Số 35/2003/NĐ-CP
NGHỊĐỊNH Quy định chi tiết thi hànhmột số điều của Luật Phòng cháy và chữacháy
CHÍNH PHỦ Căncứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6năm 2001; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an, NGHỊ ĐỊNH: ChươngI NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Nghị định nàyquy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy vềphòng cháy, chữa cháy, tổ chức lực lượng phòng cháy và chữa cháy, phương tiệnphòng cháy và chữa cháy, đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy và tráchnhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp, của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộcChính phủ trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy. Điều 2. Đối tượng áp dụng Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hoạt động,sinh sống trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tuân thủcác quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy và các quy định của Nghị địnhnày; trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kýkết hoặc tham gia có quy định khác thì áp dụng theo quy định của điều ước quốctế đó. Điều 3. Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của người đứng đầu cơ quan, tổchức Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi quản lý và nhiệm vụ quyềnhạn của mình có trách nhiệm : 1. Ban hành các quy định, nội quy và biện pháp về phòng cháy và chữacháy; 2. Tổ chức thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biệnpháp về phòng cháy và chữa cháy và yêu cầu về bảo đảm an toàn phòng cháy vàchữa cháy theo quy định của pháp luật; 3. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức phòng cháy vàchữa cháy; huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong tràoquần chúng tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy; quản lý và duy trì hoạt động của đội dân phòng, đội phòng cháy và chữacháy cơ sở hoặc đội phòng cháy và chữacháy chuyên ngành; 4. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; xử lý hoặc đề xuất xử lýcác hành vi vi phạm quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy; tổ chức khắcphục kịp thời các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữacháy; 5. Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy; chuẩn bị các điều kiệnphục vụ chữa cháy; xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy; tổ chứcchữa cháy và giải quyết khắc phục hậu quả cháy; 6. Bảo đảm kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy; 7. Tổ chức thống kê, báo cáo theo định kỳ về tình hình phòng cháy vàchữa cháy; thông báo kịp thời cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trựctiếp quản lý những thay đổi lớn có liên quan đến bảo đảm an toàn về phòng cháyvà chữa cháy của cơ quan, tổ chức mình; 8. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức và hộ gia đình xung quanh trongviệc bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy; không gây nguy hiểm cháy, nổđối với các cơ quan, tổ chức và hộ gia đình lân cận; 9. Tổ chức tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy khi có yêucầu của cơ quan có thẩm quyền. Điều 4. Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của chủ hộ gia đình Chủ hộ gia đình có trách nhiệm : 1. Thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp, giảipháp về phòng cháy và chữa cháy và yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy theo quyđịnh của pháp luật; 2. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; đôn đốc nhắc nhở cácthành viên trong gia đình thực hiện quy định, nội quy, các điều kiện an toàn vềphòng cháy và chữa cháy; khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm quy định antoàn về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy; 3. Mua sắm phương tiện phòng cháy và chữa cháy; chuẩn bị các điều kiệnphục vụ chữa cháy; phát hiện cháy, báo cháy, chữa cháy và tham gia khắc phụchậu quả vụ cháy; 4. Phối hợp với các hộ gia đình, cơ quan, tổ chức xung quanh trong việcbảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy; không gây nguy hiểm cháy, nổ đốivới các hộ gia đình và cơ quan, tổ chức lân cận; 5. Tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy khi có yêu cầu của cơquan có thẩm quyền. Điều 5. Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của cá nhân 1. Chấp hành quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy và yêu cầu vềphòng cháy và chữa cháy của người hoặc cơ quan có thẩm quyền; thực hiện nhiệmvụ phòng cháy và chữa cháy theo chức trách, nhiệm vụ được giao. 2. Tìm hiểu, học tập pháp luật và kiến thức về phòng cháy và chữa cháytrong phạm vi trách nhiệm của mình; bảo quản, sử dụng thành thạo các phươngtiện phòng cháy và chữa cháy thông dụng và các phương tiện phòng cháy và chữacháy khác được trang bị. 3. Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụngnguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảoquản, sử dụng chất cháy; kịp thời khắc phục các thiếu sót, vi phạm quy định antoàn về phòng cháy và chữa cháy. 4. Tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy ở nơi cư trú, nơi làmviệc; tham gia đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc đội phòngcháy và chữa cháy chuyên ngành theo quy định; góp ý, kiến nghị với chính quyềnđịa phương nơi cư trú, với người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi làm việc về cácbiện pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy. 5. Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phátsinh cháy và những hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy vàchữa cháy. 6. Báo cháy và chữa cháy kịp thời khi phát hiện thấy cháy; chấp hànhnghiêm lệnh huy động tham gia chữa cháy và hoạt động phòng cháy và chữa cháykhác. Điều 6. Tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy 1. Tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy của Việt 2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi ban hành tiêu chuẩn ViệtNam, tiêu chuẩn ngành có liên quan đến phòng cháy chữa cháy hoặc tiêu chuẩnchuyên về phòng cháy và chữa cháy phải có ýkiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Công an. 3. Tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế vềphòng cháy và chữa cháy được phép áp dụng ở Việt a) Tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế có quyđịnh trong các điều ước quốc tế mà Việt b) Tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế có quyđịnh an toàn về phòng cháy chữa cháy phù hợp hoặc cao hơn so với quy định củatiêu chuẩn Việt c) Khi Việt 4. Đối với những yêu cầu về phòng cháy và chữa cháymà trong tiêu chuẩn chưa quy định hoặc chưa có tiêu chuẩn quy định thì thựchiện theo hướng dẫn của Bộ Công an. Điều 7.Chính sách đối với người tham gia chữa cháy Người trực tiếp chữa cháy, người tham gia chữa cháy mà bị hy sinh, bịthương, bị tổn hại về sức khoẻ thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy địnhcủa pháp luật. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với BộCông an quy định và hướng dẫn cụ thể việc thực hiện. ChươngII PHÒNG CHÁY Điều 8. Cơ sở có nguy hiểmvề cháy, nổ Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại khoản 4 Điều 3 của LuậtPhòng cháy và chữa cháy gồm nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, trụ sở làm việc, bệnhviện, trường học, rạp hát, khách sạn, chợ, trung tâm thương mại, doanh trại lựclượng vũ trang và các công trình khác quy định tại Phụ lục 1 Nghị định này. Điều 9. Điềukiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở 1. Cơ sở được bố trí trên một phạm vi nhất định, có người quản lý, hoạtđộng và cần thiết có phương án phòng cháy và chữa cháy độc lập phải bảo đảm cácđiều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây : a) Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn vềphòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt độngcủa cơ sở; b) Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữacháy trong cơ sở; c) Có văn bản đã thẩm duyệt về phòng cháy và chữacháy đối với công trình thuộc diện phải thiết kế và thẩm duyệt về phòng cháy vàchữa cháy; d) Hệ thống điện, thiết bị sử dụng điện, hệ thống chống sét, nơi sửdụng lửa, phát sinh nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy; đ) Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp vớiđiều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; e) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở được tổ chức huấn luyệnnghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đápứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ; có phương án chữa cháy, thoát nạn và đã được cấpcó thẩm quyền phê duyệt; g) Có hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháyvà chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơsở, bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động theo quy định của Bộ Công anvà các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy; có hệ thống giao thông, cấp nước,thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy tại cơ sở theo quy định; h) Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theoquy định. 2. Đối với cơ sở khác thì thực hiện điều kiện an toàn về phòng cháy vàchữa cháy quy định tại khoản 1 Điều này phù hợp với quy mô, tính chất hoạt độngcủa cơ sở đó. 3. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 1Điều này phải được tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.Đối với các cơ sở quy định tại Phụ lục 2 Nghị định này trước khi đưa vào hoạtđộng phải được Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc Phòng Cảnh sát phòngcháy và chữa cháy Công an cấp tỉnh chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy vàchữa cháy. Bộ Công an quy định cụ thể mẫu "Giấy chứng nhận đủ điều kiện vềphòng cháy và chữa cháy", thủ tục cấp "Giấy chứng nhận đủ điều kiệnvề phòng cháy và chữa cháy". Điều 10. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữacháy đối với khu dân cư 1. Có quy định, nội quy về phòng cháy và chữacháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ; có biển cấm, biểnbáo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp vớiđặc điểm của khu dân cư. 2. Có thiết kế và phải được thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đốivới khu dân cư xây dựng mới. 3. Hệ thống điện phải bảo đảm tiêu chuẩn an toànvề phòng cháy và chữa cháy. 4. Có phương tiện phòng cháy và chữa cháy bảo đảm số lượng và chấtlượng theo quy định của Bộ Công an và các tiêu chuẩn về phòngcháy và chữa cháy; có giải pháp chống cháy lan; có hệ thống giao thông, nguồnnước phục vụ chữa cháy theo quy định; có phương án chữa cháy, thoát nạn và đãđược cấp có thẩm quyền phê duyệt. 5. Có lực lượng dân phòng được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữacháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tạichỗ. 6. Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theoquy định của Bộ Công an. Điều 11. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ giađình 1. Nơi đun nấu, nơi thờ cúng, nơi có sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt,thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt, hệ thống điện, thiết bị sử dụng điện phải bảođảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy. 2. Tài sản, vật tư, chất cháy phải được bố trí, sắp xếp, bảo quản và sửdụng đúng quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy. 3. Có dự kiến tình huống cháy, thoát nạn và biện pháp chữa cháy; có phương tiện chữa cháy phù hợp với đặc điểmhoạt động của hộ gia đình và bảo đảm về số lượng, chất lượng theo hướng dẫn củaBộ Công an. Điều 12. Điều kiện an toàn về phòngcháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới 1. Phương tiện giao thông cơ giới từ 4 chỗ ngồi trở lên, phương tiệngiao thông cơ giới vận chuyển chất, hàng hoá nguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảmvà duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây : a) Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn vềphòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt độngcủa phương tiện; b) Quy trình vận hành phương tiện, hệ thống điện, hệ thống nhiên liệu,việc bố trí, sắp xếp người, vật tư, hàng hoá trên phương tiện phải bảo đảm antoàn về phòng cháy và chữa cháy; c) Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới phải được học tậpkiến thức về phòng cháy, chữa cháy trong quá trình đào tạo cấp giấy phép điềukhiển phương tiện; đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới có phụcấp trách nhiệm và người điều khiển, người làm việc, người phục vụ trên phươngtiện giao thông cơ giới có từ 30 chỗ ngồi trở lên và trên phương tiện giaothông cơ giới chuyên dùng để vận chuyển các chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổphải có giấy chứng nhận đã qua huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy củacơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền; d) Có phương tiện chữa cháy phù hợp với yêu cầu tính chất, đặc điểm củaphương tiện, bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động theo quy định của BộCông an và các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy. 2. Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm antoàn phòng cháy và chữa cháy gồm tàu thủy, tàu hỏa chuyên dùng để vận chuyểnhành khách, vận chuyển xăng dầu, chất lỏng dễ cháy khác, khí cháy, vật liệu nổ,hoá chất có nguy hiểm cháy, nổ phải được thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháykhi chế tạo mới hoặc hoán cải và cơ quan đăng kiểm chỉ cấp chứng chỉ đăng kiểmsau khi Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc Phòng Cảnh sát phòng cháy vàchữa cháy Công an cấp tỉnh xác nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy. 3. Phương tiện giao thông cơ giới khi vận chuyển các chất, hàng nguyhiểm về cháy, nổ thuộc loại 1, 2, 3, 4 và 9quy định tại Phụ lục số 1 Nghị định số 13/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2003 của Chính phủ phải có"Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ" do Bộ Công ancấp. Bộ Công an quy định cụ thể mẫu, thủ tục và thẩm quyền cấp "Giấyphép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ". Điều13. Yêu cầu phòng cháy và chữa cháy khi lập quy hoạch, dự án xây dựng mới hoặccải tạo đô thị, khu dân cư, đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khucông nghệ cao Khilập quy hoạch dự án xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, đặc khu kinhtế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải có giải pháp thiết kếvề phòng cháy và chữa cháy bảo đảm các nội dung sau : 1. Địa điểm xây dựng công trình, cụm công trình, bố trí các khu đất,các lô nhà phải bảo đảm chống cháy lan, giảm tối thiểu tác hại của nhiệt, khóibụi, khí độc do đám cháy sinh ra đối với các khu vực dân cư và công trình xungquanh; 2. Hệ thống giao thông, khoảng trống phải đủ kíchthước và tải trọng bảo đảm cho phươngtiện chữa cháy cơ giới triển khai các hoạt động chữa cháy; 3. Hệ thống cấp nước bảo đảm việc cấp nước chữa cháy; hệ thống thôngtin liên lạc, cung cấp điện phải bảo đảm phục vụ các hoạt động chữa cháy, thôngtin báo cháy; 4. Bố trí địa điểm xây dựng đơn vị phòng cháy và chữa cháy ở khu vựctrung tâm, thuận lợi về giao thông, thông tin liên lạc và có đủ diện tích bảođảm cho các hoạt động thường trực sẵn sàng chiến đấu, tập luyện, bảo quản, bảodưỡng phương tiện chữa cháy theo quy định của Bộ Công an; 5. Trong dự án phải có dự toán kinh phí cho các hạng mục phòng cháy vàchữa cháy. Điều 14. Yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy khi lập dự án và thiết kếxây dựng công trình Khilập dự án và thiết kế xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng củacông trình phải có các giải pháp thiết kế về phòng cháy và chữa cháy bảo đảmcác nội dung sau : 1. Địa điểm xây dựng công trình bảo đảm khoảng cách an toàn về phòngcháy và chữa cháy đối với các công trình xung quanh; 2. Bậc chịu lửa hay mức độ chịu lửa của công trình phù hợp với quy mô,tính chất hoạt động của công trình; có giải pháp đảm bảo ngăn cháy và chống cháy lan giữa cáchạng mục của công trình và giữa công trình này với công trình khác; 3. Công nghệ sảnxuất, hệ thống điện, chống sét, chống nổ của công trình và bố trí các hệ thống,máy móc, thiết bị vật tư bảo đảm các yêu cầu an toàn về phòng cháy và chữacháy; 4. Hệ thốngthoát nạn gồm cửa, lối đi, hành lang, cầu thang chung, cửa, lối đi, cầu thangdành riêng cho thoát nạn, thiết bị chiếu sáng và chỉ dẫn lối thoát, thiết bịthông gió và hút khói, thiết bị cứu người, thiết bị báo tín hiệu bảo đảm choviệc thoát nạn nhanh chóng, an toàn khi xảy ra cháy; 5. Hệ thống giaothông, bãi đỗ phục vụ cho phương tiện chữa cháy cơ giới hoạt động bảo đảm kíchthước và tải trọng; hệ thống cấp nước chữa cháy bảo đảm yêu cầu phục vụ chữacháy; 6. Hệ thống báo cháy, hệ thống chữa cháy và phương tiện chữa cháy khácbảo đảm số lượng, vị trí lắp đặt và các thông số kỹ thuật phù hợp với đặc điểmvà tính chất hoạt động của công trình; 7. Trong dự ánvà thiết kế phải có dự toán kinh phí cho các hạng mục phòng cháy và chữa cháy. Điều 15. Kinhphí phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng 1. Kinh phí phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng gồm cáckhoản kinh phí cho hạng mục phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 13 vàĐiều 14 của Nghị định này và các khoản kinh phí khác phục vụ việc lập dự án,thiết kế, thẩm duyệt, thử nghiệm, kiểm định, thi công, nghiệm thu về phòng cháyvà chữa cháy. Kinh phí phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng phải đượcbố trí ngay trong giai đoạn lập dự án quy hoạch, dự án đầu tư và thiết kế côngtrình. 2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Công an quy địnhđịnh mức kinh phí phòng cháy và chữa cháytrong đầu tư và xây dựng. Điều 16. Thiết kế và thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy 1. Dự án, công trình hay hạng mục công trình (sau đây gọi chung là côngtrình) quy định tại Phụ lục 3 Nghị định này thuộc mọi nguồn vốn đầu tư khi xâydựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng phải có thiết kế về phòngcháy và chữa cháy do cơ quan có đủ năng lực thiết kế và phải được thẩm duyệt vềphòng cháy và chữa cháy trước khi thi công. Công trình không thuộc danh mục quy định tại Phụ lục 3 Nghị định nàykhi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng vẫn phải có thiết kếbảo đảm các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luậtnhưng không bắt buộc phải thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn,Bộ Công an trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung, sửa đổi danh mục cácdự án, công trình thuộc diện phải thiết kế và thẩm duyệt về phòng cháy và chữacháy quy định tại Phụ lục 3 Nghị định này cho phù hợp. 2. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền chịu tráchnhiệm thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án quy hoạch, dự ánxây dựng và thiết kế công trình quy định tại khoản 1 Điều này theo nội dung quyđịnh tại Điều 15 Luật Phòng cháy và chữa cháy và Điều 13 hoặc Điều 14 của Nghịđịnh này. Văn bản thẩm duyệt về phòngcháy và chữa cháy là một trong những căn cứ để cơ quan có thẩm quyền phê duyệtdự án, thiết kế và cấp phép xây dựng. Bộ Công an quy định phân cấp thẩm duyệtvề phòng cháy và chữa cháy. 3.Hồ sơ thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy gồm : a) Văn bản đề nghị thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầutư, trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải cóvăn bản ủy quyền kèm theo; b) Bản sao giấy phép đầu tư và chứng chỉ quy hoạch hay thoả thuận vềđịa điểm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; c) Các bản vẽ và bản thuyết minh thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 13 hoặcĐiều 14 của Nghị định này. Hồ sơ thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy gồm 03 bộ, nếu hồ sơ thểhiện bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt kèm theo và hồ sơphải có xác nhận của chủ đầu tư. 4.Thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy được tiến hành đồng thời với việc thẩmduyệt về xây dựng. Thời hạn thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy được tính kểtừ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và được quy định như sau : a)Không quá 20 ngày làm việc đối với dự án quy hoạch, dự án xây dựng; b)Không quá 30 ngày làm việc đối với thiết kế kỹ thuật công trình nhóm A; không quá 20 ngày làm việc đối vớicông trình thuộc nhóm B, C. Phânnhóm dự án công trình A, B, C tại điểm này thực hiện theo Quy chế quản lý đầutư và xây dựng hiện hành. 5.Kinh phí cho việc thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy được xác định trong vốnđầu tư của dự án, công trình. BộTài chính thống nhất với Bộ Công an quy định mức phí và lệ phí thẩm duyệt vềphòng cháy và chữa cháy. Điều 17. Trách nhiệm của cơ quan thiết kế, chủ đầu tư, nhà thầu xâydựng và cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng côngtrình 1. Cơ quan thiết kế về phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm : a) Thiết kế bảo đảm các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy; chịu tráchnhiệm về chất lượng sản phẩm thiết kế trong thời gian xây dựng và sử dụng côngtrình; b) Thực hiện giám sát tác giả trong quá trình thicông xây lắp công trình; c) Tham gia nghiệm thu công trình. 2. Chủ đầutư có trách nhiệm : a) Trình hồ sơ thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy theo quy định tạikhoản 3 Điều 16 Nghị định này; b) Tổ chức thi công xây dựng theo đúng thiết kế đã được thẩm duyệt.Trường hợp có thay đổi về thiết kế và thiết bị phòng cháy và chữa cháy trongquá trình thi công thì chủ đầu tư phải giải trình hoặc thiết kế bổ sung và phảiđược thẩm duyệt lại; c) Tổ chức kiểm tra, giám sát thi công và nghiệm thu công trình; d) Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy, phòng nổ công trìnhtrong suốt quá trình xây dựng đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sửdụng. 3. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm : a) Thi công theo đúng thiết kế đã được thẩm duyệt; b) Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy, phòng nổ thuộc phạm viquản lý của mình trong suốt quá trình thi công xây lắp đến khi bàn giao công trình; c) Lập hồ sơ hoàn công, chuẩn bị các tài liệu để phục vụ công tácnghiệm thu công trình và tham gia nghiệm thu công trình. 4. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm : a) Thẩm duyệt các nội dung, yêu cầu về phòng cháyvà chữa cháy đối với các dự án, thiết kế theo đúng tiêu chuẩn, quy định củapháp luật và phải bảo đảm thời hạn thẩm duyệt quy định tại khoản 4 Điều 16 củaNghị định này; b) Kiểm định thiết bị, phương tiện phòng cháy và chữa cháy trước khilắp đặt; kiểm tra việc thi công, lắp đặt thiết bị phòng cháy và chữa cháy theođúng thiết kế đã được duyệt; kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy trongquá trình thi công xây dựng và kiểm tra nghiệm thu công trình; c) Tham gia nghiệm thu và ra văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữacháy đối với các công trình phải thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy. Điều 18. Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy Công trình xây dựng đã được thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy phảiđược tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy trước khi chủ đầu tư tiếnhành nghiệm thu công trình. Nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy bao gồm nghiệmthu từng phần, từng giai đoạn, từng hạng mục và nghiệm thu bàn giao công trình;riêng đối với các bộ phận của công trình khi thi công bị che khuất thì phảiđược nghiệm thu trước khi tiến hành các công việc tiếp theo. Văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy là một trong những căn cứđể chủ đầu tư nghiệm thu, quyết toán và đưa công trình vào sử dụng. Điều 19. Kiểm tra an toàn vềphòng cháy và chữa cháy 1. Kiểm tra antoàn về phòng cháy và chữa cháy được tiến hành theo các nội dung sau đây : a) Việc thực hiện điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợpvới từng đối tượng quy định tại các Điều 9, 10, 11, 12 và các điều có liên quancủa Nghị định này và các quy định khác của pháp luật; b) Việc thực hiện trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy phù hợp với từngđối tượng quy định tại các Điều 3, 4, 5, các điều có liên quan của Nghị địnhnày và các quy định khác của pháp luật; c) Việc chấp hành các tiêu chuẩn và quy định của pháp luật về phòngcháy và chữa cháy và các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của người hoặc cơquan có thẩm quyền. 2. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy được tiến hành theo chếđộ kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất. 3. Trách nhiệm kiểm tra an toànvề phòng cháy và chữa cháy được quy định như sau : a) Người đứng đầu cơ sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, chủ phươngtiện giao thông cơ giới, chủ rừng, chủ hộ gia đình có trách nhiệm tổ chức kiểmtra an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình theo chếđộ kiểm tra quy định tại khoản 2 Điều này; b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyệntrở lên có trách nhiệm tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy theochế độ kiểm tra định kỳ và đột xuất trong phạm vi quản lý của mình; c) Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm kiểm tra an toàn vềphòng cháy và chữa cháy định kỳ hàng quý đối với các cơ sở có nguy hiểm vềcháy, nổ và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt bảo đảm an toànvề phòng cháy và chữa cháy; 6 tháng hoặc một năm đối với các đối tượng còn lại vàkiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu nguy hiểm, mất an toàn về phòng cháy và chữacháy hoặc vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy và khi có yêu cầubảo vệ đặc biệt. 4. Bộ Công an quy định cụ thể về thủ tục kiểm tra an toàn về phòng cháyvà chữa cháy. Điều20. Tạmđình chỉ, gia hạn tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơgiới, hộ gia đình, cá nhân không đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy vàphục hồi hoạt động trở lại 1.Các trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Phòng cháy và chữa cháy đượchiểu như sau : a)Nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ là trong môi trường nguy hiểm cháy, nổxuất hiện nguồn lửa, nguồn nhiệt hoặc khi đang có nguồn lửa, nguồn nhiệt màxuất hiện môi trường nguy hiểm cháy, nổ; b)Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy là những viphạm nếu không được ngăn chặn kịp thời thì có thể dẫn đến nguy cơ trực tiếpphát sinh cháy, nổ hoặc khi xảy ra cháy, nổ có thể gây hậu quả đặc biệt nghiêmtrọng; c)Vi phạm nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy là vi phạm có thể dẫnđến cháy, nổ gây hậu quả nghiêm trọng đã được cơ quan quản lý nhà nước về