Kết thúc ngày giao dịch 26/12, giá dầu bật tăng hơn 2% lên mức cao nhất trong gần 1 tháng khi căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông leo thang làm gia tăng lo ngại về sự gián đoạn vận chuyển. Lực mua cũng được củng cố do đồng USD suy yếu khiến dầu được định giá bằng đồng bạc xanh trở nên rẻ hơn so với các đồng tiền thương mại khác.
Kết thúc tuần giao dịch 18/12 – 24/12, giá dầu ghi nhận tuần tăng thứ hai khi những căng thẳng quanh khu vực Biển Đỏ gây ra lo ngại gián đoạn nguồn cung đã hỗ trợ cho giá. Tuy vậy, đà tăng cũng được hạn chế do tình hình tiêu thụ vẫn còn khá yếu.
Kết thúc ngày giao dịch 21/12, giá dầu thế giới giảm trở lại, kết thúc chuỗi tăng ba phiên liên tiếp. Thông tin đáng chú ý nhất là quyết định rời Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) của nhà sản xuất Châu Phi Angola sau những bất đồng về mức cắt giảm sản lượng trong cuộc họp với nhóm vào cuối tháng 11. Điều này đặt ra nghi vấn về nỗ lực của nhóm trong việc hỗ trợ giá bằng cách hạn chế nguồn cung toàn cầu.
Kết thúc ngày giao dịch 20/12, giá dầu diễn biến giằng co và chốt phiên tăng nhẹ. Lo ngại về sự gián đoạn thương mại toàn cầu tại Biển Đỏ vẫn đang là chất xúc tác chính thúc đẩy lực mua. Ngoài ra, áp lực lạm phát tại các nền kinh tế lớn hạ nhiệt củng cố kịch bản lãi suất đã đạt đỉnh, cũng góp phần hỗ trợ giá.
Khu vực Biển Đỏ tiếp tục ghi nhận biến động khi phiên quân Houthi của Yemen làm gián đoạn thương mại hàng hải và buộc nhiều công ty phải định tuyến lại tàu chở hàng. Điều này đã thúc đẩy giá dầu tăng phiên thứ hai liên tiếp. Ngoài ra, nguồn cung dầu tại Mỹ được dự đoán suy giảm trong các tháng tới, cũng thúc đẩy lực mua trên thị trường.
Kết thúc ngày giao dịch đầu tuần 18/12, giá dầu bật tăng gần 2% lên mức cao nhất trong hai tuần do lo ngại về sự gián đoạn thương mại hàng hải tại Biển Đỏ. Nhóm phiến quân Houthi đã tăng cường các cuộc tấn công nhằm vào các tàu ở phía nam, khiến các hãng tàu lớn phải tạm thời tránh xa khu vực.