Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 14/6, nhu cầu dầu toàn cầu dự đoán sẽ đạt đỉnh trong vài năm tới ngay cả khi nhiều công ty năng lượng lớn công bố các kế hoạch chuyển đổi xanh mảng kinh doanh nhiên liệu hóa thạch.
Sau khi đón nhận lực mua tích cực trong nửa đầu ngày giao dịch ngày 14/06, giá dầu đã đảo chiều giảm mạnh trở lại trong phiên tối và kết phiên trong sắc đỏ. Giá dầu WTI đánh mất mốc 70 USD/thùng, giảm 1,66% xuống 68,27 USD/thùng. Dầu Brent chốt phiên với mức giá 73,2 USD/thùng sau khi giảm 1,47%.
Chốt phiên 14/6, giá dầu WTI giảm 1,15 USD, hay 1,66%, xuống 68,27 USD/thùng tại New York, trong khi giá dầu Brent giảm 1,09 USD, hay 1,47%, xuống 73,2 USD/thùng tại London.
Giá dầu đã lấy lại đà phục hồi mạnh mẽ trong phiên giao dịch ngày 13/06 sau khi lao dốc vào ngày đầu tuần. Báo cáo của Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) trong tháng 6 cho thấy góc nhìn về nguồn cung thâm hụt nửa cuối năm, đã hỗ trợ đáng kể cho giá dầu. Trong khi đó, tình hình lạm phát tích cực tại Mỹ và một vài tín hiệu thúc đẩy tăng trưởng khả quan của Trung Quốc cũng góp phần vào đà tăng của giá.
Những ngày gần đây, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) các tỉnh, thành phố đã liên tiếp kiểm tra, xử phạt nhiều cửa hàng bán lẻ xăng dầu về các hành vi vi phạm như: sử dụng nhân viên bán hàng không qua đào tạo nghiệp vụ, không đăng ký thời gian bán hàng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 26/2023/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan (Nghị định số 26). Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/7 tới đây.