Giá dầu tiếp tục biến động với biên độ hẹp trong phiên giao dịch ngày 29/2, chốt phiên giảm nhẹ so với phiên trước đó. Mặc dù những lo ngại về nguồn cung vẫn còn tồn tại, nhưng các cuộc khảo sát phản ánh sự lạc quan của thị trường đối với sản lượng thực tế tại các nước lớn, đã gây sức ép cho giá dầu. Giá dầu WTI đã giảm 0,36% xuống 78,26 USD/thùng. Dầu Brent giảm 0,29% xuống 81,91 USD/thùng.
Những sản phẩm nhiên liệu sạch mới là một phần trong nỗ lực của Saudi Arabia nhằm giảm lượng phát thải khí nhà kính và hoàn thành mục tiêu 'phát thải ròng bằng 0' vào năm 2060.
Giới phân tích đã đưa ra những nhận định về tác động của việc Nga áp lệnh cấm xuất khẩu xăng trong 6 tháng, bắt đầu từ ngày 1/3, đối với thị trường trong và ngoài nước.
Giá dầu ghi nhận đà tăng khá mạnh trong nửa đầu phiên giao dịch ngày 28/2, tuy nhiên giá đã nhanh chóng đảo chiều trong phiên tối và biến động giằng co trong phần còn lại của ngày giao dịch. Mặc dù lo ngại về rủi ro nguồn cung vẫn còn tồn tại, nhưng sức ép vĩ mô và báo cáo tồn kho dầu Mỹ cũng gây áp lực ngược lại đối với giá. Điều này khiến giá dầu WTI chốt phiên giảm 0,42% xuống 78,54 USD/thùng. Dầu Brent giảm 0,62% xuống 82,15 USD/thùng.