Giá xăng các nước trên thế giới (P.2)
01:52 SA @ Thứ Ba - 01 Tháng Bảy, 2014

(VINPA) - Bạn có nghĩ rằng giá xăng tại Việt Nam là quá đắt? Hãy cùng Bloomberg so sánh 21 quốc gia theo giá mỗi gallon (3,78 lit) xăng, thu nhập bình quân hàng ngày và phần trăm ngày lương dùng để mua nhiên liệu.

12. USA

Không ai có thể cạnh tranh với Mỹ khi nói đến xăng, chất đốt. Người Mỹ tiêu thụ 1,2 lít cho mỗi người mỗi ngày – nhiều hơn 31% so với hạng 2 thuộc về những người Canada.

United States

Khi bắt đầu lái xe vào mùa hè, giá xăng, chất đốt của Mỹ vẫn bị mắc kẹt ở mức cao nhất của năm sau 12 tuần liên tiếp tăng giá. Giá cả dao động từ 3,38$ một gallon ở Arkansas đến 4,37$ ở Hawaii.

Tuy vậy, người Mỹ không khiếu nại nhiều về việc đó. Hãy tưởng tượng mức giá dừng lại ở 9,79$ một gallon, mức giá ở Na Uy. Ấn Độ và Pakistan phải làm việc cật lực trong hơn một ngày làm việc để đủ tiền mua một gallon duy nhất. Chi có năm quốc gia ít phải đau đầu hơn Mỹ trong vấn đề này và 4 trong số đó là những thành viên OPEC.

Tất nhiên, giá cả chỉ là tương đối. Ngay cả với giá thấp nhưng nhu cầu lái xe của Mỹ rất lớn nên cũng là một sự thâm hụt đáng kể cho ngân quỹ gia đình cho việc chi tiêu vào nhiên liệu.

Thu nhập bình quân hàng ngày là 151$, trong đó 2,5% là đủ để mua một gallon xăng.

13.Nga

Nga là nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới và được hưởng một số mức giá xăng dầu với giá rẻ nhất trên thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, dưới áp lực cấm vận của Mỹ và EU, giá xăng dầu tăng 7,2%.

Russia

Các quan chức Mỹ nói rằng biện pháp trừng phạt hiện nay đã khiến lượng vốn bị rút ra khỏi thị trường lên mức kỷ lục 60 tỷ đô la trong quý đầu tiên của năm nay ngoài các thiệt hại gây ra cho thị trường chứng khoán Nga và tiền tệ. Bế tắc giữa Nga và Ukraina đã đẩy giá dầu thô Brent trên 100 đô la.

Thu nhập bình quân hàng ngày là 40 đô la. Phải mất 8% một ngày lương để mua một gallon xăng.

14. Malaysia

Với chính sách trợ giá nhiên liệu rộng lớn Malaysia là một trong những quốc gia cung cấp giá xăng rẻ nhất trong bảng xếp hạng 61 quốc gia. Xăng giá rẻ đi kèm với chi phí; mặc dù tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ xong Fitch Ratings đã hạ bậc xếp hạng tín dụng của nước này vào năm ngoái. Ngay sau sự việc này, Thủ tướng Najib Rasak đã cắt trợ cấp nhiên liệu gần 23 cent một gallon.

Malaysia

Giá xăng tăng 11% kể từ tháng 7 khi giá nhiên liệu được định giá bằng đồng Ringgits của Malaysia.

Việc cắt giảm trợ cấp không gây ảnh hướng xáo trộn xã hội như các nước giàu trữ lượng dầu mỏ khác. Một phần bởi vì nền kinh tế Malaysia vẫn tiếp tục phát triển, với GDP dự kiến sẽ tăng cao ở mức 5,5% trong năm nay.

Thu nhập bình quân hàng ngày là 31,7 đô la và 8% trong số đó đủ để mua một gallon xăng.

15. Nigeria

Nigeria có giá xăng rẻ nhất, nhưng đó vẫn là ngoài tầm với đối với người nghèo ở đất nước họ.

