Ấn Độ là thị trường xe hơi đáng ngưỡng vọng trong mắt nhiều khách hàng trên thế giới bởi mức giá rẻ. Là vùng đất xe đắt không có chỗ đứng. Thậm chí nhiều xe sang khi bước chân vào Ấn Độ cũng phải cắt bớt option để giảm giá.
Người dân đất nước đa tôn giáo không quá khó để sở hữu ôtô. Tuy nhiên bên cạnh các mẫu xe tích hợp đủ những thiết bị an toàn, thì vẫn tồn tại nhiều xe thậm chí không vượt qua bài kiểm tra an toàn cơ bản.Tờ Motorbeam bình luận: "Nhìn vào doanh số hàng tháng, chúng tôi tự hỏi làm cách nào những chiếc xe mất an toàn như thế vẫn nằm trên top?"
Nền chính trị xã hội bất ổn ở đây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kiểm soát an toàn xe. Chính phủ Ấn Độ không có bất cứ một quy định an toàn nào vào lúc này, Luật phương tiện cơ giới thì đã quá cũ không còn phù hợp. Dưới đây là 10 cách mất an toàn mà các hãng sử dụng để giảm giá sản phẩm.
1. Túi khí chỉ có trên phiên bản cao
Hầu hết những xe nhỏ giá rẻ đang bán tại Ấn Độ chỉ trang bị túi khí trên các phiên bản cao, còn phiên bản tiêu chuẩn thì mặc nhiên không có. Thậm chí, chiêu marketing của hãng còn "lừa dối" khách hàng khéo léo. Ví dụ chiếc Hyundai i20 đạt tỷ lệ 5 sao cho tính an toàn với xe trang bị túi khí, nhưng khi bán ra thì dù xe không có trang bị túi khí cũng vẫn quảng cáo như thế.
2. Tùy chọn túi khí
Nếu không dùng cách áp dụng túi khí trên phiên bản cao thì hãng lại có cách khác, túi khí là yếu tố tùy chọn. Đôi khi túi khí nằm trong một gói tùy chọn mà nếu mua thêm, khách hàng phải trả thêm khá nhiều tiền so với mức giá xe. Nhưng nếu thực sự quan tâm đến sự an toàn của bản thân, thì ai không chọn? Maruti Alto là một ví dụ để túi khí là trang bị tùy chọn.
3. Không trang bị như phiên bản toàn cầu
Các phiên bản tương tự nhau bán ở nhiều thị trường trên toàn cầu hầu hết có trang bị giống nhau về tính năng an toàn, chỉ khác nhau đôi chút về thiết kế hoặc thông số kỹ thuật động cơ. Nhưng khi về Ấn Độ, chắc chắn sẽ mất đi một vài trang bị như túi khí, phanh ABS...
4. Dễ rủi ro
Bên cạnh túi khí và ABS, các nhà sản xuất xe hơi cũng xóa các tính năng như hệ thống âm thanh để cắt giảm chi phí. Khách hàng có sự lựa chọn nhưng rất nghèo nàn. Hơn nữa, xe rất dễ dẫn tới các rủi ro như cháy bởi hệ thống dây điện chất lượng thấp. Nếu chiếc xe bắt lửa, hãng thường đổ lỗi cho khách hàng vì những can thiệp sau khi mua xe.
5. Đèn pha kém
Ánh sáng là điều kiện rất cần thiết khi vận hành xe ban đêm hoặc khi trời mưa, sương mù gây tầm nhìn hạn chế, nhưng dường như các hãng sản xuất xe nhỏ không quan tâm tới vấn đề này. Ngoài cường độ ánh sáng yếu, đèn pha xe nhỏ còn nghèo nàn về thiết kế.
6. ABS trên phiên bản cao
Giống như túi khi, hệ thống chống bó cứng phanh ABS cũng chỉ tích hợp trên những phiên bản cao, mặc dù đây là tính năng an toàn không thể thiếu hiện nay.
7. Lốp nhỏ
Hầu hết các xe nhỏ đều sử dụng lốp nhỏ và chất lượng bình thường. Lốp xe ảnh hưởng trực tiếp đến độ bám đường, ổn định, hiệu quả tiết kiệm nhiên liệu. Một lốp xe chất lượng tốt phải đảm bảo độ bám đường ở mọi địa hình khác nhau. Các khách hàng mua xe nhỏ cũng không nghĩ đến việc nâng cấp chất lượng lốp.
8. Không gian hàng ghế thứ 3 chật hẹp
Có những hàng tích hợp thêm hàng ghế thứ 3 cho những người trường cần chở thêm người. Nhưng thông thường không gian hàng ghế này rất chật chội và không có dây an toàn. Mahindra Quanto và Renault Duster là những ví dụ điển hình.
9. Nhân viên bán hàng thuyết phục
Rất nhiều khách hàng gật đầu mua xe rẻ bản không trang bị đầy đủ vì nhân viên bán hàng thuyết phục. "Túi khí và ABS không sử dụng đến ở giao thông Ấn Độ đâu thưa ông!" hay "Bà sẽ lái xe trong thành phố mà, thế thì đừng phí phạm tiền để thêm túi khí!". Các hãng xe cũng như nhân viên bán hàng nếu biết quan tâm đến sự an toàn của chủ xe có lẽ đã không thuyết phục như thế.
10. Khách hàng thiếu hiểu biết
Thực tế là nhiều khách hàng mua xe nhỏ thiếu hiểu biết hoặc không quan tâm đến sự an toàn của chính bản thân. Họ sẵn sàng bỏ thêm nhiều tiền để lên đời hệ thống âm thanh hay độ thêm những tiện ích giải trí khác nhưng không chịu lắp thêm túi khí và ABS.
TIN KHÁC
Sắp ra mắt nhiều mẫu xe ô tô mới đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 5 tại thị trường Việt Nam(15/03/2022)
Xử lý thế nào khi ôtô, xe máy đổ nhầm xăng giả, xăng bẩn?(11/06/2019)
Xử lý thế nào khi xe máy có hiện tượng 'ăn xăng'?(26/05/2017)
Lái xe khi gần hết nhiên liệu: Những lưu ý cần biết(04/05/2017)
Đổ nhầm nhiên liệu cho ô tô, xử lý cách nào?(08/04/2016)