Số 13/2011/NĐ-CP
NGHỊ ĐỊNH Về an toàncông trình dầu khí trên đất liền ________ CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Phòng cháy chữa cháy năm 2001; Căn cứ Luật Dầu khí ngày 06 tháng 7 năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung mộtsố điều của Luật Dầu khí ngày 09 tháng 6 năm 2000; Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Dầu khí ngày 03 tháng 6 năm 2008; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương, NGHỊ ĐỊNH: Chương I NHỮNG QUYĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Nghị định này quy định về an toàn các công trình dầu khí trên đất liền(sau đây gọi là các công trình dầu khí) kể cả các đảo, phạm vi cảng biển, sông,ngòi nhưng không bao gồm các công trình dầu khí ngoài khơi để đảm bảo an toàncho con người, xã hội, môi trường và tài sản. 2. Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Namvà tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có hoạt động liên quan đến côngtrình dầu khí. Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Công trình dầu khí trên đất liền bao gồm: công trình dầu mỏ và sảnphẩm dầu mỏ; nhà máy chế biến và lọc hóa dầu; công trình khí; công trình tìmkiếm thăm dò và khai thác dầu khí và các công trình khác có liên quan trực tiếpđến hoạt động dầu khí trên đất liền. 2. Công trình khí trên đất liền baogồm: công trình xử lý, chế biến, vận chuyển, tiếp nhận, tồn chứa và phân phốikhí và khí hóa lỏng. 3. Công trình dầu mỏ và sản phẩm dầumỏ (DM&SPDM) bao gồm: cảng xuất nhập, kho chứa và hệ thống đường ống vậnchuyển dầu thô, xăng, dầu diesel (DO), dầu nhiên liệu (FO), dầu hỏa (Kerosene),nhiên liệu máy bay, reformate, naptha, condensate và các chế phẩm có nguồn gốcdầu mỏ pha trộn với nhiên liệu sinh học. 4. Nhà máy chế biến và lọc hóa dầu làcơ sở thực hiện các quá trình công nghệ chế biến dầu thô và các nguyên liệukhác để tạo ra các sản phẩm lọc dầu và hóa dầu, bao gồm: nhà máy, công trìnhphụ trợ, hệ thống kho, bể chứa nguyên liệu và sản phẩm, hệ thống đường ống vậnchuyển, xuất, nhập, đê chắn sóng và các hạng mục công trình biển có liên quancủa nhà máy. 5. Đường ống xiên là đường ống vậnchuyển khí, dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ được lắp đặt ngầm theo phương phápkhoan xiên (Horizontal Directional Drilling - HDD). 6. Phễu bay (Flying funnel): làkhoảng không gian giới hạn các vật cản phía đầu và phía cuối đường cất cánh, hạcánh để đảm bảo an toàn cho máy bay. 7. Người vận hành là tổ chức, cá nhânchịu trách nhiệm vận hành công trình dầu khí. 8. Đánh giá rủi ro là việc đánh giácác rủi ro tiềm tàng trên cơ sở các tiêu chuẩn rủi ro, đồng thời xác định cácbiện pháp giảm thiểu rủi ro. Điều 3. Khoảngcách an toàn Tổ chức, cá nhân được xác định khoảngcách an toàn nhỏ nhất cho phép trên hình chiếu bằng hoặc hình chiếu đứng, tínhtừ mép ngoài cùng của công trình dầu khí đến điểm gần nhất của đối tượng tiếpgiáp để đảm bảo an toàn cho công trình dầu khí. Điều 4. Tiêuchuẩn rủi ro Tổ chức, cá nhân được sử dụng tiêuchuẩn rủi ro để phân tích, đánh giá rủi ro tổng thể trong giai đoạn thiết kếnguyên lý, thiết kế kỹ thuật, xây dựng, lắp đặt thiết bị và quá trình vận hành,hoán cải, tháo dỡ, hủy bỏ công trình. Điều 5. Phânloại khu vực dân cư 1. Các yêu cầu về thiết kế, thi công,vận hành đường ống phải dựa trên cơ sở phân loại dân cư được xác định trên cơsở mật độ nhà ở trung bình, cụ thể như sau: a) Diện tích để tính mật độ trungbình là một hình chữ nhật có hai cạnh song song với tuyến ống được xác định từmép ống cách đều về 2 phía của đường ống, mỗi bên là 200 m và hai cạnh vuônggóc với tuyến ống cách nhau 1000 m. Mỗi ô diện tích này được gọi là một đơn vịdiện tích cơ sở; b) Cơ sở để tính dân cư là số nhà cóngười ở trong diện tích nói trên. Mỗi nhà không quá một gia đình sinh sống vàcấu trúc nhà không nhiều hơn 2 tầng; c) Nếu trong khu vực có nhà dạng chungcư, dạng biệt thự song lập, tứ lập, nhà có cấu trúc từ 3 tầng trở lên, v.v…phải tính tổng số hộ sống trong căn nhà đó, mỗi hộ được coi là một nhà; d) Đối với các khu vực có nhà ở tậpthể, các nhà máy, xí nghiệp, cơ quan, v.v… phải quy đổi từ số người thườngxuyên sống hoặc làm việc thành số hộ gia đình tương đương. Một hộ được tính bốnngười. 