Ngắm “thực thể” kiến trúc đang nhân bản giữa sa mạc
01:37 SA @ Thứ Ba - 25 Tháng Hai, 2014

Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng dầu mỏ Hoàng gia Abdullah – KAPSARC ở thủ đô Ả Rập Saudi , nổi bật trên nền cát nóng sa mạc bởi kiến trúc đẹp, hơi kỳ quái mô phỏng sự nhân sinh của các tế bào sống.

Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng dầu mỏ Hoàng gia Abdullah là một tổ hợp bao gồm một mạng lưới các tế bào sáu mặt ba chiều

Lấy cảm hứng từ sự nhân bản và phát triển của các tế bào sống, kiến trúc sư Zaha Hadid cùng các cộng sự đã tạo nên tuyệt phẩm kiến trúc mang tên Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng dầu mỏ Hoàng gia Abdullah (KAPSARC). Nhìn từ trên cao, KAPSARC thật khác lạ, vừa như một thực thể tế bào sống đang phát triển, vừa giống như một chuỗi liên kết các tinh thể thạch anh trắng muốt nổi bật trên nền cảnh quan sa mạc.

Chuỗi liên kết các tinh thể thạch anh

Trung tâm nghiên cứu dầu khí King Abdullah (KAPSARC) vào ban đêm

Dựa trên khái niệm về kết nối mô phỏng sự nhân bản của tế bào, Trung tâm nghiên cứu dầu khí King Abdullah là một tổ hợp mạng lưới các “tế bào kiến trúc” sáu mặt ba chiều. Mỗi “tế bào kiến trúc” đảm nhiệm một công năng riêng biệt. Những mái vòm khổng lồ với “kết cấu tinh thể” đa chiều giúp bảo vệ công trình và giảm thiểu sự hấp thụ nhiệt trong thời tiết nắng nóng khắc nghiệt của sa mạc. Bên trong, các không gian chức năng chuyên biệt liên kết với nhau thông qua những khoảng sân rộng lớn có mái.

Những vòm mái lấy sáng với thiết kế đặc biệt, trông chẳng khác nào những “nang tế bào” trên mặt lá khi nhìn từ dưới lên tạo ra một cảm giác rất siêu thực.

Hệ thống sân có mái che mang lại ánh sáng tự nhiên vào trung tâm của dự án

Vấn đề đối lưu không khí và ánh sáng cho Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng dầu mỏ Hoàng gia Abdullah cũng được Zaha Hadid cùng các cộng sự xử lý khôn khéo. Cả công trình giống như một thể thực vật sống. Những vòm mái lấy sáng với thiết kế đặc biệt, trông chúng chẳng khác nào những “nang tế bào” trên mặt lá khi nhìn từ dưới lên. Những “nang” này có tác dụng đối lưu không khí và lấy ánh sáng tự nhiên cho trung tâm, đồng thời giảm thiểu sự xâm nhập của các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Các vùng đệm có nhiệm vụ chuyển đổi nhiệt độ dần dần giữa không khí ngoài trời và trong nhà.

Sự liên kết giữa các khối kiến trúc rất linh hoạt, chúng có thể mở rộng để xây dựng giống như sự nhân bản của các tế bào mà không làm ảnh hưởng tới sự toàn vẹn của dự án.

Zaha Hadid đã tạo ra sự kết nối linh hoạt giữa các “tế bào kiến trúc” trong KAPSARC, cho phép công trình có thể xây dựng mở rộng theo yêu cầu phát triển, giống như sự nhân bản của các tế bào sống mà không làm ảnh hưởng đến sự toàn vẹn hình ảnh của công trình.

Khu nội bộ được thiết kế để tổ chức các cuộc họp và hội thảo

Mô hình kiến trúc "liên kết tinh thể" độc đáo của Trung tâm nghiên cứu dầu khí King Abdullah (KAPSARC)

Nguồn: