Trong phiên giao dịch 25/3, giá dầu thế giới tăng cao hơn khi Chính phủ Nga yêu cầu hạn chế sản lượng dầu.
Chốt phiên này, giá dầu Brent giao dịch kỳ hạn tăng 1,32 USD (1,55%) lên 86,75 USD/thùng. Còn giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 1,32 USD (1,64%) lên 81,95 USD/thùng.
Cả hai loại dầu trên đều tăng đều đặn trong năm nay. Tính đến ngày 23/3, giá dầu Brent tăng gần 11% và giá dầu WTI tăng khoảng 12,5%, nhờ kỳ vọng về việc hạ lãi suất tại các nền kinh tế lớn trong mùa Hè và tình hình căng thẳng địa chính trị tại Đông Âu và Trung Đông.
Trong khi đó, Nga đã yêu cầu các công ty giảm sản lượng dầu trong quý II/2024 để đạt mục tiêu sản xuất 9 triệu thùng/ngày (bpd) vào cuối tháng Sáu, phù hợp với cam kết đã đưa ra với Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn gọi là OPEC+.
Ông Hiroyuki Kikukawa, chuyên gia của NS Trading, một đơn vị thuộc công ty chứng khoán Nissan Securities, cho biết các hành động quân sự nhắm vào các cơ sở năng lượng tại Nga và Ukraine đã làm dấy lên mối lo ngại về nguồn cung.
Trong khi đó, công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes cho biết số lượng giàn khoan dầu của Mỹ giảm 1 giàn xuống 509 giàn trong tuần trước, cho thấy nguồn cung tương lai có khả năng sẽ bị thắt chặt.
TIN KHÁC
BP chuyển đổi nhà máy lọc dầu thành trung tâm năng lượng bền vững(22/11/2024)
Lo ngại nguy cơ căng thẳng nguồn cung, giá dầu thô tăng mạnh(22/11/2024)
Ba lỗ hổng lớn trong chính sách dầu mỏ của G7 giúp Nga lách lệnh trừng phạt(21/11/2024)
Dự trữ dầu tại Mỹ tăng mạnh kéo giá "vàng đen" đi xuống(21/11/2024)
Mỹ siết tiêu chuẩn mức tiêu thụ nhiên liệu ô tô giúp tiết kiệm hàng trăm tỷ lít xăng dầu(20/11/2024)