2. Tổ chức, cá nhân thực hiện phânloại khu vực dân cư theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định này. Điều 6. Phânloại các công trình dầu khí Tổ chức, cá nhân được xác định khoảngcách an toàn đối với các công trình dầu khí theo phân loại sau đây: 1. Phân loại kho Kho chứa dầu khí và các sản phẩm dầukhí bao gồm: a) Kho chứa khí và các sản phẩm khíhóa lỏng: kho định áp và kho lạnh; b) Kho chứa DM&SPDM. 2. Phân cấp kho a) Kho định áp chứa khí hóa lỏng vàcác sản phẩm khí hóa lỏng bao gồm: Kho cấp 1: trên 10.000 m3 Kho cấp 2: từ 5.000 m3 đến10.000 m3 Kho cấp 3: nhỏ hơn 5.000 m3 b) Kho chứa DM&SPDM bao gồm: Kho cấp 1: trên 10.000 m3 Kho cấp 2: từ 50.000 m3đến 100.000 m3 Kho cấp 3: nhỏ hơn 50.000 m3 3. Phân cấp cảng xuất nhập dầu khí vàcác sản phẩm dầu khí a) Cảng xuất nhập được phân cấp theoloại sản phẩm được tiếp nhận tại cảng và tải trọng cầu cảng bao gồm: Cảng xuất nhập cấp 1: sản phẩm cónhiệt độ chớp cháy bằng hoặc thấp hơn 37,80C (LPG, LNG, CNG, xăngcác loại, nhiên liệu máy bay, condensate, v.v) và có khả năng tiếp nhận tàu cótải trọng trên 50.000 DWT. Cảng xuất nhập cấp 2: sản phẩm cónhiệt độ chớp cháy bằng hoặc thấp hơn 37,80C (LPG, LNG, CNG, xăng cácloại, nhiên liệu máy bay, condensate, v.v) và có khả năng tiếp nhận tàu có tảitrọng bằng hoặc nhỏ hơn 50.000 DWT. Cảng xuất nhập cấp 3: sản phẩm cónhiệt độ chớp cháy trên 37,80C (dầu hỏa, diesel, madut, dầu nhờn,v.v) và có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng trên 50.000 DWT. Cảng xuất nhập cấp 4: sản phẩm cónhiệt độ chớp cháy trên 37,80C (dầu hỏa, diesel, madut, dầu nhờn,v.v) và có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng bằng hoặc nhỏ hơn 50.000 DWT. b) Trường hợp cảng xuất nhập đồngthời nhiều loại sản phẩm khác nhau thì cấp của cảng được xác định theo loại sảnphẩm có nhiệt độ chớp cháy thấp nhất. 4. Phân loại đường ống Đường ống vận chuyển dầu khí và cácsản phẩm dầu khí bao gồm: a) Đường ống vận chuyển khí và cácsản phẩm khí; b) Đường ống vận chuyển DM&SPDM. 5. Phân cấp đường ống vận chuyển khívà các sản phẩm khí: đường ống vận chuyển khí và các sản phẩm khí được phân cấptheo áp suất vận hành tối đa cho phép bao gồm: a) Đường ống vận chuyển khí cấp 1:bằng hoặc lớn hơn 60 bar; b) Đường ống vận chuyển khí cấp 2: từ19 bar đến nhỏ hơn 60 bar; c) Đường ống vận chuyển khí cấp 3: từ7 bar đến nhỏ hơn 19 bar; d) Đường ống vận chuyển khí cấp 4: từ2 bar đến nhỏ hơn 7 bar; đ) Đường ống vận chuyển khí cấp 5:nhỏ hơn 2 bar. 6. Phân cấp đường ống vận chuyểnDM&SPDM: đường ống vận chuyển DM&SPDM được phân cấp theo áp suất vậnhành tối đa cho phép bao gồm: a) Đường ống vận chuyển cấp 1: bằnghoặc lớn hơn 60 bar; b) Đường ống vận chuyển cấp 2: từ 19bar đến nhỏ hơn 60 bar; c) Đường ống vận chuyển cấp 3: nhỏhơn 19 bar. 7. Phân loại các trạm van, trạm phóngnhận thoi, trạm phân phối khí Trạm van, trạm phóng nhận thoi, trạmphân phối khí được phân theo áp suất vận hành tối đa cho phép theo các cấp sau: a) Trạm cấp 1: bằng hoặc lớn hơn 60bar; b) Trạm cấp 2: từ 19 bar đến nhỏ hơn60 bar; c) Trạm cấp 3: nhỏ hơn 19 bar. 8. Phân loại nhà máy chế biến/xử lýkhí a) Cấp đặc biệt: công suất > 10triệu m3 khí/ngày; b) Cấp I: công suất từ 5 - 10 triệu m3khí/ngày; c) Cấp II: công suất < 5 triệu m3khí/ngày. 9. Phân loại nhà máy lọc hóa dầu a) Cấp đặc biệt: công suất chế biếndầu thô > 500 nghìn thùng/ngày b) Cấp I: công suất chế biến dầu thôtừ 300 nghìn – 500 nghìn thùng/ngày; c) Cấp II: công suất chế biến dầu thôtừ 100 nghìn – 300 nghìn thùng/ngày; d) Cấp III: công suất chế biến dầuthô từ < 100 nghìn thùng/ngày. Điều 7. Cácđối tượng tiếp giáp công trình dầu khí Tổ chức, cá nhân xác định đối tượngtiếp giáp với công trình dầu khí bao gồm: 1. Khu vực dân cư a) Khu dân cư sinh sống được phânloại trên cơ sở mật độ nhà ở trung bình theo quy định tại Phụ lục I ban hànhkèm theo Nghị định này. b) Trường học, bệnh viện, nhà hát,trung tâm thương mại, siêu thị hoặc khu chợ tập trung. 2. Khu công nghiệp tập trung có quyđịnh phạm vi giới hạn a) Chân tường rào ranh giới tiếp giápcủa khu công nghiệp; b) Đường giao thông, công trình cấpthoát nước trong khu công nghiệp tập trung, lắp đặt song song với đường ốnghoặc ranh giới tiếp giáp của các công trình dầu khí khác. 3. Nhà máy, xí nghiệp, công trình sảnxuất công nghiệp và nông nghiệp độc lập. 4. Khu vực thăm dò, khai thác mỏkhoáng sản (tính từ ranh giới tiếp giáp ngoài cùng của khu vực). 