Việc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) không muốn cắt giảm sản lượng dầu có thể khiến giá nhiên liệu này tiếp tục duy trì ở mức thấp trong một thời gian dài và tác động tiêu cực hơn nữa tới ngân sách của các quốc gia thành viên.
Đó là nhận định được Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đưa ra vào ngày thứ Ba. Nhận định này lặp lại chỉ trích trước đó từ các quốc gia thành viên cả trong và ngoài OPEC về chiến lược giữ nguyên sản lượng do Ả-rập Xê-út chủ trương nhằm gây sức ép lên các đối thủ có chi phí cao hơn, chẳng hạn như Mỹ.
Được biết, trước những thiệt hại nặng nề do đà lao dốc của giá dầu, một số thành viên OPEC, bao gồm Venezuela, Iran và Algeria đã vận động cắt giảm sản lượng để giúp giá nhiên liệu này phục hồi trở lại.
Bên cạnh đó, các nhà sản xuất dầu không phải thành viên OPEC cũng đang lên tiếng phàn nàn. Hôm thứ Hai, Bộ trưởng dầu mỏ Omani, Mohammed Bin Hamad Al Rumhy, cho rằng các mức sản lượng hiện tại là “vô trách nhiệm” và OPEC đã chung tay đẩy dầu xuống mức thấp.
Cuộc tranh luận này diễn ra trong bối cảnh OPEC chuẩn bị nhóm họp tại Vienna vào ngày 04/12. Ả-rập Xê-út, quốc gia đứng đầu OPEC, đã phát đi tín hiệu rằng tổ chức này sẽ không cho phép thay đổi chiến lược vì việc cắt giảm sản lượng không thể ảnh hưởng đến thị trường như trước đây do đà tăng vọt của sản lượng tại Mỹ.
TIN KHÁC
OPEC khẳng định dầu mỏ vẫn là trụ cột năng lượng toàn cầu đến 2050(11/07/2025)
Giá dầu giảm hơn 2% do áp lực từ chính sách thuế quan của Mỹ(11/07/2025)
Giá dầu tăng nhẹ trong phiên 9/7 khi giới đầu tư cân nhắc dữ liệu nhu cầu xăng tại Mỹ ở mức cao, cùng với các vụ tấn công tàu thuyền tại Biển Đỏ.(10/07/2025)
Mỹ điều chỉnh giảm dự báo sản lượng dầu năm 2025(09/07/2025)
Ukraine đề xuất trao mỏ khí đốt, cơ sở lọc dầu lớn nhất quốc gia cho Mỹ(09/07/2025)