Như tin đã đưa ngày 30/4, giàn khoan COSLProspector chính thức rời thành phố Yên Đài lên đường tới Biển Đông và hiện chưa rõ nơi hạ đặt.
Đây là giàn khoan thứ tư mà Tập đoàn đóng tàu CIMC Raffles chuyển giao cho Công ty Dịch vụ Dầu mỏ Trung Quốc (COSL-China Oilfield Services Ltd.) và là giàn khoan bán ngầm nước sâu thứ hai Bắc Kinh điều tới Biển Đông sau giàn khoan Hải Dương 981.
Hiện đại hơn giàn khoan Hải Dương 981
Công ty Dịch vụ Dầu mỏ Trung Quốc (COSL) đã nhận giàn khoan bán nổi COSLProspector này vào ngày 19/11/2014.
Giàn khoan COSLProspector được trang bị hệ thống định vị động (DP3) và hệ thống khoan tiên tiến nhất thế giới.
Giàn khoan COSLProspector được trang bị các công nghệ tiên tiến - trong đó có hệ thống định vị động (DP3), biến tần thông minh và rã đông tự động, với hệ thống khoan tiên tiến nhất thế giới.
Hệ thống định vị động DP3 được lắp đặt trên giàn khoan COSLProspector đáp ứng những tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất của Na Uy và Trung Quốc.
So với các giàn khoan nửa nổi nửa chìm khác đã được bàn giao trước đó như COSLPioneer, COSLPromoter, COSLInnovator, giàn khoan COSLProspector có thể hoạt động trong môi trường băng giá. Nó có thể hoạt động hầu như khắp mọi nơi thế giới, trừ những khu vực có nhiệt độ dưới -20 độ C.
Giàn khoan COSLProspector đã trải qua tất cả các xét nghiệm và điều chỉnh cần thiết. Giàn khoan này được thiết kế để hoạt động khoan nước sâu ở Biển Đông trong nửa đầu năm 2015.
Giàn khoan Hải Dương 981 mà Trung Quốc từ đưa trái phép vào vùng biển Việt Nam cũng không hiện đại bằng COSLProspector.
Giàn khoan COSLProspector hiện đại hơn Hải Dương 981 vì nó được trang bị hệ thống khoan tiên tiến nhất thế giới với hệ thống định vị động có thể bảo đảm cho giàn khoan này hoạt động bình thường trong bão cấp 12 ở Biển Đông.
COSLProspector là giàn khoan bán nổi thứ 7 do CIMC Raffles chế tạo. Hãng CIMC Raffles hiện đang đóng tiếp bốn giàn khoan bán nổi nữa và tất cả đều đáp ứng những tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất trên thế giới.
Thông số kỹ thuật:
Dài: 104,5
Rộng: 70,5 m
Cao: 37,5 m
Height: 37.55 m
Hoạt động ở vùng biển sâu: đến 1.500 m
Khoan sâu tối đa: 7.600 m
Hoạt động ở nhiệt độ thấp nhất: -20 độ C
Tải trọng sàn tối đa: 5000 tấn
Số nhân viên là việc trên giàn khoan: 130 người.
Đôi nét về CIMC Raffles Yên Đài
CIMC Raffles Yên Đài là một hãng đóng tàu ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đại lục. Hãng đóng tàu này hiện do CIMC Raffles Offshore Ltd điều hành.
Hãng đóng tàu Raffles Yên Đài do công dân Singapore Brian Chang sáng lập, nhưng bị Trung Quốc thâu tóm năm 1993.
Năm 1994, công dân Singapore Brian Chang đã thành lập Hãng đóng tàu Raffles Yên Đài nằm gần Nhật Bản và Hàn Quốc, một khu vực chiếm tới 80% công suất đóng tàu của toàn thế giới. Đây là hãng đóng tàu duy nhất ở Trung Quốc do người nước ngoài chiếm đa số cổ phần.
Tháng 3/2013, CIMC đã mua hết số cổ phần còn lại của CIMC Raffles Yên Đài và biến nó thành công ty con của CIMC Offshore Holdings Co. Ltd.
TIN KHÁC
Dung Quất - nơi bắt nguồn cho khát vọng phát triển ngành lọc hóa dầu Việt Nam(17/07/2024)
Hệ thống thu gom dầu tràn trên biển(15/07/2024)
Vì sao nên đổ nhiên liệu Euro 5 cho xe diesel thế hệ mới?(12/04/2024)
Nhật Bản thử nghiệm thành công tàu hybrid sử dụng pin hydro và diesel sinh học(08/04/2024)
Đâu là 5 nhà khai thác dầu lớn nhất năm 2023?(29/12/2023)