5. Công trình giao thông a) Đường bộ chạy song song với ranhgiới tiếp giáp của công trình dầu khí; đường hầm đường bộ; b) Đường sắt chạy song song với ranhgiới tiếp giáp của công trình dầu khí; c) Sân bay (tính từ ranh giới phạm viphễu bay); d) Bến cảng biển, cảng sông; bến phà; đ) Bến xuất nhập. 6. Công trình điện a) Nhà máy thủy điện; b) Nhà máy nhiệt điện; c) Đường dây cáp điện cao thế hoặclưới điện quốc gia (tính từ ranh giới hành lang an toàn của lưới điện); cộtđiện, trạm biến áp; d) Các công trình điện khác. 7. Công trình cấp nước sinh hoạt; đậpnước, trạm thủy lợi, đê sông, biển; đê kênh dẫn nước tưới tiêu chạy song songvới công trình dầu khí. 8. Kho chứa và trạm xuất nhậpDM&SPDM; kho chứa các vật liệu dễ cháy nổ. 9. Nhà máy xử lý, chế biến khí, trạmphân phối khí, trạm van, trạm phóng nhận thoi. 10. Vùng, trại chăn nuôi gia súc, giacầm, thủy sản, trồng cây công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp tập trung, khochứa lương thực. 11. Rừng cây (lá kim, cỏ tranh, lá to bản). 12. Di sản văn hóa cấp quốc gia, khu bảo tồn thiênnhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử, văn hóa, di sản tự nhiên, danh lam thắngcảnh đã được nhà nước xếp hạng, khu du lịch, các công trình công cộng khác. 13. Cột thu phát thông tin, vô tuyến. 14. Cáp thông tin, cáp điện, đường ống cấp thoát nướcchôn ngầm. 15. Các công trình khác. Chương II BẢO ĐẢM ANTOÀN CÁC CÔNG TRÌNH TÌM KIẾM,THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ Điều 8. Nguyêntắc bảo đảm an toàn đối với các công trình tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khívà công trình phục vụ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí 1. Tổ chức, cá nhân tiến hành cáchoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và xây dựng công trình phục vụcác hoạt động này phải tuân thủ các quy định về an toàn được quy định tại Quychế quản lý an toàn trong các hoạt động dầu khí ban hành theo quyết định41/1999/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ. 2. Trường hợp cần sử dụng khoảng cáchan toàn cho mục đích an ninh, quốc phòng hoặc các mục đích đặc biệt khác thì BộCông Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành nghiên cứu, đề xuất Thủ tướngChính phủ xem xét, quyết định. Điều 9. Thiếtlập khoảng cách an toàn 1. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạtđộng tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và xây dựng công trình phục vụ cáchoạt động phải thiết lập khoảng cách an toàn và các hình thức phổ biến côngkhai các quy định về bảo vệ an toàn để các tổ chức, cá nhân nhận biết, chấphành. 2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạtđộng tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và xây dựng công trình phục vụ hoạtđộng này phải lập báo cáo đánh giá định lượng rủi ro để làm cơ sở xác địnhkhoảng cách an toàn và trình Bộ Công Thương xem xét, chấp thuận kết quả đánhgiá rủi ro và xác định khoảng cách an toàn của các công trình này. Chương III BẢO ĐẢM ANTOÀN CÁC CÔNG TRÌNH KHÍ Điều 10. Quy định về khoảng cách giữa các đường ống 1. Khoảng cách nhỏ nhất giữa hai đường ống là khoảngcách trên hình chiếu bằng giữa hai mép ống gần nhất gồm: a) Hai đường ống vận chuyển khí đặt ngầm chạy songsong; b) Hai đường ống vận chuyển khí chạy song song, trongđó một đường ống đặt ngầm và một đường ống đặt nổi; c) Hai đường ống vận chuyển khí đặt nổi chạy song song(không phân biệt loại đường ống) có mức rủi ro phải đáp ứng các các tiêu chuẩnrủi ro theo quy định; d) Hai đường ống vận chuyển khí cùng được thiết kế vàthi công, khoảng cách giữa chúng có thể được giảm tối đa nhưng phải đáp ứng cáctiêu chuẩn rủi ro theo quy định; đ) Khoảng cách giữa hai đoạn ống đặt nổi trong phạm vicác trạm van, trạm phóng, nhận thoi không được nhỏ hơn khoảng cách giữa chúngtrước khi đi vào các trạm này; e) Đối với đường ống chéo nhau thì khoảng cách an toànđược xác định theo hình chiếu đứng. 2. Khoảng cách an toàn giữa các đường ống được quyđịnh tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này. Điều 11. Khoảng cách an toàn của đường ống vận chuyển khí đi quacác đối tượng tiếp giáp Tổ chức, cá nhân xác định khoảng cách an toàn củađường ống vận chuyển khí đi qua các đối tượng tiếp giáp theo quy định tại Phụlục số II ban hành kèm theo Nghị định này. Điều 12. Bảo đảm an toàn của đường ống trong hành lang lướiđiện Đối với đường ống trong hành lang lưới điện, tổ chức,cá nhân thực hiện theo quy định của pháp luật về điện lực để bảo đảm an toànđường ống. Điều 13. Khoảng cách an toàn theo hình chiếu đứng từ đỉnh ống tớicác công trình khác đối với đường ống được thi công bằng phương pháp khoan xiên Tổ chức, cá nhân xác định khoảng cách an toàn theohình chiếu đứng từ đỉnh ống tới các công trình khác đối với đường ống được thicông bằng phương pháp khoan xiên được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theoNghị định này. Điều 