Số 40/2007/NĐ-CP
NGHỊ ĐỊNH Quy định về việc xác định trịgiá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu,nhập khẩu ______________ CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11ngày 14 tháng 6 năm 2005; Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005; Căn cứ Nghị quyết số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm2006 của Quốc hội Khoá XI, kỳ họp thứ 10 phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệpđịnh thành lập Tổ chức Thương mại thế giới của Việt Nam; Xétđề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, NGHỊ ĐỊNH : Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Nghị định này quy định việc xác định trị giá hảiquan nhằm mục đích tính thuế và thống kê đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. 2. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu là đối tượng áp dụngNghị định này. 3. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thànhviên có quy định khác với Nghị định này thì thực hiện theo quy định tại Điều ướcquốc tế đó.
Điều 2. Giải thích các từ ngữ 1.“Trị giá giao dịch” là giá mà người mua thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanhtoán cho hàng hoá được bán để xuất khẩu tới Việt Nam, sau khi đã được điều chỉnhtheo quy định tại Điều 13 Nghị định này. 2. ''Giá thực tế đã thanhtoán hay sẽ phải thanh toán" là tổng số tiền mà người mua đã thanh toán hoặcsẽ phải thanh toán, trực tiếp hoặc gián tiếp cho người bán để mua hàng hóa nhậpkhẩu. 3.“Bán để xuất khẩu đến Việt Nam” là hoạt động thương mại trong đó có sự chuyển dịchhàng hoá từ người bán sang người mua, qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam hoặc từkhu phi thuế quan vào thị trường nội địa, nhằm mục đích chuyển quyền sở hữuhàng hoá từ người bán sang người mua. 4.“Ngày xuất khẩu” sử dụng trong phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhậpkhẩu giống hệt và phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tựlà ngày xếp hàng lên phương tiện vận tải theo vận đơn; đối với hàng hoá vậnchuyển bằng đường bộ thì “Ngày xuất khẩu” là ngày đăng ký tờ khai hải quan. 5.“Cửa khẩu nhập đầu tiên” là cảng đích ghi trên vận tải đơn. Đối với loại hình vậnchuyển bằng đường bộ, đường sắt hoặc đường sông quốc tế thì “Cửa khẩu nhập đầutiên” là cảng đích ghi trên hợp đồng. 6."Tham vấn" là việc cơ quan hải quan và người khai hải quan trao đổi,cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế đã kê khai,theo yêu cầu của người khai hải quan. 7.“Hàng hoá nhập khẩu giống hệt” là những hàng hoá giống nhau về mọi phương diện,kể cả đặc điểm vật lý, chất lượng và danh tiếng; được sản xuất ở cùng một nước,bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác theo sự ủy quyền của nhà sảnxuất đó, được nhập khẩu vào Việt Nam. 8.“Hàng hoá nhập khẩu tương tự” là những hàng hoá mặc dù không giống nhau về mọiphương diện nhưng có các đặc trưng cơ bản giống nhau, được làm từ các nguyên, vậtliệu giống nhau; có cùng chức năng và có thể hoán đổi cho nhau trong giao dịchthương mại; được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sảnxuất khác theo sự uỷ quyền của nhà sản xuất đó, được nhập khẩu vào Việt Nam. 9. “Mức giá bán ra tính trênsố lượng bán ra lớn nhất” sử dụng trong phương pháp xác định trị giá tính thuếtheo trị giá khấu trừ là mức giá mà hàng hoá đã được bán với số lượng tổng cộnglớn nhất trong các giao dịch bán hàng hoá cho những người mua không có quan hệđặc biệt với người bán hàng hoá, ở cấp độ thương mại đầu tiên ngày sau khi nhậpkhẩu. 10. “Ngày sớm nhất ngay saukhi nhập khẩu” trong phương pháp khấu trừ là ngày mà hàng hóa được bán với sốlượng hàng hóa đủ để hình thành đơn giá (tối thiểu bằng 10% lượng hàng hóa củamặt hàng đó trong lô hàng nhập khẩu). 11.“Còn nguyên trạng như khi nhập khẩu” sử dụng trong phương pháp xác định trị giátính thuế theo trị giá khấu trừ, là hàng hoá sau khi nhập khẩu không bị bất cứmột tác động nào làm thay đổi hình dạng, đặc điểm, tính chất, công dụng củahàng hoá hoặc làm tăng, giảm trị giá của hàng hoá nhập khẩu. 12. “Hàng hoá cùng phẩmcấp hay cùng chủng loại” sử dụng trong phương pháp xác định trị giá tính thuếtheo trị giá khấu trừ, là những hàng hoá nằm trong cùng một nhóm hoặc một khungnhóm hàng hoá do cùng một nhà sản xuất hay một ngành công nghiệp sản xuất ra,và bao gồm cả mặt hàng giống hệt hoặc mặt hàng tương tự. 13.Người mua và người bán có mối quan hệ đặc biệt khi: a)Họ cùng là nhân viên hoặc giám đốc của một doanh nghiệp khác; b) Họ là những thành viên hợpdanh