Kazakhstan đổi đời nhờ mỏ dầu 13 tỷ thùng
Sau nhiều năm bị trì hoãn, cuối cùng mỏ dầu khổng lồ này cũng đã sẵn sàng để khai thác.
Mỏ Kashagan sẽ cho những dòng dầu đầu tiên vào mùa Xuân năm tới. Tin vui này được đích thân Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev thông báo mới đây.
Mỏ dầu khổng lồ với trữ lượng tới 13 tỷ thùng nằm trên vùng biển Caspian đang hoàn tất những công đoạn chuẩn bị cuối cùng trước khi chính thức vận hành. Đây được coi là cơ hội, niềm hy vọng lớn lao cho quốc gia Trung Á non trẻ này vươn lên thành một thế lực lớn trong khu vực, không chỉ về mặt kinh tế.
Được phát hiện từ thời Liên Xô, nhưng với trữ lượng đánh giá ban đầu chỉ là vài triệu thùng khiến Kashagan bị bỏ quên suốt nhiều thế kỷ. Sau khi tuyên bố độc lập, Chính phủ Kazakhstan tiến hành khảo sát trở lại để khai thác với quan điểm tận thu mỏ dầu nghèo nàn này.
Kết quả cuối cùng gây bất ngờ cho các nhà thăm dò: Trữ lượng ước tính lên tới 13 tỷ thùng. Con số này đưa Kashagan trở thành một trong số những mỏ dầu có trữ lượng lớn nhất thế giới.
Công việc chuẩn bị cho việc khai thác mỏ vàng trắng này lập tức được bắt đầu. KazMunaiGaz, công ty dầu khí quốc gia Kazakhstan, được giao làm chủ đầu tư. Tham gia dự án là hàng loạt các tên tuổi lớn của ngành dầu mỏ thế giới: ENI (Italia), Shell (Hà Lan), ExxonMobi và ConocoPhillips (Hoa Kỳ), Total (Pháp), INPEX (Nhật Bản)…
Một hòn đảo nhân tạo có tên D-Island được xây dựng để phục vụ cho việc khai thác, xung quanh là bốn hòn đảo vệ tinh. Để bảo vệ D-Island khỏi va chạm với các tảng băng trôi vào mùa đông, một vòng cung bảo vệ bao quanh đã được dựng lên. Các kỹ thuật xây dựng hiện đại nhất, từng xây dựng lên tổ hợp đảo nhân tạo hình cây cọ danh tiếng của Dubai đã được áp dụng tại đây.
Để khai thác mỏ dầu khổng lồ này, Kazakhstan đã xây dựng hẳn một hòn đảo nhân tạo
Song song với xây dựng D-Island, 12 giếng khai thác dầu cũng đã được khoan, tiến vào mỏ dầu nằm ở độ sâu 4.200 mét dưới đáy biển Caspian. Tám giếng khác đang trong quá trình hoàn thành để đến năm 2016, sẽ có tất cả 20 giếng. Khi đó, mỏ Kashagan sẽ cung cấp 370 nghìn thùng dầu/ngày, tương đương 1,3 tỷ thùng/năm.
Do không đủ tài chính để tự triển khai, Chính phủ Kazakhstan đã phải kêu gọi sự góp vốn của các tập đoàn nhà thầu. Vì vậy, lợi nhuận từ mỏ Kashagan sẽ được phân chia theo một thỏa thuận giữa các nhà đầu tư và chính phủ nước này. Tập đoàn KazMunaiGaz đại diện cho Chính phủ Kazakhstan chỉ nắm 16,85% cổ phần.
Dù vậy, các nhà kinh tế đều nhận định rằng, Kazakhstan đã thắng lớn trong dự án này, bởi ngoài chủ quyền mỏ ra, phần góp vốn bằng tiền mặt của họ là không đáng kể. Hiện các bên tham gia dự án đang tiến hành đàm phán cho việc triển khai giai đoạn 2.
Kazakhstan là đất nước Hồi giáo Trung Á, có diện tích chỉ lớn hơn bốn lần bang Texas (Mỹ), nằm sát biên giới Nga và Trung Quốc. Kazakhstan giành được độc lập sau sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991. Dân số khoảng 16,5 triệu người, phân bố đồng đều do địa hình chủ yếu là thảo nguyên. Kazakhstan được biết đến là nước rất giàu khoáng sản, chủ yếu là khí đốt, than đá, quặng kim loại.
Mỏ Kashagan sẽ cho những dòng dầu đầu tiên vào mùa Xuân năm tới. Tin vui này được đích thân Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev thông báo mới đây.
