Nhiên liệu máy bay làm từ... mía
03:34 SA @ Thứ Hai - 15 Tháng Sáu, 2015

Nhóm các nhà khoa học người Mỹ tìm ra phương pháp sản xuất nhiên liệu sinh học cho máy bay từ cây mía, giúp cắt giảm đáng kể lượng khí thải nhà kính, theo BBC.

Sử dụng nhiên liệu sinh học sẽ cắt giảm đảng kể lư

Sử dụng nhiên liệu sinh học sẽ cắt giảm đáng kể lượng khí thải nhà kính.

Theo đó, sự phát triển của nhiên liệu lỏng này sẽ đóng góp quan trọng vào vấn đề môi trường cấp bách hiện nay cũng như làm giảm đi sự phụ thuộc vào nhiên liệu dầu mỏ. Những phát hiện này đã từng xuất hiện trong cuốn Kỷ yếu của Viện Hàn lâm khoa học Nga trước đó.

Nhà sáng chế Alexis Bell thuộc Trường Đại học California, Berkeley, Mỹ cho biết: “Chúng tôi đang phát triển loại nhiên liệu sinh học ngọt có nguồn gốc từ đường, được chiết xuất từ cây mía, bã mía, kết hợp các thành phần này với nhau để thay thế diesel động cơ và dầu bôi trơn trên máy bay”.

Giáo sư Alexis Bell giải thích rằng, nhiên liệu cung cấp cho ngành công nghiệp hàng không luôn có một số yêu cầu nghiêm ngặt: “Yêu cầu đầu tiên là không oxy vì sẽ làm giảm mật độ năng lượng cháy. Thứ hai, nhiên liệu phải có tính chất bôi trơn, để tránh gây ra hao mòn cho các tuabin. Những gì chúng tôi phát triển ở dự án nhiên liệu này sẽ đáp ứng tất cả những tiêu chí đó”. Nếu sử dụng củ cải đường thay vì mía đường sẽ gây nên sự thiếu hụt giữa nguồn nhiên liệu và thực phẩm. Bằng cách sử dụng mía làm thành xăng sinh học sẽ giải quyết bài toán trên”.

Cuối những năm 2000, tại nhiều quốc gia, một số máy bay đã sử dụng nhiên liệu sinh học bằng phương pháp pha trộn giữa nhiên liệu thông thường với nhiên liệu sinh học. Tháng 2/2008, máy bay đầu tiên chạy bằng nhiên liệu chiết xuất từ cây cọ và dừa khởi hành tại Sân bay Heathrow (London). Năm 2011, sau khi nhận được sự chấp thuận từ các nhà sản xuất máy bay, sản xuất nhiên liệu và động cơ, nhiên liệu sinh học được đưa vào sử dụng cho các máy bay thương mại.Sự hỗ trợ về nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới cũng như các nguồn nhiên liệu sinh học bền vững có ý nghĩa quan trọng, giảm tối đa tác động đến môi trường.

Nguồn: