Giá dầu thô Brent giao kỳ hạn tăng 52 xu Mỹ lên 107,14 USD/thùng, sau khi tăng 2,22 USD vào ngày 27/7, trong khi giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) lại giảm 84 xu Mỹ xuống 96,42 USD/thùng.
Một cơ sở lọc dầu tại thị trấn Ras Lanuf của Libya. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Giá dầu thế giới biến động trái chiều trong phiên giao dịch 28/7 do lo ngại về suy thoái toàn cầu tiềm ẩn sẽ khiến nhu cầu năng lượng giảm đã lấn át thông tin dự trữ dầu thô của Mỹ giảm và tiêu thụ xăng phục hồi.
Giá dầu thô Brent giao kỳ hạn tăng 52 xu Mỹ lên 107,14 USD/thùng, sau khi tăng 2,22 USD vào ngày 27/7. Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) lại giảm 84 xu Mỹ xuống 96,42 USD/thùng, sau khi tăng 2,28 USD trong phiên trước đó.
Giá dầu tăng sau khi Bộ Thương mại Mỹ thông báo nền kinh tế lớn nhất thế giới này tiếp tục sụt giảm tăng trưởng trong quý 2, làm dấy lên lo ngại về một cuộc suy thoái có thể ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng. Chi tiêu tiêu dùng tăng chậm nhất trong hai năm và chi tiêu kinh doanh giảm.
Các nhà đầu tư đang tập trung vào số liệu của Mỹ cho thấy dự trữ dầu thô đã giảm 4,5 triệu thùng trong tuần trước, nhiều hơn gấp 4 lần dự báo, trong khi nhu cầu xăng tăng 8,5% so với tuần trước.
Các nhà phân tích của Citi cho biết, Mỹ đã củng cố vị trí là nhà xuất khẩu xăng dầu lớn nhất thế giới, khi tổng lượng xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm tinh chế đạt mức kỷ lục 10,9 triệu thùng/ngày.
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác (OPEC+) sẽ xem xét giữ nguyên sản lượng dầu cho tháng 9/2022 trong cuộc họp vào tuần tới, bất chấp lời kêu gọi từ Mỹ về việc tăng thêm nguồn cung./.
TIN KHÁC
Giá dầu thế giới biến động nhẹ trong phiên 27/11(28/11/2024)
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu(27/11/2024)
Giá dầu thế giới nối dài đà giảm(27/11/2024)
Hungary sẵn sàng từ bỏ dầu mỏ của Nga với một điều kiện(26/11/2024)
Giá dầu giảm hơn 2 USD sau thông tin về thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah(26/11/2024)