mặt hàng B phảixác định trị giá tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Lô hàng A được nhập khẩuvào ngày 1/1/2005. Một lô hàng trong đó có mặt hàng giống hệt với mặt hàng Bnhập khẩu trước đó và được bán cho nhiều người mua trong nước theo các mức giávà thời điểm khác nhau như sau:

Đơn giá

Số lượng/lần bán

Thời gian bán

Số luỹ kế

900 đồng/chiếc

50 chiếc

28/3/2005

100 chiếc

30 chiếc

15/1/2005

 20 chiếc

3/3/2005

800 đồng/chiếc

200 chiếc

20/1/2005

450 chiếc

250 chiếc

12/2/2005

Tổng cộng:

550 chiếc

Trongví dụ trên, đơn giá bán được lựa chọn để khấu trừ là 800 đồng/chiếc, tương ứngvới số lượng bán ra lớn nhất (450 chiếc), ở mức đủ để hình thành đơn giá. Đơngiá này thỏa mãn các điều kiện về lựa chọn đơn giá bán, đó là:

          - Có số lượng lũy kế lớn nhất (450chiếc).

          - Thời gian bán là trong vòng 90 ngàykể từ ngày nhập khẩu.

         3) Nguyên tắc khấu trừ:

            Việc xác định các khoản khấu trừphải dựa trên cơ sở các số liệu kế toán, chứng từ hợp pháp, có sẵn và được ghichép, phản ánh theo các quy định, chuẩn mực của kế toán Việt Nam.

            Các khoản được khấu trừ phải lànhững khoản được phép hạch toán vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp theo phápluật về kế toán Việt Nam.

            4) Các khoản được khấu trừ khỏi đơngiá bán hàng:

            Các khoản được khấu trừ khỏi đơn giábán hàng là những chi phí hợp lý và lợi nhuận thu được sau khi bán hàng trênthị trường Việt Nam, gồm các khoản sau:

            4.1) Chi phí vận tải, phí bảo hiểmvà chi phí cho các hoạt động khác liên quan đến việc vận tải hàng hoá sau khinhập khẩu, cụ thể:

            4.1.1) Chi phí vận tải, phí bảo hiểmvà các chi phí khác liên quan đến việc vận tải hàng hoá phát sinh từ cửa khẩunhập đầu tiên đến kho hàng của người nhập khẩu hoặc địa điểm giao hàng trongnội địa Việt Nam;

            4.1.2) Chi phí vận tải, phí bảo hiểmvà các chi phí khác liên quan đến việc vận tải từ kho hàng của người nhập khẩutrong nội địa Việt Nam đến địa điểm bán hàng, nếu người nhập khẩu phải chịu cáckhoản này.

            4.2) Các khoản thuế, phí và lệ phíphải nộp tại Việt Nam khi nhập khẩu và bán hàng hoá nhập khẩu trên thị trườngnội địa Việt Nam.

            4.3) Hoa hồng hoặc chi phí chung vàlợi nhuận liên quan đến các hoạt động bán hàng hoá nhập khẩu tại Việt Nam.

            4.3.1) Trường hợp người nhập khẩu làđại lý bán hàng cho thương nhân nước ngoài thì khấu trừ khoản hoa hồng. Nếutrong khoản hoa hồng đã bao gồm các chi phí nêu tại điểm 4.1 và 4.2 khoản nàythì không được khấu trừ thêm các khoản này.

            4.3.2) Trường hợp nhập khẩu theophương thức mua đứt bán đoạn thì khấu trừ các khoản chi phí chung và lợi nhuận:Chi phí chung và lợi nhuận phải được xem xét một cách tổng thể khi xác định trịgiá khấu trừ. Việc xác định và phân bổ chi phí chung và lợi nhuận cho lô hàngnhập khẩu phải được thực hiện theo các quy định và chuẩn mực kế toán Việt Nam.

            Chi phí chung bao gồm các chi phí trực tiếp, chi phí giántiếp phục vụ cho việc nhập khẩu và bán hàng hoá trên thị trường nội địa, như: Chiphí về tiếp thị hàng hoá, chi phí về lưu giữ và bảo quản hàng hoá trước khi bánhàng, chi phí về các hoạt động quản lý phục vụ cho việc nhập khẩu và bánhàng,...

            Căn cứ để xác định các khoản khấutrừ là số liệu đượcghi chép và phản ánh trên chứng từ, sổ sách kế toán của người nhập khẩu,phù hợp với quy định, chuẩn mực của kế toán Việt Nam. Số liệu này phải tươngứng vớinhững số liệu thu được từ những hoạt động mua bán hàng hoá nhập khẩu cùng phẩmcấp hoặc cùng chủng loại tại Việt Nam.

            5) Đối với hàng hoá được bán khôngcòn nguyên trạng như khi nhập khẩu:

            5.1) Trường hợp không tìm được đơn giá bán của hàng hoáđược bán nguyên trạng như khi nhập khẩu thì lấy đơn giá bán hàng hoá nhập khẩuđã qua quá trình gia công, chế biến thêm ở trong nước và trừ đi các chi phí giacông, chế biến làm tăng thêm giá trị của hàng hoá, với điều kiện có thể địnhlượng được các chi phí gia tăng do quá trình gia công, chế biến thêm ở trongnước và các chi phí đã nêu tại khoản 4 Điều này. Trường hợp không tách được cácchi phí gia tăng này khỏi giá bán, thì không được áp dụng phương pháp trị giákhấu trừ và phải chuyển sang phương pháp tiếp theo.

            5.2) Trường hợp sau khi gia công, chế biến mà hàng hoánhập khẩu vẫn giữ nguyên được đặc điểm, tính chất, công dụng như khi nhập khẩu,nhưng chỉ còn là một bộ phận của hàng hoá được bán ra trên thị trường trongnước thì không được áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ và phải chuyển sangphương pháp tiếp theo.

            5.3) Nếu sau khi gia công, chế biến mà hàng hoá nhập khẩubị thay đổi đặc điểm, tính chất, công dụng và không còn nhận biết được hàng hoánhập khẩu ban đầu thì không được áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ và phảichuyển sang phương pháp tiếp theo.

            6) Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá tính thuế theophương pháp này bao gồm:

            6.1) Hoá đơn bán hàng do Bộ Tàichính phát hành hoặc cho phép sử dụng;

            6.2) Hợp đồng đại lý bán hàng nếungười nhập khẩu là đại lý bán hàng của người xuất khẩu. Hợp đồng này phải quyđịnh cụ thể khoản phí hoa hồng mà người đại lý được hưởng, các loại chi phí màngười đại lý phải trả;

            6.3) Bản giải trình về doanh thu bánhàng và các chứng từ, sổ sách kế toán phản ánh các khoản chi phí nêu tại khoản4 Điều này;

            6.4) Tờ khai hải quan và tờ khai trịgiá của lô hàng được lựa chọn để khấu trừ;

            6.5) Các tài liệu cần thiết khác đểkiểm tra, xác định trị giá tính thuế.

            Điều 18. Phương pháp trị giá tính toán

            1) Nếu không xác định được trị giátính thuế theo các phương pháp hướng dẫn tại Điều 13, 15, 16, 17 Thông tư nàythì trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu được xác định theo phương pháp trịgiá tính toán. Trị giá tính toán của hàng hoá nhập khẩu bao gồm các khoản sau:

            1.1) Chi phí trực tiếp để sản xuấtra hàng hoá nhập khẩu: Giá thành hoặc trị giá của nguyên vật liệu, chi phí củaquá trình sản xuất hoặc quá trình gia công khác được sử dụng vào sản xuất hàngnhập khẩu. Chi phí này bao hàm cả các khoản chi phí sau:

            1.1.1) Chi phí quy định tại điểm1.2.1, 1.2.2, 1.2.3 khoản 1 Điều 14 Thông tư này;

            1.1.2)Trị giá của các khoản trợ giúp theo hướng dẫn tại điểm 1.2.4.1 khoản 1 Điều 14Thông tư này;

             1.1.3) Chỉtính vào trị giá tính thuế trị giá của các sản phẩm trợ giúp quy định tại tiếtd điểm 1.2.4.1 khoản 1 Điều 14 được thực hiện ở Việt Nam nếu người sản xuấtchịu chi phí cho các sản phẩm trợ giúp đó.

            1.2) Chi phí chung và lợi nhuận phátsinh trong hoạt động bán hàng hoá cùng phẩm cấp hoặc cùng chủng loại với hànghoá nhập khẩu đang xác định trị giá, được sản xuất ở nước xuất khẩu để bán hàngđến Việt Nam. Khoản lợi nhuận và chi phí chung phải được xem xét một cách tổngthể khi xác định trị giá tính toán.

            Chi phí chung bao gồm tất cả các chiphí trực tiếp hay gián tiếp của quá trình sản xuất và bán để xuất khẩu hànghoá, nhưng chưa được tính toán theo hướng dẫn nêu tại điểm 1.1 khoản này.

            1.3) Các chi phí vận tải, bảo hiểmvà các chi phí có liên quan đến việc vận tải hàng hoá nhập khẩu theo hướng dẫntại điểm 1.2.7 và 1.2.8 khoản 1 Điều 14 Thông tư này.

            2) Căn cứ để xác định trị giá tínhtoán:

            Là số liệu được ghi chép và phản ánh trên chứng từ, sổsách kế toán của người sản xuất trừ khi các số liệunày không phù hợp các số liệu thu thập được tại Việt Nam. Số liệu này phảitương ứng vớinhững số liệu thu được từ những hoạt động sản xuất, mua bán hàng hoá nhập khẩucùng phẩm cấp hoặc cùng chủng loại do người sản xuất tại nước xuất khẩu sảnxuất ra để xuất khẩu đến Việt Nam.

3) Chứng từ, tài liệu để xác định trị giátính thuế theo phương pháp này bao gồm:

            3.1) Bản giải trình của người sảnxuất về các chi phí nêu tại điểm 1.1 và 1.2 khoản 1 Điều này, kèm theo bản saocó xác nhận của người sản xuất về các chứng từ, số liệu kế toán phù hợp với bảngiải trình này;

            3.2) Hoá đơn bán hàng của người sảnxuất;

            3.3) Chứng từ về các chi phí nêu tạiđiểm 1.3 khoản 1 Điều này.

Điều 19. Phương pháp suy luận

            1) Nếu không xác định được trị giátính thuế theo các phương pháp hướng dẫn tại Điều 13, 15, 16, 17, 18 Thông tưnày thì trị giá tính thuế được xác định theo phương pháp suy luận, căn cứ vàocác tài liệu, số liệu khách quan, có sẵn tại thời điểm xác định trị giá tínhthuế. 

            Trị giá tính thuế theo phương phápsuy luận được xác định bằng cách áp dụng tuần tự và linh hoạt các phương phápxác định trị giá tính thuế hướng dẫn tại Điều 13, 15, 16, 17, 18 Thông tư nàyvà dừng ngay tại phương pháp xác định được trị giá tính thuế, với điều kiệnviệc áp dụng như vậy phù hợp với các quy định tại khoản 2 Điều này.

            2) Khi xác định trị giá tính thuếtheo phương pháp này, người khai hải quan và cơ quan hải quan không được sửdụng các trị giá dưới đây để xác định trị giá tính thuế:

            2.1) Giá bán trên thị trường nội địacủa mặt hàng cùng loại được sản xuất tại Việt Nam.

            2.2) Giá bán hàng hoá ở thị trườngnội địa nước xuất khẩu.

            2.3) Giá bán hàng hoá để xuất khẩuđến nước khác.

            2.4) Chi phí sản xuất hàng hoá, trừcác chi phí sản xuất hàng hoá được sử dụng trong phương pháp tính toán.

            2.5) Trị giá tính thuế tối thiểu.

            2.6) Các loại giá áp đặt hoặc giảđịnh.

            2.7) Sử dụng trị giá cao hơn tronghai trị giá thay thế để làm trị giá tính thuế.

