Lịch sử, cấu trúc và chức năng của cartel quốc tế liên kết phần lớn các nước xuất khẩu dầu hàng đầu.
Ảnh minh họa.
OPEC thành lập khi nào và để làm gì, những nước nào tham gia tổ chức và họ ảnh hưởng đến giá dầu thế giới ra sao, phải chăng chính sách của tổ chức này luôn luôn có lợi cho tất cả các thành viên - tất cả những câu hỏi này và những điều khác nữa được trình bày qua đồ họa thông tin của Sputnik.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) ra đời năm 1960, với 5 quốc gia sáng lập viên là Iran, Iraq, Kuwait, Saudi Arabia và Venezuela. Việc thành lập OPEC là câu trả lời cho sự độc quyền trên thị trường dầu mỏ thế giới của cartel "Seven Sisters", hợp nhất bảy công ty đa quốc gia lớn - British Petroleum, Exxon, Gulf Oil, Mobil, Royal Dutch Shell, Chevron và Texaco.
Hiện tại OPEC bao gồm 12 quốc gia - trong những năm khác nhau đã tiếp nhận Qatar, Libya, UAE, Algeria, Nigeria, Ecuador và Angola. Những nước này kiểm soát 2/3 trữ lượng “vàng đen” của thế giới, chiếm 40% sản lượng khai thác và ½ xuất khẩu dầu thô.
Mục tiêu chính của tổ chức là phối hợp và thống nhất chính sách dầu mỏ của các nước thành viên để đảm bảo duy trì mức giá dầu mỏ công bằng và ổn định trên thị trường thế giới.
TIN KHÁC
Dung Quất - nơi bắt nguồn cho khát vọng phát triển ngành lọc hóa dầu Việt Nam(17/07/2024)
Cách nhận biết xe ô tô đang sử dụng xăng không đạt tiêu chuẩn(23/05/2024)
Vì sao nên đổ nhiên liệu Euro 5 cho xe diesel thế hệ mới?(12/04/2024)
Nhật Bản thử nghiệm thành công tàu hybrid sử dụng pin hydro và diesel sinh học(08/04/2024)
Đâu là 5 nhà khai thác dầu lớn nhất năm 2023?(29/12/2023)