Mỏ dầu khổng lồ với trữ lượng tới 13 tỷ thùng nằm trên vùng biển Caspian đang hoàn tất những công đoạn chuẩn bị cuối cùng trước khi chính thức vận hành. Đây được coi là cơ hội, niềm hy vọng lớn lao cho quốc gia Trung Á non trẻ này vươn lên thành một thế lực lớn trong khu vực, không chỉ về mặt kinh tế.
Được phát hiện từ thời Liên Xô, nhưng với trữ lượng đánh giá ban đầu chỉ là vài triệu thùng khiến Kashagan bị bỏ quên suốt nhiều thế kỷ. Sau khi tuyên bố độc lập, Chính phủ Kazakhstan tiến hành khảo sát trở lại để khai thác với quan điểm tận thu mỏ dầu nghèo nàn này.
Kết quả cuối cùng gây bất ngờ cho các nhà thăm dò: Trữ lượng ước tính lên tới 13 tỷ thùng. Con số này đưa Kashagan trở thành một trong số những mỏ dầu có trữ lượng lớn nhất thế giới.
Công việc chuẩn bị cho việc khai thác mỏ vàng trắng này lập tức được bắt đầu. KazMunaiGaz, công ty dầu khí quốc gia Kazakhstan, được giao làm chủ đầu tư. Tham gia dự án là hàng loạt các tên tuổi lớn của ngành dầu mỏ thế giới: ENI (Italia), Shell (Hà Lan), ExxonMobi và ConocoPhillips (Hoa Kỳ), Total (Pháp), INPEX (Nhật Bản)…
Một hòn đảo nhân tạo có tên D-Island được xây dựng để phục vụ cho việc khai thác, xung quanh là bốn hòn đảo vệ tinh. Để bảo vệ D-Island khỏi va chạm với các tảng băng trôi vào mùa đông, một vòng cung bảo vệ bao quanh đã được dựng lên. Các kỹ thuật xây dựng hiện đại nhất, từng xây dựng lên tổ hợp đảo nhân tạo hình cây cọ danh tiếng của Dubai đã được áp dụng tại đây.
Để khai thác mỏ dầu khổng lồ này, Kazakhstan đã xây dựng hẳn một hòn đảo nhân tạo
Song song với xây dựng D-Island, 12 giếng khai thác dầu cũng đã được khoan, tiến vào mỏ dầu nằm ở độ sâu 4.200 mét dưới đáy biển Caspian. Tám giếng khác đang trong quá trình hoàn thành để đến năm 2016, sẽ có tất cả 20 giếng. Khi đó, mỏ Kashagan sẽ cung cấp 370 nghìn thùng dầu/ngày, tương đương 1,3 tỷ thùng/năm.
Do không đủ tài chính để tự triển khai, Chính phủ Kazakhstan đã phải kêu gọi sự góp vốn của các tập đoàn nhà thầu. Vì vậy, lợi nhuận từ mỏ Kashagan sẽ được phân chia theo một thỏa thuận giữa các nhà đầu tư và chính phủ nước này. Tập đoàn KazMunaiGaz đại diện cho Chính phủ Kazakhstan chỉ nắm 16,85% cổ phần.
Dù vậy, các nhà kinh tế đều nhận định rằng, Kazakhstan đã thắng lớn trong dự án này, bởi ngoài chủ quyền mỏ ra, phần góp vốn bằng tiền mặt của họ là không đáng kể. Hiện các bên tham gia dự án đang tiến hành đàm phán cho việc triển khai giai đoạn 2.
Kazakhstan là đất nước Hồi giáo Trung Á, có diện tích chỉ lớn hơn bốn lần bang Texas (Mỹ), nằm sát biên giới Nga và Trung Quốc. Kazakhstan giành được độc lập sau sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991. Dân số khoảng 16,5 triệu người, phân bố đồng đều do địa hình chủ yếu là thảo nguyên. Kazakhstan được biết đến là nước rất giàu khoáng sản, chủ yếu là khí đốt, than đá, quặng kim loại.
(theo Nguoiduatin.vn)
TIN KHÁC
OPEC+ không thay đổi thỏa thuận cắt giảm sản lượng hiện hành(03/10/2024)
"Chảo lửa" Trung Đông càng đẩy giá dầu lên cao hơn(03/10/2024)
Nhiên liệu Ấn Độ được săn đón khi nguồn cung toàn cầu khan hiếm(02/10/2024)
Giá dầu tăng vọt 3% sau khi Iran phóng tên lửa vào Israel(02/10/2024)
Giá dầu giảm 17% trong quý III/2024(01/10/2024)