Khái quát
Hàn Quốc là một quốc gia nhập khẩu năng lượng lớn
![]() Source: CIA Factbook |
Mặc dù chiếm phần lớn nhất trong danh mục tiêu thụ năng lượng của Hàn Quốc (42%), dầu mỏ đang dần giảm phần kể từ giữa những năm 90 khi đạt đỉnh 66%. Điều này góp phần vào sự gia tăng đều đặn trong lượng tiêu thụ khí tự nhiên và năng lượng hạt nhân. Chính phủ Hàn Quốc lên kế hoạch để tăng đáng kể phần năng lượng hạt nhân trên tổng tiêu thụ năng lượng trong tương lại gần khi các lò hạt nhân đi vào hoạt động.
Hàn Quốc có ngành lọc dầu phát triển mạnh, nhưng vẫn dựa chủ yếu vào nhập khẩu dầu thô cho gần như toàn bộ nhu cầu dầu trong nước.
Hàn Quốc tiêu thụ trên 2,2 triệu thùng dầu mỗi ngày trong năm 2011, biến nước này thành quốc gia tiêu thụ dầu mỏ đứng thứ 10 trên thế giới. Theo công ty dầu mỏ quốc gia KNOC, Hàn Quốc có một trữ lương nhỏ dầu mỏ trong nước nhưng vẫn dựa chủ yếu vào nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước. Theo thời báoOil and Gas Journal,Hàn Quốc duy trì hoạt động của 3 trên 10 nhà máy lọc dầu lớn nhất trên thế giới và xuất khẩu hơn 1,1 triệu thùng/ ngày các sản phẩm hóa dầu trong năm 2011, tăng 16% so với năm ngoái. Do nhu cầu ngày càng tăng từ châu Á, việc xuất khẩu các sản phẩm hóa dầu ở Hàn Quốc ngày càng phát triển với tỷ lệ nhanh hơn so với mức tiêu thụ dầu thô trong nước mà năm năm trước tăng đều đặn gần 2,2 triệu thùng/ ngày ngoại trừ đợt suy thoái toàn cầu vào năm 2008. Để bù đắp cho việc thiếu trữ lượng dầu và thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm hóa dầu, các công ty tư nhân và công ty nhà nước tại Hàn Quốc đều tham gia vào rất nhiều các dự án khai thác và sản xuất (Exploration and Production - E&P)ở nước ngoài.
![]() |
Trong năm 2011, Hàn Quốc nhập khẩu hơn 2,2 triệu thùng/ ngày dầu thô, biến quốc gia này trở thành nhà nhập khẩu lớn thứ sáu trên thế giới. Hàn Quốc phụ thuộc nhiều vào Trung Đông về nguồn cung dầu và khu vực này chiếm hơn 85% lượng dầu thô nhập khẩu năm 2011 của Hàn Quốc. Hàn Quốc nhập khẩu 10% dầu thô trong năm 2011 từ Iran, sao đó tạm dừng các lô hàng trong hai tháng vào năm 2012 để thực hiện theo quy định của Mỹ áp dụng lệnh cấm nhập khẩu dầu của Iran. Sau khi tuân thủ tốt các quy định của Mỹ, Hàn Quốc được cấp lại miễn trừ và bắt đầu nối lại việc nhập khẩu dầu với Iran.
Cơ cấu ngành
Tập đoàn dầu mỏ quốc gia Hàn Quốc (KNOC) là công ty dầu nhà nước và là công ty lớn nhất trong lĩnh vực thượng nguồn của Hàn Quốc với trữ lượng dự trữ 3,2 triệu thùng dầu siêu nhẹ trong nước.Ngoài ra, KNOC, thông qua các vụ thu mua các công ty nước ngoài và đầu tư vào các công ty dầu quốc gia và quốc tế, duy trì mức sản xuất tại nước ngoài đạt 219.000 thùng mỗi ngày và dự trữ 1,28 tỷ thùng dầu và gas năm 2011.
![]() |
Chương trình Korea-Oil Producing Nations Exchange (KOPEX) được Hiệp hội Xăng dầu Hàn Quốc (KPA) thiết lập năm 2006 để duy trì các mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung cấp dầu mỏ và để cung cấp các khóa đào tạo công nghệ cho các quốc gia sản xuất trong lĩnh vực hạ nguồn. Với mong muốn giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu nước ngoài, Bộ Kinh tế Tri thức đã thiết lập mục tiêu tự cung cấp 20% dầu và gas trong tổng lượng nhập khẩu năm 2012 cho các công ty Hàn Quốc. Để đạt được mục tiêu này, chính phủ Hàn Quốc cung cấp các hỗ trợ tài chính để có thể giành được các hợp đồng đấu thầu thông qua the Special Accounts for Energy and Resources (SAER), do KNOC quản lý.
Thăm dò, khai thác và sản xuất
Sau khi bắt đầu thăm dò vào những năm 1970, Hàn Quốc đã phát hiện một khu mỏ với trữ lượng mang tính thương mại tại Ulleung, Yellow, Cheju Basins và một số địa điểm khác. Được phát hiện năm 1998,Donghae-1, Block 6-1 tại Ulleung Basin có tổng trữ lượng là 250 tỷ feet khối khí tự nhiên và dầu mỏ. Trong khi sản xuất khí tự nhiên từ mỏ Donghae-1 bắt đầu vào tháng 11 năm 2004, sản xuất dầu mỏ không bắt đầu đến tận năm 2010 sau khi có thêm các cuộc thăm dò mới. Trong năm 2011, KNOC sản xuất được 1.000 thùng/ngày dầu thô siêu nhẹ (condensate), chiếm một tỷ lệ không đáng kể khoảng 2,2 triệu thùng/ ngày trong tổng tiêu thụ xăng mà hầu hết là phải nhập khẩu. Hàn Quốc hiện đang thăm dò tại độ sâu nhỏ hơn 500 feet và đang lên kế hoạch thăm dò tại các vùng vịnh nhỏ với độ sâu hơn 1000 feet.
![]() |
Bằng việc mua lại cổ phần của các bãi dầu cát và đá phiến, KNOC đã đa dạng hóa thị trường của công ty này vào phân khúc dầu và gas phi truyền thống. Thông qua vụ thu mua công ty dầu Harvest Energy của Canada, KNOC đạt được hợp đồng cho thuê khu dầu cát Black Gold, một khu vực với trữ lượng ước tính khoảng 259 triệu thùng bitumen. KNOC cũng thu mua thêm hai công ty dầu nước ngoài năm 2009 – SAVIA-Peru và Kazakh Sumbe – và mua cổ phần chính trong công ty dầu có trụ sở tại Mỹ Dana Petroleum vào tháng 9 năm 2010.
Tại Mỹ, KNOC đang hợp tác chia sẻ lợi nhuận trong các dự án sản xuất tại ANKOR và Northstar trong Vịnh Mexico, khu mỏ Old Home ở Alabama, dự án Parallel ở Texas và New Mexico. Trong năm 2011, KNOC mua 27% cổ phần trong bãi khí đá phiến của Eagle Ford, sản xuất 25 triệu thùng dầu quy đổi một ngày.
Các dự án thăm dò trên toàn cầu của KNOC
Nguồn: Tập đoàn dầu mỏ quốc gia Hàn Quốc
Các khối thăm dò trong nước của KNOC
![]() |
Nguồn: Tập đoàn dầu mỏ quốc gia Hàn Quốc
Hạ nguồn và lọc dầu
Theo tạp chíOil and Gas Journal, Hàn Quốc có công suất lọc dầu thô đạt 2,76 triệu thùng/ngày tại 6 cơ sở lọc dầu; tính đến ngày 1 tháng 1 năm 2012, Hàn Quốc có nhà máy lọc dầu lớn thứ 6 trên thế giới. Ba nhà máy lọc dầu lớn nhất đất nước thuộc sở hữu của SKInnovation, GS Caltex, và S-Oil và một phần thuộc sở hữu của Saudi Aramco.
