Khu vực dầu mỏ lớn nhất thế giới sẽ trở thành trung tâm năng lượng xanh?
03:09 SA @ Thứ Năm - 27 Tháng Năm, 2021

Trung Đông, khu vực xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, đã đặt mục tiêu trở thành nhà xuất khẩu năng lượng sạch lớn từ hydro xanh.

Các nhà sản xuất dầu lớn nhất tại Vịnh Ả rập đã nhảy vào cuộc đua hydro, đặc biệt là các sản phẩm xanh được tạo ra từ hydro qua điện phân nước, sử dụng điện từ năng lượng gió hoặc mặt trời.

Hydro được kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí thải carbon từ các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng. Và Trung Đông không muốn bỏ lỡ cơ hội này.

Một mặt, Trung Đông muốn cho thế giới thấy rằng họ có thể xuất khẩu năng lượng sạch chứ không chỉ là dầu thô, khi quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu tăng tốc. Mặt khác, các nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ của một số nhà sản xuất lớn nhất OPEC đã quyết tâm đa dạng hóa sang xuất khẩu năng lượng xanh và rời khỏi dầu mỏ.

Tuần trước, hai thông báo về các dự án hydro xanh ở Trung Đông đã gây xôn xao dư luận: Dubai khởi động dự án hydro xanh quy mô công nghiệp đầu tiên trong khu vực, trong khi Oman công bố kế hoạch xây dựng một trong những nhà máy hydro xanh lớn nhất thế giới.

Dubai, một trong những tiểu vương quốc thuộc Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE), hiện là nhà sản xuất dầu lớn thứ ba của OPEC, đã khởi động nhà máy hydro xanh quy mô công nghiệp đầu tiên chạy bằng năng lượng mặt trời ở Trung Đông và Bắc Phi, với sự hợp tác của Siemens Energy, Cơ quan Điện và Nước Dubai (DEWA), và Expo 2020 Dubai.

Khu vực dầu mỏ lớn nhất thế giới sẽ trở thành trung tâm năng lượng xanh? - ảnh 1

Phối cảnh Công viên Năng lượng Mặt trời Mohammed bin Rashid Al Maktoum. Ảnh: Dewa.gov.ae.

Siemens Energy cho biết, vào ban ngày, nhà máy sử dụng một phần quang điện từ Công viên Năng lượng Mặt trời Mohammed bin Rashid Al Maktoum để sản xuất hydro xanh thông qua quá trình điện phân. Vào ban đêm, hydro xanh được chuyển đổi thành điện năng để cung cấp năng lượng bền vững cho thành phố.

Công viên dự kiến ​​sẽ tạo ra 5 gigawatt (GW) năng lượng sạch vào năm 2030 với tư cách là công viên năng lượng mặt trời một địa điểm lớn nhất trên thế giới.

Những công ty trong khu vực, các đối tác công nghệ quốc tế và các nhà phân tích tin rằng Dubai và toàn bộ Trung Đông có một tương lai tươi sáng trong sản xuất điện năng lượng mặt trời khi xét đến nguồn ánh nắng dồi dào trong khu vực.

Theo Siemens Energy: “Trong bối cảnh chi phí điện thấp cho quang điện và điện gió trong khu vực, hydro có tiềm năng trở thành nhiên liệu quan trọng trong hỗn hợp năng lượng của tương lai và có thể mở ra cơ hội xuất khẩu năng lượng cho những khu vực có khả năng tiếp cận với nguồn năng lượng tái tạo dồi dào".

Trong cuộc phỏng vấn với CNBC, Giám đốc điều hành Siemens Energy, Christian Bruch nói rằng UAE có thể trở thành nhà xuất khẩu hydro: “Tôi tin rằng nó phải là một trong những mô hình thương mại quan trọng trong tương lai ở UAE và khu vực rộng lớn hơn. Và trong tương lai, là một nhà xuất khẩu năng lượng cho thế giới".

Khu vực dầu mỏ lớn nhất thế giới sẽ trở thành trung tâm năng lượng xanh? - ảnh 2

NEOM thành phố bền vững trong tương lai là tầm nhìn tới năm 2030 của Thái tử Ả rập Xê-út Mohammed bin Salman. Ảnh: Inside Arabia.

Một nhà sản xuất dầu khác ở Trung Đông, đất nước không phải là thành viên OPEC nhưng là một phần của liên minh OPEC+ là Oman, cũng đưa ra một thông báo lớn liên quan đến hydro xanh.

Công ty năng lượng nhà nước OQ của Oman, nhà phát triển nhiên liệu xanh InterContinental Energy có trụ sở tại Hồng Kông và EnerTech nhà đầu tư & phát triển năng lượng sạch được chính phủ Kuwait hỗ trợ, đã công bố kế hoạch về một trong những cơ sở sản xuất hydro xanh lớn nhất trên thế giới. Nhà máy sẽ được cung cấp bởi 25 GW năng lượng tái tạo và có trị giá khoảng 30 tỷ USD.

Theo InterContinental Energy: “Với vị trí chiến lược giữa châu Âu và châu Á, cũng như nguồn năng lượng gió và bức xạ mặt trời tuyệt vời đối diện với Biển Ả rập, việc phát triển được đặt ở vị trí thuận lợi để cung cấp nguồn cung cấp nhiên liệu xanh an toàn và đáng tin cậy trên toàn cầu với mức giá cạnh tranh cao”.

Salim Al Huthaili, Giám đốc điều hành lĩnh vực năng lượng thay thế tại OQ nói: “Năng lượng thay thế là động lực chính cho sự tăng trưởng dài hạn của OQ và là nền tảng trong chiến lược của công ty. Nó cũng phù hợp với Tầm nhìn Oman 2040 đầy tham vọng của đất nước nhằm đa dạng hóa các nguồn lực của quốc gia và tối đa hóa giá trị tài chính thu được”.

Nhà sản xuất dầu hàng đầu Trung Đông và xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, Ả rập Xê-út, cũng đang để mắt đến các dự án hydro xanh và một phần mới nổi của thị trường hydro sạch.

NEOM, thành phố bền vững trong tương lai được thúc đẩy bởi Thái tử Ả rập Xê-út Mohammed bin Salman, năm ngoái đã ký thỏa thuận dự án trị giá 5 tỷ USD với Air Products và Saudi ACWA Power để sản xuất amoniac xanh dựa trên hydro. NEOM sẽ xuất khẩu sản phẩm này.

Tất cả những kế hoạch trên cho thấy các cường quốc dầu mỏ Trung Đông không tránh xu thế chuyển đổi năng lượng và nhu cầu ngày càng tăng trên toàn cầu đối với các sản phẩm năng lượng sạch.

Nguồn: