Cơ chế tính giá xăng dầu tại Lào khá tương đồng với Việt Nam, nghĩa là cũng căn cứ vào giá cơ sở, giá nhập khẩu và tính thêm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng và phí cầu đường. Tuy nhiên, điểm khác biệt là chính phủ điều hành giá thông qua Hiệp hội Xăng dầu Lào. Theo đó, các công ty trong Hiệp hội có quyền trình văn bản lên hiệp hội đề nghị điều chỉnh giá XD theo biến động của giá thế giới. Nếu thấy cần thiết, Chủ tịch Hiệp hội có thể trình văn bản lên Bộ Tài chính và Bộ Công Thương yêu cầu điều chỉnh giá.
Về phía Nhà nước, Chính phủ giám sát giá xăng dầu thông qua các báo cáo của hiệp hội; Nếu giá xăng dầu thế giới giám mạnh mà hiệp hội không trình điều chỉnh giảm thì Tổ điều hành giá gửi công văn cho hiệp hội yêu cầu trình văn bản đề nghị giảm giá.
Để quản lý hệ thống phân phối, tương tự như Việt Nam, chính phủ Lào quy định, một đại lý XD chỉ được ký hợp đồng duy nhất với một DN đầu mối và phải mang thương hiệu của DN đó. Ngoài ra, Chính phủ Lào quy định mức thù lao tối thiểu là 150 kíp (400 đồng)/lít cho đại lý.
Với cơ chế điều hành giá linh hoạt như vậy, giá xăng dầu trong 1 tháng tại Lào có thể tăng giảm đến 4 - 5 lần, nhưng mỗi lần tăng giảm giá với mức độ thấp, khoảng 100 kip/lít/lần (260 đồng), nhiều thì khoảng 900 kip/lít (2.340 đồng) nhưng rất hãn hữu.
Đối với việc kinh doanh mặt hàng xăng dầu tại vùng sâu, vùng xa, giá được tính theo kiểu cộng tiến vùng.Trong vòng bán kính 60km, giá xăng dầu được giữ nguyên. Vượt quá bán kính này, giá xăng dầu sẽ được tăng thêm 100 kip (260 đồng), cứ thế cộng tiến.
Hiện Campuchia có 12 đầu mối nhập khẩu kinh doanh xăng dầu, thị trường xăng dầu Campuchia cạnh tranh khá gay gắt bởi được thị trường hoá hoàn toàn. Nhà nước không can thiệp vào kinh doanh mà chỉ điều hành bằng “đường biên” là những quy định pháp luật, thuế và phí.
Nhà nước không quy định giá bán lẻ đối với xăng dầu mà do doanh nghiệp tự quyết định nhưng phải có trách nhiệm thông báo cho Bộ Thương mại trước một ngày mỗi khi điều chỉnh. Tuy nhiên, quy định này không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện vì họ thường tăng, giảm giá rất nhanh, một ngày có thể 2 lần thay đổi giá theo giá thế giới và cũng là yếu tố để cạnh tranh nhau.
Hiện giá xăng dầu ở Campuchia đang cao hơn Việt Nam khoảng 2.000 đ/lít.
3. Trung Quốc
Tại Trung Quốc, giá xăng dầu được thiết lập bởi Ủy ban Cải cách và Phát triển Kinh tế Quốc gia (NDRC) - cơ quan hoạch định kinh tế hàng đầu nước này. NDRC kiểm soát giá trần bán buôn dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ. Mức giá này luôn cố định để ngăn chặn biến động. Cũng chính vì vậy, nó có thể ảnh hưởng đến các nhà sản xuất nếu giá được thiết lập không phản ánh đúng điều kiện thị trường. Cơ chế định giá cũ được áp dụng từ cuối năm 2008 dựa trên hệ thống theo dõi giá trung bình trượt 22 ngày của dầu Brent, Dubai và Cinta. Theo đó, Chính phủ có thể điều chỉnh giá xăng dầu trong nước khi mức giá này dao động quá 4% so với lần thay đổi trước.
Tuy nhiên, vào ngày 26/03/2013, NDRC tuyên bố hủy bỏ mốc thay đổi 4%, đồng thời rút ngắn thời gian theo dõi từ 22 xuống 10 ngày làm việc. Việc này được đánh giá là có thể gây thiệt hại cho người tiêu dùng và doanh nghiệp trong ngắn hạn nếu giá dầu tăng, nhưng lại có lợi cho các nhà máy lọc dầu trong nước.
Một số chuyên gia cho biết cơ chế mới được thiết kế để tự do hóa việc định giá mà vẫn đảm bảo thị trường trong nước ít chịu ảnh hưởng khi giá dầu quốc tế tăng vọt. Theo kế hoạch cải tổ được đưa ra hồi tháng 3/2012, Chính phủ Trung Quốc cũng sẽ cho các công ty tự định giá bán xăng dầu trong thời gian tới.Hiện trần giá xăng bình quân ở Trung Quốc là 4,12 USD mỗi gallon (22.500 đồng một lít). Ở nước này, giá trần bán lẻ nhiên liệu được ấn định cho từng tỉnh thành, cao nhất là tại Bắc Kinh và Thượng Hải.
4. IndonesiaTại Indonesia, xăng và dầu diesel được Chính phủ trợ giá rất lớn. Năm 2011, số tiền này lên tới 14 tỷ USD. Loại xăng được trợ giá là Premium - hàm lượng octane thấp, vẫn chứa chì và được bán với 4.500 rupiah một lít (9.656 đồng).
Cuối tháng 3/2012, Indonesia công bố dự định tăng giá xăng thêm 33%, lên 6.000 rupiah (12.875 đồng) một lít. Việc này đã gây ra làn sóng biểu tình phản đối dữ dội từ người dân, khiến Chính phủ phải từ bỏ. Tuy vậy, họ cũng thông qua một điều luật khác, cho phép Chính phủ tăng giá xăng nếu giá dầu thế giới cao hơn 15% so với ngưỡng 105 USD một thùng trong sáu tháng.
Các loại xăng như Pertamax hay Pertamax Plus không được trợ giá, không chì và hàm lượng Octane lớn thì có giá cao gần gấp đôi. Tháng 6 năm ngoái, giá Pertamax 92 được ấn định là 9.250 rupiah và Pertamax 95 là 9.900 rupiah, theo Jakarta Post.
Cả Premium và Pertamax đều là sản phẩm của Pertamina - Tập đoàn dầu khí nhà nước tại Indonesia. Shell cũng tham gia thị trường xăng dầu nước này với giá dao động 9.800 rupiah - 10.800 rupiah (21.029 - 23.175 đồng). Những loại xăng không được hỗ trợ có giá khác nhau tùy từng tỉnh thành.5. Malaysia
Tại Malaysia, giá xăng được quản lý bởi Bộ phận Thương mại nội địa, thuộc Bộ Thương mại và Tiêu dùng trong nước. Đây cũng là quốc gia trợ giá rất mạnh cho các sản phẩm xăng dầu. Từ năm 1983, nước này đã áp dụng cơ chế bình ổn giá nhiên liệu. Thời đó, xăng dầu được trợ giá tối đa 0,58 ringgit và 0,19 ringgit (tùy loại) để gần như không biến động trong thời gian dài.
Tuy nhiên, từ tháng 7/2010, Chính phủ nước này đã hủy bỏ trợ giá với xăng RON 97 và để loại này biến động theo thị trường quốc tế. Việc cắt giảm sẽ còn tiếp tục trong thời gian 3 - 5 năm sau đó để cải thiện ngân sách chính phủ và nâng cao hiệu suất kinh tế. Năm 2012, nước này đã chi tới 17 tỷ ringgit cho trợ cấp các sản phẩm xăng dầu. Giá xăng RON 97 của Malaysia tính đến đầu tháng 3/2013 là 2,9 ringgit (19.530 đồng) và xăng RON 95 được trợ giá là 1,9 ringgit (12.795 đồng).
Ấn Độ cũng bắt đầu thả nổi giá xăng từ tháng 6/2010. Các hãng bán lẻ điều chỉnh giá xăng hai tuần một lần dựa trên nhiều yếu tố, như giá dầu quốc tế và biến động tỷ giá. Giá dầu diesel, dầu hỏa, khí hóa lỏng vẫn được Chính phủ kiểm soát và trợ giá. Khoản chi này chiếm khoảng 10% ngân sách Ấn Độ. Giá nhiên liệu ở Ấn Độ dao động tùy theo mức thuế mỗi tỉnh thành áp dụng.
Các hãng bán lẻ nhà nước lớn tại Ấn Độ là Indian Oil, Bharat Petroleum và Hindustan Petroleum. Giá xăng của Indian Oil tại các thành phố lớn hiện vào khoảng 68,34 - 75,84 rupee một lít (26.229 - 29.108 đồng).
Singapore là một trong 10 nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới và giá xăng hoàn toàn do các công ty tự ấn định. Bốn hãng xăng dầu phổ biến tại quốc gia này là: SPC (Công ty dầu mỏ Singapore), Shell, ESSO (của ExxonMobil) và Caltex. Hiện tại, giá xăng LEVO của SPC là 2,14 - 2,28 đôla Singapore mỗi lít (36.000 - 38.000 đồng). Shell niêm yết giá trong khoảng 2,3 - 2,56 đôla Singapore mỗi lít. Giá này tại Caltex là 2 - 2,22 đôla Singapore.
(Tổng hợp Internet)
TIN KHÁC
Dung Quất - nơi bắt nguồn cho khát vọng phát triển ngành lọc hóa dầu Việt Nam(17/07/2024)
Hệ thống thu gom dầu tràn trên biển(15/07/2024)
Cách nhận biết xe ô tô đang sử dụng xăng không đạt tiêu chuẩn(23/05/2024)
Vì sao nên đổ nhiên liệu Euro 5 cho xe diesel thế hệ mới?(12/04/2024)
Nhật Bản thử nghiệm thành công tàu hybrid sử dụng pin hydro và diesel sinh học(08/04/2024)