Ngày 14/12, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo biến thể Omicron sẽ khiến đà phục hồi nhu cầu dầu toàn cầu giảm tốc trong năm 2021 và 2022.
Một cơ sở lọc dầu tại Nasiriyah, Iraq. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong báo cáo hàng tháng mới nhất, IEA đánh giá sự xuất hiện của biến thể Omicron vào cuối tháng 11/2021 đã gây ra một đợt bán tháo mạnh trên thị trường dầu mỏ, song tâm lý bi quan ban đầu giờ đã nhường chỗ cho phản ứng có tính toán hơn. Theo cơ quan này, các biện pháp hạn chế mới nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 sẽ có tác động âm thầm hơn đối với nền kinh tế so với trước đây khi các nước tiến hành chiến dịch tiêm chủng rộng rãi.
IEA cho biết đã điều chỉnh hạ dự báo nhu cầu dầu toàn cầu trung bình 100.000 thùng mỗi ngày cho cả năm nay và năm sau do những hạn chế mới đối với du lịch quốc tế. Theo đó, IEA cho rằng nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 5,4 triệu thùng/ngày trong năm 2021 và 3,3 triệu thùng/ngày vào năm 2022, thời điểm nhu cầu sẽ trở lại mức trước đại dịch là 99,5 triệu thùng/ngày.
Trước IEA, ngày 13/12, Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã nâng dự báo nhu cầu dầu thế giới cho quý đầu tiên của năm 2022 và giữ nguyên mốc thời gian dự kiến để nhu cầu quay trở lại mức trước đại dịch. Tổ chức này cũng duy trì ước tính về tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ trong cả năm tới, đồng thời cho biết biến thể Omicron sẽ có tác động “nhẹ” khi thế giới dần "thích ứng" với đại dịch COVID-19.
Trong báo cáo hàng tháng, OPEC dự kiến nhu cầu dầu thế giới ở mức trung bình 99,13 triệu thùng/ngày trong quý I/2022, tăng 1,11 triệu thùng/ngày so với dự báo hồi tháng trước và nhu cầu dầu.
TIN KHÁC
Xuất khẩu nhiên liệu của Nga đạt mức cao nhất trong tám tháng(29/11/2024)
Căng thẳng gia tăng ở Trung Đông đẩy giá dầu tăng(29/11/2024)
Giá dầu thế giới biến động nhẹ trong phiên 27/11(28/11/2024)
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu(27/11/2024)
Giá dầu thế giới nối dài đà giảm(27/11/2024)