Số 11/2010/TT- BKHCN
THÔNG TƯ Quyđịnh về quản lý đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu ______________ Căn cứ Nghịđịnh số 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ; Căn cứ Nghịđịnh số 84/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanhxăng dầu; Bộ trưởng BộKhoa học và Công nghệ quy định về quản lý đo lường, chất lượngtrong kinh doanh xăng dầu như sau: Chương I QUYĐỊNH CHUNG Điều1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định về quản lý đo lường, chất lượngtrong kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam. Điều 2. Đốitượng áp dụng 1. Thông tư này áp dụngđối với các đối tượng sau đây: a) Thương nhân kinh doanh xăng dầu; b) Cơ quan quản lý nhà nước về đo lường, chất lượngquy định tại Điều 5 và Điều 6 của Thông tư này; c) Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liênquan. 2. Thông tưnày không áp dụng đối với thương nhân sản xuất, nhập khẩu, pha chế xăngdầu chuyên dùng cho nhu cầu riêng của mình, không lưu thông trên thị trườngtheo quy định của Bộ Công thương. Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu nhưsau: 1. Phép đo là tập hợp các thao tác để xácđịnh lượng xăng dầu cần đo. 2. Phương tiệnđo là phương tiện kỹ thuật để thực hiện phép đo. 3. Các từ ngữ khác trong Thông tư này được hiểu theoquy định tại Điều 3 Nghị định 84/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chínhphủ về kinh doanh xăng dầu. Điều 4. Trách nhiệm của thương nhân kinh doanh xăng dầu 1. Bảo đảm lượng xăng dầu trong mua bán, thanh toán với kháchhàng theo đúng quy định của pháp luật về đo lường. 2. Chỉ được đưa vàolưu thông trên thị trường các loại xăng dầu đáp ứng các yêu cầu về chất lượngtheo quy định tại Thông tư này. 3. Khi cung cấp xăng dầu cho đại lý, cửa hàng bán lẻ xăngdầu, thương nhân nhập khẩu, sản xuất, pha chế xăng dầu phải cung cấp kèm theochứng chỉ chất lượng. 4. Cung cấp cho người tiêu dùng xăng dầu đúng chủng loại với chất lượng đượccung cấp từ nhà phân phối. 5. Thực hiện các biện pháp theo yêu cầu của cơ quan quảnlý nhà nước có thẩm quyền để người có trách nhiệm, khách hàng hoặc đại diện củakhách hàng có thể kiểm tra phương pháp đo, kết quả đo, chất lượng của xăng dầucung cấp cho khách hàng. 6. Chịu sự kiểmtra, thanh tra về đo lường, chất lượng theo quy định của pháp luật. 7. Tuân thủ quyếtđịnh thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều 5. Trách nhiệm của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chấtlượng 1. Công nhận các tổ chức kiểm định phương tiện đo theoquy định của pháp luật về đo lường; 2. Hướng dẫn chi tiết về yêu cầu kỹ thuật đo lường đốivới phương tiện đo, hệ thống đo; hướng dẫn về việc kiểm tra phép đo, kết quảđo. 3. Chỉ định, thừa nhận tổ chức đánh giá sự phù hợp có đủnăng lực thực hiện việc đánh giá sự phù hợp xăng dầu theo quy chuẩn kỹ thuậtquốc gia. 4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn của cácBộ, ngành liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ quy định về quảnlý đo lường, quản lý chất lượng đối với hoạt động nhập khẩu, sản xuất, pha chế,tồn trữ, phân phối và vận chuyển xăng dầu theo quy định tại Thông tư này và cácquy định của pháp luật khác có liên quan. 5. Hướng dẫn thương nhân kinh doanh xăng dầu thực hiệncác biện pháp để người có trách nhiệm, khách hàng hoặc đại diện của khách hàngcó thể kiểm tra phép đo, kết quả đo, chất lượng của xăng dầu cung cấp cho kháchhàng. 6. Tổ chức hoạt động thông tin, tuyên truyền, hướng dẫnnghiệp vụ quản lý đo lường, quản lý chất lượng đối với kinh doanh xăng dầu theoquy định tại Thông tư này. Điều 6. Trách nhiệm của Sở Khoa họcvà Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương 1. Tổ chức thực hiện thông tin, tuyên truyền, hướng dẫnnghiệp vụ về quản lý đo lường, quản lý chất lượng đối với kinh doanh xăng dầutheo quy định tại Thông tư này trên địa bàn địa phương. 