phòngcháy và chữa cháy có thẩm quyền yêu cầu khắc phục và đã bị xử phạt hành chínhmà không khắc phục. 2.Việc tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ giađình và cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này chỉ giới hạn trong phạm vi nhỏnhất và theo nguyên tắc nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ xuất hiện ở phạmvi nào hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy ở phạm vi nào thì tạmđình chỉ hoạt động trong phạm vi đó. Khi hoạt động của bộ phận hoặc của toàn bộcơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân bị tác động ảnhhưởng mà xuất hiện nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ thì cũng bị tạm đìnhchỉ hoạt động. 3.Thời hạn tạm đình chỉ hoạt động được xác định căn cứ vào điều kiện, khả năngloại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ, khả năng khắc phục vi phạm vềphòng cháy và chữa cháy nhưng không vượt quá 30 ngày. Hết thời hạn tạm đình chỉhoạt động mà nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ chưa được loại trừ hoặc viphạm quy định về phòng cháy và chữa cháy chưa được khắc phục thì được xem xétgia hạn tạm đình chỉ tiếp nhưng không quá 30 ngày. Trường hợp đặc biệt, khi hếtthời gian gia hạn tạm đình chỉ hoạt động mà nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy,nổ chưa được loại trừ hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy vẫn chưađược khắc phục vì lý do khách quan thì người ra quyết định tạm đình chỉ báo cáocấp trên có thẩm quyền xem xét quyết định gia hạn tiếp hoặc xử lý theo quy địnhcủa pháp luật. 4.Trong thời hạn tạm đình chỉ hoạt động, nếu nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổđược loại trừ hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được khắc phụcthì được phép phục hồi hoạt động. 5.Quyết định tạm đình chỉ hoạt động và quyết định phục hồi hoạt động được thểhiện bằng văn bản hoặc bằng lời; trường hợp người có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ bằng lời thì trongthời gian ngắn nhất phải thể hiện quyết định đó bằng văn bản. Trường hợp ngườicó thẩm quyền sau khi ra quyết định tạmđình chỉ bằng lời mà nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc vi phạm quy địnhvề phòng cháy và chữa cháy được loại trừ hay khắc phục nhanh thì có thể raquyết định phục hồi hoạt động bằng lời. Ngườiđứng đầu cơ sở, cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình, người điều khiển hoặc chủphương tiện giao thông cơ giới và cá nhân khi nhận được quyết định tạm đình chỉphải chấp hành ngay và có trách nhiệm loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinhcháy, nổ hoặc khắc phục vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong thờigian ngắn nhất. 6.Thẩm quyền tạm đình chỉ hoạt động, gia hạn tạm đình chỉ hoạt động và phục hồihoạt động được quy định như sau : a)Bộ trưởng Bộ Công an hoặc người được ủy quyền được quyền quyết định tạm đìnhchỉ hoạt động của bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộgia đình, hoạt động của cá nhân trong phạm vi cả nước; trường hợp đặc biệt thìbáo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định; b)Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp được quyền quyết định tạm đình chỉ hoạt độngcủa bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạtđộng của cá nhân thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của mình; c)Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và Trưởng phòng Cảnh sát phòngcháy và chữa cháy trong phạm vi thẩm quyền của mình được quyền quyết định tạmđình chỉ hoạt động đối với từng bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thôngcơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân; d) Cảnh sát kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháyđược quyền tạm đình chỉ hoạt động đối với từng bộ phận, toàn bộ cơ sở, phươngtiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân khi đang có nguy cơtrực tiếp phát sinh cháy, nổ và phải kịp thời báo cáo cấp trên trực tiếp cóthẩm quyền; đ)Người có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động có quyền gia hạn tạmđình chỉ hoạt động và phục hồi hoạt độngtrở lại. 7.Bộ Công an quy định cụ thể mẫu "Quyết định tạm đình chỉ hoạt động","Quyết định gia hạn tạm đình chỉ hoạt động", "Quyết định phụchồi hoạt động trở lại"; thủ tục tạm đình chỉ hoạt động, gia hạn tạm đìnhchỉ hoạt động và phục hồi hoạt động trở lại. Điều21. Đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ giađình và cá nhân không đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy 1. Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình vàhoạt động của cá nhân bị tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 1 Điều 20 củaNghị định này đã hết thời hạn tạm đình chỉ mà không khắc phục hoặc không thể khắcphục được và có nguy cơ cháy, nổ gây hậu quả nghiêm trọng thì bị đình chỉ hoạtđộng. Việc đình chỉ hoạt động có thể thực hiện đối với từng bộ phận hoặc toànbộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và hoạt động của cá nhân. 2. Người có thẩm quyền quy định tại các điểm a, b và c khoản 6 Điều 20của Nghị định này có quyền tạm đình chỉ hoạt động đối với đối tượng nào thìđược quyền đình chỉ hoạt động đối với đối tượng đó. 3. Bộ Công an quy định mẫu "Quyết định đình chỉ hoạt động" vàthủ tục đình chỉ hoạt động.
Chương III CHỮA CHÁY Điều 22. Phương ánchữa cháy 1. Phương án chữa cháy phải bảo đảm các yêu cầuvà nội dung cơ bản sau đây : a) Nêu được tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy,nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy; b) Đề ra tình huống cháy lớn phức tạp nhất và một sốtình huống cháy đặc trưng khác có thể xảy ra, khả năng phát triển của đám cháytheo các mức độ khác nhau; c) Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng,phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và cáccông việc phục vụ chữa cháy phù hợp với từng giai đoạn của từng tình huốngcháy. 2. Người đứng đầu cơ sở, đặckhu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, trưởng thôn,trưởng ấp, trưởng bản, tổ trưởng tổ dân phố, chủ rừng, chủ phương tiện giaothông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháychịu trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy; trường hợp phương án chữa cháycần huy động lực lượng, phương tiện của nhiều cơ quan, tổ chức hoặc nhiều địaphương tham gia thì đề nghị cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hướng dẫn, chỉ đạoxây dựng phương án. Phương án chữa cháy phải được bổ sung, chỉnh lý kịpthời khi có những thay đổi về tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc vàcác điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy. 3. Thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy : a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầucơ quan, tổ chức phê duyệt phương án chữa cháy thuộc phạm vi trách nhiệm quảnlý của mình; b) Trưởng phòng Cảnh sát phòngcháy và chữa cháy phê duyệt phương án chữa cháy có sử dụng lực lượng, phươngtiện của nhiều cơ quan, tổ chức ở địa phương; trường hợp đặc biệt thì do Giámđốc Công an cấp tỉnh phê duyệt; c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệtphương án chữa cháy có sử dụng lực lượng, phương tiện của Quân đội đóng ở địa phương; d) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháyphê duyệt phương án chữa cháy có sử dụng lực lượng và phương tiện của nhiều cơquan, tổ chức, địa phương; trường hợp cần thiết trình Bộ trưởng Bộ Công an hoặcngười được ủy quyền phê duyệt; trường hợp đặc biệt thì Bộ trưởng Bộ Công antrình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 4. Phương án chữa cháy được quản lý và sử dụng theochế độ quản lý, sử dụng tài liệu mật. Người có trách nhiệm xây dựng phương ánchữa cháy quy định tại khoản 2 Điều này chịu trách nhiệm tổ chức lưu giữ phươngán và sao gửi cho đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quản lý địa bàn. Cơquan, tổ chức có lực lượng, phương tiện tham gia trong phương án được phổ biến nhữngnội dung liên quan đến nhiệm vụ của mình. 5. Trách nhiệm thực tập phương án chữa cháy : a) Người có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháyquy định tại khoản 2 Điều này chịu trách nhiệm tổ chức thực tập phương án.Phương án chữa cháy phải được tổ chức thực tập định kỳ ít nhất mỗi năm 1 lần vàthực tập đột xuất khi có yêu cầu; b) Lực lượng, phương tiện có trong phương án khiđược huy động thực tập phải tham gia đầy đủ. 6. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có tráchnhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, thực tập, quản lý và sử dụng phương ánchữa cháy. 7. Bộ Công an quy định mẫu "Phương án chữa cháy", thời hạnphê duyệt và chế độ thực tập phương án chữa cháy. Điều23. Trách nhiệm báo cháy, chữacháy và tham gia chữa cháy 1. Người phát hiện thấy cháy phải bằng mọi cách báo cháy ngay cho ngườixung quanh biết, cho một hoặc tất cả cácđơn vị sau đây : a) Đội dân phòng hoặc đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tại nơi xảy racháy; b) Đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy nơi gần nhất; c) Chính quyền địa phương sở tại hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất. 2. Cơ quan, đơn vị quy định tại điểm a, b và c của khoản 1 Điều này khinhận được tin báo về vụ cháy xảy ra trong địa bàn được phân công quản lý thìphải nhanh chóng đến tổ chức chữa cháy, đồng thời báo cho các cơ quan, đơn vịcần thiết khác biết để chi viện chữa cháy; trường hợp cháy xảy ra ngoài địa bànđược phân công quản lý thì sau khi nhận được tin báo cháy phải bằng mọi cáchnhanh chóng báo cho các cơ quan, đơn vị quản lý địa bàn nơi xảy cháy biết để xửlý, đồng thời báo cáo cấp trên của mình. 3. Người có mặt tại nơi xảy cháyvà có sức khoẻ phải tìm mọi biện pháp để cứu người, ngăn chặn cháy lan và dậpcháy; người tham gia chữa cháy phải tuântheo lệnh của người chỉ huy chữa cháy. 4. Lực lượng công an, quân đội, dân quân tự vệ, cơ quan y tế, điện lực,cấp nước, môi trường đô thị, giao thông và các cơ quan khác có liên quan cónhiệm vụ chữa cháy và tham gia chữa cháy theo quy định tại các khoản 2, 3, 4Điều 33 Luật Phòng cháy và chữa cháy. Điều24. Huy động xe ưu tiên, người và phương tiện của quân đội, của tổchức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt 1. Người và phương tiện của quân đội khi không làm nhiệm vụ khẩn cấpđều có thể được huy động để chữa cháy và phục vụ chữa cháy. Người chỉ huy đơnvị quân đội khi nhận được lệnh huy động lực lượng và phương tiện để chữa cháyvà phục vụ chữa cháy phải chấp hành ngay hoặc báo cáo ngay lên cấp có thẩmquyền để tổ chức thực hiện. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phònghướng dẫn chi tiết việc huy động người và phương tiện của quân đội để chữa cháyvà phục vụ chữa cháy. 2. Không huy động các loại xe sau đây để chữa cháyvà phục vụ chữa cháy : a) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp; b) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu; c) Xe hộ đê, xe đang làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai hoặc tìnhtrạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật; d) Đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường; đ) Đoàn xe tang; e) Các xe ưu tiên khác theo quy định của pháp luật. 3. Người và phương tiện của tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nướcngoài tại Việt Nam đều có thể được huy động để chữa cháy và phục vụ chữa cháytrừ những tổ chức quốc tế, tổ chức cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi,miễn trừ theo quy định của pháp luật. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thông báo cho Bộ Công an về những tổ chứcquốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Điều25. Thẩm quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữacháy 1. Thẩm quyềnhuy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy được quy định như sau : a) Người chỉ huy chữa cháy là Cảnh sát phòng cháy vàchữa cháy, người đứng đầu cơ quan, tổ chức và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xãtrở lên được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổchức, hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi quản lý của mình; trường hợp cần huyđộng lực lượng, phương tiện và tài sản ngoài phạm vi quản lý của mình thì phảibáo cho người có thẩm quyền huy động để quyết định; b) Trưởng phòngCảnh sát phòng cháy và chữa cháy được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ giađình và cá nhân trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Sau khihuy động thì thông báo cho người có thẩm quyền quản lý lực lượng, phương tiệnvà tài sản đó biết; c) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòngcháy và chữa cháy được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của cơquan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi cả nước. Sau khi huy độngthì thông báo cho người có thẩm quyền quản lý lực lượng, phương tiện và tài sảnđó biết. 2. Bộ Công anquy định mẫu, chế độ quản lý, sử dụng "Lệnh huy động lực lượng, phươngtiện và tài sản để chữa cháy" và thủ tục huy động. Điều26. Hoàn trả và bồi thường thiệt hại phương tiện, tài sản được huy động để chữacháy Phương tiện, tàisản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân huy động để chữa cháy và phụcvụ chữa cháy phải được hoàn trả ngay sau khi chữa cháy; trường hợp phương tiện,tài sản bị mất mát, hư hỏng; nhà, công trình bị phá dỡ theo quy định tại cácđiểm c, d khoản 1 Điều 38 của Luật Phòng cháy và chữa cháy thì được bồi thườngtheo quy định của pháp luật. Kinh phí bồi thường được cấp từ ngân sách nhà nước. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn chi tiết việcbồi thường. Điều 27. Ưu tiên và bảo đảm quyền ưu tiên cho ngườivà phương tiện được huy động chữa cháy và tham gia chữa cháy 1. Các phương tiện xe, tàu, máy bay của lực lượngCảnh sát phòng cháy và chữa cháy khi đi chữa cháy và phục vụ chữa cháy được sửdụng tín hiệu ưu tiên, quyền ưu tiên lưu thông và các quyền ưu tiên khác theoquy định của pháp luật. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của cơ quan, tổ chức và cá nhânđược huy động làm nhiệm vụ chữa cháy được hưởng quyền ưu tiên quy định tại điểmb khoản 2 Điều 36 Luật Phòng cháy và chữa cháy và được ưu tiên qua cầu, phà vàđược miễn phí lưu thông trên đường. 2. Người được huy động làm nhiệm vụ chữa cháy khi xuất trình lệnh huyđộng thì chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện giao thông hoặcnhững người có trách nhiệm liên quan phải giải quyết đi ngay trong thời giansớm nhất. Điều 28. Tín hiệu ưu tiên, cờ hiệu, biển hiệu và băng sử dụngtrong chữa cháy 1. Tín hiệu ưu tiên dùng cho phương tiện chữa cháy giao thông cơ giớiđường bộ và đường thủy gồm có : a) Đèn phát sáng nhấp nháy màu đỏ hoặc màu xanh; b) Còi phát tín hiệu ưu tiên; c) Cờ hiệu chữa cháy. 2. Cờ hiệu, biển hiệu và băng sử dụng trong chữa cháy gồm có : a) Cờ hiệu Ban Chỉ huy chữa cháy; b) Băng chỉ huy chữa cháy; c) Biển báo, dải băng phân ranh giới khu vực chữa cháy; d) Biển cấm qua lại khu vực chữa cháy. Quy cách tín hiệu ưu tiên, cờ hiệu, biển hiệu và băng sử dụng trongchữa cháy quy định tại phụ lục 4 Nghị định này. Điều 29. Người chỉ huy chữa cháy 1. Đối với lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, người chỉ huychữa cháy phải là người có chức danh từ chỉ huy cấp đội Cảnh sát phòng cháy vàchữa cháy trở lên. 2. Trong trường hợp tại nơi xảy ra cháy, lực lượng Cảnh sát phòng cháyvà chữa cháy chưa đến mà đám cháy lan từ cơ sở này sang cơ sở khác hoặc cháylan từ cơ sở sang khu dân cư và ngược lại thì người chỉ huy chữa cháy của cơ sởvà khu dân cư bị cháy phải có trách nhiệm phối hợp trong chỉ huy chữa cháy. 3. Trường hợp phương tiện giao thông cơ giới bị cháy trong địa phận củacơ sở, thôn, ấp, bản, tổ dân phố, khu rừng mà lực lượng Cảnh sát phòng cháy vàchữa cháy chưa đến thì người chỉ huy chữa cháy phương tiện giao thông cơ giớiphải phối hợp với người có trách nhiệm chỉ huy chữa cháy sở tại để chỉ huy chữacháy. 4. Khi người có chức vụ cao nhất của đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữacháy đến nơi xảy ra cháy thì người chỉ huy chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháycó trách nhiệm tham gia Ban Chỉ huy chữa cháy và chịu sự phân công của ngườichỉ huy chữa cháy thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy. Điều30. Nhiệm vụ chỉ huy, chỉ đạo chữa cháy 1. Nhiệm vụ chỉ huy chữa cháy : a) Huy động lực lượng, phương tiện, tài sản, nguồnnước và vật liệu chữa cháy để chữa cháy; b) Xác định khu vực chữa cháy, đề ra và tổ chức thựchiện các biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy; c) Đề ra các yêu cầu về bảo đảm giao thông, trật tự; d) Tổ chức hậu cần chữa cháy, phục vụ chữa cháy và ytế; đ) Tổ chức thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy; e) Tổ chức công tác chính trị tư tưởng trong chữa cháy; g) Tổ chức thông tin về vụ cháy; h) Đề xuất các yêu cầu khác phục vụ cho chữa cháy. 2. Nhiệm vụ chỉ đạo chữa cháy là tổ chức thực hiệnviệc huy động lực lượng, phương tiện, tài sản, nguồn nước và vật liệu chữa cháyđể chữa cháy; bảo đảm các điều kiện phục vụchữa cháy như giao thông, trật tự, thông tin liên lạc, hậu cần chữa cháy, y tếvà công tác chính trị tư tưởng trong chữa cháy. 3. Khi lực lượng Cảnh sát phòngcháy và chữa cháy chưa đến đám cháy, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịchỦy ban nhân dân cấp xã trở lên có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quy địnhtại khoản 1 và 2 Điều này. Khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đếnđám cháy thì người chỉ huy đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chịu tráchnhiệm thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này; người đứng đầu cơquan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên có trách nhiệm tham giachỉ huy chữa cháy và thực hiện các nhiệm vụ chỉ đạo chữa cháy quy định tại khoản2 Điều này. Điều 31. Tình thế cấp thiết được sử dụng quyền quyếtđịnh phá dỡ nhà, công trình, vật chướng ngại và di chuyển tài sản khi chữa cháy Người chỉ huy chữa cháy đượcthực hiện quyền quyết định phá dỡ nhà, công trình, vật chướng ngại và di chuyểntài sản quy định tại điểm d khoản 1 Điều 38 của Luật Phòng cháy và chữa cháytrong những tình thế cấp thiết sau đây : 1. Có người đang bị mắc kẹt trong đám cháy hoặc đám cháy đang trực tiếpđe dọa tính mạng của nhiều người; 2. Đám cháy có nguy cơ trực tiếp dẫn đến nổ, độc;nguy cơ tác động xấu đến môi trường; nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng về ngườivà tài sản; khả năng gây tác động ảnh hướng xấu về chính trị nếu không có cácbiện pháp ngăn chặn kịp thời; 3. Nhà, công trình, vật chướng ngại cản trở việc triển khai chữa cháymà không có cách nào khác để chữa cháy đạt hiệu quả cao hơn. Điều 32. Chữa cháy trụsở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốctế và nhà ở của các thành viên các cơ quan này 1. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt a) Trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao; b) Trụ sở của cơ quan lãnh sự của những nước ký kếtvới Việt Nam hiệp định lãnh sự trong đó có quy định lực lượng phòng cháy vàchữa cháy của Việt Nam được phép vào để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sựđồng ý của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của các cơ quan đó; c) Trụ sở cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hiệp quốc; d) Trụ sở cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế liênChính phủ ngoài hệ thống Liên hiệp quốc, các đoàn của tổ chức quốc tế, nếutrong điều ước ký kết giữa Việt Nam và các tổ chức này có quy định lực lượngphòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được phép vào để chữa cháy khi có yêu cầuhoặc có sự đồng ý của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của các cơ quanđó. 2. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được vào trụ sở cơquan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế không quy định tại khoản 1 Điềunày để chữa cháy mà không cần có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của người đứng đầuhoặc người được ủy quyền của cơ quan đó. 3. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt a) Nhà ở của viên chức ngoại giao, thành viên gia đình của viên chứcngoại giao không phải là công dân Việt Nam;nhân viên hành chính, kỹ thuật và thành viên gia đình họ không phải là công dânViệt Nam hoặc không phải là người thường trú tại Việt Nam; b) Nhà ở của viên chức lãnh sự không phải là công dân Việt Nam hoặckhông phải là người thường trú tại Việt Nam; nếu trong hiệp định lãnh sự giữaViệt Nam và nước cử lãnh sự có quy định lực lượng phòng cháy và chữa cháy củaViệt Nam được phép vào để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của nhữngngười đó. 4. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Namđược vào nhà ở của các thành viên các cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của cáctổ chức quốc tế không thuộc đối tượng được quy định tại khoản 3 của Điều này đểchữa cháy mà không cần có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của các thành viên đó. 5. Bộ Ngoại giao thông báo cho Bộ Công an về các đối tượng được quyđịnh tại các điểm b, c, d khoản 1 và điểm b khoản 3 của Điều này. Chương IV TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY Điều 33. Tổ chức, quản lý lựclượng dân phòng và lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành 1. Trưởng thôn, trưởng ấp, trưởng bản, tổ trưởng dân phố có trách nhiệmđề xuất việc thành lập và trực tiếp duy trì hoạt động của đội dân phòng tạithôn, ấp, bản, tổ dân phố. Đối với thôn, ấp, bản, tổ dân phố có địa bàn rộngthì đội dân phòng có thể gồm nhiều tổ dân phòng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấpxã có trách nhiệm quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động, bảo đảmkinh phí, trang bị phương tiện và bảo đảm các điều kiện để duy trì hoạt độngcủa đội dân phòng. 2. Người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm đề xuất thành lập và trực tiếpduy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở. Người đứng đầu cơquan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở có trách nhiệm quyết định thành lập, banhành Quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện và bảo đảm cácđiều kiện để duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở. Ban quản lý đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu côngnghệ cao có trách nhiệm thành lập và trực tiếp duy trì hoạt động của đội phòngcháy và chữa cháy cơ sở hoạt động theo chế độ chuyên trách. 3. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm chỉ đạo,kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đối với lực lượng dânphòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành. 4. Bộ Công an quy định cụ thể về tổ chức đội dân phòng và đội phòngcháy và chữa cháy cơ sở; hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, duy trì hoạt độngcủa lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyênngành. Điều 34. Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đốivới cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyênngành 1. Cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở vàchuyên ngành được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháytheo các nội dung sau đây : a) Kiến thức pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phù hợpvới từng đối tượng; b) Phương pháp tuyên truyền, xây dựng phong trào quần chúng phòng cháyvà chữa cháy; c) Biện pháp phòng cháy; d) Phương pháp lập và thực tập phương án chữa cháy; biện pháp, chiếnthuật, kỹ thuật chữa cháy; đ) Phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiệnphòng cháy và chữa cháy; e) Phương pháp kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy. 2. Bộ Công an hướng dẫn chi tiết chương trình và nội dung, thời gianhuấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy; quy định cụ thể việccấp và mẫu "Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữacháy" và tổ chức bồi dưỡng theo nội dung, chương trình cho các đối tượngquy định tại khoản 1 Điều này. Điều 35. Chế độ chính sách đối với cán bộ, đội viên đội dân phòng, độiphòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành 1. Cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở vàchuyên ngành được trang bị quần áo, thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp với tínhchất hoạt động. 2. Cán bộ, đội viên đội dân phòng được miễn thực hiện nghĩa vụ lao độngcông ích; mỗi ngày huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đượchưởng một khoản tiền tương đương giá trị 1,5 ngày công lao động trung bình ởđịa phương. 3. Cán bộ, đội viên đội dân phòng khi trực tiếp tham gia chữa cháy đượchưởng chế độ bồi dưỡng như sau : a) Nếu thời gian chữa cháy dưới 2 giờ được bồi dưỡng một khoản tiềntương đương giá trị một nửa ngày công lao động trung bình ở địa phương; b) Nếu thời gian chữa cháy từ 2 giờ đến dưới 4 giờđược bồi dưỡng một khoản tiền tương đương giá trị hai phần ba ngày công laođộng trung bình ở địa phương; c) Nếu thời gian chữa cháy từ 4giờ trở lên hoặc chữa cháy nhiều ngày thì cứ 4 giờ được bồi dưỡng một khoảntiền tương đương giá trị một ngày công lao động trung bình ở địa phương. 4. Cán bộ, đội viên đội dânphòng khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy màbị tai nạn, tổn hại sức khỏe hoặc bị chết thì được hưởng chế độ bảo hiểm xã hộinhư đối với công nhân, viên chức nhà nước. Kinh phí bồi dưỡng và thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho đội viên độidân phòng do ngân sách địa phương bảo đảm. 5. Cán bộ, đội viên đội phòng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyênngành trong thời gian tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy vàchữa cháy được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp khác (nếucó) và mỗi ngày được hưởng một khoản tiền bồi dưỡng bằng một nửa ngày lương. 6. Cán bộ, đội viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngànhkhi trực tiếp tham gia chữa cháy được hưởng chế độ bồi dưỡng như sau : a) Nếu thời gian chữa cháy dưới 2 giờ được bồi dưỡng một khoản tiềntương đương giá trị một nửa ngày lương; b) Nếu thời gian chữa cháy từ 2 giờ đến dưới 4 giờ được bồi dưỡng mộtkhoản tiền tương đương giá trị hai phần ba ngày lương; c) Nếu thời gian chữa cháy từ 4 giờ trở lên hoặc chữa cháy nhiều ngày thìcứ 4 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền tương đương giá trị một ngày lương. 7. Cán bộ, đội viên đội phòng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyênngành khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy màbị tai nạn, tổn hại sức khỏe hoặc bị chết thì được hưởng chế độ bảo hiểm xãhội. Kinh phí bồi dưỡng và thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho cán bộ, độiviên đội phòng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành do cơ quan, tổchức quản lý bảo đảm. 8. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Côngan, Bộ Tài chính, các cơ quan liên quan hướng dẫn cụ thể việc thực hiện chế độbồi dưỡng và bảo hiểm xã hội cho cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháyvà chữa cháy cơ sở và chuyên ngành. Điều 36. Điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơsở và chuyên ngành tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy 1. Thẩm quyền điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy vàchữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháyđược quy định như sau : a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chứcđược điều động đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngànhthuộc phạm vi quản lý của mình; b) Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được điều động lựclượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành trongphạm vi địa bàn quản lý của mình; c) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được điều động lựclượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành trongphạm vi cả nước. 2. Khi nhận được quyết định điều động tham gia hoạt động phòng cháy vàchữa cháy thì người có thẩm quyền quản lý lực lượng dân phòng, lực lượng phòngcháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành phải chấp hành. 3. Bộ Công an quy định mẫu, chế độ quản lý, sửdụng "Quyết định điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữacháy cơ sở và chuyên ngành tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy" vàthủ tục điều động. Điều 37. Tổ chức bộ máy lực lượng Cảnh sát phòngcháy và chữa cháy 1. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đượctổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương do Bộ trưởng Bộ Công an quảnlý, chỉ đạo gồm : a) Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; b) Cơ sở đào tạo về phòng cháy và chữa cháy; c) Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thuộc Công an tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương; d) Đội Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháyvà chữa cháy. Các đội này được thành lập tại các thành phố thuộc tỉnh, quận,thị xã, huyện, đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệcao và khu vực kinh tế trọng điểm khác. 2. Bộ Công an quy định chi tiết chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộmáy của các cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này và quy định chi tiếtviệc thành lập các Đội Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy. Điều 38. Chế độ chính sách đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩthuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy vàchữa cháy Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc lực lượng Cảnhsát phòng cháy và chữa cháy ngoài việc được hưởng chế độ chính sách theo quyđịnh đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân cònđược hưởng các chế độ định lượng ăn cao, bồi dưỡng khi tập luyện, khi chữacháy; được hưởng chế độ theo danh mục ngành nghề đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm,độc hại theo quy định của Nhà nước. Công nhân viên thuộc lực lượng Cảnh sátphòng cháy vàchữa cháy được hưởng chế độ, chính sách như đối với công nhân viên Công an. Chương V PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY Điều 39.Phương tiện phòng cháy và chữa cháy 1. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy gồm phương tiện cơ giới, thiếtbị, máy móc, dụng cụ, hoá chất, công cụ hỗ trợ chuyên dùng cho việc phòng cháyvà chữa cháy, cứu người, cứu tài sản được quy định cụ thể tại Phụ lục 5 Nghịđịnh này. 2. Phương tiện giao thông cơ giới chữa cháy của lực lượng Cảnh sátphòng cháy và chữa cháy gồm xe, tàu, máy bay chữa cháy. 3. Xe chữa cháy của lực lượngCảnh sát phòng cháy và chữa cháy gồm xe phun chất chữa cháy, xe chở lực lượngvà phương tiện chữa cháy, xe chở nước, xe thang chữa cháy và các phương tiệngiao thông cơ giới khác sử dụng vào mục đích chữa cháy và phục vụ chữa cháy. 4. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy sản xuất trong nước hoặc nhậpkhẩu phải đáp ứng các yêu cầu sau : a) Bảo đảm về các thông số kỹ thuật theo thiết kế phục vụ cho phòngcháy và chữa cháy; b) Phù hợp với tiêu chuẩn của Việt 5. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy sản xuất mới trong nước hoặcnhập khẩu phải được kiểm định về chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy địnhcủa Bộ Công an. 6. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy hoán cải trong nước phải đượcphép của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền và phải đượckiểm định về chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy định của Bộ Công an. 7. Bộ Công an quy định định mức,tiêu chuẩn trang bị phương tiện phòng cháyvà chữa cháy cho các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 Điều 50 củaLuật Phòng cháy và chữa cháy. Điều 40. Trang bị phương tiện cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữacháy Lực lượng Cảnh sát phòng cháy vàchữa cháy được trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy và các phương tiện,thiết bị khác bảo đảm đủ về số lượng và chất lượng, đồng bộ, hiện đại, đáp ứngyêu cầu phòng cháy, chữa cháy, cứu người trong mọi tình huống và trong mọi lĩnhvực. Bộ Công an quy định cụ thể về định mức, tiêu chuẩn trang bị phương tiệnphòng cháy và chữa cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy. Điều 41. Quản lý và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy 1. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải được quản lý, bảo dưỡng,sửa chữa theo đúng quy định để bảo đảm sẵn sàng chữa cháy. Đối với phương tiệnchữa cháy cơ giới, ngoài việc sử dụng vào công tác chữa cháy, luyện tập, thựctập phương án chữa cháy chỉ được sử dụng trong các trường hợp sau : a) Tham gia công tác bảo đảm anninh chính trị; b) Tham gia công tác bảo đảm trật tự an toàn xãhội; c) Cấp cứu người bị nạn; xử lý tai nạn khẩn cấp; d) Chống thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai. 2. Bộ trưởng Bộ Công an hoặc người được ủy quyền, Chủ tịch Ủy ban nhândân cấp tỉnh trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiện chữacháy cơ giới sử dụng vào mục đích quy định tại khoản 1 Điều này. 3. Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, Giám đốc Công ancấp tỉnh trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiện chữacháy cơ giới sử dụng vào mục đích quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này. 4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi quản lý của mình cóquyền điều động phương tiện chữa cháy cơ giới sử dụng vào mục đích quy định tạicác điểm c, d khoản 1 Điều này. 5. Bộ Công an quy định chế độ quản lý, bảo quản, bảo dưỡng, sửdụng phương tiện phòng cháy và chữacháy và hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương thực hiện. Chương VI ĐẦU TƯ CHO HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY Điều 42. Sử dụng nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động phòngcháy và chữa cháy 1. Nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy được sửdụng cho các nội dung sau đây : a) Đầu tư cho hoạt động, cơ sở vật chất, trang bị phương tiện phòngcháy và chữa cháy và các thiết bị của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữacháy; b) Hỗ trợ hoạt động của lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy vàchữa cháy cơ sở; c) Hỗ trợ tuyên truyền và xây dựng phong trào quần chúng phòng cháy vàchữa cháy; d) Hỗ trợ khen thưởng trong công tác phòng cháy và chữa cháy; đ) Hỗ trợ các hoạt động phòng cháy và chữa cháy khác. 2. Nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động phòng cháy chữa cháy được quảnlý và sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công an quy định cụ thể về chế độquản lý, sử dụng tài chính đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy. Điều 43. Ngân sách đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy 1. Kinh phí bảo đảm các hoạt động phòng cháy và chữa cháy của lực lượngCảnh sát phòng cháy và chữa cháy, các cơ quan hành chính sự nghiệp, đơn vị lựclượng vũ trang, các đơn vị khác thụ hưởng ngân sách nhà nước và các địa phươngđược bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định của LuậtNgân sách. Hàng năm Nhà nước bảo đảm và bố trí riêng ngân sách cho hoạt động củalực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy; Bộ Công an lập kế hoạch ngân sáchđầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy và giao Cục Cảnh sát phòng cháy vàchữa cháy thực hiện. 2. Cơ quan, tổ chức không thụ hưởng ngân sách nhà nước, hộ gia đình, cánhân, tổ chức nước ngoài đóng trên lãnh thổ Việt Nam tự bảo đảm kinh phí chohoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định. 3. Ngân sách nhà nước đầu tư cho hoạt động của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy được sử dụng cho cácnội dung sau : a) Hoạt động thường xuyên của lực lượng Cảnh sátPhòng cháy và chữa cháy; b) Trang bị, đổi mới và hiện đại hoá phương tiện phòng cháy và chữacháy và cơ sở vật chất kỹ thuật; nghiên cứu khoa học và công nghệ về phòng cháyvà chữa cháy theo quy định. Điều 44. Khuyến khích đầu tư cho hoạt động phòngcháy và chữa cháy 1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhântrong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài,tổ chức quốc tế đầu tư, tài trợ trong các lĩnh vực sau đây : a) Hoạt động phòng cháy và chữacháy; b) Trang bị phương tiện phòngcháy và chữa cháy; c) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức phòng cháy và chữa cháy; d) Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào hoạt động phòng cháy vàchữa cháy. 2. Nhà nước khuyến khích nghiên cứu sản xuất, lắp ráp trong nước, xuấtkhẩu, nhập khẩu phương tiện phòng cháyvà chữa cháy. 3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sản xuất, lắp ráp phương tiện phòng cháyvà chữa cháy trong nước, xuất khẩu, nhập khẩu phương tiện phòng cháy và chữacháy được hưởng chính sách ưu đãi về thuế theo quy định của Nhà nước. ChươngVII TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP TRONG HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY Điều 45. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệmvụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Công an tổ chức thực hiện công tác phòngcháy và chữa cháy và có nhiệm vụ cụ thểsau đây : 1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các quy định về phòng cháy vàchữa cháy trong phạm vi quản lý và thẩm quyền của mình; 2. Phối hợp với Bộ Công an tổ chức thực hiện các quy định của pháp luậtvề phòng cháy và chữa cháy; 3. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, hướng dẫn kiến thức vềphòng cháy và chữa cháy; chỉ đạo xây dựng và duy trì phong trào quần chúngphòng cháy và chữa cháy; 4. Chỉ đạo việc đầu tư kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy,trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy; 5. Chỉ đạo về tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy; 6. Bố trí lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy; thống kê,báo cáo Chính phủ và Bộ Công an về phòng cháy và chữa cháy. Điều 46. Trách nhiệm của Bộ Công an Bộ Công an có trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về phòng cháy vàchữa cháy trong phạm vi cả nước và thực hiện các nhiệm vụ sau đây : 1. Đề xuất và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phòngcháy và chữa cháy trên phạm vi toàn quốc; 2. Đề xuất ban hành hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật vềphòng cháy và chữa cháy; hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc chấphành các quy định về phòng cháy và chữa cháy; 3. Hướng dẫn, chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòngcháy và chữa cháy, xây dựng phong trào quần chúng tham gia hoạt động phòng cháyvà chữa cháy; 4. Thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành về phòng cháy và chữacháy; giải quyết các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến lĩnh vực phòng cháy vàchữa cháy trong phạm vi thẩm quyền; 5. Thực hiện thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án,thiết kế; nghiệm thu công trình xây dựng về phòng cháy và chữa cháy; kiểm định,cấp và thu hồi giấy chứng nhận an toàn phương tiện và đủ điều kiện về phòngcháy và chữa cháy; 6. Thực hiện công tác điều tra, xử lý vụ cháy và xử lý các vi phạm quyđịnh về phòng cháy và chữa cháy; 7. Hướng dẫn, chỉ đạo việc tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy, xâydựng và thực tập phương án chữa cháy; thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn hàngngày; 8. Xây dựng và tổ chức thực hiện dự án đầu tư trang bị phương tiệnphòng cháy và chữa cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; ban hành và tổ chức thực hiện các quy định vềtrang bị, sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy; 9. Xây dựng lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; tổ chức đào tạocán bộ chuyên môn về phòng cháy và chữa cháy; 10. Tổ chức việc nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng tiến bộ khoa học vàcông nghệ trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy; 11. Tổ chức hệ thống thông tin quản lý, chỉ huy điều hành hoạt độngphòng cháy và chữa cháy; 12. Tổ chức và kiểm tra hoạt động bảo hiểm cháy, nổ gắn với hoạt độngphòng cháy và chữa cháy; 13. Trình Chính phủ về việc tham gia các tổ chức quốc tế, ký kết hoặctham gia các điều ước quốc tế về hoạt động phòng cháy và chữa cháy; thực hiệncác hoạt động quốc tế liên quan đến hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo thẩmquyền. Điều 47. Trách nhiệmcủa Ủy ban nhân dân các cấp 1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyềnhạn của mình có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phòng cháyvà chữa cháy ở địa phương và có nhiệm vụ cụ thể sau đây : a) Ban hành các quy định về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương; b) Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức việc thực hiện các quy định của phápluật về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương; xử lý hành chính các hành vi viphạm quy định về phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền; c) Hướng dẫn, chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức vềphòng cháy và chữa cháy cho nhân dân, xây dựng phong trào quần chúng phòng cháyvà chữa cháy; d) Đầu tư ngân sách cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy; trang bịphương tiện phòng cháy và chữa cháy; đ) Quy hoạch địa điểm, đề xuất cấp đất và xây dựng doanh trại cho lựclượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; e) Chỉ đạo việc xây dựng và thực tập phương án chữa cháy cần huy độngnhiều lực lượng, phương tiện tham gia; f) Chỉ đạo tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy; g) Thống kê, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên, Chính phủ và Bộ Công anvề phòng cháy và chữa cháy. 2. Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cótrách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy ở địa phươngvà có nhiệm vụ cụ thể sau : a) Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức việc thực hiện các quy định của phápluật về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương; bảo đảm các điều kiện an toànvề phòng cháy chữa cháy đối với khu dân cư; xử lý hành chính các hành vi viphạm quy định về phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền; b) Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, giáo dục pháp luật, kiến thức vềphòng cháy và chữa cháy, xây dựng phong trào quần chúng phòng cháy và chữacháy; c) Tổ chức quản lý đội dân phòng tại các thôn, ấp, bản, tổ dân phố; d) Đầu tư kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy; trang bịphương tiện phòng cháy và chữa cháy cho các đội dân phòng theo quy định; đ) Bảo đảm điều kiện về thông tin báo cháy, đường giao thông, nguồnnước phục vụ chữa cháy; e) Chỉ đạo việc xây dựng và thực tập phương án chữa cháy; g) Tổ chức chữa cháy và giải quyết hậu quả vụ cháy; h) Thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy lên Ủy ban nhân dân cấphuyện.
Chương VIII KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM Điều 48. Khen thưởng Tổ chức, cá nhân sinh sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Điều 49. Xử lý vi phạm Người nào có hành vi vi phạm quy định về phòngcháy và chữa cháy, cản trở các hoạt động phòng cháy và chữa cháy hoặc lợi dụnghoạt động phòng cháy và chữa cháy để xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyềnvà lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân thì tuỳ theo tính chất và mức độ viphạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định củapháp luật. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở nếu thiếu trách nhiệm trong việcquản lý, kiểm tra việc thực hiện các hoạt động phòng cháy và chữa cháy mà đểxảy ra cháy tại đơn vị mình phụ trách thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm màcó thể bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định củapháp luật. Người đứng đầu đơn vị phòng cháy và chữa cháy do thiếu trách nhiệmtrong tổ chức thường trực chữa cháy, để xe chữa cháy không có nước, không cónhiên liệu mà gây hậu quả nghiêm trọng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạmmà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của phápluật. Chương IX ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 50. Nghị định này có hiệu lựcthi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Điều 51. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình hướng dẫn thực hiệnNghị định này. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộcChính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngchịu trách nhiệm thi hành Nghị định này ./.
|
Loading.... |