  3) Một số ví dụ vận dụng linh hoạt các phươngpháp xác định trị giá tính thuế:

           3.1) Vận dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giốnghệt hoặc hàng hoá nhập khẩu tương tự.          

            Nếu không có hàng hoá nhập khẩugiống hệt hoặc hàng hoá nhập khẩu tương tự được xuất khẩu đến Việt Nam vào cùngngày hoặc trong khoảng thời gian 60 ngày trước hoặc 60 ngày saungày xuất khẩu của lô hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá tính thuế thìlựa chọn những hàng hoá nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hoá nhập khẩu tương tựđược xuất khẩu trong khoảng thời gian dài hơn, nhưng không quá 90 ngày trước hoặc 90 ngày sau ngàyxuất khẩu của lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế.

            3.2) Vận dụng phương pháp xác địnhtrị giá tính thuế theo phương pháp trị giá khấu trừ bằng một trong các cách sauđây:

            3.2.1) Trong vòng 90 ngày kể từ ngàynhập khẩu mà không xác định được đơn giá dùng để khấu trừ thì lựa chọn đơn giáđược bán ra với số lượng lũy kế lớn nhất trong vòng 120 ngày kể từ ngày nhậpkhẩu của lô hàng được lựa chọn để khấu trừ.

            3.2.2) Nếu không có đơn giá bán lạicủa chính hàng hoá nhập khẩu hoặc hàng hoá nhập khẩu giống hệt hay hàng hoánhập khẩu tương tự cho người không có quan hệ đặc biệt với người nhập khẩu thìlựa chọn đơn giá bán lại hàng hoá cho người mua có quan hệ đặc biệt, với điềukiện mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến giá cả trong giao dịch mua bán.

            3.3) Trị giá tính thuế của hàng hoánhập khẩu được xác định bằng trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu giống hệtđã được xác định theo phương pháp trị giá khấu trừ hoặc phương pháp trị giátính toán.

            3.4) Trị giá tính thuế của hàng hoánhập khẩu được xác định bằng trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu tương tựđã được xác định theo phương pháp trị giá khấu trừ hoặc phương pháp trị giátính toán.

            4) Ngoài các ví dụ nêu tại khoản 3 Điềunày, việc vận dụng linh hoạt các phương pháp xác định trị giá tính thuế đượcthực hiện dựa vào cơ sở dữ liệu giá, các tài liệu khách quan hợp pháp, nhưng không được vi phạmquy định tại khoản 2 Điều này.

            5)Chứng từ, tài liệu: Bao gồm đầy đủ các chứng từ, tài liệu có liênquan đến việc xác định trị giá tính thuế theo phương pháp này.

Điều 20. Trị giátính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu trong một số trường hợp đặc biệt

1) Đốivới hàng hoá cóthay đổi mục đích sử dụng so với mục đích đã được xác định thuộc đối tượngkhông chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế thì trị giá tính thuế được xác địnhnhư sau:

1.1) Hàng hoá đã sử dụng tạiViệt Nam: Trị giá tính thuế nhập khẩu được xác định trên cơ sở giá trị sử dụngcòn lại của hàng hoá, tính theo thời gian sử dụng tại Việt Nam (tính từ thờiđiểm nhập khẩu theo tờ khai hải quan đến thời điểm tính thuế) và được xác địnhcụ thể như sau:

Thời gian sử dụng  tại Việt Nam

Trị giá tính thuế nhập khẩu = (%)  trị giá khai báo tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan

Từ 6 tháng trở xuống (được tính tròn là 183 ngày)

90%

Từ trên 6 tháng đến 1 năm (được tính tròn là 365 ngày)

80%

Từ trên 1 năm đến 2 năm

70%

Từ trên 2 năm đến 3 năm

60%

Từ trên 3 năm đến 5 năm

50%

Từ trên 5 năm đến 7 năm

40%

Từ trên 7 năm đến 9 năm

30%

Từ trên 9 năm đến 10 năm

15%

Trên 10 năm

0%

Nếu mứcgiá khai báo tại thời điểm nhập khẩu của hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế, hoặc đượcmiễn thuế, xét miễn thuế thấp hơn mức giá trong cơ sở dữ liệu giá cùngthời điểm, thì lấy mức giá trong cơ sở dữ liệu giá và tỷ lệ quy định trên đây đểxác định trị giá tính thuế.

 1.2) Hàng hóa chưa sử dụng tại Việt Nam: Trịgiá tính thuế được xác định theo nguyên tắc và các phương pháp xác định trị giátính thuế hướng dẫn tại Thông tư này.

 2) Đối với phế liệu thu được trong quá trìnhsản xuất hàng gia công cho phía nước ngoài mà bên thuê gia công bán lại chophía Việt Nam, thì trị giá tính thuế được xác định như sau:

2.1)Trường hợp có hợp đồng mua bán hàng hóa thì trị giá tính thuế được xác địnhtheo nguyên tắc và các phương pháp xác định trị giá tính thuế hướng dẫn tại Thôngtư này.

2.2)Trường hợp không có hợp đồng mua bán thì trị giá tính thuế được xác định theoquy định tại khoản 5 Điều này.

3) Trịgiá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam sau khi thuê phía nước ngoàigia công là tiền thuê gia công và trị giá của nguyên vật liệu sử dụng trong quátrình gia công do phía nước ngoài cung cấp thể hiện trên hợp đồng gia công vàcác khoản điều chỉnh quy định tại Điều 14 Thông tư này. Không tính vào trị giátính thuế sản phẩm sau gia công trị giá của vật tư, nguyên liệu đã xuất khẩu từViệt Nam đưa đi gia công theo hợp đồng gia công đã ký. 

4) Đốivới hàng hoá nhập khẩu là hàng đem ra nước ngoài sửa chữa, khi nhập khẩu vềViệt nam thuộc đối tượng chịu thuế, thì trị giá tính thuế là chi phí sửa chữathực trả theo hợp đồng ký kết với phía nước ngoài, phù hợp với các chứng từ hợppháp, liên quan đến việc sửa chữa hàng hoá.

5) Hànghoá nhập khẩu không có hợp đồng mua bán:

5.1)Hàng hoá nhập khẩu theo khai báo từ 5 triệu đồng trở xuống, thì trị giá tínhthuế là trị giá khai báo. Trường hợp có căn cứ xác định trị giá khai báo khôngphù hợp, thì trị giá tính thuế do cơ quan hải quan xác định theo nguyên tắc và mộttrong các phương pháp xác định trị giá tính thuế hướng dẫn tại Thông tư này;

5.2)Hàng hoá nhập khẩu theo khai báo trên 5 triệu đồng:

5.2.1) Hànghoá nhập khẩu của hành khách nhập cảnh; hàng hoá nhập khẩu với mục đích làmgiải thưởng trong các cuộc thi thể thao, văn hoá nghệ thuật; hàng hoá là quàbiếu, quà tặng, hàng mẫu, hàng nhập khẩu của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụbưu chính, dịch vụ phát chuyển nhanh:

a) Đốivới hàng hoá nhập khẩu là máy móc, thiết bị, hàng hoá khác có trị giá từ 50triệu đồng trở lên; hàng hoá nhập khẩu là ô tô, xe máy: Trị giá tính thuế được xácđịnh theo nguyên tắc và một trong các phương pháp xác định trị giá tính thuếquy định tại Thông tư này.

b) Đốivới hàng hoá khác ngoài quy định tại điểm a khoản này, trị giá tính thuế là trịgiá khai báo. Trường hợp có căn cứ xác định trị giá khai báo không phù hợp, thìtrị giá tính thuế do cơ quan hải quan xác định theo nguyên tắc và một trong cácphương pháp xác định trị giá tính thuế hướng dẫn tại Thông tư này.

5.2.2)Đối với hàng hoá nhập khẩu là hàng bảo hành; hàng khuyến mại, hàng hoá mua bántrao đổi của cư dân biên giới; các loại hình khác không có hợp đồng mua bán,thì trị giá tính thuế do cơ quan hải quan xác định theo nguyên tắc và một trongcác phương pháp xác định trị giá tính thuế hướng dẫn tại Thông tư này.

6) Hànghoá nhập khẩu thừa so với hợp đồng mua bán hàng hoá đã ký với phía nước ngoài:

            6.1) Hàng hoá nhập khẩu thừa là hànghoá giống hệt hoặc tương tự với hàng hoá nhập khẩu ghi trên hợp đồng: Trị giátính thuế của hàng nhập khẩu thừa được xác định theo phương pháp xác định trịgiá tính thuế của số hàng hoá nhập khẩu ghi trên hợp đồng.

            6.2) Hàng hoá nhập khẩu thừa là hànghoá khác với hàng hoá nhập khẩu ghi trên hợp đồng, nếu được phép nhập khẩu thìtrị giá tính thuế được xác định trên nguyên tắc áp dụng tuần tự các phương phápxác định trị giá tính thuế theo hướng dẫn từ Điều 15 đến Điều 19 Thông tư này,không xác định theo phương pháp trị giá giao dịch.

            7) Hàng hoá nhập khẩu không phù hợpvới hợp đồng mua bán hàng hoá đã ký với phía nước ngoài:

            7.1) Hàng hoá nhập khẩu không phùhợp về qui cách, nếu được phép nhập khẩu, thì trị giá tính thuế là trị giá thựcthanh toán cho hàng hoá nhập khẩu. Hàng hoá không phù hợp về quy cách được hiểulà hàng thực nhập có những khác biệt về mầu sắc, kích cỡ, kiểu dáng so với môtả trong hợp đồng mua bán và những khác biệt đó không làm ảnh hưởng đến giáthực tế phải trả.

            7.2) Hàng hoá nhập khẩu không phùhợp với hợp đồng mua bán hàng hóa ngoài trường hợp quy định tại điểm 7.1 khoảnnày, nếu được phép nhập khẩu, thì trị giá tính thuế được xác định trên nguyêntắc áp dụng tuần tự các phương pháp xác định trị giá tính thuế hướng dẫn từ Điều15 đến Điều 19 Thông tư này, không xác định theo phương pháp trị giá giao dịch.

8) Hànghoá nhập khẩu thực tế có sự chênh lệch về số lượng so với hoá đơn thương mại dotính chất của hàng hoá, phù hợp với điều kiện giao hàng và điều kiện thanh toántrong hợp đồng mua bán thì khi xác định trị giá tính thuế phải căn cứ vào hoá đơnthương mại và hợp đồng mua bán (điều kiện giao hàng, tỷ lệ dung sai, đặc tínhtự nhiên của hàng hoá và điều kiện thanh toán). Trị giá tính thuế không đượcthấp hơn trị giá thực thanh toán ghi trên hoá đơn thương mại và các chứng từ cóliên quan.

 9) Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam từ kho ngoạiquan:

 9.1) Trị giá tính thuế được xác định theonguyên tắc và các phương pháp xác định trị giá tính thuế hướng dẫn tại Thông tưnày.

 9.2) Ngày xuất khẩu được xác định là:

 9.2.1) Ngày xếp hàng lên phương tiện vận tải ghitrên vận đơn đối với trường hợp người đưa hàng vào kho ngoại quan trực tiếpnhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam.

 9.2.2) Ngày đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩuhàng hoá từ kho ngoại quan vào Việt Nam đối với các trường hợp khác.

 10) Đối với hàng hoá nhập khẩu là hàng đi thuêmượn thì trị giá tính thuế là giá thực trả theo hợp đồng đã ký với nước ngoài,phù hợp với các chứng từ hợp pháp có liên quan đến việc đi thuê mượn hàng hoá.

Chương III

KIỂM TRA TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ

Mục I

KIỂM TRA TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU

TRONG QUÁ TRÌNH LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN

Điều 21. Đối tượng, nguyên tắckiểm tra, thẩm quyền, tiêu chí xây dựng Danh mục quản lý rủi ro hàng hoá xuấtkhẩu về giá cấp Cục và nguồn thông tin xây dựng mức giá kiểm tra

1) Đốitượng kiểm tra: Hồ sơ hải quan hoặc hồ sơ hải quan điện tử, các tài liệu cóliên quan đến việc xác định trị giá tính thuế của hàng hóa xuất khẩu thuộc diệnkiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa.

2)Nguyên tắc kiểm tra: Áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro về trị giá

Việckiểm tra trị giá tính thuế hàng hoá xuất khẩu được thực hiện trên cơ sở kiểmtra các mặt hàng thuộc Danh mục quản lý rủi ro hàng hoá xuất khẩu về giá cấpCục (sau đây gọi là Danh mục rủi ro hàng hoá xuất khẩu cấp Cục).

3) Thẩmquyền xây dựng, điều chỉnh, kiểm tra Danh mục rủi ro hàng hoá xuất khẩu cấp Cục:

3.1) Cụctrưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố căn cứ tình hình quản lý hoạt động xuấtkhẩu từng thời kỳ và thực tế xuất khẩu hàng hoá để xây dựng, điều chỉnh Danhmục rủi ro hàng hoá xuất khẩu cấp Cục và mức giá kiểm tra làm căn cứ kiểm tratrị giá khai báo, đồng thời gửi báo cáo Tổng cục Hải quan.

3.2)Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan kiểm tra, chỉ đạo Cục Hải quan tỉnh, thành phố sửa đổi, điều chỉnh Danh mục rủiro hàng hoá xuất khẩu cấp Cục trong trường hợp Danh mục rủi ro hàng hoá xuấtkhẩu cấp Cục chưa phù hợp với thực tế.

4) Cáctiêu chí xây dựng Danh mục rủi ro hàng hoá xuất khẩu cấp Cục: Hàng hoá đáp ứngmột trong các tiêu chí sau:

4.1)Mặt hàng tài nguyên, khoáng sản chưa qua chế biến có thuế suất thuế xuất khẩu,trừ mặt hàng dầu thô;

4.2) Mặt hàng có khả năng gianlận thương mại.

5)Nguồn thông tin xây dựng mức giá kiểm tra: 

5.1) Giá FOB, giá DAF của hàng hoá xuất khẩu giống hệt, hànghoá xuất khẩu tương tự;

5.2) Giá bán tại thị trường nội địa của hàng hoá xuấtkhẩu giống hệt, hàng hoá xuất khẩu tương tự sau khi trừ thuế giá trị gia tăng,thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và các chi phí hợp pháp phát sinh trước khixuất khẩu hàng hoá tại cửa khẩu xuất.

5.3)Các thông tin khác do cơ quan hải quan thu thập được sau khi quy đổi về giáFOB, giá DAF.

Điều 22. Kiểm tra, xử lý kết quả kiểm tra trị giá tínhthuế

1) Kiểmtra mức giá khai báo:

1.1) Đốivới hàng hoá thuộc Danh mục rủi ro hàng hoá xuất khẩu cấp Cục:

1.1.1)Nội dung kiểm tra: So sánh mức giá khai báo với mức giá kiểm tra tại Danh mụcrủi ro hàng hoá xuất khẩu cấp Cục.

1.1.2)Xử lý kết quả kiểm tra:

1.1.2.1)Trường hợp không có nghi vấn về mức giá khai báo thì chấp nhận mức giá khai báocủa người khai hải quan.

1.1.2.2)Trường hợp có nghi vấn về mức giá khai báo thì tiếp tục thực hiện kiểm trathủ tục, hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này.

1.2) Đốivới hàng hoá không thuộc Danh mục rủi ro hàng hoá xuất khẩu cấp Cục thì chấpnhận mức giá khai báo của người khai hải quan.

2) Kiểmtra thủ tục, hồ sơ:

2.1)Nội dung kiểm tra:

2.1.1)Kiểm tra tính hợp pháp của hợp đồng mua bán hàng hoá.

2.1.2)Kiểm tra sự phù hợp về nội dung giữa hợp đồng mua bán hàng hoá với các nội dungkhai báo trên tờ khai hải quan hoặc tờ khai hải quan điện tử.

2.2) Xửlý kết quả kiểm tra:

2.2.1)Xác định trị giá tính thuế nếu hợp đồng mua bán hàng hoá không hợp pháphoặc nội dung giữa hợp đồng mua bán hàng hoá và các nội dung khai báo trên tờkhai hải quan hoặc tờ khai hải quan điện tử có mâu thuẫn.

2.2.2) Chấpnhận mức giá khai báo của người khai hải quan, chuyển lực lượng Kiểm tra sauthông quan đối với trường hợp có nghi vấn hồ sơ không hợp pháp hoặc mức giákhai báo thấp hơn mức giá tại Danh mục rủi ro hàng hoá xuất khẩu cấp Cục.

2.2.3) Chấpnhận mức giá khai báo của người khai hải quan nếu kết quả kiểm tra không thuộc cáctrường hợp quy định tại điểm 2.2.1, điểm 2.2.2 khoản này.

3) Cáctrường hợp nghi vấn về mức giá khai báo: Hàng hoá xuất khẩu có mức giá khai báothấp hơn mức giá quy định tại Danh mục rủi ro hàng hoá xuất khẩu; hoặc mức giákhai báo thấp hơn mức giá của hàng hoá xuất khẩu giống hệt, tương tự tại cơ sởdữ liệu giá của cơ quan hải quan.

Mục II

KIỂM TRA TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU

TRONG QUÁ TRÌNH LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN

   Điều 23. Đối tượng, nguyên tắc, thẩm quyền,tiêu chí xây dựng Danh mục quản lý rủi ro hàng nhập khẩu về giá cấp Tổng cục, Danhmục quản lý rủi ro hàng hoá nhập khẩu về giá cấp Cục và nguồn thông tin xâydựng mức giá kiểm tra

1) Đốitượng kiểm tra: Hồ sơ hải quan hoặc hồ sơ hải quan điện tử, các tài liệu cóliên quan đến việc xác định trị giá tính thuế của hàng hóa thuộc diện kiểm trahồ sơ hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa.

2)Nguyên tắc kiểm tra: Áp dụng quản lý rủi ro về trị giá

Việckiểm tra trị giá tính thuế hàng nhập khẩu được thực hiện trên cơ sở kiểm tracác mặt hàng thuộc Danh mục quản lý rủi ro hàng nhập khẩu về giá cấp Tổng cục(sau đây gọi tắt là Danh mục rủi ro hàng nhập khẩu cấp Tổng cục), Danh mục quảnlý rủi ro hàng hoá nhập khẩu về giá cấp Cục (sau đây gọi tắt là Danh mục rủi rohàng hoá nhập khẩu cấp Cục).

3) Thẩmquyền xây dựng, điều chỉnh, bổ sung, loại bỏ Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Tổng cục, Danh mụcrủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Cục:

3.1) Thẩmquyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan:

3.1.1) Xâydựng, điều chỉnh Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Tổng cục và mức giákiểm tra kèm theo trên cơ sở:

3.1.1.1)Tiêu chí xây dựng Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Tổng cục hướng dẫn tạiđiểm 4.1 khoản 4 Điều này;

3.1.1.2)Khả năng quản lý, tình hình nhập khẩu hàng hoá từng thời kỳ trên phạm vi toànquốc;

3.1.1.3)Báo cáo đề xuất của Cục Hải quan tỉnh, thành phố về việc xây dựng, điều chỉnh Danhmục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Tổng cục.

3.1.2)Bổ sung vào Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Tổng cục những mặt hàng nhậpkhẩu có từ 17 Cục Hải quan tỉnh, thành phố đã đưa vàoDanh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Cục;

3.1.3)Đưa ra khỏi Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Tổng cục những mặt hàngkhông còn phù hợp với tiêu chí xây dựng Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấpTổng cục hướng dẫn tại điểm 4.1 khoản 4 Điều này;

3.1.4) Chỉđạo Cục Hải quan tỉnh, thành phố sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh Danh mục rủi ro hànghoá nhập khẩu cấp Cục trong trường hợp Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấpCục chưa phù hợp với thực tế.

3.2) Thẩmquyền của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố:

3.2.1) Xâydựng, điều chỉnh Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Cục và mức giá kiểm trakèm theo trên cơ sở:

3.2.1.1)Tiêu chí xây dựng Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Cục quy định tại điểm4.2 khoản 4 Điều này;

3.2.1.2)Khả năng quản lý, tình hình nhập khẩu hàng hoá từng thời kỳ thuộc phạm vi quảnlý, khả năng gian lận thương mại;

3.2.1.3)Chỉ đạo của Tổng cục Hải quan về việc sửa đổi, bổ sung, điềuchỉnh Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Cục.

3.2.2)Bổ sung vào Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Cục những mặt hàng do Tổngcục Hải quan đưa ra khỏi Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Tổng cục;

3.2.3) Đưara khỏi Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Cục những mặt hàng đã được Tổngcục Hải quan đưa vào Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Tổng cục hoặc nhữngmặt hàng không còn phù hợp với các tiêu chí theo quy định tại điểm 4.2 khoản 4Điều này;

3.2.4)Định kỳ đề xuất, báo cáo Tổng cục Hải quan những mặt hàng cần bổ sung, điềuchỉnh tại Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Tổng cục và mức giá kèm theotrên cơ sở chủ động thu thập, tổng hợp, phân tích các thông tin dữ liệu giá.

4) Tiêuchí xây dựng Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu:

4.1)Tiêu chí xây dựng Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Tổng cục: Hàng hoánhập khẩu có trị giá lớn và thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi cao.

4.2)Tiêu chí xây dựng Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Cục: Hàng hoá nhậpkhẩu ngoài Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Tổng cục đáp ứng một trongcác tiêu chí sau:

4.2.1)Có trị giá lớn và thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi cao;

4.2.2)Có kim ngạch nhập khẩu lớn, nhập khẩu thường xuyên, có thuế nhập khẩu;

4.2.3) Có khả năng gian lận thươngmại.

5)Nguồn thông tin xây dựng mức giá kiểm tra:

5.1)Nguồn thông tin về giá từ hồ sơ nhập khẩu do doanh nghiệp khai báo hoặc do cơquan hải quan xác định;

5.2)Nguồn thông tin từ các thư chào hàng của nhà xuất khẩu;

5.3)Nguồn thông tin từ giá bán tại thị trường nội địa;

5.4)Nguồn thông tin từ các tổ chức Hiệp hội ngành hàng;

5.5)Nguồn thông tin từ Internet, tạp chí, sách báo;

5.6)Nguồn thông tin từ các cơ quan, tổ chức trong nước cung cấp như: Thông tin từcơ quan thuế nội địa; thông tin từ Ngân hàng; thông tin từ cơ quan thẩm địnhgiá;

5.7)Nguồn thông tin do các cơ quan, tổ chức quốc tế cung cấp như: Thông tin do thamtán thương mại cung cấp; thông tin do hải quan các nước cung cấp; thông tin do cơquan thẩm định giá nước ngoài cung cấp;

5.8)Các nguồn thông tin khác do cơ quan hải quan thu thập được theo quy chế xâydựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu giá.

Điều 24. Kiểm tra và xử lý kếtquả kiểm tra trị giá tính thuế

1) Đối với thủ tục hải quanđiện tử:

1.1)Hình thức, mức độ kiểm tra trị giá tính thuế:

1.1.1) Hìnhthức kiểm tra:

1.1.1.1)Kiểm tra trị giá khai báo trên cơ sở thông tin tờ khai hải quan điện tử, tờkhai trị giá điện tử;

1.1.1.2)Kiểm tra trị giá khai báo trên cơ sở tờ khai hải quan điện tử in, tờ khai trịgiá điện tử in và các chứng từ đi kèm tờ khai ở dạng văn bản giấy.

1.1.2)Mức độ kiểm tra:

1.1.2.1)Đối với hình thức kiểm tra trị giá khai báo trên cơ sở thông tin tờ khai hảiquan điện tử, tờ khai trị giá điện tử: Kiểm tra nội dung khai báo và mức giákhai báo;

1.1.2.2)Đối với hình thức kiểm tra trị giá khai báo trên cơ sở tờ khai hải quan điện tửin, tờ khai trị giá điện tử in và các chứng từ đi kèm tờ khai ở dạng văn bảngiấy: Kiểm tra nội dung khai báo; tính chính xác của hồ sơ; tính hợp pháp củacác chứng từ; tính tuân thủ nguyên tắc và các phương pháp xác định trị giá; mứcgiá khai báo.

1.2)Thẩm quyền quyết định hình thức, mức độ kiểm tra trị giá tính thuế: Chi cụctrưởng Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử quyết định hìnhthức, mức độ kiểm tra trị giá tính thuế.

Việc quyết định của Chicục trưởng Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử phải tuânthủ theo nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro về trị giá trên cơ sở Danh mục rủiro hàng hoá nhập khẩu cấp Tổng cục và Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấpCục quy định tại Thông tư này hoặc trên cơ sở thông tin tại thờiđiểm quyết định, được thể hiện bằng:

1.2.1) Quyết định cậpnhật Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Tổng cục và Danh mục rủi ro hànghoá nhập khẩu cấp Cục vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để phân luồnghồ sơ hải quan; hoặc

1.2.2) Trực tiếp quyếtđịnh trên hệ thống khi có thông tin nghi vấn về trị giá tính thuế.

1.3)Kiểm tra trị giá:

1.3.1)Kiểm tra trị giá khai báo trên cơ sở thông tin tờ khai hải quan điện tử và tờkhai trị giá điện tử:

1.3.1.1)Nội dung kiểm tra:

a) Kiểmtra nội dung khai báo: Kiểm tra toàn bộ các tiêu chí ghi trên tờ khai hải quanđiện tử, tờ khai trị giá điện tử do người nhập khẩu khai báo trong đó cần chú ýkiểm tra kỹ các tiêu chí sau:

a.1) Tên hàng phải đầy đủ, chi tiết ký mã hiệu,nhãn hiệu, xuất xứ hàng hoá, phù hợp với các tiêu chí trên tờ khai trị giá. Cụthể: Tên hàng khai báo là tên thương mại thông thường kèm theo các đặc trưng cơbản về hàng hoá, như: Cấu tạo, vật liệu cấu thành, thành phần, hàm lượng, côngsuất, kích cỡ, kiểu dáng, công dụng, nhãn hiệu, xuất xứ,... đáp ứng được yêucầu về phân loại và xác định các yếu tố ảnh hưởng, liên quan đến việc xác địnhtrị giá tính thuế của hàng hóa.

Ví dụ:Mặt hàng xe máy, ô tô cần có các thông tin về nhãn hiệu xe, hãng sản xuất, nướcsản xuất, kiểu dáng, dung tích xi lanh, model, ký mã hiệu khác,...

a.2)Đơn vị tính: Phải được định lượng rõ ràng theo đơn vị đo lường (như m, kg,...),trường hợp không định lượng được rõ ràng (như thùng, hộp...) thì phải tiến hànhquy đổi tương đương (như thùng có bao nhiêu hộp, mỗi hộp bao nhiêu kg, baonhiêu gói, chiếc...).

a.3) Đối với các trường hợp tên hàng, đơn vị tính không được khai báo cụthể, rõ ràng, không định lượng được theo quy định nêu trên, thì yêu cầu ngườikhai hải quan khai làm rõ thêm thông tin về hàng hóa. Trường hợp người khai hảiquan không khai thêm theo yêu cầu của cơ quan hải quan hoặc khai thêm nhưngkhai không đầy đủ thì xử lý theo quy định tại tiết a.1 điểm 1.3.2.2 khoản này.

b) Kiểmtra mức giá khai báo: Cơ quan hải quan so sánh, đối chiếu mức giá khai báo vớicơ sở dữ liệu giá tại thời điểm kiểm tra trị giá.

Cơ sởdữ liệu giá dùng để kiểm tra trị giá khai báo là các dữ liệu giá được thu thập,cập nhật, sử dụng theo quy định tại Quy chế xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữliệu giá.

1.3.1.2) Xử lý kết quả kiểm tra:

            a) Chấp nhận mức giá khai báo của người khai hải quan nếukết quả kiểm tra không thuộc các trường hợp nêu tại tiết b điểm này.

            Trường hợp không có nghi vấn về mức giá nhưng có nghi vấnmâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ theo quy định tại tiết a.4, a.5, a.6 điểm 1.3.2.2 khoản này nhưng chưa đủ cơ sở để kếtluận thì cơ quan hải quan vẫn chấp nhận mứcgiá khai báo, đồngthời chuyển các nghi vấn mâu thuẫn về thủ tục hồ sơ sang lực lượng kiểm tra sau thông quan.

b) Chuyển luồng kiểm tra trị giá tínhthuế sang mức kiểm tra trên cơ sở tờ khai hải quan điện tử in, tờ khai trị giáđiện tử in và các chứng từ đi kèm tờ khai ở dạng văn bản giấy, nếu thuộc mộttrong các trường hợp sau:

b.1) Tên hàng, đơn vị tính khai báokhông cụ thể, rõ ràng theo quy định nêu tại tiết a.1, a.2 điểm 1.3.1.1 khoản này;

b.2) Phát hiệncác mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ quy định tại tiếta.4, a.5, a.6 điểm 1.3.2.2 khoản này;

b.3) Có nghi vấn về mức giá.

1.3.2) Kiểm tra trị giá khai báo trêncơ sở tờ khai hải quan điện tử in, tờ khai trị giá điện tử in và các chứng từđi kèm tờ khai ở dạng văn bản giấy:

1.3.2.1)Nội dung kiểm tra:

a) Kiểm tra nội dung khai báo: Kiểm tra toàn bộ các tiêuchí ghi trên tờ khai hải quan điện tử in, tờ khai trị giá điện tử in do ngườinhập khẩu khai báo theo quy định tại tiết a điểm 1.3.1.1 khoản này.

b) Kiểmtra tính chính xác của hồ sơ (như các phép tính số học,...); sự trung thực, phùhợp về nội dung giữa các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan (như so sánh, đốichiếu giữa các điều khoản của hợp đồng,...); so sánh, đối chiếu các nội dungcủa hoá đơn thương mại với hợp đồng mua bán hàng hoá; so sánh, đối chiếu cácnội dung khai báo trên tờ khai trị giá điện tử in với các chứng từ tương ứng cóliên quan trong hồ sơ hải quan.

c) Kiểmtra tính hợp pháp của các chứng từ liên quan đến việc xác định trị giá tínhthuế.

d) Kiểmtra tính tuân thủ nguyên tắc và các phương pháp xác định trị giá tính thuế hướngdẫn tại Thông tư này; các điều kiện áp dụng, trình tự các phương pháp được sửdụng để xác định trị giá khai báo. 

Ví dụ: Người khai hải quan áp dụng không đúng trình tựcác phương pháp xác định trị giá tính thuế hướng dẫn tại Mục II Chương II Thôngtư này

e) Kiểm tra mức giá khai báo: Thực hiện kiểm tra mức giákhai báo theo quy định tại tiết b điểm 1.3.1.1 khoản 1 Điều này.

1.3.2.2)Xử lý kết quả kiểm tra:

a) Bácbỏ trị giá khai báo và xác định trị giá tính thuế theo quy định tại Thông tưnày đồng thời tùy theo tính chất, mức độ vi phạm để xử lý theo quy định củapháp luật, nếu sau khi kiểm tra cơ quan hải quan phát hiện có một trong nhữngmâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ; về nguyên tắc và trình tự áp dụng các phương phápxác định trị giá tính thuế (sau đây gọi là mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ). Cácmâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ bao gồm:

a.1)Người khai hải quan được yêu cầu khai làm rõ thêm thông tin về tên hàng, đơn vịtính nhưng người khai hải quan không khai hoặc khai không đầy đủ;

a.2) Cósự mâu thuẫn về nội dung giữa các chứng từ tài liệu trong hồ sơ hải quan dongười khai hải quan nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan và có cơ sở để xácđịnh người khai hải quan kê khai không trung thực các nội dung liên quan đếnviệc xác định trị giá;

Ví dụ:Có sự khác biệt về mô tả hàng hóa giữa hóa đơn thương mại và hợp đồng mua bánhàng hoá.

a.3) Hồsơ hải quan và các chứng từ có liên quan không hợp pháp;

a.4)Không khai báo hoặc khai báo không đầy đủ, chính xác các yếu tố của giao dịchcó ảnh hưởng đến trị giá (ví dụ: không khai báo các khoản điều chỉnh, mối quanhệ đặc biệt; không khai báo tiền bản quyền, phí giấy phép,...);

a.5) Ápdụng không đúng trình tự các phương pháp, nội dung các phương pháp xác định trịgiá tính thuế theo quy định tại Thông tư này;

a.6)Không thoả mãn một trong các điều kiện khi áp dụng các phương pháp xác định trịgiá tính thuế quy định tại Thông tư này;

Ví dụ:Người khai hải quan không thoả mãn điều kiện về quyền định đoạt hoặc sử dụnghàng hoá sau khi nhập khẩu khi áp dụng phương pháp trị giá giao dịch; khôngthoả mãn điều kiện về thời gian khi lựa chọn hàng hoá giống hệt, tương tự đốivới trường hợp áp dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩugiống hệt, phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự,...

b) Xửlý các trường hợp có nghi vấn:

b.1)Trường hợp không có nghi vấn về mức giá, nhưng có nghi vấn mâu thuẫn về thủtục, hồ sơ thì cơ quan hải quan chấp nhận mức giá khai báo đồng thời chuyển cácnghi vấn sang lực lượng kiểm tra sau thông quan.

b.2)Trường hợp có nghi vấn về mức giá trừ nghi vấn nêu tại tiết b.4.7 điểm này và có nghi vấn hoặc không có nghi vấn mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơthì xử lý như sau:

b.2.1) Đốivới mặt hàng thuộc Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Tổng cục, Danh mụcrủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Cục: Cơ quan hải quan thông báo để người khai hảiquan biết cơ sở, căn cứ nghi vấn mức giá khai báo, phương pháp, mức giá do cơquan hải quan xác định theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

b.2.1.1)Trường hợp người khai hải quan đồng ý với mức giá và phương pháp do cơ quan hảiquan xác định tại mẫu số 1 thì cơ quan hải quan ra thông báo xác định trị giátheo mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này, thực hiện ấn định thuế theo giáđã xác định và ghi rõ trên tờ khai hải quan.

b.2.1.2)Trường hợp người khai hải quan không đồng ý với mức giá và phương pháp do cơquan hải quan xác định tại mẫu số 1 thì người khai hải quan được thực hiệnquyền tham vấn theo quy định tại Điều 26 và phải thực hiện việc bảo đảm theoquy định tại Điều 25 Thông tư này, nếu người khai hải quan muốn thông quan hànghoá đối với các trường hợp hàng hoá thuộc diện phải nộp xong thuế trước khinhận hàng.

Cơ quanhải quan thông báo cho người khai hải quan thực hiện việc bảo đảm theo mẫu số 2ban hành kèm theo Thông tư này. Mức giá để xác định khoản bảo đảm là mức giá docơ quan hải quan đã xác định theo mẫu số 1.

b.2.2)Đối với mặt hàng ngoài Danh mục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Tổng cục, Danhmục rủi ro hàng hoá nhập khẩu cấp Cục thì chấp nhận mức giá khai báo đồng thờichuyển các nghi vấn sang lực lượng kiểm tra sau thông quan.

b.3)Trường hợp có nghi vấn về mức giá tại tiết b.4.7 và có nghi vấn hoặc không cónghi vấn mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ thì chấp nhận mức giá khai báo đồng thờichuyển các nghi vấn sang lực lượng kiểm tra sau thông quan.

b.4)Các trường hợp nghi vấn về mức giá: Mặt hàng nhập khẩu được coi là có nghi vấnvề mức giá nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

b.4.1)Mặt hàng nhập khẩu có mức giá khai báo thấp hơn mức giá tính thuế thấp nhất củamặt hàng giống hệt, tương tự, do cơ quan hải quan xác định; hoặc thấp hơn mứcgiá khai báo thấp nhất của mặt hàng giống hệt, tương tự (không so sánh vớinhững lô hàng đang trong diện nghi vấn), đã được cơ quan hải quan chấp nhậntheo mức giá khai báo.

Mặthàng giống hệt, tương tự dùng để so sánh là những mặt hàng được xuất khẩu đếnViệt Nam vào cùng ngày hoặc trong khoảng thời gian 60 ngày trước hoặc 60 ngàysau ngày xuất khẩu của mặt hàng đang kiểm tra trị giá. Trường hợp không tìmđược mặt hàng giống hệt, tương tự trong thời hạn nêu trên thì được mở rộngkhoảng thời gian nhưng không quá 90 ngày trước hoặc 90 ngày sau ngày xuất khẩucủa mặt hàng đang kiểm tra trị giá.

            b.4.2) Mặt hàng nhập khẩu có mức giá khai báo thấp hơnhoặc bằng mức giá khai báo của linh kiện đồng bộ mặt hàng cùng loại nhập khẩu;hoặc thấp hơn hoặc bằng mức giá khai báo của nguyên liệu chính cấu thành nênsản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu.

            Khoảng thời gian lựa chọn dữ liệu thực hiện theo quy địnhtại tiết b.4.1 điểm này.

b.4.3)Mặt hàng nhập khẩu có mức giá khai báo thấp hơn mức giá kiểm tra của hàng hoágiống hệt, tương tự có trong Danh mục rủi ro hàng nhập khẩu cấp Tổng cục, Danhmục rủi ro hàng nhập khẩu cấp Cục.

b.4.4)Mặt hàng nhập khẩu có mức giá khai báo thấp hơn mức giá do cơ quan hải quan thuthập từ các nguồn thông tin khác sau khi đã được quy đổi về cùng điều kiện vớilô hàng đang kiểm tra trị giá.

b.4.5)Mặt hàng nhập khẩu có yếu tố giảm giá trong đó mức giá khai báo sau khi trừ đikhoản giảm giá thấp hơn mức giá của hàng hoá giống hệt, tương tự quy định tạicơ sở dữ liệu giá. 

b.4.6)Trường hợp không tìm được hàng hoá giống hệt, hàng hoá tương tự theo quy địnhtại Thông tư này để so sánh, kiểm tra mức giá khai báo thì áp dụng linh hoạt,mở rộng hơn khái niệm hàng hoá giống hệt, tương tự, cụ thể: 

b.4.6.1)Mặt hàng nhập khẩu có nhiều tính năng, công dụng đi kèm có thể so sánh với mặthàng cùng loại có một tính năng cơ bản đã có trong cơ sở dữ liệu giá.

b.4.6.2) Mặt hàng nhập khẩu có phẩm cấp chất lượngcao hơn có thể so sánh với mặt hàng cùng loại có phẩm cấp chất lượng thấp hơnđã có trong cơ sở dữ liệu giá.

b.4.6.3) Mặt hàng nhập khẩu có xuất xứ từ cácnước, khối nước phát triển có thể so sánh với mặt hàng cùng loại từ các nước,khối nước chưa phát triển, đang phát triển có trong cơ sở dữ liệu giá (ví dụ: Hànghoá nhập khẩu đang cần kiểm tra trị giá có xuất xứ từ Nhật Bản có thể so sánhvới hàng cùng loại xuất xứ từ Hàn Quốc có trong cơ sở dữ liệu giá).

Khoảng thời gian lựa chọn dữ liệu thực hiện theoquy định tại tiết b.4.1 điểm này.

b.4.7) Hàng hoá nhập khẩu có mức giá khai báo caohơn trên 15% so với mức giá tại cơ sở dữ liệu giá.

Khoảng thời gian lựa chọn dữ liệu thực hiện theoquy định tại tiết b.4.1 điểm này.

c) Chấp nhận mức giá khai báo đối với các trườnghợp không thuộc tiết a, tiết b điểm này.

2) Đối với các trường hợp không thực hiện thủ tụchải quan điện tử:

           2.1)Nội dung kiểm tra: Kiểm tra nội dung khai báo, mức giá khai báo, tính chính xáccủa hồ sơ, tính hợp pháp của các chứng từ liên quan, tính tuân thủ nguyên tắcvà các phương pháp xác định trị giá tính thuế được thực hiện theo quy định tại điểm1.3.2.1 khoản 1 Điều này, nhưng thay thế tờ khai hải quan điện tử in, tờ khaitrị giá điện tử in bằng tờ khai hải quan và tờ khai trị giá trong bộ hồ sơ hảiquan theo quy định.

2.2) Xử lý kết quả kiểm tra: Thực hiệntheo quy định tại điểm 1.3.2.2 khoản 1 Điều này.

Điều 25. Trì hoãn xác định trịgiá tính thuế

1) Cáctrường hợp trì hoãn xác định trị giá tính thuế:

1.1)Người khai hải quan trì hoãn xác định trị giá tính thuế: Áp dụng đối với trườnghợp người khai hải quan chưa có đủ thông tin cần thiết để xác định trị giá tínhthuế tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

1.2) Cơquan hải quan trì hoãn xác định trị giá tính thuế: Áp dụng đối với các trườnghợp phải thực hiện việc tham vấn theo quy định tại Điều 26 Thông tư này.

            2) Thời gian trì hoãn: 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờkhai.

3) Thủtục trì hoãn xác định trị giá tính thuế:

3.1)Trường hợp người khai hải quan trì hoãn xác định trị giá tính thuế:

3.1.1) Đốivới người khai hải quan:

3.1.1.1)Nộp văn bản đề nghị cơ quan hải quan cho trì hoãn xác định trị giá tính thuếvới lý do chưa có đủ các thông tin cần thiết cho việc xác định trị giá tínhthuế tại thời điểm đăng ký tờ khai;

3.1.1.2)Trường hợp hàng hoá thuộc diện phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng thì thựchiện việc bảo đảm cho toàn bộ số thuế của lô hàng nhập khẩu do cơ quan hải quanxác định, nếu muốn được thông quan hàng hoá;

3.1.1.3)Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai, người khai hải quan phảikhai báo các thông tin cần thiết để xác định trị giá tính thuế cho lô hàng nhậpkhẩu, tự tính lại số thuế phải nộp và thực hiện nộp đủ thuế theo đúng quy định.

3.1.2) Đốivới cơ quan hải quan:

3.1.2.1)Chi cục trưởng Chi cục Hải quan căn cứ cơ sở dữ liệu giá và các nguyên tắc,phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Thông tư này để xác địnhtrị giá tính thuế và tính mức bảo đảm phải nộp. Mức bảo đảm phải đủ để đảm bảocho toàn bộ nghĩa vụ thuế phải nộp. 

3.1.2.2)Thông báo mức bảo đảm cho người khai hải quan theo mẫu số 2.

3.1.2.3)Thông quan hàng hóa khi người khai hải quan thực hiện khoản bảo đảm theo quy địnhtại Thông tư này.

3.1.2.4)Quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai mà người khai hải quan khôngthực hiện khai báo thông tin để xác định trị giá tính thuế, thì cơ quan hảiquan xác định trị giá tính thuế theo mẫu số 4 Thông tư này, ấn định thuế vàthông báo để người khai hải quan biết và thực hiện nộp đủ thuế theo quy định.

3.2)Trường hợp cơ quan hải quan trì hoãn xác định trị giá tính thuế:

3.2.1. Đốivới cơ quan hải quan:

3.2.1.1)Chi cục trưởng Chi cục Hải quan tính mức bảo đảm phải nộp đối với trường hợphàng hoá thuộc diện phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng và thông báo chongười khai hải quan theo mẫu số 2. Mức giá để tính mức bảo đảm là mức giá đãthông báo tại mẫu số 1.

Trườnghợp người khai hải quan đã nộp thuế theo khai báo thì mức bảo đảm bằng khoảnchênh lệch giữa số thuế tính theo mức giá do cơ quan hải quan xác định và sốthuế tính theo mức giá khai báo của người khai hải quan.

3.2.1.2)Thông quan hàng hoá khi người khai hải quan thực hiện bảo đảm cho toàn bộ sốthuế phải nộp theo quy định tại Thông tư này.

3.2.1.3)Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai, cơ quan hải quan phải tổchức tham vấn để làm rõ những nghi vấn về mức giá khai báo theo quy định vềtham vấn tại Điều 26 Thông tư này.

3.2.2) Đốivới người khai hải quan:

3.2.2.1)Thực hiện bảo đảm cho toàn bộ số thuế của lô hàng nhập khẩu theo mức bảo đảm docơ quan hải quan xác định, nếu muốn được thông quan hàng hoá;

3.2.2.2)Thực hiện tham vấn theo quy định tại Điều 26 Thông tư này.

4) Cáchình thức bảo đảm, thời gian bảo đảm:

4.1)Hình thức bảo lãnh: Nội dung, hình thức bảo lãnh thực hiện theo pháp luật vềquản lý thuế quy định bảo lãnh số tiền thuế phải nộp.

4.2)Hình thức đặt cọc:

4.2.1)Đối với người khai hải quan: Nộp tiền đặt cọc vào tài khoản tiền gửi của cơquan hải quan tại Kho bạc Nhà nước; số tiền đặt cọc phải nộp theo mức bảo đảmtại thông báo của cơ quan hải quan theo mẫu số 2 Thông tư này.

4.2.2)Đối với cơ quan hải quan:

4.2.2.1)Hướng dẫn người khai hải quan nộp tiền đặt cọc vào tài khoản tiền gửi của cơquan hải quan tại Kho bạc Nhà nước;

4.2.2.2)Trong thời gian tối đa là 05 ngày kể từ ngày ra Thông báo trị giá tính thuế,Chi cục hải quan thực hiện:

a) Làmthủ tục chuyển số tiền đặt cọc tương ứng với số thuế phải nộp (nếu có) từ tàikhoản tiền gửi của cơ quan hải quan sang tài khoản thu ngân sách nhà nước theoquy định hiện hành;

b) Làmthủ tục hoàn trả lại tiền đặt cọc còn thừa cho người khai hải quan.

4.3)Thời gian bảo đảm: 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.

Điều 26. Tham vấn

1) Thẩmquyền tham vấn:

1.1)Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện việc tham vấn và chịutrách nhiệm toàn diện về hiệu quả công tác tham vấn tại đơn vị.

1.2) Căncứ tình hình thực tế, khả năng quản lý, khoảng cách giữa Chi cục và Cục, Cục trưởngCục hải quan tỉnh thành phố có thể phân cấp cho Chi cục trưởng thực hiện việctham vấn đối với các mặt hàng thuộc Danh mục rủi ro hàng nhập khẩu cấp Cụcnhưng không quá 10% số lượng các trường hợp hàng hoá thuộc Danh mục rủi ro hàngnhập khẩu cấp Cục phải tham vấn.  

1.3) Trườngnhiều hàng hoá nhập khẩu thuộc cùng một tờ khai phải tham vấn bao gồm cả hànghoá thuộc Danh mục rủi ro hàng nhập khẩu cấp Tổng cục và hàng hoá thuộc Danhmục rủi ro hàng nhập khẩu cấp Cục thì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phốtổ chức thực hiện tham vấn.

2) Hìnhthức tham vấn:

2.1)Tham vấn trực tiếp.

2.2)Tham vấn bằng thư điện tử: Hướng dẫn cụ thể khi có đủ điều kiện thực hiện.

3) Cáctrường hợp phải tham vấn:

3.1) Cơquan hải quan có nghi vấn về mức giá đối với mặt hàng thuộc Danh mục rủi rohàng nhập khẩu cấp Tổng cục hoặc mặt hàng thuộc Danh mục rủi ro hàng nhập khẩu cấpCục, nhưng người khai hải quan không đồng ý với mức giá và phương pháp do cơquan hải quan xác định theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

3.2) Cơquan hải quan có căn cứ nghi vấn mối quan hệ đặc biệt có ảnh hưởng đến trị giágiao dịch.

3.3)Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định tham vấn đối với các mặthàng thuộc Danh mục rủi ro hàng nhập khẩu cấp Tổng cục hoặc Danh mục rủi ro hàngnhập khẩu cấp Cục có nghi vấn về mức giá, nhưng mức giá khai báo thấp hơn khôngquá 5% so với mức giá có trong cơ sở dữ liệu giá tại thời điểm kiểm tra.

3.4)Đối với cùng một mặt hàng, do cùng một doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu tạicùng một đơn vị hải quan, theo cùng một hợp đồng hoặc nhiều hợp đồng khác nhau,thì chỉ tổ chức tham vấn cho lô hàng nhập khẩu lần đầu, nếu đáp ứng đầy đủ các điềukiện sau:

3.4.1)Thông tin liên quan đến việc kiểm tra, xác định trị giá tính thuế mà cơ quanhải quan có được từ cơ sở dữ liệu giá và thông tin thu thập bằng các biện phápnghiệp vụ khác, tính đến thời điểm kiểm tra, xác định trị giá tính thuế cho lôhàng nhập khẩu đang được xác định trị giá, không thay đổi so với thông tin đãsử dụng để tổ chức tham vấn lô hàng nhập khẩu lần đầu.

3.4.2)Người khai hải quan chấp nhận sử dụng kết quả tham vấn lần đầu cho các lần nhậpkhẩu tiếp theo.

4) Thamvấn và xử lý kết quả tham vấn:

4.1)Chuẩn bị tham vấn:

4.1.1)Cơ quan hải quan:

4.1.1.1)Thông báo theo mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này cho người khai hải quanthời gian, địa điểm tiến hành tham vấn; hồ sơ, tài liệu có liên quan phục vụtham vấn;

4.1.1.2)Chuẩn bị các nội dung tham vấn.

4.1.2)Người khai hải quan:

4.1.2.1)Cung cấp các thông tin, tài liệu, chứng từ theo nội dung đã thông báo của cơquan hải quan.

4.1.2.2)Cử đại diện có thẩm quyền quyết định các nội dung liên quan đến việc xác địnhtrị giá tính thuế hoặc người được ủy quyền toàn bộ tham gia tham vấn.

4.1.2.3)Trả lời các câu hỏi trong quá trình tham vấn có liên quan đến giao dịch nhậpkhẩu theo yêu cầu của cơ quan hải quan.

4.2)Nội dung tham vấn:

Căn cứhồ sơ, tài liệu và các thông tin dữ liệu đã chuẩn bị trước, cơ quan hải quanyêu cầu doanh nghiệp trả lời các câu hỏi liên quan đến việc khai báo các yếu tốcủa giao dịch nhập khẩu; mức giá khai báo; phương pháp xác định trị giá tínhthuế doanh nghiệp sử dụng.

Cơ quanhải quan lưu ý tập trung làm rõ các nghi vấn về hồ sơ, mức giá khai báo. Việchỏi đáp trong quá trình tham vấn phải được ghi chép đầy đủ, trung thực tại biênbản tham vấn. Kết thúc biên bản tham vấn, căn cứ nội dung trả lời của doanhnghiệp, các thông tin dữ liệu giá, cơ quan hải quan nêu rõ “chấp nhận” hoặc“bác bỏ” mức giá khai báo, mức giá tính thuế dự kiến. Các bên tham gia tham vấnphải cùng ký vào biên bản tham vấn.

4.3)Thời gian tiến hành tham vấn và xác định trị giá tính thuế: tối đa là 30 ngàykể từ ngày đăng ký tờ khai.

4.4) Xửlý kết quả tham vấn:

4.4.1)Cơ quan hải quan bác bỏ mức giá khai báo và xác định trị giá tính thuế trongcác trường hợp sau:

4.4.1.1)Trong quá trình tham vấn cơ quan hải quan phát hiện các mâu thuẫn về thủ tục,hồ sơ theo quy định tại điểm 1.3.2.2 khoản 1 Điều 24 Thông tư này.

4.4.1.2)Người khai hải quan kê khai không trung thực các nội dung liên quan đến việcxác định trị giá tính thuế:

a)Người khai hải quan không kê khai hoặc kê khai sai giá thực tế đã thanh toánhay sẽ phải thanh toán; các yếu tố liên quan đến việc xác định trị giá tínhthuế (như các khoản điều chỉnh, mối quan hệ đặc biệt, điều kiện áp dụng phươngpháp xác định trị giá...).

b)Người xuất khẩu hoặc đại diện của người xuất khẩu có thông tin xác nhận mức giákhai báo không đúng với thực tế mua bán.

c)Thông tin cơ quan hải quan có được bằng các biện pháp nghiệp vụ khác khẳng địnhtrị giá giao dịch không trung thực.

d)Thông tin mà người khai hải quan cung cấp sau khi đã kiểm tra là không chínhxác, chứng từ tài liệu cung cấp là giả mạo hoặc chứng từ không hợp pháp.

4.4.1.3)Người khai hải quan không giải trình hoặc không giải trình được về tính trungthực chính xác của các nội dung liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế:

a) Quáthời gian yêu cầu tham vấn mà người khai hải quan không tham gia tham vấn.

b) Quáthời hạn yêu cầu mà người khai hải quan không cung cấp được các thông tin, tàiliệu, chứng từ theo nội dung thông báo của cơ quan hải quan.

c)Người khai hải quan không giải trình, không chứng minh được hoặc giải trình,chứng minh thiếu thuyết phục, không có căn cứ về các nghi vấn của cơ quan hảiquan (như về tính hợp lý hồ sơ; mức giá khai báo hay mối quan hệ đặc biệt cóảnh hưởng đến trị giá giao dịch; nội dung trả lời của người khai hải quan mâuthuẫn với hồ sơ hải quan; hồ sơ, chứng từ, tài liệu do doanh nghiệp khai báohoặc xuất trình có mâu thuẫn; tính hợp lý của mức giá khai báo và giá của cácmặt hàng giống hệt, tương tự có trên cơ sở dữ liệu giá;...).

4.4.1.4)Đối với các trường hợp bác bỏ trị giá khai báo, trong thời hạn tối đa 05 ngàykể từ ngày kết thúc tham vấn nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờkhai, cơ quan hải quan xác định trị giá tính thuế và ra thông báo trị giá tínhthuế theo mẫu số 4 Thông tư này.

4.4.2)Chấp nhận mức giá khai báo: Ngoài các trường hợp bác bỏ mức giá khai báo nêutại điểm 4.4.1 khoản này, cơ quan hải quan chấp nhận mức giá khai báo và rathông báo trị giá tính thuế theo mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này.

5) Toànbộ các chứng từ, hồ sơ liên quan đến việc tham vấn phải lưu trữ cùng bộ hồ sơhải quan.

6)Ngoài việc tham vấn, để đảm bảo tính trung thực, khách quan của quá trình kiểmtra, xác định trị giá tính thuế cơ quan hải quan có thể tiến hành lấy ý kiến tưvấn của các đơn vị, cơ quan liên quan.

7)Người khai hải quan có quyền khiếu nại kết quả xác định trị giá tính thuế củacơ quan hải quan sau khi tham vấn theo hướng dẫn tại Điều 29 Thông tư này.

Mục III

KIỂM TRA TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ SAU KHI HÀNG HOÁ ĐÃ THÔNG QUAN

Điều 27.  Kiểm tratrị giá tính thuế sau khi hàng hoá đã thông quan:

1) Đốivới lực lượng phúc tập tại Chi cục hải quan:

            1.1) Đối tượng kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ hải quan, mức giákhai báo và các tài liệu có liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế củahàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

1.2)Nội dung kiểm tra:

1.2.1) Đốivới hàng hoá xuất khẩu: Thực hiện kiểm tra theo các nội dung kiểm tra quy địnhtại Điều 22 Thông tư này.

1.2.2) Đốivới hàng hoá nhập khẩu: Thực hiện theo các nội dung kiểm tra quy định tại Điều24 Thông tư này.

1.3) Xửlý kết quả kiểm tra:

1.3.1)Nếu phát hiện các mâu thuẫn về thủ tục, hồ sơ thì bác bỏ mức giá khai báo, xácđịnh trị giá tính thuế theo quy định tại Thông tư này;

1.3.2)Nếu phát hiện các nghi vấn về hồ sơ, chứng từ, mức giá khai báo nhưng chưa đủ căncứ kết luận hành vi gian lận thì chuyển các nghi vấn sang lực lượng kiểm trasau thông quan để tiếp tục xác minh, làm rõ theo quy định.

2) Đốivới lực lượng kiểm tra sau thông quan:

2.1)Đối tượng kiểm tra: Các trường hợp có nghi vấn về hồ sơ, chứng từ hoặc mức giákhai báo do lực lượng phúc tập chuyển; do lực lượng kiểm tra tại khâu thôngquan chuyển; do lực lượng kiểm tra sau thông quan phát hiện hoặc do đánh giámức độ rủi ro theo mặt hàng, ngành hàng, theo doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩuthì tổ chức kiểm tra sau thông quan tại cơ quan hải quan hoặc trụ sở của doanhnghiệp.

2.2)Nội dung kiểm tra, trình tự kiểm tra, xử lý kết quả kiểm tra: Được thực hiệntheo các quy định về kiểm tra sau thông quan và quy định về xác định trị giátính thuế.

3) Đốivới lực lượng điều tra chống buôn lậu:

Tổ chứckiểm tra, xác minh các vụ việc có dấu hiệu gian lận lớn về trị giá như: Làm giảhồ sơ, chứng từ; móc ngoặc để đồng loạt hạ thấp hoặc khai khống trị giá do lựclượng kiểm tra sau thông quan chuyển hoặc những vụ việc gian lận nổi cộm, cótính chất hệ thống, phạm vi rộng do lực lượng chống buôn lậu phát hiện.

4) Đốivới các lô hàng đã được kiểm tra trị giá trong quá trình làm thủ tục hải quanbao gồm cả các trường hợp đã bác bỏ trị giá khai báo hoặc các trường hợp chấpnhận trị giá khai báo sau tham vấn nhưng lực lượng phúc tập, lực lượng kiểm trasau thông quan, lực lượng điều tra chống buôn lậu phát hiện các sai phạm thìvẫn tiến hành xử lý hành vi sai phạm theo quy định của pháp luật, thực hiện ấnđịnh thuế và làm rõ trách nhiệm của bộ phận kiểm tra trong quá trình làm thủtục hải quan, nếu có sai phạm thì xử lý kỷ luật theo quy định của ngành và củapháp luật.

Điều 28. Mối quan hệ phối hợpnghiệp vụ giữa lực lượng kiểm tra trị giá trong quá trình làm thủ tục hải quanvà lực lượng kiểm tra sau khi hàng hoá đã thông quan

1) Đốivới lực lượng kiểm tra trị giá trong quá trình làm thủ tục hải quan:

1.1) Địnhkỳ tập hợp, rà soát các nghi vấn về mức giá, nghi vấn về thủ tục, hồ sơ; đánhgiá, phân tích các dấu hiệu nghi vấn và chuyển cho lực lượng kiểm tra sau thôngquan để kiểm tra theo quy định về kiểm tra sau thông quan.

1.2)Tiếp nhận kết quả kiểm tra, kiến nghị của các lực lượng kiểm tra sau khi hànghoá đã thông quan để tổng hợp, phân tích, đánh giá nhằm đưa ra các giải pháp kiểmtra trị giá trong quá trình làm thủ tục hải quan để ngăn chặn kịp thời các gianlận trị giá, nâng cao hiệu quả công tác quản lý trị giá tính thuế đối với hànghoá xuất khẩu, nhập khẩu.

2) Đốivới lực lượng kiểm tra sau khi hàng hoá đã thông quan:

2.1)Thông báo kết quả kiểm tra, xử lý về trị giá sau khi hàng hoá đã được thôngquan cho lực lượng kiểm tra trị giá trong quá trình làm thủ tục hải quan trongvòng 05 ngày kể từ ngày có kết quả kiểm tra;

2.2)Căn cứ kết quả kiểm tra thực tế, kiến nghị lực lượng kiểm tra trị giá trong quátrình làm thủ tục hải quan bổ sung các giải pháp kiểm tra trị giá nhằm ngănchặn gian lận trị giá, đồng thời kiến nghị các nội dung sửa đổi cơ chế chínhsách quản lý giá phù hợp với tình hình thực tế.

Chương IV

KHIẾU NẠI VÀXỬ LÝ VI PHẠM

Điều 29. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

            1) Người khai hải quan không đồng ý với kết quả xác địnhtrị giá tính thuế của cơ quan hải quan thì có quyền khiếu nại theo quy định củapháp luật về khiếu nại tố cáo hoặc có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toàán theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.

            2) Thời hạn khiếu nại thực hiện theo quy định của phápluật về khiếu nại, tố cáo.

            3) Trình tự giải quyết khiếu nại thực hiện theo quy địnhcủa pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định của pháp luật có liên quan.

            4) Trong thời gian giải quyết khiếu nại, người khai hảiquan, người nộp thuế phải nộp đủ thuế theo mức giá do cơ quan hải quan xác địnhđối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

            5) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cụctrưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố thành lập hội đồng tư vấn giá để giải quyếtcác trường hợp khiếu nại lần 2 về mức giá do cơ quan hải quan xác định có tínhchất phức tạp, kéo dài.

            Điều 30. Xử lý vi phạm

1) Cơ quan hải quan: Cán bộ, công chức hải quan thiếu tinh thần tráchnhiệm, vi phạm các quy định của Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 vàhướng dẫn tại Thông tư này, gây thiệt hại cho đối tượng nộp thuế, gây thấtthoát tiền thuế thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Luật số35/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009 về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước,đồng thời:

             1.1) Đối với cán bộ, công chức hảiquan: Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứutrách nhiệm theo quy định của pháp luật.

            1.2)Đối với người đứng đầu đơn vị: Thực hiện chế độ trách nhiệm đối với người đứngđầu đơn vị theo quy định của pháp luật.

            2) Người nộp thuế, người khai hải quan vi phạm các quyđịnh tại Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16tháng 3 năm 2007 của Chính phủ và hướngdẫn tại Thông tư này thì tuỳ theotính chất và mức độ vi phạm sẽ phải nộp thuế theo quyết định ấn định thuế củacơ quan hải quan và bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệmhình sự theo quy định của pháp luật.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 31. Trách nhiệm thực hiện

1)Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, các Hiệp hội ngành hàng để tổ chức thu thập,trao đổi thông tin giá phục vụ kiểm tra, xác định trị giá; Tổng cục Hải quan tổchức hệ thống cơ sở dữ liệu giá phục vụ kiểm tra, xác định trị giá tính thuếtrong ngành Hải quan; Cục Hải quan tỉnh, thành phố, liên tỉnh có trách nhiệm tổchức thu thập, xử lý, báo cáo và sử dụng thông tin về giá theo quy định củaTổng cục Hải quan.

            2) Tổng cục Hải quanquy định cụ thể Quy trình kiểm tra, tham vấn, xác định trị giá tính thuế; hướngdẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện cụ thể Thông tư này.

3) Cơquan hải quan, người khai hải quan, người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân cóliên quan, kể cả đối vớitrường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử có trách nhiệm thực hiện việc xác định trị giá tính thuế theo đúng hướng dẫn tại Thông tư này; Trườnghợp phát sinh vướng mắc phản ánh về Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan để được xemxét, hướng dẫn giải quyết.

Điều 32. Hiệu lực thi hành.

1) Thông tư này có hiệu lực thihành sau 45 ngày kể từ ngày ký, thay thế Thông tư số 40/2008/TT-BTC ngày 21tháng 5 năm 2008 của Bộ Tài chính, Điều 21 Thông tư số 222/2009/TT-BTC ngày 25tháng 11 năm 2009 và các văn bản hướng dẫn trước đây của Bộ Tài chính trái vớiThông tư này.

Riêng về thủ tục hải quan điện tử, thẩm quyềnquyết định hình thức, mức độ kiểm tra trị giá tính thuế, áp dụng các khoản bảo đảm,tham vấn, xem xét khấu trừ khoản giảm giá và tổ chức thực hiện do Chi cục trưởngChi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử quyết định. Quy địnhnày được thực hiện đến hết ngày 31/12/2011 theo quy định tại Điều 1 Quyết địnhsố 103/2009/QĐ-TTg.

2) Quá trình thực hiện, nếu các văn bản liên quanđề cập tại Thông tư này và các phụ lục kèm theo Thông tư này được sửa đổi, bổsung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặcthay thế đó./.


Nơi nhận:

- Thủ tướng Chính phủ; các Phó Thủ tướng CP;

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Chính phủ;

- Văn phòng TƯ và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Ban chỉ đạo TƯ về phòng chống tham nhũng;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Toà án nhân dân tối cao;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Công báo;

- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;

- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);

- Website Chính phủ;  

- Các đơn vị thuộc Bộ và trực thuộc Bộ;

- Website Bộ Tài chính;

- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan;

- Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, liên tỉnh;

-  Website Hải quan;

- Lưu VT; TCHQ (50).

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

                 (Đã ký)

Đỗ Hoàng Anh Tuấn


Mẫu số 1:


TÊN CƠ QUAN, TC CẤP TRÊN

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC

             ___________

Số: /TB-CQBHVB


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - hạnh phúc

...., ngày … tháng …năm.....

THÔNG BÁO

Về việc nghi vấn trị giá khai báo và trị giá tính thuế

do cơ quan hải quan xác định

Kính gửi: Công ty  ........................... mã số thuế .......

Căn cứNghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày16/3/2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hànghóa xuất khẩu, nhập khẩu;

Căn cứ Thông tư ................của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chínhphủ;

Chi cục Hải quan.................... đã kiểm tra và nghi vấn trị giá khai báo của hàng hoá nhậpkhẩu theo tờ khai .... số……ngày….

Cơ sở nghi vấn và trị giá tính thuế do cơ quan hải quan xác định như sau:

STT

Mã số

Tên hàng

ĐVT

Trị giá khai báo

(USD)

Cơ sở nghi vấn trị giá khai báo

Trị giá tính thuế do cơ quan hải quan

xác định (USD)

Phương pháp xác định trị giá tính thuế

1

2

3

4

5

6

7

8

Chi cục ….thông báo để Quý Công ty biết và thự chiện nộp thuế theo trị giá tính thuế do cơ quan hải quan xác định (cột 7) hoặc đề nghị thực hiện quyền tham vấn theo quy định.

Nơi nhận:  QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ

- Như trên;      (Chữ ký, dấu)

- Cục Hải quan…(để báocáo);

- Lưu: VT, đơn vị soạnthảo viết tắt (3b).

Ý KIẾN CỦA NGƯỜI KHAI HẢI QUAN

(Đại diện có thẩm quyền ký và ghi rõ họ tên)


Mẫu số 2:

TÊN CƠ QUAN, TC CẤP TRÊN

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC

             ___________

Số: /TB-CQBHVB

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - hạnh phúc

...., ngày … tháng …năm.....

THÔNG BÁO

Về việc xác định mức bảo đảm

Kính gửi: Công ty .......................................mã số thuế..................

Căn cứ Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày16/3/2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hànghóa xuất khẩu, nhập khẩu;

 Căn cứ Thông tư số ……………… của BộTài chính hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ;

Trên cơ sở thông báo số       ngày       của Chi cục.......... về việc nghi vấn trị giá khai báo và trị giá tính thuế do cơ quan hải quan xác định có ý kiếncủa người khai hải quan,

Chi cục Hải quan ………………...xác định mức bảo đảm của các mặt hàng nhập khẩu tại tờ khai số……… ngày………. như sau:

STT

Mã số

Tên hàng

ĐVT

Lượng hàng

Trị giá khai báo

(USD)

Trị giá xác định mức bảo đảm (USD)

Mức bảo đảm

1

2

3

4

5

6

7

8

Chi cục Hải quan …. thông báo để Quý Công ty biết và thực hiện mức bảo đảm tại cột số 8 theomột trong 2 hình thức bảo đảm là bảo lãnh hoặc đặt cọc nếu muốn được thông quanhàng hoá.


Nơinhận:     QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ

- Như trên;                                                                                                                           (Chữ ký, dấu)

- Cục Hải quan…(để báo cáo);

- Lưu: VT, đơn vị soạn thảo viết tắt(3b).

*Lưu ý:

- Trường hợpngười khai hải quan trì hoãn xác định trị giá tính thuế thì không phải ghi nộidung cột số 6.

- Trường hợpcơ quan hải quan trì hoãn xác định trị giá tính thuế thì trị giá xác định mứcbảo đảm (cột 7) là trị giá tính thuế do cơ quan hải quan xác định tại cột 7 mẫu1.

- Trường hợpngười khai hải quan đã nộp thuế theo khai báo thì mức bảo đảm bằng khoản chênhlệch giữa số thuế tính theo mức giá do cơ quan hải quan xác định và số thuếtính theo mức giá khai báo của người khai hải quan.


                                                                                                                                       Mẫusố 3:

TÊN CƠ QUAN, TC CẤP TRÊN

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC

             ___________

Số:             /GM-ĐVBHVB

        CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - hạnh phúc

..., ngày … tháng …năm.....

GIẤY MỜI

Kính gửi: Công ty ………………………………..

Căn cứNghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hànghóa xuất khẩu, nhập khẩu;

Căn cứ …………… của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ;

Trên cơ sở thông báo số …ngày…của Chi cục…. về việc nghi vấn trị giá khai báo và trị giá tính thuế do cơ quan hải quan xác định có ý kiến đề nghị tham vấn của người khai hải quan.

Cục Hải quan .... (hoặc Chi cục Hảiquan....)                                     kính mời

Quý Công ty

Mã số thuế:

Địa chỉ:

Đến cơ quan hải quan để giải trìnhvà thực hiện quyền tham vấn về trị giá tính thuế đã kê khai của hàng hoá nhậpkhẩu theo tờ khai hải quan số……..    ngày….. tại…….

Địa điểm tham vấn …..

Thời gian tham vấn …..

Đề nghị Giám đốc hoặc người được ủy quyền thay giám đốc quyết định toàn bộ các nội dung liên quan đến việc giảitrình và tham vấn đúng thời gian. Khi đến mang theo:

- Chứng minh thư nhân dân; giấy uỷ quyền (trong trường hợp được uỷ quyền);

- Hồ sơ, chứng từ: Bộ hồ sơ hải quan, các tài liệu, chứng từ có liên quan đến việc mua bán hàng hoá …… (ghithêm những chứng từ cần thiết để cơ quan hải quan xem xét những vấn đề có nghivấn đối với từng trường hợp cụ thể).

Trân trọng cảm ơn!

Nơi nhận:    QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜIKÝ

- Nhưtrên; (Chữ ký, dấu)                                        -Lưu: VT, đơn vị soạn thảo viết tắt (3b).


                                                                                                                                       Mẫu số 4:

TÊN CƠ QUAN, TC CẤP TRÊN

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC

             ___________

Số:             /TB-CQBHVB

              CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - hạnh phúc

                             ...., ngày … tháng …năm .....

THÔNG BÁO

Về việc trị giá tính thuế hàng nhập khẩu

Kính gửi:

- Chi cục Hải quan...(ghi trong trường hợp Cục xác định GTT)

- Công ty…..(ghi tên người nhập khẩu và mã số thuế)

Căn cứ Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối vớihàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

Căn cứ Thông tư số ……………. của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày16/3/2007 của Chính phủ;

Trêncơ sở kết quả kiểm tra trị giá đối với hàng hoá nhập khẩu theo tờ khai hải quansố …. ngày ….. tại

Trên cơ sở Thông báo về việc nghi vấn trị giá khai báo và trị giá tính thuế do cơ quan hải quan xác định có ýkiến đồng ý của người khai hải quan; (trường hợp người khai hải quan đồng ý vớiphương pháp và mức giá do cơ quan hải quan xác định tại mẫu số1)

Trên cơ sở kết quả tham vấn tại biên bản số ……(ghi đối với trường hợp có tham vấn)

Cục (hoặc Chi cục)………………...thông báo:

Chấp nhận trị giá khai báo của hàng hoá ……….. nhập khẩu theo tờ khai hải quan số……ngày….……. (ghi đối với trường hợp kết quả tham vấn cơ quan hải quan chấp nhậntrị giá khai báo) như sau:

STT

Mã số

Tên hàng

ĐVT

Trị giá

khai báo (USD)

Hoặc/và bác bỏ trị giá khai báo và kết quả xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu tại tờ khai hảiquan số……ngày….……..như sau:

STT

Mã số

Tên hàng

ĐVT

Trị giá khai báo

(USD)

TGTT hải quan

xác định

(USD)

Lý do xác định trị giá tính thuế

Phương pháp xác định trị giá tính thuế

Cục Hải quan…   thông báo để Chi cục… và Quý Doanh nghiệp biết và thực hiện (ghi trong trường hợp Cục Hải quan tham vấn, xác định giátính thuế)

Hoặc Chi cục Hải quan ….thông báo để Quý Doanh nghiệp biết và thực hiện (ghi trong trường hợp Chi cục Hải quantham vấn, xác định giá tính thuế)

Nơi nhận:           QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ

- Như trên; (chữ ký, dấu)

- Cục Hải quan…(để báo cáo trường hợpchi cục xác định giá);

- Lưu: VT, đơn vị soạn thảo viết tắt(3b).


                Mẫu số 5: 

TÊN CƠ QUAN, TC CẤP TRÊN

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC

             ___________

Số:             /TB-CQBHVB

            CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - hạnh phúc

...., ngày … tháng …năm.....

KHAI BÁO GIÁ CHÍNH THỨC CỦA HÀNG HOÁXUẤT KHẨU THEO HỢP ĐỒNG KỲ HẠN

MỘT SỐ KHOẢN ĐIỀU CHỈNH CỘNG TRẢ SAU ĐỐIVỚI HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU

A. PHẦN DÀNH CHO NGƯỜI KHAI HẢI QUAN

Tên tổ chức/cá nhân:

Mã số:

Địa chỉ:

Tờ khai hải quan số …, ngày…

Phụ lục số … kèm tờ khai hải quan

Số thứ tự trên tờ khai hải quan/phụ lục tờ khai của mặt hàngxuất khẩu khai giá chính thức hoặc mặt hàng nhập khẩu khai báo khoản điều chỉnhphải cộng trả sau:

Thuộc hợp đồng mua bán hàng hoá số: …, ngày …

Tên hàng, quy cách, phẩm chất:

Mã số hàng hoá:

Lượng hàng:

Đơn vị tính:

Tỷ giá tính thuế:

Thuế suất (%):             -Thuế xuất khẩu:

                                    -Thuế nhập khẩu:

                                    -Thuế tiêu thụ đặc biệt:

                                    -Thuế giá trị gia tăng:

I) Đối với hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng kỳ hạn:

1) Nội dung đã khai báo theo giá tạm tính như sau:

1.1) Đơn giá tạm tính nguyên tệ:

1.2) Trị giá tạm tính nguyên tệ:

1.3) Tiền thuế:

            -Thuế xuất khẩu:

            -Thuế tiêu thụ đặc biệt:

            -Thuế giá trị gia tăng:

1.4) Thu khác:

1.5) Tổng số tiền thuế và thukhác:

 …

2) Nội dung khai báo theo giá chính thức:

            2.1) Đơn giá nguyên tệ:

            2.2) Trị giá nguyên tệ:

            2.3) Tiền thuế:

            -Thuế xuất khẩu:

            -Thuế tiêu thụ đặc biệt:

            -Thuế giá trị gia tăng:

            2.4) Thukhác:

            2.5) Tổng số thuế và thu khác:                                    [2.5= (2.3) + (2.4)]

2.6) Số tiền thuế chênh lệch:                                       [2.6 =(2.3) – (1.3)]

            -Thuế xuất khẩu:

            -Thuế tiêu thụ đặc biệt:

            -Thuế giá trị gia tăng:

2.7) Số tiền thu khác chênh lệch:                                [2.7 = (2.4) –(1.4)]

2.8) Tổng số thuế và thu khácchênh lệch:                  [2.8 = (2.6) + (2.7)]

II) Đối với các khoản điều chỉnh cộng trả sau theo quy định tại Điều 14:

1) Phí bản quyền, phí giấy phép:

1.1) Nội dung đã khai báo khi chưa phát sinh khoản điều chỉnhcộng:

1.1.1) Đơn giá nguyên tệ:

1.1.2) Trị giá nguyên tệ:

1.1.3) Tiền thuế:

            -Thuế nhập khẩu:

            -Thuế tiêu thụ đặc biệt:

            -Thuế giá trị gia tăng:

1.1.4) Thu khác:

1.1.5) Tổng số thuế và thu khác:

…                   

1.2) Nội dung khai báo khi phát sinh khoản điều chỉnh cộng:

1.2.1) Đơn giá nguyên tệ (đã cộngphí bản quyền, phí giấy phép):

1.2.2) Trị giá nguyên tệ:

1.2.3) Tiền thuế:

            -Thuế nhập khẩu:

            -Thuế tiêu thụ đặc biệt:

            -Thuế giá trị gia tăng:

1.2.4) Thu khác:

1.2.5) Tổng số thuế và thu khác:                                 [1.2.5 = (1.2.3)+ (1.2.4)]

1.2.6) Số tiền thuế chênh lệch:                                    [1.2.6 =(1.2.3) – (1.1.3)]

            -Thuế nhập khẩu:

            -Thuế tiêu thụ đặc biệt:

            -Thuế giá trị gia tăng:

1.2.7) Thu khác chênh lệch:                                        [1.2.7 =(1.2.4) – (1.1.4)]

1.2.8) Tổng số tiền thuế và thukhác chênh lệch:        [1.2.8 = (1.2.6) +(1.2.7)]

…  

2) Các khoản tiền mà người nhập khẩu phải trả từ số tiền thu được sau khi bán lại, định đoạt, sửdụng hàng hoá nhập khẩu:

2.1) Nội dung đã khai báo khi chưa phát sinh khoản điều chỉnh cộng:

2.1.1) Đơn giá nguyên tệ:

2.1.2) Trị giá nguyên tệ:

2.1.3) Tiền thuế:

            -Thuế nhập khẩu:

            -Thuế tiêu thụ đặc biệt:

            -Thuế giá trị gia tăng:

2.1.4) Thu khác:

2.1.5) Tổng số thuế và thu khác:

…    

2.2) Nội dung khai báo khi phát sinh khoản điều chỉnh cộng:

2.2.1) Đơn giá nguyên tệ (đã cộng khoản tiền phải trả từ số tiền thu được sau khi bán lại, định đoạt, sử dụnghàng hoá nhập khẩu):

2.2.2) Trị giá nguyên tệ:

2.2.3) Tiền thuế:

            -Thuế nhập khẩu:

            -Thuế tiêu thụ đặc biệt:

            -Thuế giá trị gia tăng:

2.2.4) Thu khác:

2.2.5) Tổng số thuế và thu khác:                                 [2.2.5 =(2.2.3) + (2.2.4)]

2.2.6) Số tiền thuế chênh lệch:                                    [2.2.6 =(2.2.3) – (2.1.3)]

            -Thuế nhập khẩu:

    -Thuế tiêu thụ đặc biệt:

            -Thuế giá trị gia tăng:

2.2.7) Thu khác chênh lệch:                                        [2.2.7 =(2.2.4) – (2.1.4)]

2.2.8) Tổng số tiền thuế và thu khác chênh lệch:        [2.2.8 = (2.2.6) +(2.2.7)]

…      

…, ngày … tháng … năm …

Người khai hải quan

 (Đại diện có thẩm quyền ký, ghi rõ chức vụ họ tên, đóng dấu)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

B. PHẦN DÀNH CHO KIỂM TRA VÀ XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN:

1) Thời gian tiếp nhận hồ sơ:

Cán bộ tiếp nhận:

2) Kết quả kiểm tra nội dung khai báo:

…, ngày … tháng … năm …

Số:

(Ghi rõ nội dung khai báo đúng hay không đúng và cơ sở pháp lý/lý do. Ký, ghi rõ họ tên,đóng dấu)

3) Trường hợp khai không đúng thời hạn 10 ngày thì ghi chú về việc này và ra quyết định xửphạt vi phạm hành chính theo quy định.

4) Trường hợp người khai hải quan không khai báo thì thực hiện ấn định thuế, thu đủ số tiền thuế, tiền phạt chậm nộp (nếu có), ra quyết định xử phạt vi phạm hành chínhtheo quy định.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Chú ý:

            - Mục I và mục II Phần A chỉ ghi những nội dung có liên quan, phát sinh tiêu chí nào thì khai tiêu chíđó;

            - Nếu số tiền thuế chênh lệch tăng thì ghi dấu cộng (+) trước dãy số chênh lệch, nếu số tiền thuếchênh lệch giảm thì ghi dấu trừ (-) trước dãy số chênh lệch;

            - Mẫu này sử dụng cho01 tờ khai;

            - Trường hợp có nhiều mặt hàng cần khai trong cùng 01 tờ khai, thì lập phụ lục tương tự cho từng mặthàng;

            - Mẫu này cũng được sử dụng cho trường hợp khai không đúng thời hạn 10 ngày quy định tại điểm 1.2khoản 1 Điều 11; điểm 1.2.5 , 1.2.6 khoản 1 Điều 14 Thông tư .....


                                                                                                                                       Mẫu số 6:

TÊN CƠ QUAN, TC CẤP TRÊN

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC

             ___________

Số:             /TB-CQBHVB

              CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - hạnh phúc

...., ngày … tháng …năm.....

BẢNG KÊ THEO DÕI THỰC TẾ NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ

THUỘC HỢP ĐỒNG CÓ ĐIỀU KHOẢN GIẢM GIÁ

1) Người khai hải quan:

            - Tên Công ty:

            - Mã số thuế:

            - Địa chỉ

2) Hợp đồng mua bán hàng hoá:

            - Số:

            - Ngày:

            - Tổng lượng hàng hoá:

            - Đơn giá chưa trừ khoản giảm giá (USD):

            - Đơn giá đã trừ khoản giảm giá (USD):

            - Tổng trị giá chưa trừ khoản giảm giá (USD):

            - Tổng trị giá đã trừ khoản giảm giá (USD):

            - Tỷ lệ giảm giá … mức giảm giá …..

            - Loại giảm giá:

STT

Tờ khai

Tên hàng

ĐVT

Lượng

Tổng trị giá

Số, ngày

Chi cục

Hải quan

Chưa trừ khoản giảm giá

Đã trừ khoản giảm giá

Tổng cộng

Người khai hải quan

  (Ký, đóng dấu, ghi rõ chức vụ họ tên)

TIN NÓNG
Giá dầu thô thế giới
WTIBrent
Giá bán lẻ
Sản phẩm
Vùng 1
22.790
23.240
22.010
22.450
20.870
21.280
18.800
19.170
17.940
18.290
17.770
18.120
Loading....

Bản quyền © 2013 Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam
Địa chỉ: Phòng 702 - Tầng 7, Số 39A Ngô Quyền, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: (024) 6278 9258   
Email: hhxd@vinpa.org.vn -  Website: vinpa.org.vn / hiephoixangdau.org - Facebook: hiephoixangdauvietnam

Tổng số lượt truy cập: .
Tổng số người truy cập: .
Số người đang trực tuyến: .