2. Chỉ đạo Chi cục Tiêu chuẩn Đolường Chất lượng chủ trì tổ chức thực hiện việc kiểm tra đo lường, chất lượng,phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thanh tra về đo lường, chất lượng tạicác đơn vị bán lẻ xăng dầu trên địa bàn địa phương theo quy định tại Thông tưnày và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 3. Định kỳ tháng 3 hàng năm, tổnghợp báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ và Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình kiểm travà xử lý vi phạm về đo lường, chất lượng trong hoạt động bán lẻ xăng dầu củanăm trước trên địa bàn địa phương. Chương IIQUẢN LÝ ĐO LƯỜNG TRONGKINH DOANH XĂNG DẦUĐiều 7. Đối với hoạt độngnhập khẩu, sản xuất, pha chế, phân phối, kinh doanh dịch vụ xăng dầu Thương nhân nhập khẩu, sản xuất, pha chế, phân phối, kinhdoanh dịch vụ xăng dầu phải thực hiện các quy định về quản lý đo lường sau đây: 1. Phương tiện đo dùng để xác định lượng xăng dầu trongmua bán, thanh toán giữa các tổ chức, cá nhân phải đảm bảo các yêu cầu sau đây: a) Đã được kiểm định và còn trong thời hạn giá trị củachứng chỉ kiểm định (dấu kiểm định, tem kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định); b) Các bộ phận, chi tiết của phương tiện đo phải phù hợp với mẫu đã được phêduyệt; c) Có phạm vi đo phù hợp với lượng xăng dầu cần đo; d) Bảo đảm các yêu cầu sử dụng theo quy định của nhà sảnxuất. 2. Khi một hoặc một số phương tiện đo quy định tại khoản1 Điều này được lắp đặt cùng với các cơ cấu, bộ phận khác tạo thành hệ thống đo dùng để xác định lượng xăng dầu trong mua bán, thanh toán giữa các tổ chức,cá nhân thì hệ thống đo này phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đo lường theo quy định của pháp luật về đo lường. 3. Sai số kết quả đo lượng xăng dầu trong mua bán, thanhtoán với các tổ chức, cá nhân hoặc trong kiểm tra không được vượt quá 1,5 lầngiới hạn sai số cho phép của phương tiện đo quy định tại khoản 1 hoặc hệ thốngđo quy định tại khoản 2 Điều này. Điều 8. Đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu Ngoài các quy định về quản lý đo lường quy định tại Điều7 của Thông tư này, thương nhân bán lẻ xăng dầu phải thực hiện các quy định sauđây: 1. Có sẵn các cađong, bình đong có dung tích 1 L, 2 L,5L, 10 L và các ống đong chia độ có phạm vi đo phù hợp; sẵn sàng thực hiện phépđo đối chứng khi được yêu cầu. Các ca đong, bình đong và ống đong chia độ nàyphải bảo đảm các yêu cầu sau đây: a) Đã được kiểm định và còn trong thời hạn giá trị của chứng chỉ kiểm định; b) Được đặt tại vịtrí thuận lợi để người có trách nhiệm hoặc người mua xăng dầu có thể kiểm trakết quả đo. 2. Định kỳ tự kiểm tra phương tiện đo, hệ thống đo, điều kiện thực hiệnphép đo để bảo đảm sai số kết quả đo lượng xăng dầu trong mua bán, thanh toán với nhà cung cấp, với khách hàngtheo đúng quy định tại khoản 3 Điều 7 của Thông tư này. Chương IIIQUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG KINH DOANH XĂNG DẦUĐiều9. Chất lượng xăng dầu nhập khẩu Thương nhân phải thực hiện các quy định về quản lý chấtlượng sau đây: 1. Đối với xăng dầu nhập khẩu thuộc phạm vi điều chỉnhcủa quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xăng, nhiên liệu điêzen và nhiên liệu sinhhọc - QCVN 1:2009/BKHCN do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành (sau đâyviết tắt là QCVN 1:2009/BKHCN): a) Phải thực hiện các biện pháp quản lý chất lượng theoquy định tại quy chuẩn QCVN 1:2009/BKHCN trước khi đưa ra lưu thông trên thịtrường; b) Thực hiện việc kiểm tra chất lượng xăng dầu nhập khẩutrước khi làm thủ tục thông quan. Nội dung, trình tự, thủ tục kiểm tra chấtlượng xăng dầu nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại Thông tư số17/2009/TT-BKHCN ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Côngnghệ. Xăng dầu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về chất lượngphải được xử lý theo một trong hai hình thức tái chế hoặc tái xuất theo quyếtđịnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 2. Đối với loại xăng dầu nhập khẩu không thuộc phạm viđiều chỉnh của quy chuẩn QCVN 1:2009/BKHCN: a) Công bố tiêu chuẩn áp dụng đốivới từng loại sản phẩm theo quy định. Nội dung của tiêu chuẩn công bố khôngđược trái với các tiêu chuẩn quốc gia tương ứng; b) Bảo đảm chất lượng xăng dầu phù hợp với tiêu chuẩn đãcông bố. Điều 10. Chất lượngxăng dầu xuất khẩu Thương nhân phải thực hiện các quy định về quản lý chấtlượng sau đây: 1. Cung cấp xăng dầu cho thương nhân nước ngoài đúng chấtlượng theo hợp đồng đã ký kết. 2. Trường