Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào phiên giao dịch 21/2, khi căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông leo thang và các nhà giao dịch đánh giá các dấu hiệu thắt chặt nguồn cung trong ngắn hạn.
Kết thúc phiên này, giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 87 xu, tương đương 1,1%, đạt 77,91 USD/thùng. Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 69 xu, tương đương 0,8%, lên 83,03 USD/thùng.
Nhà phân tích Giovanni Staunovo của ngân hàng UBS cho biết, theo thời gian, lượng dầu của các kho dự trữ dầu thô đang giảm tại trung tâm giao dịch Amsterdam-Rotterdam-Antwerp. Trong khi tồn kho các chế phẩm dầu mỏ cũng giảm tại Fujairah vào tuần trước.
Thêm một yếu tố hỗ trợ thị trường, các nhà máy lọc dầu của Mỹ đang có dấu hiệu hoạt động trở lại sau thời gian bảo trì và công suất hoạt động giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12/2022.
Ông Alex Hodes, nhà phân tích năng lượng tại công ty dịch vụ tài chính StoneX, cho biết: “Sự ngừng hoạt động của nhà máy lọc dầu thời gian gần đây đã dẫn đến một lượng dầu thô tồn kho tăng trên toàn cầu. Nhưng những nhà máy này có thể hoạt động trở lại và điều đó sẽ gây áp lực lên sự chênh lệch giá và có thể hỗ trợ việc sử dụng dầu thô nhiều hơn”.
Theo một cuộc thăm dò của hãng tin Reuters (Anh), các nhà phân tích dự kiến hoạt động lọc dầu của Mỹ sẽ tăng 0,9 điểm phần trăm trong tuần trước, từ mức 80,6% tổng công suất trong tuần trước. Cuộc thăm dò cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ có thể đã tăng gần 4 triệu thùng trong tuần trước. Dữ liệu chính thức về dự trữ dầu thô của Mỹ từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ sẽ được đưa ra vào sáng 22/2 (giờ địa phương), bị trì hoãn một ngày so với thông lệ do kỳ nghỉ lễ vào đầu tuần này.
TIN KHÁC
Xuất khẩu nhiên liệu của Nga đạt mức cao nhất trong tám tháng(29/11/2024)
Căng thẳng gia tăng ở Trung Đông đẩy giá dầu tăng(29/11/2024)
Giá dầu thế giới biến động nhẹ trong phiên 27/11(28/11/2024)
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu(27/11/2024)
Giá dầu thế giới nối dài đà giảm(27/11/2024)