Owner | Location | Capacity (barrels per day) |
---|---|---|
SK Innovation | Ulsan | 840,000 |
GS Caltex Corp. | Yeosu | 760,000 |
S-Oil Corp. | Onsan | 565,000 |
Hyundai Oil Refinery Co. | Daesan | 310,000 |
SK Innovation | Inchon | 275,000 |
Hyundai Lube Oil | Busan | 9,500 |
Source: Oil & Gas Journal Refinery Survey |
Các nhà máy lọc dầu của Hàn Quốc tính đến tháng 1 năm 2012
Các nhà máy lọc dầu của Hàn Quốc đang tăng sản xuất các sản phẩm nhẹ hơn nhờ quá trình nâng cấp công nghệ vài năm trở lại đây. Thị trường lọc dầu Hàn Quốc gần đây ngày càng trở nên phức tạp, tạo áp lực khiến các nhà máy lọc dầu phải tăng công suất. Do đó, dự kiến Hàn Quốc sẽ duy trì vị trí dẫn đầu trong lọc dầu ở châu Á, với việc xuất khẩu sang Trung Quốc, Singapore và Indonesia. Các nhà máy lọc dầu Hàn Quốc có đội ngũ chuyên gia về mở rộng công suất và xây dựng các nhà máy tại các khu vực khác trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Trung Đông.
Hàn Quốc cũng là một nhà sản xuất các chất hóa dầu lớn với 7,3 triệu tấn/ năm công suất ethylene. Hầu hết các nhà máy hóa dầu của Hàn Quốc đều tích hợp với các nhà máy lọc dầu lớn hơn như Inchon, Ulsan, và Daesan. Hàn Quốc có những khu chế xuất chất thơm lớn nhất trên thế giới của GS Caltex. Các dự án lọc dầu tới đây của Hàn Quốc bao gồm dự án xây dựng nhà máy Benzene, Toluene, và Xylene (BTX) trị giá $1,2 tỷ của S-Oil, dự án này đã khởi công mùa xuân năm 2010.
Sự phụ thuộc vào dầu mỏ và tầm nhìn năng lượng
Theo Viện Kinh tế Năng lượng Hàn Quốc, lượng dầu tiêu thụ vào năm 2012 đã giảm 42% so với năm 2011 do sự tăng lên trong việc sử dụng khí tự nhiên và năng lượng hạt nhân. Những yếu tố khác ảnh hưởng tới nhu cầu dầu lâu dài bao gồm những tiêu chuẩn khắt khe hơn về năng lượng và yếu tố về mặt dân số hiện đang bắt đầu suy giảm cho tới năm 2019. Đáp ứng lai nhu cầu năng lượng mới của Hàn Quốc, các công ty dầu mở không chỉ cải tạo các cơ sở lọc dầu mà còn tăng đầu tư vào lĩnh vực thượng nguồn và vào các dự án năng lượng thay thế. KNOC cũng lên kế hoạch tăng lượng dầu dự trữ lên 141 triệu thùng vào năm 2013.
(Nguồn: EIA cập nhật ngày 17/1/2013)
TIN KHÁC
Biến 20.000 tấn rác thải nhựa thành dầu thô(09/08/2024)
Dung Quất - nơi bắt nguồn cho khát vọng phát triển ngành lọc hóa dầu Việt Nam(17/07/2024)
Hệ thống thu gom dầu tràn trên biển(15/07/2024)
Cách nhận biết xe ô tô đang sử dụng xăng không đạt tiêu chuẩn(23/05/2024)
Vì sao nên đổ nhiên liệu Euro 5 cho xe diesel thế hệ mới?(12/04/2024)