hợp xăng dầu bị nước nhập khẩu trả lại, thươngnhân kinh doanh xăng dầu phải thực hiện các biện pháp quản lý chất lượng theoquy định tại Điều 9 Thông tư này. Điều 11. Chất lượng xăng dầutrong sản xuất, pha chế 1. Thương nhân phải có phòng thửnghiệm đáp ứng các yêu cầu sau đây: a) Có thiết bị thử nghiệm, cán bộ thử nghiệm, cơ sở vậtchất đáp ứng yêu cầu thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng của xăng dầu theo quychuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia hiện hành; b) Xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượngđối với phòng thử nghiệm xăng dầu theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005; c) Đối với phòng thử nghiệm chưa đủ điều kiệnthử nghiệm tất cả các chỉ tiêu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốcgia, tiêu chuẩn quốc gia hiện hành, thương nhân được phép sử dụng phòngthử nghiệm bên ngoài để thử các chỉ tiêu chưa thử nghiệm được vàphải được thể hiện bằng hợp đồng cung cấp dịch vụ thử nghiệm. Sửdụng các phòng thử nghiệm đã xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chấtlượng phù hợp tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩnquốc tế ISO/IEC 17025:2005. 2. Thương nhân phải thực hiện các quy định quản lý chấtlượng sau đây: a) Xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theotiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 hoặc hệ thống quản lý chất lượng chuyênngành dầu khí theo tiêu chuẩn ISO/TS 29001:2007 - Công nghiệp dầu mỏ, hoá dầuvà khí thiên nhiên - Hệ thống quản lý chất lượng chuyên ngành - Các yêu cầuđối với tổ chức cung cấp sản phẩm và dịch vụ; b) Đối với xăng dầu thuộc phạm vi điều chỉnh của quychuẩn QCVN 1:2009/BKHCN: Thực hiện việc chứng nhận sản phẩm phù hợp với quychuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 1:2009/BKHCN (chứng nhận hợp quy); công bố hợp quytrên cơ sở chứng nhận hợp quy; công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định, nộidung của tiêu chuẩn công bố áp dụng không được trái với yêu cầu của quy chuẩnQCVN 1:2009/BKHCN; c) Đối với loại xăng dầu khác: Thực hiện việckiểm tra chất lượng đối với từng lô xăng dầu thành phẩm và chỉ đưa vào lưuthông các lô xăng dầu đã công bố tiêu chuẩn áp dụng theo các tiêu chuẩn quốcgia hiện hành do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Kết quả kiểm tra thử nghiệmcủa từng lô hàng phải được cấp cho nhà phân phối, bán lẻ và lưu trữ, xuất trìnhkhi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; d) Khi sử dụngphụ gia không thông dụng để sản xuất, pha chế xăng dầu, thương nhân phải đăng ký sử dụng phụ gia này và được chấpthuận đăng ký theo quy định tại Thông tư số 15/2009/TT-BKHCN ngày 02 tháng 6năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Điều 12. Chất lượng xăng dầutrong phân phối Thương nhân là tổng đại lý, đại lý, cửa hàng, trạm bán lẻxăng dầu phải thực hiện các quy định về quản lý chất lượng sau đây: 1. Thông báo công khai ở vị trí dễ nhận biết cho ngườitiêu dùng các thông tin về: tên, chủng loại xăng dầu. Cung cấp xăng dầu đúngchất lượng, chủng loại đã thông báo. 2. Có hồ sơ chất lượng sản phẩm (bao gồm tên, chủng loại, tiêu chuẩn côngbố, nguồn gốc xuất xứ, chứng chỉ chất lượng) đối với từng loại xăng dầu khinhập vào do nhà phân phối cung cấp. Chương IVĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 13. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký và thaythế Thông tư số 29/2007/TT-BKHCN ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Bộ Khoa học vàCông nghệ hướng dẫn điều kiện bảo đảm chất lượng, bảo đảm đo lường đối với hoạtđộng kinh doanh xăng động cơ, dầu điêzen theo quy định tại Nghị định số55/2007/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu. Điều 14. Tổ chức thực hiện 1. Trường hợp các văn bản quyphạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn được viện dẫn trongThông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo các văn bảnmới. 2. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lườngChất lượng tổ chức thực hiện Thông tư này. 3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịpthời phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ để xem xét, giải quyết./.
|
Loading.... |