14. Khoảng cách an toàn đối với nhà máy chế biến, kho chứakhí hóa lỏng, các sản phẩm khí hóa lỏng và cảng xuất nhập sản phẩm khí, trạmphân phối khí, trạm van, trạm phóng, nhận thoi 1. Tổ chức, cá nhân xác định khoảng cách an toàn đốivới nhà máy chế biến, kho định áp chứa khí, các sản phẩm khí và cảng xuất nhậpsản phẩm khí, trạm phân phối khí, trạm van, trạm phóng, nhận thoi theo quy địnhtại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này. 2. Đối với kho lạnh chứa khí, tổ chức, cá nhân xâydựng khoảng cách an toàn trên kết quả đánh giá định lượng rủi ro và trình BộCông Thương xem xét, phê duyệt kết quả đánh giá định lượng rủi ro và xác địnhkhoảng cách an toàn của các công trình này. Điều 15. Đối với phần ống đặt nổi Trường hợp toàn bộ hoặc một phần đường ống vận chuyểnkhí đặt nổi trên mặt đất thì tổ chức, cá nhân áp dụng khoảng cách an toàn tươngứng với phần ống nổi đó và áp dụng các biện pháp kỹ thuật tăng cường theo quyđịnh tại Điều 24 của Nghị định này. Chương IV BẢO ĐẢM ANTOÀN CÁC CÔNG TRÌNH DẦU MỎ VÀ SẢN PHẨM DẦU MỎ Điều 16. Khoảng cách an toàn đối với kho, cảng xuất nhậpDM&SPDM 1. Tổ chức, cá nhân xác định khoảng cách an toàn đốivới kho, cảng xuất nhập DM&SPDM theo quy định tại Bảng 1 và 3 của Phụ lụcII ban hành kèm theo Nghị định này. 2. Đối với cảng có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọngtừ 50.000 DWT trở lên hoạt động tuyến quốc tế, tổ chức, cá nhân phải tuân thủcác quy định của Bộ luật Quốc tế về An ninh tàu biển và cảng biển theo Quyếtđịnh số 191/2003/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ. Điều 17. Quy định về khoảng cách giữa hai đường ống vận chuyểnDM&SPDM Khoảng cách giữa hai đường ống vận chuyển DM&SPDMchạy song song và liền kề trên cùng một tuyến ống là khoảng cách trên hìnhchiếu bằng giữa hai thành ngoài ống liền kề và phải được xác định theo tiêuchuẩn thiết kế Điều 18. Đảm bảo an toàn của đường ống vận chuyển DM&SPDMtrong hành lang lưới điện Trong hành lang an toàn lưới điện, tổ chức, cá nhânxây dựng đường ống vận chuyển DM&SPDM phải tuân theo quy định của pháp luậtvề điện lực để đảm bảo an toàn của đường ống. Điều 19. Khoảng cách an toàn khi đường ống vận chuyểnDM&SPDM đi qua các đối tượng tiếp giáp 1. Tổ chức, cá nhân xác định khoảng cách an toàn khi đường ống vậnchuyển DM&SPDM đi qua các đối tượng tiếp giáp theo quy định tại Phụ lục IIban hành kèm theo Nghị định này. 2. Trường hợp trên cùng một tuyến ống có xây dựng nhiều đường ống thìtổ chức, cá nhân xác định khoảng cách an toàn của tuyến ống theo phương án thỏamãn khoảng cách an toàn đối với tất cả các đường ống trên tuyến. Điều 20. Đối với phần ống đặt nổi Trường hợp toàn bộ hoặc một phần đường ống vận chuyển DM&SPDM đặt nổitrên mặt đất thì tổ chức, cá nhân xác định khoảng cách an toàn tương ứng vớiphần ống nổi đó và áp dụng các biện pháp kỹ thuật tăng cường theo quy định tạiĐiều 24 của Nghị định này. Chương V BẢO ĐẢM ANTOÀN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN, NHÀ MÁY LỌC– HÓA DẦU Điều 21. Khoảng cách an toàn đối với nhà máy chế biến, nhà máylọc hóa dầu 1. Tổ chức, cá nhân xác định khoảng cách an toàn đối với khu vực nhàmáy là 30 m tính từ chân kè taluy; khu vực không có kè taluy được tính từ chânhàng rào. 2. Đối với khoảng cách an toàn từ nhà máy chế biến, nhà máy lọc, hóadầu tới các đối tượng tiếp giáp không thuộc quy định tại khoản 1 của Điều này,tổ chức, cá nhân thực hiện theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghịđịnh này. Điều 22. Các hạng mục liên quan của nhà máy chế biến, nhà máylọc hóa dầu Khoảng cách an toàn đối với các hạng mục liên quan của nhà máy chếbiến, nhà máy lọc hóa dầu, tổ chức, cá nhân thực hiện theo quy định tại Phụ lụcII ban hành kèm theo Nghị định này. Chương VI BIỆN PHÁP BẢO VỆ CÁC CÔNG TRÌNH DẦU KHÍ Điều 23. Công tác phòng chống cháy nổ 1. Các công trình dầu khí phải được thiết kế, xây dựng, vận hành, sửachữa theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn nướcngoài, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc tế và không trái với quy định phápluật Việt Nam để đảm bảo việc phòng ngừa và kiểm soát các mối nguy hiểm về cháynổ. 2. Tổ chức, cá nhân phải xây dựng kếhoạch ứng phó các sự cố khẩn cấp, cung cấp đầy đủ các nguồn nhân lực để thựchiện và lập kế hoạch thực hiện diễn tập định kỳ theo đúng quy định của phápluật. 3. Tổ chức, cá nhân phải trang bị đầyđủ các thiết bị chữa cháy đạt tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn nước ngoài, tiêuchuẩn quốc tế. Các thiết bị này phải phù hợp với các loại vật liệu gây cháy cótrong công trình. 4. Tổ chức, cá nhân phải ngăn ngừacác nguồn sinh lửa như sau: a) Nối đất chống sét và chống tĩnhđiện; b) Sử dụng các thiết bị điện an toànphù hợp với khu vực và vùng làm việc; c) Sử dụng dụng cụ không phát sinhtia lửa điện. 5. Tổ chức, cá nhân phải lắp đặt hệthống chống cháy thụ động, tường ngăn lửa để bảo vệ khu vực có người làm việcthường xuyên. 6. Tổ chức, cá nhân phải lắp đặt, sửdụng thiết bị hấp thụ tia lửa (Spark Arrestor) tại các vị trí, thiết bị phátsinh tia lửa. 7. Tổ chức, cá nhân phải lắp đặt hệthống tín hiệu báo cháy trong phạm vi công trình. Điều 24. Cácbiện pháp kỹ thuật tăng cường an toàn đối với các công trình dầu khí Tổ chức, cá nhân phải áp dụng cácbiện pháp kỹ thuật tăng cường để nâng cao mức độ an toàn đối với các công trìnhdầu khí bao gồm: 1. Đối với kho: áp dụng các giải phápkỹ thuật nhằm giảm thiểu phát thải hơi DM&SPDM (xuất nhập kín; sử dụng máiphao; sơn phản nhiệt thành bể; áp dụng hệ thống thu hồi hơi) và kiểm soát nướcthải nhiễm xăng dầu; sử dụng tường ngăn cháy, hào chống lan dầu tràn và chốngcháy lan; áp dụng các thiết bị quan sát bảo vệ kho, cảnh báo cháy tự động và hệthống chữa cháy có hiệu quả; xây dựng hàng rào phụ tạo thành vùng đệm và đườngtuần tra xung quanh kho và các biện pháp khác. 2. Đối với cảng: lắp đặt hệ thốngphao và đèn báo ban đêm; trang bị phương tiện và có phương án ứng cứu sự cốtràn dầu; trang bị và áp dụng hệ thống định vị, hướng dẫn tàu cập cảng tự động;hệ thống chữa cháy tự động và các biện pháp đảm bảo an toàn khác. 3. Đối với đường ống: tăng độ dàythành ống; tăng độ sâu chôn ống; tăng cường lớp phủ trên ống, bọc bê tông haycác hệ thống tự động, hệ thống van chặn, tăng cường thiết bị an toàn và cácbiện pháp đảm bảo an toàn khác. Điều 25. Quy định về việc đánh giá rủi ro các công trình dầukhí Tổ chức, cá nhân đánh giá rủi ro đối với các công trình dầu khí tuântheo các quy định tại Quy chế quản lý an toàn trong các hoạt động dầu khí banhành theo Quyết định số 41/1999/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 1999 của Thủ tướngChính phủ. Điều 26. Quy định về thiết kế các công trình dầu khí 1. Tổ chức, cá nhân thiết kế các công trình dầu khí phải tuân thủ cácquy định của tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiếtkế, lắp đặt, vận hành và các yêu cầu an toàn liên quan đối với từng đối tượngcông trình dầu khí. Tổ chức, cá nhân được áp dụng toàn bộ hay một phần các tiêuchuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế trong trường hợp chưa có quy chuẩn kỹthuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia về vấn đề này. 2. Việc giảm khoảng cách an toàn từ công trình dầu khí tới các đốitượng tiếp giáp theo Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này phải áp dụngmột trong các giải pháp an toàn kỹ thuật tăng cường quy định tại Điều 24 củaNghị định này phù hợp với đối tượng công trình. 3. Tổ chức, cá nhân xây dựng đường ống vận chuyển khí, DM&SPDM phảituân thủ các quy định sau đây: a) Độ dày thành đường ống phải được xác định theo các tiêu chuẩn thiếtkế hiện hành; b) Độ sâu của đường ống đặt ngầm tối thiểu đối với đường ống từ cấp 1đến cấp 3 là 1m, đối với các cấp đường ống còn lại là 0,6m tính từ mặt bằnghoàn thiện tới đỉnh ống và phù hợp với các quy định hiện hành. Khi đường ốngđặt ngầm đi qua các vùng ngập nước như sông, suối, ngòi, kênh, mương, hồ, aođầm và các vùng ngập nước khác thì độ sâu này được xác định từ đáy các vùngtrên. Tổ chức, cá nhân được đặt đường ống tại đáy các vùng ngập nước trên,nhưng phải có biện pháp bảo đảm an toàn chống đâm va đối với đường ống, đảm bảocác phương tiện thủy hoạt động không thể đâm, va vào đường ống. Trường hợpđường ống chôn ngầm chạy cắt ngang qua đường giao thông bộ hoặc đường sắt, tổchức, cá nhân phải áp dụng bổ sung các giải pháp kỹ thuật tăng cường chống rungđộng và va đập đối với đường ống; c) Thiết kế, thi công đường ống mới song song hoặc cắt ngang qua đườngống vận chuyển khí, DM&SPDM đang hoạt động phải đảm bảo không làm giảm mứcđộ an toàn và phải có sự thỏa thuận với chủ đầu tư công trình dầu khí đường ốngđang hoạt động trước khi thực hiện lắp đặt đường ống mới; d) Các công trình dầu khí thuộc đối tượng điều chỉnh nhưng chưa đượcphân loại trong Nghị định này phải được cơ quan quản lý Nhà nước phê duyệtthiết kế và cho phép xây dựng trước khi tiến hành thi công. Điều 27. Quy định về việc thi công xây lắp các công trình dầukhí 1. Tổ chức, cá nhân thi công công trình dầu khí đượcphép triển khai khi khoảng cách an toàn đã được xác lập theo Nghị định này trừtrường hợp xử lý sự cố khẩn cấp. 2. Chủ đầu tư công trình dầu khí có trách nhiệm xâydựng kế hoạch thi công, phương án đảm bảo an toàn phòng, chống cháy nổ và bảovệ môi trường trong quá trình thi công, trình cơ quan quản lý Nhà nước có thẩmquyền, xem xét, phê duyệt theo quy định pháp luật trước khi thực hiện. 3. Tổ chức, cá nhân thực hiện việc xây lắp, chủ đầu tưcó trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàncho từng giai đoạn của quá trình thi công, nghiệm thu và chạy thử công trình. 