góp vốn trong kinh doanh được pháp luật công nhận; c) Họ là chủ và người làmthuê; d) Người bán có quyền kiểmsoát người mua hoặc ngược lại; đ) Họ đều bị một bên thứ bakiểm soát; e) Họ cùng kiểm soát một bênthứ ba. Một người có quyền kiểm soátngười khác quy định tại các điểm d, đ, e khoản 9 Điều này là người có thể hạnchế được hay chỉ đạo được một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đối với người kia. g) Họ có mối quan hệ giađình sau: - Vợ chồng; - Bố mẹ và con cái được phápluật công nhận; - Ông bà và cháu, có quan hệhuyết thống với nhau; - Cô chú bác và cháu, cóquan hệ huyết thống với nhau; - Anh chị em ruột; - Anh chị em dâu, rể. h) Một người thứ ba sở hữu, kiểm soát hoặc nắm giữ từ5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của cả hai bên; i) Các bên liên kết với nhau trong kinh doanh, trongđó một bên là đại lý độc quyền, nhà phân phối độc quyền hoặc nhà chuyển nhượngđộc quyền của bên kia được coi là có mối quan hệ đặc biệt nếu như mối quan hệđó phù hợp với quy định từ điểm a đến điểm h trên đây. Điều 3. Thời điểm xác định trị giá hải quan và thời hạn nộpthuế 1. Thời điểm xác định trị giá hải quan là ngày người khai hảiquan đăng ký tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. 2. Trường hợp trị giá hải quan do cơ quan hải quan xác địnhthì thời điểm xác định trị giá hải quan là ngày cơ quan hải quan xác định trịgiá theo quy định tại Nghị định này. Trong thời hạn tối đa là 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngàycơ quan hải quan có văn bản ấn định thuế theo mức giá do cơ quan hải quan xác địnhthì người khai hải quan phải hoàn thành nghĩa vụ thuế. Điều 4. Nguyên tắc và phương phápxác định trị giá hải quan nhằm mục đích tính thuế Trị giá hải quan nhằm mục đích tính thuế đối với hàng hóa xuấtkhẩu, nhập khẩu (sau đây gọi là trị giá tính thuế) được xác định theo nguyên tắcvà phương pháp sau: 1. Đối với hàng hoá xuất khẩu, trị giá tính thuế là giá bán tạicửa khẩu xuất (giá FOB, giá DAF), không bao gồm phí bảo hiểm (I) và phí vận tải(F). 2. Đối với hàng hoá nhập khẩu, trị giá tính thuế là giá thựctế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên và được xác định theo các phươngpháp xác định trị giá tính thuế quy định từ Điều 7 đến Điều 12 Nghị định này, bằngcách áp dụng tuần tự từng phương pháp và dừng ngay ở phương pháp xác định đượctrị giá tính thuế. Trường hợp người khai hải quan có văn bản đề nghị thì trình tựáp dụng các phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Điều 10 và Điều11 Nghị định này có thể thay đổi cho nhau. 3. Căn cứ vào nguyên tắc xácđịnh trị giá tính thuế quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ Tài chính quy định cụthể việc xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu trong các trườnghợp sau: a) Hàng hoá nhập khẩu đã được miễn thuế, đã đưa vào sử dụng tạiViệt Nam nhưng sau đó được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển nhượnghoặc thay đổi mục đích đã được miễn thuế trước đây; b) Hàng hoá nhập khẩu là hàng đi thuê mượn; c) Hàng hoá nhập khẩu là hàng đem ra nước ngoài sửa chữa, giacông; d) Hàng bảo hành và hàng khuyến mại; đ) Hàng hoá nhập khẩu không có hợp đồng mua bán hàng hoá, baogồm: - Hàng hoá mua bán, trao đổi của cư dân biên giới; - Hàng nhập khẩu của hành khách nhập cảnh; quà biếu, quà tặng,tài sản di chuyển nhập khẩu vượt tiêu chuẩn (định mức) được miễn thuế; - Hàng hoá nhập khẩu của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụbưu chính, phát chuyển nhanh. e) Hàng hoá nhập khẩu đặc thù khác. Điều 5. Trị giá hải quan phục vụ mục đích thống kê 1. Trị giá hải quan phục vụ mục đích thống kê hàng hóa xuấtkhẩu, nhập khẩu (sau đây gọi là trị giá thống kê) được xác định theo nguyên tắcsau: a) Đối với hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế, trị giá thốngkê được xác định dựa trên trị giá tính thuế đã được xác định theo các nguyên tắcvà phương pháp quy định tại Điều 4 Nghị định này; b) Đối với hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế, xét miễnthuế hoặc không xác định được trị giá tính thuế theo quy định tại Điều 4 Nghị địnhnày thì trị giá thống kê là trị giá do người khai hải quan khai báo theo nguyêntắc sau: - Đối với hàng hoá nhập khẩu, trị giá thống kê là giá bán tạicửa khẩu nhập đầu tiên (giá CIF); - Đối với hàng hoá xuất khẩu, trị giá thống kê là giá bán tạicửa khẩu xuất (giá FOB, giá DAF). 2. Bộ Tài chính quy định cụ thể việc thu thập, xử lý, sử dụngvà lưu trữ trị giá thống kê. Điều 6. Cơ sở dữ liệu giá 1. Cơ sở dữ liệu giá là tất cả các thông tin liên quan đếnviệc kiểm tra, xác định trị giá tính thuế do người khai hải quan cung cấp chocơ quan hải quan hoặc do cơ quan hải quan thu thập được tính đến thời điểm kiểmtra, xác định trị giá tính thuế. Các thông tin này được lưu giữ, quản lý tại cơquan hải quan. 2.Cơ sở dữ liệu giá quy định khoản 1 Điều này chỉ được sử dụng như một công cụđánh giá rủi ro và không được sử dụng để xác định trị giá hải quan đối với hànghoá nhập khẩu với vai trò là trị giá thay thế cho hàng nhập khẩu hay một cơ chếđể thiết lập giá tối thiểu. 3.Bộ Tài chính quy định cụ thể việc xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu giácó sẵn. ChươngII PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁTÍNH THUẾ HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU Điều 7. Phương pháp xác địnhtrị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu 1.Trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu là trị giá giao dịch. Trịgiá giao dịch là giá mà người mua thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toáncho hàng hoá được bán để xuất khẩu tới Việt Nam, sau khi đã được điều chỉnhtheo quy định tại Điều 13 Nghị định này. Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán được xácđịnh bằng tổng số tiền mà người mua đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán, trựctiếp hoặc gián tiếp cho người bán để mua hàng hoá nhập khẩu, bao gồm các khoảnsau đây: a)Giá mua ghi trên hoá đơn thương mại. Trường hợp giá mua ghi trên hoá đơn thươngmại có bao gồm các khoản giảm giá cho lô hàng nhập khẩu phù hợp thông lệ thươngmại quốc tế, thì các khoản này được trừ ra để xác định trị giá tính thuế. Bộtrưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể việc khấu trừ khoản giảm giá này ra khỏi trịgiá tính thuế. b) Các khoản tiền người muaphải thanh toán nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hoá đơn thương mại, bao gồm: - Tiền trả trước, tiền đặt cọccho việc sản xuất, mua bán, vận chuyển, bảo hiểm hàng hoá; -Các khoản thanh toán gián tiếp cho người bán như: khoản tiền người mua trả chongười thứ ba theo yêu cầu của người bán; khoản tiền được thanh toán bằng cáchbù trừ nợ. 2. Điều kiện áp dụng phương pháp xác định trị giá tínhthuế theo trị giá giao dịch: a) Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụnghàng hoá sau khi nhập khẩu, ngoại trừ các hạn chế sau: - Hạn chế về việc mua bán, sử dụng hàng hoá theo quy địnhcủa pháp luật Việt Nam; - Hạn chế về nơi tiêu thụ hàng hóa sau khi nhập khẩu; - Những hạn chế khác nhưng không làm ảnh hưởng đến trịgiá của hàng hoá. b) Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào nhữngđiều kiện hay các khoản thanh toán mà vì chúng không thể xác định được trị giácủa hàng hoá cần xác định trị giá tính thuế; c) Sau khi bán lại hàng hoá, người nhập khẩu không phải trảthêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định đoạt hoặc sử dụnghàng hoá mang lại, không kể các khoản điều chỉnh quy định tại điểm d khoản 1 Điều13 Nghị định này; d) Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặcnếu có thì mối quan hệ đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch. 3. Chứng minh mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến trịgiá giao dịch. a) Trường hợp cơ quan hải quan có căn cứ cho rằng mối quan hệđặc biệt có ảnh hưởng đến trị giá giao dịch thì phải thông báo ngay bằng văn bảncho người khai hải quan biết căn cứ đó. b) Cơ quan hải quan tạo điều kiện để người khai hải quan cungcấp thêm thông tin nhằm làm rõ mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bánkhông ảnh hưởng đến trị giá giao dịch. Nếu quá 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từngày nhận được thông báo của cơ quan hải quan mà người khai hải quan không cungcấp thêm thông tin thì cơ quan hải quan xác định trị giá tính thuế theo quy địnhtại khoản 7 Điều 15 Nghị định này. c) Mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bán được coilà không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch khi thoả mãn một trong hai điều kiệnsau: - Kết quả kiểm tra giao dịch mua bán hàng nhập khẩucho thấy giao dịch mua bán đó được tiến hành như với những người muakhông có quan hệ đặc biệt và mối quan hệ đặc biệt đã không ảnh hưởng đến giá cảhàng hoá; - Trị giá giao dịch xấp xỉ vớimột trong những trị giá dưới đây của lô hàng được xuất khẩu đến Việt Nam trongcùng ngày hoặc trong vòng 60 ngày trước hoặc sau ngày xuất khẩu lô hàng đang đượcxác định trị giá tính thuế: +Trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt hay tương tự được bán chongười nhập khẩu khác không có mối quan hệ đặc biệt với người xuất khẩu (ngườibán); + Trị giá tính thuế của hànghoá nhập khẩu giống hệt hay tương tự được xác định theo quy định tại Điều 10Nghị định này; + Trị giá tính thuế của hànghoá nhập khẩu giống hệt hay tương tự được xác định theo quy định tại Điều 11Nghị định này. Điều 8. Phương pháp xác địnhtrị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt 1.Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam nếu không xác định được trị giá tính thuế theoquy định tại Điều 7 Nghị định này thì trị giá tính thuế là trị giá giao dịch củahàng hoá nhập khẩu giống hệt đã được xác định trị giá tính thuế theo quy định tạiĐiều 7 Nghị định này. 2.Hàng hoá nhập khẩu giống hệt phải thoả mãn các điều kiện sau: a)Lô hàng nhập khẩu giống hệt được xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày hoặctrong vòng 60 ngày trước hoặc sau ngày xuất khẩu của lô hàng đang được xác địnhtrị giá tính thuế; b) Lô hàng nhập khẩu giống hệtcó giao dịch mua bán ở cùng cấp độ hoặc đã được điều chỉnh về cùng cấp độ bánbuôn hoặc bán lẻ; có cùng số lượng hoặc đã được điều chỉnh về cùng số lượng vớilô hàng đang được xác định trị giá tính thuế; c) Lô hàng nhập khẩu giống hệtcó cùng khoảng cách và phương thức vận chuyển hoặc đã được điều chỉnh về cùngkhoảng cách và phương thức vận chuyển giống như lô hàng đang được xác định trịgiá tính thuế. 3.Khi áp dụng phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Điều này, nếukhông có lô hàng nhập khẩu được sản xuất bởi cùng một nhà sản xuất thì mới xétđến hàng hoá được sản xuất bởi nhà sản xuất khác, nhưng phải đảm bảo các quy địnhvề hàng hoá nhập khẩu giống hệt. 4.Khi xác định trị giá tính thuế quy định tại Điều này mà xác định được từ hai trịgiá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt trở lên thì trị giá tính thuế làtrị giá giao dịch thấp nhất, sau khi đã điều chỉnh mức giá về cùng các điều kiệnquy định tại khoản 2 Điều này. Điều 9. Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giágiao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự 1. Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam nếu không xác địnhđược trị giá tính thuế theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 Nghị định này thì trịgiá tính thuế là trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự đã đượcxác định trị giá tính thuế theo quy định tại Điều 7 Nghị định này. 2. Hàng hoá nhập khẩu tương tự phải thoả mãn các điềukiện sau: a) Lô hàng nhập khẩu tương tự được xuất khẩu đến ViệtNam vào cùng ngày hoặc trong vòng 60 ngày trước hoặc sau ngày xuất khẩu của lôhàng đang được xác định trị giá tính thuế; b) Lô hàng nhập khẩu tương tự có giao dịch mua bán ở cùng cấpđộ hoặc đã được điều chỉnh về cùng cấp độ bán buôn hoặc bán lẻ, có cùng số lượnghoặc đã được điều chỉnh về cùng số lượng với lô hàng đang được xác định trị giátính thuế; c) Lô hàng nhập khẩu tương tự có cùng khoảng cách và phươngthức vận chuyển hoặc đã được điều chỉnh về cùng khoảng cách và phương thức vậnchuyển giống như lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế. 3. Khi áp dụng phương pháp xác định trị giá tính thuếquy định tại Điều này, nếu không có lô hàng nhập khẩu được sản xuất bởi cùng mộtnhà sản xuất thì mới xét đến hàng hoá được sản xuất bởi nhà sản xuất khác,nhưng phải đảm bảo các quy định về hàng hoá nhập khẩu tương tự. 4. Khi xác định trị giá tính thuế quy định tại Điềunày mà xác định được từ hai trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tựtrở lên thì trị giá tính thuế là trị giá giao dịch thấp nhất, sau khi đã điềuchỉnh mức giá về cùng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này. Điều 10. Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giákhấu trừ 1. Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam nếu không xác định được trịgiá tính thuế theo quy định tại Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Nghị định này thì trịgiá tính thuế là trị giá khấu trừ. Trị giá khấu trừ được xác định căn cứ vàogiá bán của hàng hoá nhập khẩu, hàng hoá nhập khẩu giống hệt, hàng hoá nhập khẩutương tự trên thị trường Việt Nam trừ (-) đi các chi phí hợp lý phátsinh sau khi nhập khẩu. 2. Giá bán hàng hoá nhập khẩu trên thị trường Việt Nam đượcxác định theo những nguyên tắc sau: a) Giá bán hàng hoá nhập khẩu là giá bán thực tế, nếu khôngcó giá bán thực tế của hàng hoá nhập khẩu cần xác định trị giá tính thuế thì lấygiá bán thực tế của hàng hoá nhập khẩu giống hệt hay hàng hoá nhập khẩu tương tựcòn nguyên trạng như khi nhập khẩu được bán trên thị trường trong nước để xác địnhgiá bán thực tế; b) Người nhập khẩu và người mua hàng trong nước không có mốiquan hệ đặc biệt; c) Mức giá bán tính trên số lượng bán ra lớn nhất và đủ đểhình thành đơn giá; d) Hàng hoá được bán ra (bán buôn hoặc bán lẻ) vàongày sớm nhất ngay sau khi nhập khẩu, nhưng không chậm quá 90 ngày (ngày theo lịch)sau ngày nhập khẩu lô hàng đó. 3. Các chi phí hợp lý phát sinh sau khi nhập khẩuhàng hoá: a) Trường hợp người nhập khẩu mua hàng theo phương thứcmua đứt bán đoạn, các khoản được khấu trừ gồm: - Các chi phí về vận tải và chi phí mua bảo hiểm chohàng hoá khi tiêu thụ trên thị trường nội địa; - Các khoản thuế, phí và lệ phí phải nộp ngân sách nhànước khi nhập khẩu và bán hàng nhập khẩu mà theo quy định của pháp luật hiệnhành được hạch toán vào doanh thu bán hàng, giá vốn và chi phí bán hàng nhập khẩu; - Chi phí quản lý chung liên quan đến việc bán hàng nhậpkhẩu; - Lợi nhuận bán hàng sau khi nhập khẩu. b) Trường hợp người nhập khẩu là đại lý bán hàng chothương nhân nước ngoài thì chi phí được trừ là hoa hồng bán hàng. Trường hợp đại lý bán hàng được thương nhân nước ngoàiuỷ quyền thực hiện một số hoạt động có liên quan đến việc bán hàng sau khi nhậpkhẩu tại Việt Nam ngoài hợp đồng đại lý thì những chi phí của các hoạt động nàyphát sinh tại Việt Nam cũng được trừ trong phạm vi các chi phí đã được thoả thuậntrong hợp đồng. Chi phí phát sinh sau khi nhập khẩu được phép khấu trừ quy địnhtại khoản 3 Điều này phải phản ánh trung thực chi phí chung và lợi nhuận thực tế,phổ biến trong kinh doanh ngành hàng đó. 4. Hàng hoá nhập khẩu quaquá trình gia công, chế biến thêm ở trong nước thì cũng được xác định trị giátính thuế theo nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều này và trừ đi các chi phígia công, chế biến làm tăng thêm trị giá của hàng hoá. Phương pháp xác định trị giátính thuế quy định tại Điều này sẽ không được áp dụng khi: - Hàng hoá nhập khẩu sau khigia công, chế biến không còn nguyên trạng như khi nhập khẩu; - Hàng hoá nhập khẩu sau khigia công, chế biến vẫn giữ nguyên đặc điểm, tính chất, công dụng như khi nhậpkhẩu nhưng chỉ còn là một bộ phận của hàng hoá được bán ra trên thị trường ViệtNam. Trường hợp sau khi gia công,chế biến hàng hoá nhập khẩu không còn nguyên trạng như khi nhập khẩu, nhưng vẫncó thể xác định được chính xác giá trị tăng thêm do quá trình gia công, chế biếnthì trị giá tính thuế vẫn được xác định theo quy định tại Điều này. 5. Số liệu phục vụ cho tínhtoán trị giá khấu trừ do người nhập khẩu hay đại diện cho người nhập khẩu cungcấp, trừ khi những số liệu này không nhất quán với các số liệu thu thập được từcác giao dịch bán hàng nhập khẩu cùng phẩm cấp hay cùng chủng loại tại ViệtNam. Trường hợp số liệu của ngườinhập khẩu không nhất quán với số liệu thu thập được từ những giao dịch bán hàngnhập khẩu cùng phẩm cấp hay cùng chủng loại tại Việt Nam, thì việc khấu trừ khoảnlợi nhuận và chi phí chung phải dựa trên cơ sở các số liệu khách quan và địnhlượng được, ngoài thông tin do người nhập khẩu hay đại diện của người nhập khẩucung cấp. 6. Khoản chi phí, lợi nhuậnquy định tại khoản 3, khoản 4 phải được ghi chép và phản ánh trên sổ sách kếtoán phù hợp với quy định của pháp luật về kế toán và phải được xem xét mộtcách tổng thể khi xác định trị giá tính thuế quy định tại Điều này. Điều11. Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá tính toán 1.Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam nếu không xác định được trị giá tính thuế theocác phương pháp quy định từ Điều 7 đến Điều 10 Nghị định này thì trị giá tínhthuế là trị giá tính toán. Trị giá tính toán được xác định bao gồm các khoảnsau: a) Giá thành hoặc trị giá của nguyên vật liệu, chi phí của quá trình sản xuấthoặc quá trình gia công khác của việc sản xuất hàng hoá nhập khẩu, bao gồm: - Các chi phí quy định tại điểm akhoản 1 Điều 13; - Trị giá củacác hàng hoá hay dịch vụ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 13,nếu những hàng hoá hay dịch vụ đó do người mua cung cấp trực tiếp hay gián tiếpđể sử dụng cho quá trình sản xuất hàng nhập khẩu. Chỉ tính vàotrị giá tính thuế trị giá của các thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công, kế hoạchtriển khai, thiết kế mỹ thuật, thiết kế mẫu, sơ đồ và phác hoạ nếu các công việcđó được thực hiện ở Việt Nam và cần thiết cho quá trình sản xuất