Nigeria

Chi tiêu của Nigeria về trợ cấp nhiên liệu đốt cháy thông qua nhiều từ số tiền thu được từ trữ lượng dầu mỏ dồi dào của quốc gia, điều đó gây khó khăn cho việc đầu tư vào những hạng mục cần thiết như cơ sở hạ tầng và giáo dục. Một nỗ lực của tổng thống Goodlick Jonathan để loaị bỏ các khoản trợ cấp tháng 1 năm 2012 gây ra cuộc đình công trên toàn quốc. Ông ta đã nhanh chóng quay lại với chính sách cũ. Đất nước đã lên ngân sách 6 tỷ đô la năm nay để chi trả cho xăng giá rẻ.

Nigeria là nước sản xuất dầu hàng đầu của Châu Phi, nhưng nước này vẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu nhiên liệu thông thường do tích trữ và quản lý yếu kém. Đất nước vẫn phải dựa vào nhập khẩu cho khoảng 70% nhiên liệu vì thiếu khả năng lọc dầu để biến dầu thành xăng.

Thu nhập bình quân hàng ngày là 4,98 đô la. Phải mất 45% một ngày lương để mua một gallon xăng.

16. Iran

Hàng năm trời bị áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đã khiến Iran mất đi nguồn doanh thu lớn từ dầu mỏ. Tài chính của đất nước đã xấu như vậy mà trong năm 2010 Iran đã bắt đầu một kế hoạch năm năm để kìm chế trợ cấp năng lượng phổ biến của đất nước.

Iran

Iran là nước sản xuất dầu lớn thứ tư và đến năm 2010 đã có trợ cấp nhiên liệu hóa thạch lớn nhất trên thế giới. Để giảm bớt ảnh hưởng của việc cắt giảm trợ cấp, cựu Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad bắt đầu trả 18 đô la cho tất cả mọi người mỗi tháng để giúp chi trả các hóa đơn. Lạm phát đã xảy ra sau đó.

Có lẽ là quá khó khăn để thoát khỏi trợ cấp khí đốt. Khi tổng thống Hassan Rouhani hỏi những người dân Iran về việc tự nguyện bỏ trợ cấp hàng tháng, chỉ có khoảng 2,4 triệu trên 77 triệu người của quốc gia thực hiện.

Vào ngày 25 tháng 4, lần cắt giảm trợ cấp thứ hai có hiệu lực đã bị trì hoãn kể từ năm 2012. Giá xăng dầu tăng 75%.

17. Ai Cập

Quốc gia đông dân nhất thế giới đang trên chặng đường khôi phục lại sự ổn định sau khi lật đổ Tổng thống Mohamed Mursi trong tháng Bảy. Chính phủ Mursi không bao giờ thực hiện cam kết của mình để cải tổ ngành công nghiệp năng lượng và hạn chế trợ cấp.

Egypt

Tài chính của Ai Cập hết sức rối loạn, xăng siêu rẻ được xem là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này. Trợ cấp chi phí nhiên liệu hiệu quả của Chính phủ đã gây ra thâm hụt 12% ngân sách trong năm nay, một trong mức thâm hụt tồi tệ nhất trên thế giới..

Ai Cập đã dựa vào các nước láng giềng giàu dầu mỏ với 15 tỷ đô la viện trợ. Sự trợ giúp sẽ giảm trong năm tới, và chính phủ đã một lần nữa cam kết sẽ cải tổ mạnh mẽ các khoản trợ cấp, để tạo nên sự khác biệt.

Thu nhập bình quân ở Ai Cập là 9,13 đô la một ngày. Phải mất 11% một ngày lương để mua một gallon xăng.

18. Hong Kong

Hồng Kông là một phần của Trung Quốc nhưng có hiến pháp riêng, cơ cấu chính trị và giá xăng riêng. Trung bình, người Hồng Kông hiện tại chi cho một gallon xăng nhiều hơn 75% so với các khu vực láng giềng khác ở Trung Quốc, nơi mà chính phủ đặt mức giá trần.

