Những lo ngại về nhu cầu ngày càng tăng sau khi các quan chức tại nước nhập khẩu dầu hàng dầu Trung Quốc kéo dài thời gian phong tỏa tại Thượng Hải.
Giá dầu thế giới giảm trong phiên ngày 5/4 do sức ép từ đồng USD mạnh lên và những lo ngại ngày càng tăng về số ca mắc COVID-19 mới có thể làm giảm nhu cầu tiêu thụ. Tuy nhiên, đà giảm của dầu đã bị hạn chế bởi lo ngại về tình hình nguồn cung.
Giá dầu thế giới giảm trong phiên 5/4. Ảnh: TTXVN phát
Đầu phiên này, giá dầu đã tăng hơn 2 USD/thùng sau khi Bộ trưởng Công nghiệp Nhật Bản cho biết Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vẫn đang thảo luận về việc phối hợp giải phóng dầu dự trữ, trong khi nhiều nhà giao dịch cho rằng đã đạt được một thỏa thuận. Sau đó, giá dầu đã giao dịch ở chiều ngược lại trong hầu hết phiên.
Những lo ngại về nhu cầu ngày càng tăng sau khi các quan chức tại nước nhập khẩu dầu hàng dầu Trung Quốc kéo dài thời gian phong tỏa tại Thượng Hải.
Khép phiên này, giá dầu Brent biển bắc giảm 89 xu Mỹ (0,8%) xuống 106,64 USD/thùng. Giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) giảm 1,32 USD (1,3%) xuống 101,96 USD/thùng.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) sẽ công bố báo cáo chính thức về dự trữ dầu mỏ hàng tuần của nước này vào lúc 10:30 AM EDT ngày 6/4 (khoảng 21 giờ 30 phút ngày 6/4 theo giờ Việt Nam).
Đồng USD đã mạnh lên phiên thứ tư liên tiếp, leo lên mức cao nhất kể từ tháng 5/2020 so với một rổ tiền tệ chính khác. Đồng USD mạnh hơn khiến giá dầu đắt hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đề xuất áp dụng các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga liên quan tới tình hình ở Ukraine, trong đó có lệnh cấm nhập khẩu than của EU.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết lệnh cấm nhập khẩu than đá sẽ được áp đặt sau lệnh lệnh cấm nhập khẩu dầu, sau đó là khí đốt.
Để hạ nhiệt giá dầu, tuần trước, các nước đồng minh của Mỹ đã đồng ý phối hợp giải phóng dầu từ nguồn dự trữ chiến lược lần thứ hai trong tháng.
Robert Yawger, Giám đốc điều hành phụ trách hợp đồng năng lượng kỳ hạn thuộc Mizuho cho biết việc Mỹ lên kế hoạch giải phóng 180 triệu thùng dầu từ Kho Dự trữ Dầu Chiến lược đã giúp thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa giá dầu thô kỳ hạn hiện tại và sau này. Yawger lưu ý rằng hợp đồng dầu WTI giao kỳ hạn sẽ giảm dần ít nhất 1 USD/thùng mỗi tháng so với tháng trước đó cho đến tháng 10/2022.
Những lo ngại về nguồn cung tại một số nước trong Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, hay còn gọi OPEC+, trong đó có Iraq và Kazakhstan, cũng hỗ trợ giá dầu.
Sản lượng dầu và khí đốt ngưng tụ hàng ngày của Nga, thành viên OPEC+, vào đầu tháng 4/2022 đã giảm 4% so với tháng 3/2022./.
TIN KHÁC
Xuất khẩu nhiên liệu của Nga đạt mức cao nhất trong tám tháng(29/11/2024)
Căng thẳng gia tăng ở Trung Đông đẩy giá dầu tăng(29/11/2024)
Giá dầu thế giới biến động nhẹ trong phiên 27/11(28/11/2024)
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu(27/11/2024)
Giá dầu thế giới nối dài đà giảm(27/11/2024)