hàng hoá nhậpkhẩu. b) Chi phí, lợinhuận để bán hàng hoá nhập khẩu; c) Các chi phíđiều chỉnh quy định tại điểm đ, e khoản 1 Điều 13 Nghị định này. 2. Khoản chiphí, lợi nhuận được sử dụng để tính toán trị giá tính thuế quy định tại Điềunày phải được xem xét một cách tổng thể. 3. Việc xác địnhtrị giá tính toán phải dựa trên các số liệu của nhà sản xuất cung cấp phù hợp vớicác nguyên tắc kế toán của nước sản xuất hàng hoá, trừ khi các số liệu nàykhông phù hợp với số liệu thu thập được tại Việt Nam. 4. Không được tiến hành việc kiểm tra hoặc yêu cầu xuất trình để kiểm tra sổsách kế toán hay bất kỳ hồ sơ nào khác của các đối tượng không cư trú trên lãnhthổ Việt Nam, nhằm mục đích xác định trị giá tính toán quy định tại Điều này. Việc thẩm tra các thông tin do người sản xuất hàng hoá cung cấp phục vụ xácđịnh trị giá tính thuế quy định tại Điều này có thể được thực hiện ngoài lãnhthổ Việt Nam nếu: a) Được sự đồng ý của nhà sản xuất và; b) Phải được thông báo trước bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền củanước có liên quan và được cơ quan này chấp thuận cho phép tiến hành việc thẩmtra. Điều 12. Phương pháp suy luận xác định trị giá tính thuế 1. Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam nếu không xác địnhđược trị giá tính thuế theo các phương pháp quy định từ Điều 7 đến Điều 11 Nghịđịnh này thì trị giá tính thuế được xác định bằng phương pháp suy luận. Phươngpháp suy luận là áp dụng tuần tự, linh hoạt các phương pháp xác định trị giátính thuế quy định từ Điều 7 đến Điều 11 và dừng ngay tại phương pháp xác địnhđược trị giá tính thuế, với điều kiện việc áp dụng đó phù hợp với các quy địnhtại khoản 2 Điều này và phải dựa vào các tài liệu, số liệu, thông tin cósẵn tại thời điểm xác định trị giá tính thuế. 2.Khi áp dụng phương pháp suy luận thì không được sử dụng các trị giá dưới đây đểxác định trị giá tính thuế: a) Giá bán trên thị trường nộiđịa của mặt hàng cùng loại đã được sản xuất tại Việt Nam; b) Giá bán hàng hoá ở thịtrường nội địa nước xuất khẩu; c) Giá bán hàng hoá để xuấtkhẩu đến một nước khác; d) Chi phí sản xuất hànghoá, trừ chi phí sản xuất của hàng hoá nhập khẩu quy định tại Điều 11 Nghị địnhnày; đ) Giá tính thuế tối thiểu; e) Các loại giá giả định; g) Hệ thống xác định trị giácho phép sử dụng trị giá cao hơn trong hai trị giá thay thế để làm trị giá tínhthuế. Điều 13. Các khoản điều chỉnh 1. Các khoản phải cộng vàotrị giá giao dịch để xác định trị giá tính thuế: a) Các chi phí dưới đây dongười mua hàng hoá phải chịu nhưng chưa được tính vào trị giá giao dịch: - Chi phí hoa hồng bán hàngvà phí môi giới; - Chi phí bao bì được coi làđồng nhất với hàng hoá nhập khẩu; Bao bì được coi là đồng nhấtvới hàng hoá là các loại bao bì thường xuyên đi kèm với hàng hoá như một điềukiện để bảo quản hay sử dụng hàng hoá, được phân loại cùng với hàng hoá theonguyên tắc phân loại và mã số hàng hoá hiện hành; - Chi phí đóng gói, bao gồmcả chi phí vật liệu và chi phí nhân công. b) Trị giá của hàng hoá, dịchvụ do người mua cung cấp cho người bán miễn phí hoặc giảm giá để sản xuất vàtiêu thụ hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam, chưa được tính vào giá thực tế đãthanh toán hay sẽ phải thanh toán, bao gồm: - Nguyên vật liệu, bộ phận cấu thành hàng hoá, các phụ tùngvà các chi tiết tương tự được đưa vào hàng hoá nhập khẩu; - Các công cụ, khuôn mẫu, khuôn rập và các chi tiết tương tựđược sử dụng để sản xuất hàng hoá nhập khẩu; - Nguyên liệu, nhiên liệu tiêu hao trong quátrình sản xuất hàng hoá nhập khẩu; - Thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công, kế hoạch triểnkhai, thiết kế mỹ thuật, thiết kế mẫu, sơ đồ và phác hoạ được thực hiện ở nướcngoài và cần thiết trong quá trình sản xuất hàng hoá nhập khẩu. c) Tiền bản quyền, phí giấy phép sử dụng các quyền sởhữu trí tuệ liên quan đến hàng hoá nhập khẩu mà người mua phải trả như điều kiệncủa việc mua bán hàng hoá nhập khẩu; d) Các khoản tiền mà người mua thu được sau khi định đoạt, sửdụng hàng hoá nhập khẩu được chuyển dưới mọi hình thức cho người bán hàng nhậpkhẩu; đ) Chi phí vận tải, bốc hàng, dỡ hàng, chuyển hàng có liênquan đến việc vận chuyển hàng nhập khẩu đến cửa khẩu nhập; e) Chi phí bảo hiểm để vận chuyển hàng hoá nhập khẩu đến cửakhẩu nhập. 2. Các khoản dưới đây được trừ ra khỏi trị giá giao dịch nếuđã được tính trong giá mua hàng nhập khẩu: a) Chi phí cho những hoạt động phát sinh sau khi nhậpkhẩu hàng hoá, bao gồm: chi phí về xây dựng, kiến trúc, lắp đặt, bảo dưỡng hoặctrợ giúp kỹ thuật; b) Chi phí vận chuyển, bảo hiểm trong nội địa phát sinh saukhi nhập khẩu; c) Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp ngân sách nhà nướctính trong giá mua hàng nhập khẩu; d) Các khoản giảm giá thực hiện trước khi xếp hàng lên phươngtiện vận chuyển ở nước xuất khẩu hàng hoá, được lập thành văn bản và nộp cùng vớitờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu; đ) Các chi phí do người mua chịu, liên quan đến tiếp thị hànghóa nhập khẩu, bao gồm: - Chi phí nghiên cứu, điềutra thị trường về sản phẩm sắp nhập khẩu; - Chi phí quảng cáo nhãn hiệu,thương hiệu hàng nhập khẩu; - Chi phí liên quan đến việctrưng bày, giới thiệu sản phẩm mới nhập khẩu; - Chi phí tham gia hội trợ,triển lãm thương mại về sản phẩm mới; - Chi phí kiểm tra số lượng,chất lượng hàng trước khi nhập khẩu. Trường hợp các chi phí này được thoả thuậngiữa người mua, người bán và là một phần của giá thực tế đã thanh toánhay sẽ phải thanh toán, do người mua trả cho người bán thì sẽ không được trừ rakhỏi trị giá giao dịch; - Chi phí mở L/C để thanhtoán cho lô hàng nhập khẩu nếu chi phí này do người mua trả cho ngân hàng đạidiện cho người mua thực hiện việc thanh toán tiền hàng. e) Khoản lãi suất theo thoảthuận tài chính của người mua và có liên quan đến việc mua hàng hoá nhập khẩu sẽđược trừ ra khỏi trị giá giao dịch nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: - Thoả thuận tài chính được lập thành văn bản; - Trong trường hợp được yêu cầu, người khai hải quan chứng minh được là trịgiá khai báo chính là giá đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán và; - Lãi suất khai báo không vượt quá mức lãi suất phổ biến tại Việt Nam ở thờiđiểm thoả thuận tài chính được thực hiện; - Có số liệu khách quan và định lượng được để khấu trừ khoản lãi này ra khỏigiá đã thanh toán hoặc phải thanh toán. 3. Việc cộng thêm hoặc trừ đi các chi phí quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này chỉ được thực hiện trên cơ sởcác số liệu khách quan, có sẵn và định lượng được, phù hợp với các quy định củapháp luật về kế toán. 4. Không được cộng thêm hay trừ đi bất cứ khoản nào khác ngoài các khoảnquy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Chương III QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI KHAI HẢI QUAN, TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN Điều14. Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan 1. Ngườikhai hải quan có các quyền sau: a) Yêu cầu cơquan hải quan giữ bí mật các thông tin liên quan đến việc xác định trị giá tínhthuế đã cung cấp; b) Yêu cầu cơ quan hải quan thôngbáo, hướng dẫn việc xác định trị giá tính thuế theo quy định tại Nghị định này; c) Được tham vấn theo quy định tạikhoản 6 Điều 2 Nghị định này; d) Khiếu nại các quyết định về trịgiá tính thuế của cơ quan hải quan; đ) Yêu cầu cơ quan hải quan thôngbáo bằng văn bản về trị giá tính thuế, nguồn thông tin, dữ liệu, phương pháp,cách tính được sử dụng để xác định trị giá tính thuế khi trị giá tính thuế docơ quan hải quan xác định; e) Yêu cầu được thông quan hànghoá sau khi đã nộp khoản bảo đảm quy định tại Điều 16 Nghị định này. 2. Nghĩa vụ của người khai hảiquan: a) Tuân thủnguyên tắc tự kê khai, tự xác định trị giá tính thuế; chịu trách nhiệm trướcpháp luật về tính chính xác, tính trung thực của các nội dung kê khai và kết quảxác định trị giá tính thuế của mình; b) Cung cấp thông tin xác thực vàcác tài liệu, chứng từ hợp pháp hợp lệ làm căn cứ xác định trị giá tínhthuế theo yêu cầu của cơ quan hải quan; d) Nộp thuế theo mức giá do cơquan hải quan xác định quy định tại khoản 7 Điều 15 Nghị định này; đ) Chịu sự kiểm tra của cơ quan hảiquan về trị giá tính thuế quy định tại Nghị định này. Điều 15. Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan hải quan 1. Hướng dẫn người khai hải quan xác định trị giá tính thuếtheo quy định tại Nghị định này. 2. Tạo điều kiện thuận lợi để người khai hải quan được tham vấntheo quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định này; yêu cầu người khai hải quan nộp,xuất trình các chứng từ hợp pháp, hợp lệ và các tài liệu có liên quan đếnviệc mua bán hàng hoá để chứng minh tính chính xác, tính trung thực của trị giátính thuế đã khai báo. Trườnghợp không chấp nhận việc chứng minh, giải trình về trị giá tính thuế của ngườikhai hải quan thì phải thông báo ngay bằng văn bản cho người khai hảiquan biết cơ sở, căn cứ của việc không chấp nhận. 3. Tối đa không quá 02 (hai)ngày làm việc kể từ ngày ra văn bản ấn định thuế theo quy định tại khoản 2 Điều3 Nghị định này, cơ quan hải quan phải thông báo bằng văn bản cho người khai hảiquan biết trị giá tính thuế, nguồn thông tin, dữ liệu, phương pháp, cách tínhđược sử dụng để xác định trị giá tính thuế. 4. Giữ bí mật các thông tindo người khai hải quan cung cấp có liên quan đến việc xác định giá tính thuế,theo đề nghị của người khai hải quan và phù hợp với quy định của pháp luật. 5. Xác định trị giá làm căncứ tính khoản bảo đảm phục vụ cho việc thông quan hàng hoá theo quy định tại Điều16 Nghị định này. 6. Kiểm tra việc khai báo vàxác định giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu của người khai hải quan. 7. Xácđịnh trị giá tính thuế theo các nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá tínhthuế quy định tại Điều 4 Nghị định này trong các trường hợp sau: a)Người khai hải quan không xác định được trị giá tính thuế theo các phương phápquy định từ Điều 7 đến Điều 12 Nghị định này; b)Người khai hải quan kê khai không trung thực các nội dung liên quan đến việcxác định trị giá tính thuế; c)Người khai hải quan không giải trình hoặc không giải trình được về tính trungthực, chính xác của các nội dung liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế. 8. Ấn định số thuế phải nộptheo mức giá do cơ quan hải quan xác định quy định tại khoản 7 Điều này. 9. Thu thập, phân tích và quảnlý thông tin cần thiết làm căn cứ kiểm tra, xác định trị giá tính thuế. Điều 16. Trì hoãn xác địnhtrị giá tính thuế 1.Trong quá trình xác định trị giá tính thuế của hàng nhập khẩu, nếu cần thiết phảitrì hoãn ban hành quyết định cuối cùng về trị giá hải quan, người nhập khẩuhàng hoá đó vẫn được phép lấy hàng ra khỏi phạm vi quản lý của cơ quan hảiquan; nếu người nhập khẩu, tuỳ theo yêu cầu nộp một khoản bảo đảm dưới hình thứcbảo lãnh, đặt tiền ký quỹ hoặc những phương thức thích hợp khác, ở mức đủ để bảođảm cho việc nộp toàn bộ số thuế của hàng hoá đó. 2. Bộ Tài chính quy định cụthể mức, hình thức, thủ tục áp dụng khoản bảo đảm nêu tại khoản 1 Điềunày.
Chương IV KHIẾU NẠI, XỬ LÝ VI PHẠM Điều 17. Khiếu nại và giảiquyết khiếu nại Trường hợp người khai hảiquan không đồng ý với quyết định về trị giá tính thuế của cơ quan hải quan thìvẫn phải chấp hành quyết định đó, đồng thời có quyền khiếu nại theo quy định củapháp luật về khiếu nại hoặc khởi kiện ra Toà án theo quy định của pháp luật vềthủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Điều18. Xử lý vi phạm đối với đối tượng nộp thuế 1.Đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nộp thuế truy thu theo quyết định của cơ quanhải quan, khi cơ quan hải quan hoặc cơ quan có thẩm quyền khác kiểm tra phát hiệncó hành vi gian lận, trốn thuế, trong thời hạn năm năm trở về trước, tính từngày kiểm tra, phát hiện việc gian lận, trốn thuế. 2.Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Nghị định này thì tuỳ theo tính chấtvà mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệmhình sự theo quy định của pháp luật. Điều19. Xử lý vi phạm đối với công chức hải quan hoặc cá nhân khác có liên quan Cánbộ, công chức hải quan và các cá nhân khác thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạmquy định của Nghị định này, gây thiệt hại cho người khai hải quan thì phải bồithường thiệt hại theo quy định của pháp luật và tuỳ theo tính chất, mức độ viphạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định củapháp luật. Chương V TỔ CHỨC THỰCHIỆN Điều 20.Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân 1.Bộ Tài chính hướng dẫn, tổ chức việc thực hiện Nghị định này. 2.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng cung cấpcho cơ quan hải quan đầy đủ tài liệu liên quan đến việc thanh toán hàng hoá xuấtkhẩu, nhập khẩu phục vụ cho việc kiểm tra, xác định trị giá tính thuế. 3.Các Bộ, ngành có liên quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hải quan thựchiện công tác chống gian lận thương mại qua giá. 4.Các hiệp hội, tổ chức kinh doanh và cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấpthông tin về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo yêu cầu của cơ quan hải quan. Điều21. Điều khoản thi hành 1.Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo vàthay thế Nghị định số 155/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủquy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. 2.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cánhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG (Đã ký)
Nguyễn Tấn Dũng
|
Loading.... |