Chốt phiên 4/6, giá dầu ngọt nhẹ WTI giao tháng 7/2024 giảm 97 xu Mỹ, hay 1,3%, xuống mức 73,25 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 8/2024 giảm 84 xu Mỹ, hay 1,1%, xuống 77,52 USD/thùng.
Giá dầu thế giới giảm phiên thứ năm liên tiếp trong phiên 4/6, khi quyết định của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, nhóm OPEC+, vào cuối tuần về việc bắt đầu thôi dần một phần nỗ lực cắt giảm sản lượng từ cuối năm nay đã gây lo ngại về triển vọng dư cung.
Giá dầu ngọt nhẹ WTI giao tháng 7/2024 chốt phiên giảm 97 xu Mỹ, hay 1,3%, xuống mức 73,25 USD/thùng tại New York. Giá dầu Brent giao tháng 8/2024 giảm 84 xu Mỹ, hay 1,1%, xuống 77,52 USD/thùng tại London.
Cả hai loại dầu đều chốt phiên ở mức thấp nhất kể từ đầu tháng 2/2024.
OPEC+ đã nhất trí gia hạn hạn ngạch sản lượng ở mức thấp, nhưng các thị trường chú ý nhiều hơn đến cân đối cung cầu trong ngắn hạn. Nhà phân tích Alex Kuptsikevich tại FxPro cho rằng đây là quyết định gây thất vọng.
Giá dầu chốt phiên 3/6 ở mức thấp nhất trong 4 tháng, khi các nhà đầu tư phản ứng khi OPEC+ quyết định bắt đầu thôi dần việc cắt giảm sản lượng tự nguyện của 8 nước thành viên, với tổng mức cắt giảm 2,2 triệu thùng/ngày trong một năm kể từ tháng 10/2024.
OPEC+ cũng nhất trí gia hạn đến cuối năm 2025 việc cắt giảm khoảng 3,66 triệu thùng/ngày sau khi hết hạn vào cuối năm nay.
Những lo ngại về tình hình kinh tế Mỹ sẽ khi số liệu công bố ngày 3/6 yếu cũng góp phần gây lo ngại về triển vọng nhu cầu.
Theo Viện Quản lý Nguồn cung, chỉ số của lĩnh vực chế tạo tại Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong ba tháng là 48,7% trong tháng Năm, so với mức 49,2% của tháng Tư. Chỉ số này dưới 50% cho thấy sự suy giảm của lĩnh vực chế tạo.
TIN KHÁC
BP chuyển đổi nhà máy lọc dầu thành trung tâm năng lượng bền vững(22/11/2024)
Lo ngại nguy cơ căng thẳng nguồn cung, giá dầu thô tăng mạnh(22/11/2024)
Ba lỗ hổng lớn trong chính sách dầu mỏ của G7 giúp Nga lách lệnh trừng phạt(21/11/2024)
Mỹ siết tiêu chuẩn mức tiêu thụ nhiên liệu ô tô giúp tiết kiệm hàng trăm tỷ lít xăng dầu(20/11/2024)
Giá dầu giằng co giữa các yếu tố căng thẳng địa chính trị và nguồn cung(20/11/2024)