4. Chủ đầu tư có quyền đề nghị cơ quan nhà nước cóthẩm quyền cấp đất cho dự án, thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng theo quyđịnh của pháp luật. Chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân xây lắp công trình có thể thuêđất để thi công xây lắp đường ống vận chuyển dầu khí với người sử dụng đất theoquy định của pháp luật; sau khi hoàn thành việc xây lắp, chủ đầu tư có tráchnhiệm hoàn trả mặt bằng phần đã thuê cho người sử dụng đất theo thỏa thuận. Điều 28. Quy định về việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa cáccông trình dầu khí 1. Chủ đầu tư công trình có trách nhiệm thông báo chocác cơ quan nhà nước có thẩm quyền về người vận hành công trình dầu khí. 2. Người vận hành công trình phải xây dựng các quytrình, nội quy vận hành, kiểm tra, giám sát, bảo dưỡng, kế hoạch ứng cứu khẩncấp, phương án phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường trong quá trình vậnhành, cải tạo, sửa chữa các công trình dầu khí, trình chủ đầu tư phê duyệt. 3. Người vận hành công trình phải định kỳ kiểm trađánh giá tình trạng công trình dầu khí không quá 5 năm một lần. Đảm bảo áp suấtvận hành đường ống vận chuyển dầu khí không vượt quá áp suất vận hành tối đatheo thiết kế đã được phê duyệt. 4. Người vận hành công trình phải lưu trữ thông tin,dữ liệu về vận hành, tai nạn, sự cố, tổn thất cũng như thông tin về khảo sát,sửa chữa, tuần tra, kết quả kiểm định kỹ thuật, các văn bản xử lý vi phạm vàcác biện pháp khắc phục sự cố đối với công trình dầu khí. 5. Người vận hành công trình có trách nhiệm báo cáo cơquan có liên quan về mọi tai nạn, sự cố theo các quy định của pháp luật và cótrách nhiệm khắc phục hậu quả, phục hồi hoạt động của công trình. 6. Chủ đầu tưđường ống vận chuyển dầu khí được quyền thuê dải đất để lắp đặt các loại cộtmốc, biển báo, tín hiệu, cột chống ăn mòn v.v… trong quá trình vận hành tuyếnống hoặc thuê thêm đất (khi cần thiết) để thực hiện việc bảo dưỡng sửa chữa.Việc thuê đất phải được thể hiện bằng văn bản. Điều 29. Các hoạt động bị nghiêm cấm trongkhoảng cách an toàn các công trình dầu khí Trong phạm vikhoảng cách an toàn của các công trình dầu khí, nghiêm cấm các hoạt động cónguy cơ gây hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động và sự an toàn của cáccông trình dầu khí bao gồm: 1. Các hoạtđộng có khả năng gây cháy nổ, sụt lún. 2. Trồng cây. 3. Thải cácchất ăn mòn. 4. Tổ chứchội họp đông người, các hoạt động tham quan, du lịch khi chưa được sự cho phépcủa cơ quan có thẩm quyền. 5. Neo đỗphương tiện vận tải đường thủy, đánh bắt thủy hải sản, khai thác cát, nạo véttrái phép hoặc các hoạt động khác dưới nước có thể gây cản trở đến hoạt động,sự an toàn của công trình dầu khí và các phương tiện ra, vào công trình dầukhí, trừ trường hợp các hoạt động kiểm soát dòng thủy lưu và hoạt động giaothông, vận chuyển trên sông. 6. Trường hợpđường ống hoặc tuyến ống lắp đặt đi qua sông, vào bất kỳ thời điểm nào, điểmgần nhất của hệ thống neo buộc của phương tiện phải cách tối thiểu 40m về haiphía thượng lưu và hạ lưu đối với đường ống, không cho phép các hoạt động neođỗ phương tiện vận tải đường thủy, đánh bắt thủy hải sản, khai thác cát, nạovét hoặc các hoạt động khác dưới nước có thể gây nguy hại đến đường ống; trừtrường hợp các hoạt động kiểm soát dòng thủy lưu và hoạt động, vận chuyển trênsông. Điều 30. Biển báo, tín hiệu 1. Chủ đầu tưcông trình dầu khí phải đặt biển cấm, biển báo theo quy chuẩn và tiêu chuẩnhiện hành. 2. Dọc theođường ống vận chuyển dầu khí và các sản phẩm dầu khí được đặt ngầm, chủ đầu tưphải đặt cột mốc hoặc dấu hiệu nhận biết. Các biển báo,biển chú ý, biển cảnh báo, cột mốc và dấu hiệu nhận biết phải được đặt ở nhữngvị trí dễ thấy, phải được viết bằng tiếng Việt, chữ in hoa, rõ ràng và dễ đọc,phải ghi rõ tên cơ quan, địa chỉ, số điện thoại liên hệ trong trường hợp khẩncấp. Chương VII TRÁCH NHIỆMBẢO ĐẢM AN TOÀN CÔNG TRÌNH DẦU KHÍ Điều 31. Trách nhiệm quản lý nhà nước của các Bộ, cơ quan ngangBộ 1. Trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương a) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các quy định về an toàn nhằmđảm bảo an toàn cho các công trình dầu khí; b) Quản lý, thẩm định và chấp thuận các Báo cáo đánh giá rủi ro của cáccông trình dầu khí; c) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, hướng dẫn về công tác bảođảm an toàn cho các công trình dầu khí; d) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, tổ chức xây dựng, banhành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, bảo vệ môi trường công trình dầukhí; tổ chức xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia về thiết kế, thi công, vậnhành, bảo dưỡng, sửa chữa công trình dầu khí và quy định việc áp dụng tiêuchuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế trong trường hợp cần thiết. 2. Trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công an a) Thống nhất quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn đối với cáccông trình dầu khí trên đất liền trong phạm vi cả nước. Phối hợp với các Bộ,ngành có liên quan xây dựng các Quy chuẩn an toàn về phòng cháy, chữa cháy chocác công trình dầu khí trên đất liền. Chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng Công an cáccấp kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về an ninh, an toàn vàphòng cháy, chữa cháy đối với các cơ sở dầu khí theo quy định hiện hành; b) Hướng dẫn việc tổ chức đào tạo, huấn luyện cán bộ, nhân viên làm việctrong các cơ sở sản xuất, kinh doanh v.v… công trình dầu khí về công tác phòngcháy, chữa cháy, an ninh trật tự theo quy định của pháp luật; c) Triển khai ứng phó, giải quyết các tình huống khẩn cấp về an ninh,an toàn theo quy định của pháp luật. 3. Trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm hướng dẫn và phối hợp với chủ đầu tư côngtrình trong việc tuần tra bảo vệ đường ống dẫn dầu khí tại các cảng, cửa khẩu,đường ống biển và triển khai các kế hoạch ứng phó sự cố, tình huống khẩn cấptheo quy định của pháp luật. 4. Trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ Tổ chức thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, thẩm định vàcông bố tiêu chuẩn quốc gia liên quan đến lĩnh vực thiết kế, thi công, vậnhành, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình dầu khí. 5. Trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vậntải Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn việcđảm bảo an toàn đối với công trình dầu khí trên đất liền có liên quan đến cảngbiển, giao thông vận tải. Điều 32. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phốtrực thuộc Trung ương 1. Chỉ đạo, phối hợp với chủ đầu tư công trình dầu khítrong việc tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức trách nhiệmvề bảo vệ an toàn các công trình dầu khí. 2. Ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm quyđịnh đảm bảo an toàn các công trình dầu khí, thông báo ngay cho chủ đầu tư côngtrình và các tổ chức, cá nhân có liên quan để có biện pháp khắc phục. 3. Chủ trì giải quyết việc cho phép thi công tại điểmchéo nhau giữa công trình dầu khí với công trình khác nếu các chủ đầu tư khôngtự thỏa thuận. 4. Tại những nơi có phạm vi an toàn công trình dầu khíđồng thời thuộc phạm vi an toàn công trình giao thông, khu vực kiểm soát biênphòng, hải quan và các khu vực khác, Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất với các cơquan có liên quan và quy định việc sử dụng phù hợp, đảm bảo an toàn đất đaihoặc vùng nước trong phạm vi an toàn của công trình dầu khí. 5. Chỉ đạo và phối hợp với chủ đầu tư công trình dầukhí ngăn chặn, ứng cứu và khắc phục sự cố khi có sự cố xảy ra tại các côngtrình dầu khí. 6. Trợ giúp, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tưcông trình trong việc thuê đất để xây lắp, vận hành, bảo dưỡng sửa chữa côngtrình dầu khí trên đất liền. 7. Thông báo, yêu cầu chủ đầu tư công trình tiếp giápcông trình dầu khí phải liên lạc với cơ quan chủ quản công trình dầu khí đểthống nhất thiết kế, biện pháp an toàn trước khi cấp giấy phép xây dựng. Điều 33. Trách nhiệm chủ đầu tư công trình 1. Khi xây dựng công trình đường ống dẫn dầu khí cócắt chéo với công trình hiện hữu, chủ đầu tư phải có phương án thiết kế và biệnpháp thi công phù hợp tại khu vực cắt chéo, đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiếtnhằm đảm bảo an toàn cho công trình hiện hữu cũng như đường ống dẫn dầu khítrong quá trình vận hành và được chủ đầu tư công trình hiện hữu chấp thuậntrước khi thi công tại khu vực cắt chéo. Trường hợp phương án thiết kế và biệnpháp thi công tại khu vực cắt chéo đã phù hợp mà vẫn không được chủ đầu tư côngtrình hiện hữu chấp thuận thi công thì chủ đầu tư công trình báo cáo Ủy bannhân dân tỉnh xem xét, giải quyết. 2. Chủ đầu tưcông trình dầu khí có trách nhiệm xây dựng hệ thống quản lý an toàn theo quyđịnh của pháp luật, chịu trách nhiệm về đảm bảo an toàn đối với con người, môitrường và tài sản trong quá trình vận hành công trình dầu khí, phối hợp với Ủyban nhân dân các cấp, lực lượng công an và các cơ quan có liên quan khác trongviệc kiểm tra, đôn đốc thực hiện và xử lý các hành vi vi phạm các quy định vềan toàn các công trình dầu khí. 3. Khai báovà đăng ký hoạt động của các công trình dầu khí theo quy định của pháp luật,thống nhất với các bên liên quan về công tác bảo đảm an toàn các công trình dầukhí. 4. Phối hợpvới chính quyền và lực lượng công an địa phương tuyên truyền và giáo dục ngườidân về việc bảo vệ an toàn các công trình dầu khí. 5. Thông báothông tin về các kế hoạch xây mới, mở rộng và cải tạo các công trình dầu khícho các bên liên quan để phối hợp trong việc bảo đảm an ninh và an toàn chung. 6. Chủ đầu tưcông trình dầu khí có trách nhiệm kiểm tra, giám sát mọi hoạt động tiến hànhtrong phạm vi an toàn và thường xuyên khảo sát khu vực ảnh hưởng; đồng thờiphối hợp với chính quyền, công an các cấp và các cơ quan hữu quan kiểm tra, bảovệ và đôn đốc thực hiện xử lý các hành vi vi phạm với quy định về đảm bảo antoàn công trình dầu khí. 7. Chủ đầu tưcông trình dầu khí có trách nhiệm tổ chức bảo vệ, tuần tra, ngăn chặn và báocáo kịp thời với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến cáchoạt động và tình hình sử dụng đất đai và khoảng không trong phạm vi an toàn vàkhu vực có ảnh hưởng đến an toàn các công trình dầu khí. Điều 34. Trách nhiệm của chủ đầu tư các côngtrình tiếp giáp công trình dầu khí 1. Khi xây dựngcác công trình giao thông đường sắt, đường bộ, kênh dẫn nước, cáp ngầm, đườngống cấp thoát nước và các công trình khác cắt qua phạm vi an toàn của các côngtrình dầu khí hiện hữu, chủ đầu tư công trình phải có phương án thiết kế vàbiện pháp thi công phù hợp tại khu vực cắt chéo được chủ đầu tư công trình dầukhí hiện hữu chấp thuận về việc thi công tại khu vực cắt chéo. 2. Trong quátrình thi công các công trình cắt chéo trong phạm vi an toàn của các công trìnhdầu khí, chủ đầu tư đảm bảo an toàn đối với các công trình dầu khí theo quyđịnh của pháp luật, phối hợp với chủ đầu tư thực hiện các biện pháp an toàn. 3. Thông báo đầy đủ và kịp thời chocác cơ quan có thẩm quyền, chủ đầu tư công trình dầu khí các nguy cơ có thể ảnhhưởng đến an toàn các công trình dầu khí. 4. Trước khi tiến hành thi công phảixây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy được cơ quan Nhà nước có thẩm quyềnphê duyệt. 5. Trong quá trình thi công côngtrình phải bảo đảm an toàn cho các công trình dầu khí; phối hợp với chủ đầu tưcông trình dầu khí thực hiện các biện pháp an toàn. 6. Chủ đầu tư các công trình tiếpgiáp với công trình dầu khí có trách nhiệm bồi thường mọi thiệt hại gây ra đốivới các công trình dầu khí theo quy định của pháp luật. Điều 35. Tráchnhiệm của người sử dụng đất có đường ống vận chuyển dầu khí đi qua 1. Phối hợp với chủ đầu tư công trìnhdầu khí trong việc bồi thường giải phóng mặt bằng hoặc cho thuê mướn đất đaitrong quá trình thi công xây lắp, vận hành và bảo dưỡng sửa chữa công trình. 2. Cam kết và thực hiện các biện phápđảm bảo an toàn cho công trình dầu khí trong phần đất thuộc quyền sử dụng củamình. Chương VIII ĐIỀU KHOẢNTHI HÀNH Điều 36. Hiệulực thi hành 1. Nghị định này có hiệu lực thi hànhkể từ ngày 05 tháng 4 năm 2011. 2. Nghị định này thay thế các Nghịđịnh số 10/CP ngày 17 tháng 02 năm 1993 của Chính phủ về việc ban hành quy địnhvề bảo vệ an toàn các công trình xăng dầu; Nghị định số 47/1999/NĐ-CP ngày 05tháng 7 năm 1999 về việc sửa đổi, bổ sung quy định về bảo vệ an toàn các côngtrình xăng dầu, ban hành kèm theo Nghị định số 10/CP ngày 17 tháng 02 năm 1993.Những quy định pháp luật trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ. Điều 37. Tráchnhiệm thi hành 1. Bộ Công Thương có trách nhiệmhướng dẫn thi hành Nghị định này. 2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộcChính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngchịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
Loading.... |