Giá dầu thế giới tăng hơn 1% trong phiên 13/7 lên mức cao nhất trong gần ba tháng sau khi số liệu lạm phát của Mỹ đã phát đi tín hiệu rằng lãi suất của nền kinh tế này có thể đã gần chạm mức đỉnh.
Một cơ sở khai thác dầu tại Qamishli, Syria, ngày 26/10/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Giá dầuBrent giao kỳ hạn tăng 1,25 USD (1,6%) lên 81,36 USD/thùng. Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) cũng tăng 1,14 USD (1,5%) lên 76,89 USD/thùng.
Chuyên gia John Kilduff, đối tác của Again Capital LLC ở New York, cho rằng chỉ số đồng USD giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4/2022 là nhân tố khiến giá dầu tăng.
Đồng USD yếu làm cho giá dầu rẻ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Phil Flynn, nhà phân tích tại Price Futures Group, nhấn mạnh rằng số liệu về lạm phát của Mỹ rất thấp và những lo ngại rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất đã tạo ra một “cơn gió ngược” đối với giá dầu. Thị trường dự đoán Mỹ chỉ tăng lãi suất thêm một lần nữa. Lãi suất tăng có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế và làm giảm nhu cầu dầu mỏ.
Theo Craig Erlam, nhà phân tích thị trường tại OANDA, giá dầu đã tăng hơn 11% trong hai tuần, chủ yếu là do các nhà sản xuất hàng đầu Saudi Arabia và Nga cắt giảm nguồn cung.
Báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) công bố hôm 13/7 dự đoán nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ lên mức cao kỷ lục trong năm nay mặc dù tăng trưởng kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn.
Cùng ngày, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã nâng dự báo về tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ trong năm 2023, với Trung Quốc và Ấn Độ sẽ tiếp tục tăng cường sử dụng nhiên liệu.
TIN KHÁC
Mỹ siết tiêu chuẩn mức tiêu thụ nhiên liệu ô tô giúp tiết kiệm hàng trăm tỷ lít xăng dầu(20/11/2024)
Giá dầu tăng hơn 3% do hoạt động sản xuất gián đoạn(19/11/2024)
Giá dầu thế giới tăng nhẹ trong phiên giao dịch biến động(15/11/2024)
Thế giới đối mặt với tình trạng dư cung dầu trong năm 2025(15/11/2024)
Nhật Bản tiếp tục trợ cấp giá xăng tới năm 2025(14/11/2024)