Hong Kong

Hồng Kông và Trung Quốc là hai trong số những nước có mức độ tiêu dùng xăng bình quân đầu người nhỏ nhất thế giới. Đối với những người lái xe tại Hồng Kông với thu nhập đô thị cao hơn nên họ cũng không cảm thấy đau đầu mỗi khi phải mua xăng. Trong thực tế, người Hồng Kông tiêu tốn một phần nhỏ hơn trong quỹ tiền lương để đổ xăng so với người dân ở bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới (ngoại trừ Venezuela). Thu nhập bình quân hàng ngày là 110 đô la. Phải mất 7,5% một ngày lương để mua một gallon xăng.

19.UAE

Kể từ khi phát hiện ra dầu ở UAE vào những năm 1960, UAE đã phát triển từ một khu vực nghèo của công quốc đến một nhà nước hiện đại giàu có với mức sống cao.

United Arab Emirates

Những nỗ lực đa dạng hóa kinh tế trong những năm gần đây đã làm giảm 25% tỷ lệ phụ thuộc của nền kinh tế vào dầu mỏ và khí đốt. UAE là nước sản xuất dầu lớn thứ 8 trên thế giới, và vào năm 2010 đất nước đã trợ cấp khoảng 68% giá xăng dầu.

Bất chấp sự dồi dào dầu mỏ, UAE từ lâu đã phải nhập khẩu xăng dầu vì thiếu khả năng lọc dầu. Việc mở rộng khả năng lọc dầu ở Trung Đông lớn chưa từng có nhằm thay đổi điều này.

Thu nhập bình quân hàng ngày là 121 đô la. Chỉ mất 1,5 % một ngày lương để mua một gallon xăng.

20.Ả Rập Saudi

Ả Rập Saudi sở hữu hai thứ vô cùng giá trị của chất lỏng: dầu và nước. Cả hai đều được bơm lên bề mặt ở mức không bền vững.

Saudi Arabia

Bên dưới là một hồ chứa nước ngọt bị chôn vùi hàng ngàn năm trước đây trong Kỷ Băng Hà cuối cùng. NASA ước tính nguồn nước quý giá này sẽ cạn trong 50 năm. Giống như dầu mỏ, nước không tái tạo lại được.

Ả Rập Saudi là nước sản xuất dầu lớn nhất của OPEC và ổn định trong việc trợ cấp giá xăng. Vương quốc Ả Rập có thể được chuyển quyền phát triển năng lượng tái tạo cho công ty dầu nhà nước Aramco. Aramco sẽ được lợi rất nhiều từ việc phát triển năng lượng tái tạo; nó có thể bán dầu với giá cao hơn nhiều ở nước ngoài.

21. Venezuela

Cuộc sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc. Các nước có những ý tưởng khác nhau trong đó các quyền không thể chuyển nhượng. Ở Tây Âu, chăm sóc sức khỏe là tiêu chuẩn. Trong dầu mỏ Na Uy, học cao đẳng là miễn phí. Venezuela đứng một mình trong việc xem xét xăng giá rẻ là quyền tự nhiên của con người. Thực tế giá xăng 4 cent một gallon là miễn phí.

Venezuela

Venezuela là một quốc gia nghèo nhưng lại tiêu thụ nhiên liệu như một nước giàu có. Các loại xe ô tô tiết kiệm nhiệm liệu không có ý định chào bán tại quốc gia này bởi chi phí để đổ đầy một bình xăng còn rẻ hơn mua một cốc café.

Cựu tổng thống Hugo Chavez nhiều lần kêu gọi đất nước giảm mức tiêu thụ nhiên liệu, nhưng sẽ là khó khăn với mức giá nhiên liệu rẻ như vậy. Lần cuối cùng Venezuela cố gắng cắt giảm các khoản trợ cấp là vào năm 1989, nó đã bị phá hoại bởi cuộc bạo loạn đã khiến hàng trăm người chết.

Chi phí để bơm đầy 39 gallon của thùng xăng xe Chervolet Suburban tại Venezuela là 1,56 đô la, so sánh với 143,91 đô la tại Mỹ và 381,81 đô la tại Na Uy .


Bảng xếp hạng giá xăng do Bloomberg bình chọn cập nhật ngày 02/6/2014 có tất cả 61 quốc gia. Trong khuôn khổ bài tổng hợp này, chúng tôi chỉ đề cập tới 21 quốc gia tiêu biểu.

Nguồn: